MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG


NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI BỀN VỮNG



tải về 197.53 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
1   2   3   4   5   6

NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI BỀN VỮNG


Sự gắn kết xã hội là nhân tố quyết định cho sự sinh tồn của nhiều nền văn hóa bản địa. Sự hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác có vai trò quan trọng trong săn bắt và hái lượm, và tình trạng không hài hòa trong một vài bộ phận sẽ có thể dẫn đến tình hình nguy hiểm cho tất cả mọi người. Trong nhiều nền văn hóa, đàn ông và phụ nữ đã phát triển những vai trò mang tính hỗ trợ nhau, thậm chí là ngang bằng; trong nhiều nền văn hóa, các quyết định chính trị được thông qua khi có sự đồng thuận, và tập tục truyền thống văn hóa bản địa thường duy trì những tổ chức, kết cấu xã hội có ích cho toàn thể cộng đồng.

Ví dụ, hôn nhân là một phần không thể thiếu của hệ thống xã hội – cả về khía cạnh chính trị, kinh tế, và tinh thần – trong nhiều xã hội người bản địa. Ví dụ, ở Thái Lan, một chú rể người H’mong phải trả rất nhiều tiền hồi môn cho gia đình nhà gái, nhưng đổi lại, người vợ trở thành người của nhà chồng và chịu sự quản lí trực tiếp của gia đình nhà chồng Hôn nhân còn có thể đảm bảo sự ổn định chính trị cho cộng đồng (thông qua việc quy định về sự trao đổi giữa các nhóm), và duy trì sự hài hòa với thế giới tinh thần. Vì những lí do tôn giáo quan trọng, ở một số dân tộc, hôn nhân bị cấm giữa hai người có quan hệ huyết thống; ngược lại, trong một vài những xã hội khác, hôn nhân chỉ có thể diễn ra nếu hai người có quan hệ họ hàng. Quan điểm hôn nhân là mối quan hệ được xây dựng vì tình yêu lãng mạn là rất hiếm gặp, thậm chí không tồn tại, trong các xã hội truyền thống.

Gia đình hạt nhân cũng vậy, là một khái niệm không phổ biến đối với nhiều cộng đồng bản địa. Sự đan chéo phức tạp giữa các dòng họ, gia tộc và mối liên kết gia đình có nghĩa là hầu hết mọi người đều có quan hệ với nhau – đây là một truyền thống đã đẩy mạnh ý thức phụ thuộc theo nhóm và nhu cầu chia sẻ.

Thậm chí ở một số xã hội bản địa, quyết định sinh con bị kiểm soát bởi luật pháp với mục đích duy trì dân số ổn định. Ở Melanesia, trẻ em đôi khi được nhận nuôi để cân bằng lại quy mô gia đình.

Kiến trúc bề ngoài của một ngôi làng thường phản ánh cấu trúc xã hội của những cư dân sống tại đó. Trong một số cộng đồng, ví dụ như những cư dân ở vùng cao nguyên của vùng Tây Papue (Irian Jaya), thì nhà của tù trưởng ở tách biệt với các khu nhà khác để nhấn mạnh thứ bậc xã hội. Ngược lại, người Karen ở Thái lan, những người tôn trọng sự độc lập của từng gia đình và công bằng xã hội, không có trung tâm làng xã và tất cả mọi người đều sống trong những ngôi nhà giống nhau.

Tình huống nghiên cứu 1: Người Maori ở Aotearoa (New Zealand)

Người Maori đã thiết lập được cho mình một hệ thống tư pháp, nhưng lại không có hệ thống luật định được soạn thảo, không có hệ thống tòa án và thẩm phán. Khi người Anh áp đặt hệ thống luật pháp của mình tại New Zealand, họ đã không tính đến những yếu tố văn hóa Maori.

Hệ thống tư pháp truyền thống của người Maori dựa trên cả thế giới vật chất và thê giới tinh thần; mức bồi thường cho những vi phạm nhỏ được quyết định bởi cộng đồng, và những vi phạm nghiêm trọng hơn sẽ được quyết định bởi người lớn tuổi hoặc tộc trưởng.

Hình phạt thường là sự bắt buộc phải bồi thường một thứ hàng hóa gọi là “utu” (có nghĩa là sự hài lòng), cho bên bị hại. Những kẻ trộm hoặc giết người ngoan cố có thể bị phạt bởi hình phạt như là “muru”, một kiểu tước đoạt tài sản, nhưng chỉ sau khi có những bàn luận, phân xử chính thức và kĩ lưỡng dựa vào sự thật hoặc những nguyên tắc và tập tục của địa phương. Những kẻ phạm tội khác có thể bị đánh đòn, bị thu hồi những nguồn hỗ trợ, hoặc, trong trường hợp tồi tệ nhất, bị đuổi khỏi cộng đồng.

Xét trên một số khía cạnh, có sự tương đồng giữa luật lệ truyền thống của người Maori với luật lệ được người Anh áp đặt. Tuy nhiên, không giống nhau khi nảy sinh các vấn đề thuộc thế giới tinh thần.

Người tộc trưởng với quyền lực tinh thần có thể giữ lại những phần đất đai để tổ chức lễ hội. Việc xâm nhập vào những vùng đất này bị cấm và sự vi phạm sẽ khiến các linh hồn giận dữ. Người lạ vô tình đi vào những vùng này sẽ khiến cộng đồng yêu cầu bồi thường, hoặc thậm chí giết chết kẻ đột nhập đó, với mục đích tránh cho họ khỏi chịu sự trừng phạt của những linh hồn. Sự tôn trọng thế giới tâm linh là nền tảng của xã hội Maori, nhưng lại không được bao hàm trong hệ thống luật pháp của người Anh.





Tình huống nghiên cứu 2: Papua New Guine

Những cuộc chiến tranh thế giới đã tàn phá nhiều xã hội, tuy vậy không phải xã hội nào cũng có thể bị phá hủy vì xung đột. Trong một số cộng đồng người bản địa, những xung đột được giải quyết bằng các luật tục truyền thống. Thay vì gây chiến tranh, sự hiếu chiến thường được hòa giải thông qua một quy trình các nghi lễ chiến tranh, nhờ đó giảm được những tổn thất lâu dài đến mức tối thiểu.

Ở Papua New Guinea sự thù địch giữa các nhóm là một phần của chu kỳ các sự kiện lịch sử bao gồm những giai đoạn hòa bình và hận thù lâu dài. Chiến tranh chỉ là một khía cạnh của đời sống văn hóa, mà không hề có ý tưởng tiêu diệt các nhóm khác. Thực tế cho thấy, các nhóm người thuộc bộ tộc Tsembaga và Mae Enga được biết đến như là các dân tộc kết hôn với kẻ thù của mình. Chiến tranh là một phương tiện mà các cá nhân và nhóm người tìm ra bản sắc văn hoá, và thường mang tính nghi lễ.

Chiến tranh có thể bắt nguồn do trộm cắp, săn trộm, hoặc - nghiêm trọng nhất - giết lợn của người khác – hoặc những tranh chấp lâu đời về lãnh thổ và tài nguyên có thể tạo ra sự thù địch dai dẳng. Big Man là một tộc trưởng không do cha truyền con nối, ông có thể cố gắng tránh xảy ra chiến tranh bằng cách thương lượng bồi thường hoặc trao đổi quà tặng, nhưng không thể áp đặt một quyết định. Cũng tương tự như vậy, một cá nhân không tự quyết định công lí khi mà việc giải quyết những vấn đề tranh cãi khó khăn cần sự tham gia, nghĩa vụ và bổn phận của cả cộng đồng. Thậm chí ngay cả khi sắp sửa xảy ra chiến tranh, thì luôn có những nghi lễ nhằm tránh khỏi sự đương đầu. Sự tức giận có thể chuyển biến thành “một trận khẩu chiến”, thành một cuộc thi của những lời lăng mạ, chửi bới và la hét, hoặc có thể sẽ có đánh nhau thực sự, với những cú đánh và thậm chí đôi khi có những thương vong nghiêm trọng. Sau một cuộc chiến tranh, là sự bắt đầu của quá trình hòa giải dài dòng. Quà tặng, các nghi lễ, và các cuộc hôn nhân được tiến hành nhằm thiết lập mối liên kết và nghĩa vụ giữa các bên.

Nguồn: Burger, J. (1990) The Gaia Atlas of First Peoples: A Future for the Indigenous World, Penguin Books, Ringwood, pp. 50, 61-62.





tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương