MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG



tải về 197.53 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
1   2   3   4   5   6

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN


Mô - đun này do John Fien viết cho UNESCO, trong đó sử dụng các tài liệu và hoạt động do Rohanna Ulluwishewa, Abdul Aziz Kaloko và Dyhairuni Hj Mohammed Morican, Annette Gough, Premila Kumar và Alan R. Emery và những cộng sự khác xây dựng trong cuốn sách Học tập vì môi trường bền vững (Learning for a Sustainable Environment, UNESCO – ACEID).

HOẠT ĐỘNG 1: SỰ THÔNG THÁI CỦA NGƯỜI GIÀ


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Để miêu tả sự thông thái của những người bản địa, Cựu Chủ tịch UNESCO - Frederico Mayor, đã từng nói:



Những dân tộc bản địa trên thế giới sở hữu một khối lượng kiến thức khổng lồ về môi trường, dựa trên hàng thế kỉ sống gần gũi với tự nhiên. Sinh sống trong và dựa vào sự phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái phức tạp, họ có sự am hiểu đặc biệt và kĩ càng về các đặc tính của các loài thực vật và động vật, am hiểu về chức năng của các hệ sinh thái và về những kĩ năng trong sử dụng và quản lí các tài nguyên này. Tại khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển, người dân phải dựa vào rất nhiều – đôi khi là tất cả các loài sinh vật địa phương để có thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và nhiều thứ khác. Cũng tương tự như vậy, những kiến thức và nhận thức về môi trường, và mối quan hệ của cộng đồng với thiên nhiên, thường là những yếu tố quan trọng của bản sắc văn hóa.

“Vậy tri thức bản địa là gì?”

Câu hỏi này đã được nêu ra và thảo luận trong một cuộc hội thảo ở Inuvik, Canada, bởi một nhóm người Inuit. Họ đã thống nhất với sáu nguyên tắc sau đây:

Kiến thức của chúng tôi…



  • Là những kinh nghiệm thực tế, được truyền lại và trải nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác

  • Là “sự am hiểu về vùng đất của mình”; từ những kiến thức về môi trường đến mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau.

  • Là tổng thể – nó không thể bị chia nhỏ và cũng không thể bị tách rời khỏi người nắm giữ nó. Nó bắt nguồn từ sức mạnh tinh thần, văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc. Đó là một cách sống.

  • Là một hệ thống có tính uỷ quyền. Nó đặt ra các quy tắc về việc sử dụng tài nguyên – đó là tôn trọng; là nghĩa vụ chia sẻ. Những kiến thức này có tính năng động, được tích lũy và có sự ổn định. Đó là chân lí.

  • Là một cách sống – khi sự thông thái là việc sử dụng kiến thức theo những cách đúng đắn. Đó là việc sử dụng cả trái tim và cái đầu cùng nhau. Nó bắt nguồn từ tinh thần mong muốn sinh tồn.

  • Đem lại sự tin cậy cho mọi người.

Nguồn: Phỏng theo tài liệu của Alan, R. Emery và các Cộng sự (1997) Hướng dẫn đánh giá môi trường và tri thức bản địa. Báo cáo của Trung tâm tri thức bản địa thuộc Hội đồng các dân tộc bản địa thế giới, Otawa, trang 031.

NGƯỜI BẢN ĐỊA LÀ AI?


Theo Liên Hợp Quốc, các dân tộc bản địa trên thế giới có tổng dân số khoảng 370 triệu người thuộc khoảng 5000 cộng đồng khác nhau hiện cư ngụ tại trên 70 quốc gia

Nhưng những người bản địa là ai? Họ có chung những đặc điểm gì? Rất khó để trả lời câu hỏi này vì tất cả những nhóm người bản địa có tính độc đáo riêng từ nơi họ sống. Và có nhiều cách khác nhau để định nghĩa thế nào là "người bản địa", Dưới đây là hai định nghĩa:



Định nghĩa 1 tập trung vào những khía cạnh pháp lí

Định nghĩa 2 tập trung vào những khía cạnh văn hóa

Câu hỏi 1: Hãy đọc hai định nghĩa trên và trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn thích định nghĩa nào hơn? Tại sao?

  • Tại sao khía cạnh ‘pháp lí’ trong Định nghĩa 1 quan trọng?

  • Những nhóm người nào ở nước bạn có thể được coi là ‘người bản địa’ theo định nghĩa này?

  • Tại sao ý tưởng ‘chủ quan’ trong định nghĩa 2 quan trọng?

  • Hãy viết một định nghĩa của riêng bạn về ‘người bản địa’

Kết hợp những ý tưởng này với nhau, Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa dưới đây vào năm 1993:

Những quốc gia, dân tộc và cộng đồng người bản địa là những quốc gia, dân tộc và cộng đồng người có một lịch sử phát triển liên tục từ trước giai đoạn bị xâm lược hay bị thuộc địa, họ đã hình thành và phát triển ở trên chính lãnh thổ của họ. Họ tự coi mình là khác biệt với những thành phần dân cư khác trong xã hội mà hiện nay đang sống phổ biến trên lãnh thổ đó. Hiện nay, họ là một bộ phận dân số không chiếm sô đông tại các khu vực đó, và họ có quyết tâm bảo tồn, phát triển và truyền bá cho thế hệ tương lai phần lãnh thổ của tổ tiên cùng những bản sắc dân tộc. Họ coi điều này là cơ sở tiếp tục sinh tồn với tư cách là các dân tộc, và có sự phù hợp với các mô hình văn hóa, thể chế xã hội và hệ thống pháp lí của riêng họ.

Nguồn: Các vấn đề toàn cầu của những thập kỉ 90, Trung tâm giảng dạy quan hệ quốc tế, Trường đại học Denver, 1993, trang 86-97 (Cited in Global Issues for the 90s, Centre for Teaching International Relations, University of Denver, 1993, pp. 86-97).

Kể từ khi định nghĩa này được đề xuất, rất nhiều hội nghị, hội thảo và seminar quốc tế đã bàn luận sâu thêm và sửa đổi định nghĩa của từ “bản địa” để phù hợp hơn với mong muốn được công nhận là dân tộc bản địa của nhiều cộng đồng khác nhau trên thế giới.

Kết quả từ những cuộc họp này là sự ra đời của “Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về Quyền của các Dân tộc Bản địa” vào năm 2007.

HOẠT ĐỘNG 2: TUYÊN NGÔN CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BẢN ĐỊA


Chủ tịch của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã miêu tả đây là “một bước tiến to lớn” khi bản Tuyên ngôn của LHQ về quyền của người bản địa được Đại Hội đồng LHQ thông qua trong phiên họp thứ 62 ở trụ sở LHQ tại New York vào ngày 13/9/2007.

Bản Tuyên ngôn là kết quả sau gần 25 năm đàm phán không ngừng về các quyền của người bản địa trong việc bảo vệ phần đất đai, tài nguyên và bảo tồn nền văn hóa và truyền thống độc đáo của họ. Đa số các quốc gia đã bỏ phiếu đồng tình với Tuyên ngôn, với 143 phiếu thuận và chỉ 4 phiếu chống (11 nước bỏ phiếu trắng). Bản Tuyên ngôn (không có tính chất ràng buộc) nêu ra các quyền của từng cá nhân và cộng đồng của 370 triệu người bản địa trên khắp thế giới; kêu gọi sự duy trì và củng cố bản sắc văn hóa của các dân tộc này, và đồng thời nhấn mạnh về quyền được mưu cầu sự phát triển phù hợp với nhu cầu và khát vọng của chính họ,

Những quốc gia bỏ phiếu chống lại bản Tuyên ngôn (bao gồm Úc, Canada, New Zealand và Mĩ) tuyên bố không tán thành bản Tuyên ngôn do quan ngại rằng những điều khoản về quyền tự quyết, các quyền về đất đai và tài nguyên v.v…, và e ngại rằng ngôn ngữ của bản Tuyên ngôn sẽ trao cho những người bản địa quyền phủ quyết luật pháp quốc gia và vai trò quản lí của Nhà nước về tài nguyên2.

Đọc thêm về Tuyên ngôn về Quyền của Người Bản địa

Đọc bản đầy đủ của Tuyên ngôn (có sẵn bản dịch của nhiều ngôn ngữ)



tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương