MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG


NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG BỀN VỮNG



tải về 197.53 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
1   2   3   4   5   6

NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG BỀN VỮNG


Những tình huống bạn vừa nghiên cứu phản ánh những nguyên tắc sống bền vững đã tìm hiểu ở Mô - đun 4, đó là:

  • Bảo tồn

  • Phát triển hợp lí

  • Sự tham gia dân chủ

  • Công bằng xã hội và hòa bình

Câu hỏi 2: Hãy phân tích các tình huống trên đây có liên quan gì tới những nguyên tắc sống bền vững này.

PHỎNG VẤN VỚI NGƯỜI BẢN ĐỊA


Trong phần này, bạn sẽ nói chuyện với những người bản địa tại địa phương để tìm hiểu cách sống bền vững của người bản địa, trong đó trao đổi về:

  • Tri thức bản địa mà người dân địa phương sở hữu; và

  • Họ muồn những phần kiến thức bản địa nào được dạy trong trường học

Bạn có thể làm phần này một mình hoặc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp

Điều quan trọng là phải kiểm tra và quan sát những quy định của địa phương để mời người bản địa nói chuyện với bạn về kiến thức của họ. Có thể có vấn đề về việc ai có quyền được nói, nói về cái gì và nói cho ai. Hoặc bạn cần chú ý đến vấn đề liên quan đến nội dung thiêng liêng và bí mật. Một số kiến thức có thể chỉ được chia sẻ với hoặc nam hoặc nữ, hoặc với những người ở độ tuổi nào đó. Học tất cả những gì bạn có thể về những luật lệ đó để tránh những câu hỏi thiếu tế nhị.

Bảng mẫu những công việc cần làm cho bốn chủ để phỏng vấn được kèm theo dưới đây.

Bạn hãy kiểm tra xem những chủ đề nào sẽ được những người bản địa sẵn sàng chia sẻ nhất, và/hoặc họ muốn những kiến thức nào được đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường



  • Sức khỏe và thuốc

  • Vệ sinh

  • Quản lí tài nguyên

  • Nông nghiệp

HOẠT ĐỘNG 5: GIÁO DỤC BẢN ĐỊA VÀ GIÁO DỤC CHÍNH QUY


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Người dân bản địa phụ thuộc vào môi trường xung quanh để đáp ứng những nhu cầu cơ bản hàng ngày của họ. Do đó, họ có sự nhìn nhận sâu sắc đối với môi trường và các quá trình bên trong thiên nhiên, và chính những nhận thức này là nền tảng để người bản địa ra quyết định trong hầu hết mọi hoạt động thường ngày.


GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG


Tri thức bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục truyền thống. Trong đó, những người lớn truyền dạy những kiến thức thực tế về văn hóa, về môi trường, kĩ năng sinh tồn, và cả những điều kiêng kỵ, thông qua các hoạt động hướng dẫn và hàng loạt các lễ kỷ niệm, những câu chuyện, bài hát và trong những cuộc họp thôn.

GIÁO DỤC CHÍNH QUY


Giáo dục chính quy được du nhập vào các nước đang phát triển trong thế kỉ 19 (thường là thông qua các nước thuộc dân) nhằm mục đích đào tạo những nhân viên hành chính, văn thư, giáo viên và thông dịch viên. Hình thức giáo dục này dựa trên những hệ thống kiến thức lí thuyết trừu tượng - kiến thức khoa học – vốn được sản sinh và phát triển ở các nước công nghiệp phương Tây. Nền giáo dục chính quy thường không chú ý đến những tri thức bản địa hay những phương pháp giáo dục bản địa.

Cho đến gần đây, nền giáo dục chính quy này vẫn cho rằng những tri thức bản địa là không thích hợp, phản khoa học và lạc hậu. Do đó, có rất ít nỗ lực trong việc đưa tri thức bản địa vào giáo dục chính quy, mặc dù tri thức bản địa có giá trị tiềm năng trong việc giải quyết các vấn đề hiện tại trên thế giới.

Kết quả của điều này là giáo dục chỉ giới hạn trong lớp học và lớp trẻ bị tách biệt khỏi nền văn hóa và môi trường sống xung quanh các em. Bản chất lấy giáo viên làm trung tâm của giáo dục chính quy cũng đồng thời tách biệt lớp trẻ với phụ huynh, và điều này cũng hạn chế khả năng bố mẹ truyền dạy lại cho con em những kiến thức mà họ đã được thừa hưởng từ ông cha.

GIẢI THÍCH SỰ THAY ĐỔI


Thời kỳ diễn ra chủ nghĩa thực dân thường được coi như là sự khởi đầu cho việc tri thức bản địa bị suy giảm tầm quan trọng.

Câu hỏi 3: Giải thích một số tác động của chủ nghĩa thực dân lên tri thức bản địa

Hiện nay, có một vài yếu tố đang góp phần làm suy yếu tri thức bản địa. Hai trong số đó là:


Văn hóa đại chúng


Việc truyền đạt những kiến thức truyền thống ngày nay đang bị cản trở do sự cạnh tranh từ những nền văn hóa phương Tây, thông qua những thứ thu hút tâm trí của giới trẻ. Lớp trẻ hiện nay bị choáng ngợp bởi vô số những công nghệ hiện đại - những thứ hướng các em xa rời kiến thức truyền thống và đồng thời cũng hạn chế những cơ hội để những người cao niên trong xã hội có thể truyền đạt lại tri thức bản địa cho các em.

Và khi những người già qua đời


Khi những bậc cao niên trong xã hội qua đời, sự giàu có và đầy đủ của kho tàng truyền thống cũng theo đó mà thu nhỏ lại; một số truyền thống không được kế thừa và vĩnh viễn mất đi. Đây là một mối nguy hiểm thực sự, bởi vì những kiến thức này sẽ mất mát khi các bậc cao niên ra đi, trong khi lớp trẻ hiện nay không phải lúc nào cũng theo đuổi những giá trị truyền thống.

Nguồn: Phỏng theo Alan, R.Emery và đồng sự (1997) - Hướng dẫn đánh giá môi trường và kiến thức truyền thống,– Báo cáo của trung tâm kiến thức truyền thống của Hội đồng các dân tộc bản địa trên thế giới, Ottawa, trang 5.



Câu hỏi 4: Hãy tìm những ví dụ chứng minh rằng hai yếu tố trên dẫn đến việc tầm quan trọng của tri thức bản địa bị suy giảm trong đất nước của bạn.

SO SÁNH GIỮA TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ KIẾN THỨC ‘KHOA HỌC’


Tri thức bản địa khác với kiến thức phi bản địa hay gọi là kiến thức ‘khoa học’, vốn đã rất quen thuộc với hầu hết chúng ta. Tuy vậy, tri thức bản địa vẫn rất khoa học.

Hãy đọc bài luận của George Hobson ‘Kiến thức truyền thống chính là Khoa học’

Hãy đọc kết luận về tầm quan trọng của khoa học bản địa của Hội nghị thế giới về Khoa học của UNESCO năm 1999: Khoa học cho thế kỉ 21

Bảng sau (có trong sổ tay học tập của bạn) nêu ra một số điểm khác nhau giữa giáo dục bản địa và giáo dục chính quy. Việc sử dụng tri thức bản địa để định hướng lại toàn bộ giáo dục chính quy có thể là không khả thi, nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể học hỏi được nhiều điều.



Khía cạnh Giáo dục

Giáo dục Bản địa

Giáo dục chính quy

Quan điểm về Kiến thức

  • Vừa thiêng liêng vừa phi tôn giáo, và bao gồm cả yếu tố tâm linh

  • Mang tính tổng thể và gắn kết với nhau, dựa trên những hệ thống quan điểm tổng thể về kiến thức

  • lưu giữ bằng truyền miệng và thông qua thực tế đời sống văn hóa

  • Có khả năng dự đoán cao trong khu vực địa phương (có giá trị sinh thái)

  • ít có giá trị khi áp dụng ở những vùng khác

  • Chỉ mang tính phi tôn giáo, thường không có yếu tố tâm linh

  • Phân tích và quy giản – dựa trên những nhánh nhỏ của toàn bộ kiến thức tổng thể.



  • lưu giữ trong sách và máy tính

  • Có khả năng dự đoán cao theo các nguyên lí tự nhiên (căn cứ duy lí)

  • ít chính xác khi áp dụng kiến thức tại địa phương

Mục đích

  • Hướng tới tri thức lâu dài

  • Hướng tới sự bền vững về văn hóa và sinh thái

  • Có tính thực tiễn, dùng để ứng dụng hàng ngày

  • Tích hợp cả tư duy phê phán và các giá trị văn hóa khi đưa ra quyết định

  • Ghi nhớ kiến thức ngắn hạn

  • Hướng tới sự bền vững về kinh tế

  • Mang tính lí thuyết , dùng để vượt qua các kì thi

  • Sử dụng tư duy logic và tư duy phê phán khi đưa ra quyêt định

Phương pháp Giảng dạy và Học tập

  • Thông qua quá trình thu nhận tích lũy và lâu dài

  • Học tập thông qua trải nghiệm

  • Giảng dạy bằng các ví dụ, mô hình mẫu, các nghi lễ và kể chuyện

  • Kiểm tra qua các tình huống thực tế trong cuộc sống

  • Thu nhận kiến thức nhanh gọn

  • Học tập theo phương pháp chính quy

  • Giảng dạy bằng những khái niệm mang tính lí thuyết và phương pháp giáo khoa

  • Kiểm tra bằng các kì thi theo mục đích.

Câu hỏi 5: Hãy xác định một số phương pháp thực tế để sử dụng giáo dục bản địa trong việc định hướng lại giáo dục hiện nay vì một tương lai bền vững.

HOẠT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY


Ngày nay, con người ngày càng nhìn nhận và đánh giá cao những giá trị của tri thức bản địa đối với sự PTBV. Chính vì vậy, rất cần thiết để gìn giữ những kiến thức truyền thống trong các cộng đồng bản địa và tích hợp tri thức bản địa vào các chương trình giảng dạy ở nhà trường khi phù hợp với văn hóa và giáo dục.

Có năm cách mà tri thức bản địa có thể nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy.


Học tập những quan điểm và các giá trị vì một tương lai bền vững


Những cộng đồng bản địa đã và đang sống hài hòa với môi trường và sử dụng tài nguyên theo cách mà không làm suy giảm khả năng tự phục hồi của tự nhiên. Những cách sống của họ là bền vững. Tri thức bản địa đã định hình nên những giá trị và quan điểm của họ đối với môi trường. Và chính những giá trị và quan điểm này đã định hướng những hành động bền vững. Chính vì vậy, những tri thức bản địa có thể giúp chúng ta xây dựng những giá trị, những quan điểm tinh tế, hỗ trợ và quan tâm, và từ đó, thúc đẩy một tầm nhìn về tương lai bền vững.

Học tập qua Văn hóa


Tri thức bản địa được lưu giữ trong văn hóa dưới vô vàn loại hình khác nhau như các giá trị truyền thống, phong tục, chuyện kể dân gian, dân ca, kịch, huyền thoại, tục ngữ, thần thoại, v.v… Việc sử dụng những sản phẩm văn hóa này như tài liệu dạy-học trong trường học có thể sẽ rất hiệu quả và làm tri thức bản địa trở nên sinh động và hấp dẫn đối với học sinh. Điều này sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của những nơi chốn và những vấn đề không chỉ của địa phương mà còn vượt xa cả những trải nghiệm hiện tại của các em. Học sinh sẽ làm quen với một số khía cạnh của văn hóa bản địa và thông qua những loại hình văn hóa đã nêu trên, các em có thể sẽ cảm thấy hứng thú tìm hiểu sâu hơn. Đồng thời cũng tăng cường sự chủ động tham gia của học sinh vào quá trình học tập vì các giáo viên có thể yêu cầu các em sưu tập truyện cổ dân gian, dân ca, huyền thoại, tục ngữ,v.v… ở địa phương.

Học tập từ thế hệ này sang thế hệ khác


Khi nhìn nhận ra các giá trị tiềm năng của tri thức bản địa cho sự PTBV, chúng ta cần phải bảo tồn tri thức bản địa vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Và có lẽ cách tốt nhất để bảo tốn chính là đưa tri thức bản địa vào chương trình giảng dạy ở trường học. Điều này sẽ khuyến khích học sinh học hỏi từ cha mẹ, ông bà và những người trưởng thành khác trong cộng đồng của các em, giúp các em đánh giá đúng và tôn trọng những kiến thức của ông bà và cha mẹ. Những mối quan hệ giữa các thế hệ già và trẻ như thế sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ và xây dựng sự hài hòa kết nối thế hệ này sang thế hệ khác. Và có lẽ đây cũng là lần đầu tiên, những người bản địa có thể góp sức vào quá trình xây dựng và cải thiện chương trình giáo dục. Việc đưa những tri thức bản địa vào chương trình học tập sẽ làm nhà trường trở thành cầu nối trung gian chuyển giao các khía cạnh văn hóa của xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bắt đầu từ địa phương: từ cái ‘đã biết’ đến cái ‘không biết’


Triết lí “từ đã biết đến không biết” nên được áp dụng nếu chúng ta muốn có một chương trình giáo dục hiệu quả. Do đó, chúng ta nên bắt đầu bằng những kiến thức về địa phương đã rất quen thuộc với các em học sinh, sau đó dần dần chuyển sang kiến thức về môi trường vùng, quốc gia và toàn cầu. Tri thức bản địa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục về địa phương. Trong hầu hết các quốc gia, qua nhiều thế kỉ, các dân tộc bản địa đã xây dựng được nhiều kho tàng kiến thức khổng lồ từ việc trải nghiệm trực tiếp với môi trường địa phương: kiến thức về đất đai, khí hậu, nước, rừng, các loài động thực vật hoang dã, khoáng chất, v.v. Hệ thống kiến thức sẵn có này có thể được sử dụng dễ dàng cho giáo dục nếu dùng các biện pháp phù hợp để khai thác dòng tri thức bản địa – vốn được lưu trữ trong kí ức của những người cao tuổi ở địa phương.

Học tập bên ngoài lớp học


Học sinh có thể học được nhiều kiến thức từ các chuyến đi thực tế tại địa phương. Điều này đòi hỏi các em phải được trang bị trước những kiến thức và hiểu biết nhất định. Lấy ví dụ, để có khả năng hiếu được mối quan hệ giữa người dân bản địa và đất đai, cây cối, học sinh cần nhận dạng được các loại đất đai và cây cối ở địa phương. Để nắm được những kiến thức cơ bản về cây cối và đất đai ở địa phương, bạn có thể hỏi ý kiến và mời những người dân bản địa đến giảng dạy cho học sinh của bạn ở ngoài hiện trường.

Những người dân bản địa cũng có thể sẽ sẵn lòng chỉ cho các em học sinh thấy bộ sưu tập những đồ vật tạo tác của họ, những nghi lễ và giải thích tầm quan trọng của các đồ vật và nghi lễ này cho các em; và khi thích hợp, họ cũng có thể sẽ chia sẻ cho các em những địa điểm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.


NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

Giáo dục khoa học


Hãy tìm hiểu những phương pháp để nâng cao chất lượng của giáo dục kiến thức khoa học thông qua việc tích hợp tri thức bản địa vào giảng dạy trong lớp học.

Giáo dục bản địa


Hãy nghiên cứu một tình huống về cách tiếp cận với giáo dục bản địa của người Eeyou (Cree Indian) – cư dân bản địa của Canada

HOẠT ĐỘNG 7: TỔNG KẾT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.



Câu hỏi 6: Hãy liệt kê ba chủ đề trong môn học bạn đang dạy, mà bạn thấy có thể tích hợp để nghiên cứu kiến thức - văn hóa, các giá trị và kinh nghiệm bản địa.

Câu hỏi 7: Hãy nêu ra một số lưu ý quan trọng về những yếu tố nhạy cảm trong văn hóa và trong phương pháp giảng dạy mà bạn cần làm theo.

Câu hỏi 8: Hãy nêu ra những khó khăn mà bạn sẽ gặp khi đưa tri thức bản địa vào chương trình học và thực hiện những hướng dẫn trên. Làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó? Và ai có thể sẽ hỗ trợ bạn?

Hai định nghĩa về người dân bản địa

Định nghĩa “Bản địa”


Tất cả định nghĩa về khái niệm “bản địa” đều coi khả năng tự nhận dạng (self-identification) là một tiêu chí cơ bản quyết định việc nhóm nào có thể được áp dụng thuật ngữ “bản địa”. Trong hệ thống của Liên Hợp Quốc, Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO), trong Hiệp ước ILO 169 đã định nghĩa những dân tộc bản địa và các bộ lạc như sau:

  • Những cư dân bộ lạc nằm trong những quốc gia độc lập, là những người có các các điều kiện văn hóa, xã hội và kinh tế khác biệt với những thành phần khác của cộng đồng quốc gia; là những người có địa vị xã hội được điều chỉnh một cách toàn bộ hay một phần bởi những phong tục, truyền thống, hay bởi những luật lệ hoặc quy tắc đặc biệt của chính họ.

  • Những cư dân ở các quốc gia độc lập được gọi là ‘bản địa’ nếu họ là hậu duệ của những nhóm người/tộc người đã từng cư ngụ trên quốc gia đó, hoặc trong vùng địa lí mà quốc gia đó nằm trong; và tại thời điểm bị xâm chiếm hoặc bị thuộc địa hóa, hay tại thời điểm thiết lập nên đường biên giới quốc gia hiện tại; và đối với những người bất luận địa vị pháp lí của họ, vẫn giữ lại được một vài hoặc tất cả các thể chế xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của chính họ.

Nguồn: Alan, R. Emery and Associates (1997) Guidelines for Environmental Assessments and Traditional Knowledge. A Report from the Centre for Traditional Knowledge of the World Council of Indigenous People (draft), Ottawa, p. 2.

Các dân tộc bản địa


Những dân tộc bản địa có đặc điểm cực kỳ đa dạng về tổ chức văn hóa, tôn giáo, xã hội và kinh tế. Mặc dù vậy cho đến tận hôm nay, cũng như trong quá khứ, họ vẫn đang là nạn nhân của các quan niệm rập khuôn từ thế giới bên ngoài. Một số người lí tưởng hoá và coi dân tộc bản địa là hiện thân của các giá trị tinh thần; còn một số khác lại xem thường họ là những cản trở của tiến trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những thành kiến trên đều sai: dân tộc bản địa là những người biết yêu mến nền văn hóa độc đáo của mình, là nạn nhân của chế độ thực dân của cả quá khứ và hiện đại, và họ đang kiên quyết đấu tranh để sinh tồn. Một số hiện đang sinh sống theo truyền thống của mình; một số khác được nhận trợ cấp xã hội, một số khác đang làm việc trong nhà máy, trong văn phòng hoặc làm những công việc chuyên môn khác. Rất đa dạng, nhưng các nền văn hóa bản địa vẫn có chia sẻ những giá trị và kinh nghiệm chung. Ở những nơi mà họ duy trì được mối quan hệ gần gũi với mảnh đất họ sinh sống, luôn tồn tại một quan điểm hợp tác về sự cho đi và nhận lại, một sự tôn trọng Trái Đất và sự sống mà Trái đất nuôi dưỡng, và một sự nhận thức rằng loài người chỉ là một trong số rất nhiều loài sinh vật trên Trái đất.

Nguồn: Burger, J. (1990), Atlas về Gaia của những cư dân đầu tiên: Một tương lai cho thế giới văn hóa bản địa, Penguin Books, Ringwood, tr.15. (Source: Burger, J. (1990) The Gaia Atlas of First Peoples: A Future for the Indigenous World, Penguin Books, Ringwood, p. 15.)


Chủ đề phỏng vấn 1: Sức khỏe và Thuốc


Dưới đây là 2 hoạt động hoặc thói quen liên quan đến sức khỏe. Hãy thảo luận xem có thể tích hợp vào dạy-học ở trường học không.

1. Các phương thuốc chữa bệnh hoặc vết thương khác nhau

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng (thảo mộc, v.v)

Tình trạng hiện tại



2. Các biện pháp phòng chống côn trung gây hại (ruồi, muỗi, gián.v.v)

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại


Chủ đề phỏng vấn 2: Vệ sinh


Dưới đây là 3 hoạt động hoặc các thói quen liên quan đến vấn đề vệ sinh. Hãy thảo luận xem có thể tích hợp vào dạy-học ở trường học không.

1. Xử lí rác thải

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên (ví dụ. thảo dược) được sử dụng

Tình trạng hiện tại

2. Vệ sinh cá nhân

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

3. Lọc và làm sạch nước

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại


Chủ đề phỏng vấn 3: Quản lí tài nguyên


Dưới đây là 3 hoạt động hoặc thói quen liên quan đến quản lí tài nguyên. Hãy thảo luận xem có thể tích hợp vào dạy-học ở trường học không.

1. Những điều kiêng kị đối với các loài động vật và cây cối

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

2. Bảo tồn rừng

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

3. Khuyến khích trồng cây

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

Chủ đề phỏng vấn 4: Nông nghiệp


Dưới đây là 4 hoạt động liên quan vấn đề hệ nông nghiệp. Hãy thảo luận xem có thể tích hợp vào dạy-học ở trường học không.

1. Quản lí độ phì nhiêu của đất đai

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

2. Bảo tồn hạt giống/cây trồng

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại



3. Kiểm soát các loài gây hại, côn trùng và các loại bệnh

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại

4. Chăm sóc động vật

Ví dụ về các phương pháp truyền thống

Những nguồn tài nguyên được sử dụng

Tình trạng hiện tại



1 Nguyên văn: Alan, R. Emery and Associates (1997) Guidelines for Environmental Assessments and Traditional Knowledge. A Report from the Centre for Traditional Knowledge of the World Council of Indigenous People, Ottawa, p. 3

2 Úc và Newzealand vào những năm 2009, 2010 đã thay đổi lá phiếu và thông qua bản Tuyên ngôn (xem thêm tại: http://www.un.org/esa/socdev/unpfii/en/declaration.html, truy cập lần cuối 14/09/2010).

3 Theo ngôn ngữ của người Penan, ‘molong’ có nghĩa là ‘không bao giờ lấy nhiều hơn những gì mình cần’. Xem thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Penan

4 Giống cọ được dùng để làm thức ăn chính, bột cọ Sago, của người Penan



tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương