MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG


HOẠT ĐỘNG 3: TẠI SAO TRI THỨC BẢN ĐỊA CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG?



tải về 197.53 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
1   2   3   4   5   6

HOẠT ĐỘNG 3: TẠI SAO TRI THỨC BẢN ĐỊA CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG?


Hoạt động sau đây thiết kế dựa trên một bài luận ngắn về những lợi ích của việc tôn trọng tri thức bản địa.

Bài luận này do Maurice Strong viết, ông là một thành viên chính trong Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro vào năm 1992, và sau đó là cố vấn đặc biệt của Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đã viết bài luận này làm lời tựa cho cuốn sách “Atlat về Gaia của những cư dân đầu tiên” (The Gaia Atlas of First Peoples - Burger, 1990)

Trong hoạt động này, bài luận được trình bày ở dạng chưa được biên tập, trong đó bao gồm các đoạn văn không sắp xếp theo đúng thứ tự. Bạn hãy sắp xếp lại sao cho những đoạn văn được theo đúng thứ tự.

Bài luận của Maurice Strong cho chúng ta thấy rằng tri thức bản địa không chỉ quan trọng vì sự đúng đắn của nó, mà còn quan trọng do bởi những lợi ích mà tri thức bản địa mang lại cho:



  • Những người bản địa - là những người sở hữu và gìn giữ tri thức bản địa;

  • Tất cả mọi người trên thế giới, những người có thể học về cách sống bền vững từ những tri thức này, và

  • Trái đất - sẽ được đối xử một cách đáng trân trọng hơn nếu những tri thức bản địa và những giá trị của nó được ứng dụng một cách rộng rãi hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: SINH SỐNG BẰNG TRI THỨC BẢN ĐỊA


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động này minh họa bốn cách thức mà các dân tộc bản địa ở những vùng khác nhau trên Trái đất sử dụng kiến thức của họ để sống bền vững. Mỗi cách thức được minh họa với một hoặc nhiều tình huống nghiên cứu từ những vùng khác nhau trên Trái đất.


MỐI LIÊN HỆ TINH THẦN VỚI ĐẤT ĐAI


Đối với người bản địa, đất đai là cội nguồn của cuộc sống, là một món quà từ đấng sáng tạo và là chủ thể nuôi dưỡng, hỗ trợ và răn dạy họ. Mặc dù các dân tộc bản địa có sự khác biệt lớn về phong tục, văn hóa và mức độ ảnh hưởng lên đất đai, nhưng tất cả đều có sự tôn kính và coi Trái đất như cha mẹ. “Mẹ Trái đất” là trung tâm vũ trụ, là điều cốt lõi của nền văn hóa và là cội nguồn bản sắc dân tộc của họ. Trái đất liên kết họ với quá khứ (là nơi tổ tiên họ từng sinh sống), với hiện tại (là nơi đáp ứng những nhu cầu vật chất của họ), và với tương lai (là di sản họ truyền lại cho con cháu). Theo cách này, tính bản địa có ý nghĩa thân thiết và gần gũi gắn với một nơi chốn nào đó.

Linh hồn của mối liên hệ sâu sắc này chính là sự nhận thức và ý thức được rằng sự sống – từ những ngọn núi, các dòng sông, bầu trời, các loài vật, cây cối, côn trùng, đất đá và con người – có mối liên hệ không thể tách rời. Thế giới vật chất và thế giới tinh thần cùng đan xen lẫn nhau trong một mạng lưới phức tạp, và tất cả các dạng sống đều chứa đựng một ý nghĩa thiêng liêng. Tri giác sinh động về mối liên kết này gắn chặt những dân tộc bản địa với đất, thứ mà gần như đối với những cư dân thành thị đã không còn tồn tại. - điều mà trong nhiều trường hợp là nguyên nhân của sự xa lánh và tuyệt vọng trong thế giới hiện đại.

Ý tưởng về sự sở hữu đất đai, rằng đất đai vẫn có thể thuộc về ai đó kể cả khi không được sử dụng, không được chăm sóc hoặc không có người ở, là một điều xa lạ với người bản địa. Trong cái mà chúng ta gọi là thế giới phát triển, đất đai thuộc sở hữu của các cá nhân, của những nhóm các nhà đầu tư hoặc của nhà nước, và đất đai có thể được bán hoặc sử dụng tùy theo ý muốn của chủ sở hữu. Đối với các dân tộc bản địa, đất đai là sở hữu chung của cộng đồng (mặc dù có sự tranh giành giữa các cộng đồng với nhau, và với người ngoài về quyền sử dụng đất, đôi khi có dẫn đến xung đột). Theo luật của người bản địa, loài người không bao giờ có thể đóng vai trò gì cao hơn một người được ủy quyền sử dụng và quản lí đất đai, và đi cùng với những quyền đó là những trách nhiệm tập thể để cùng gìn giữ bảo vệ.

Theo thế giới quan của phương Tây, thế giới tự nhiên phải được nghiên cứu, được mổ xẻ chi tiết và chinh phục, và thước đo của sự phát triển là khả năng khai thác những bí mật và sự giàu có của Trái đất. Những dân tộc bản địa không chỉ đơn thuần coi đất đai như là một nguồn tài nguyên mang lại lợi ích kinh tế. Đối với họ, đất đai của tổ tiên chính là cội nguồn của cuộc sống, và trên vùng đất ấy những lối sống đặc trưng của họ đã và đang được phát triển và định hình trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Người bản địa là con người của đất đai. Sự khác biệt này thường dẫn đến những sự hiểu lầm. Đã có nhiều người cho rằng những người dân bản địa không có ý thức về lãnh thổ vì họ không nhất thiết phải phân định ranh giới của vùng đất mình sinh sống. Tuy nhiên, người dân bản địa nắm rõ được vùng đất của họ mở rộng đến đâu, và họ biết rằng đất đai, nước và những nguồn tài nguyên khác cần được chia sẻ. Họ quá hiểu rằng làm tổn hại đất đai chính là hủy hoại chính mình, bởi vì chúng ta và đất đai là cùng là những bộ phận không thể tách rời của cùng một cơ thể.



Nghiên cứu tình huống: Người Penan và Kedayan ở Brunei.

Người Penan ở vùng nông thôn Brunei rất coi trọng rừng. Điều này được thể hiện trong nhận thức của họ về môi trường rừng, đặc biệt là quan niệm phổ biến “Molong3”, về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. “Molong” cho người Penan một ý thức quan tâm và bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng. Điều đó liên quan đến việc khai thác rừng có chừng mực và trách nhiệm, để những nguồn tài nguyên đó tiếp tục được duy trì ổn định cho thế hệ tương lai. Sự tham lam không có chỗ trong những người Penan. Trong thực tế, điều này có nghĩa là khi họ thu hoạch một bó cọ Sago hoặc mây, họ chỉ sử dụng thân cây trưởng thành, và để lại các cành non trẻ cho thu hoạch sau vài năm nữa.


Những người Penan cũng rất tôn trọng và bảo vệ các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), giống cây có hạt mà heo rừng ăn. Họ không làm nhiễm bẩn các con sông bởi vì họ biết rằng những loài cây mọc ven bờ là thức ăn của heo rừng. Họ đồng thời cũng để cho heo rừng được chia sẻ cây cọ Sago4 và bảo vệ những cây cho hạt mà heo rừng ưa thích. Người Penan rất sợ những người chặt rừng bừa bãi trong khu rừng của họ vì e ngại rằng điều này sẽ làm nguy hại đến nguồn cung cấp thực phẩm của họ. Đối với người Penan, rừng dường như là tất cả mọi thứ. Họ có sự đồng cảm và lòng biết ơn đối với rừng vì rừng là nguồn cung cấp lương thực, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh và nguyên liệu thủ công cho họ. Rừng là thế giới của họ, Họ sinh sống một cách hài hòa với rừng và luôn kiên quyết bảo vệ rừng.


Cho đến những thập kỉ gần đây, người Kedayan, một cộng đồng cư dân nông thôn khác ở Brunei, đã có truyền thống sinh sống dựa vào việc sử dụng một cách cẩn trọng những nguồn tài nguyên rừng, đất đai và các loài thực động vật hoang dã dã khác. Thông qua những hoạt động nông nghiệp và săn bắn hàng ngày, họ đã tận dụng và khai thác những nguồn tài nguyên rừng để làm thực phẩm và vật liệu sản xuất cho tiêu dùng hàng ngày, và những công cụ cho những hoạt động sinh sống của mình. Họ đã sống với truyền thống như vậy qua rất nhiều thế hệ, và sử dụng một hệ thống phức tạp và có tính thích ứng cao như là trồng lúa nương và lúa nước. Để canh tác những loài cây lương thực chính (cây lúa), họ đã sử dụng những phương pháp canh tác khác nhau, bao gồm cả luân canh và chuyên canh, tùy thuộc vào những giống lúa được trồng khác nhau ( như là “tugal”, “paya”, “hambur”, “tanam”).

Cho đến thế kỉ 20, người Kedayan đã có truyền thống làm nông nghiệp luân canh, chặt, đốt và trồng lúa nương trên những sườn đồi liền kề nhau năm này qua năm khác. Vùng nông thôn của Temburong, như Kampong Piasaw-Piasaw là một trong những ví dụ minh họa điển hình về những khu vực sử dụng phương pháp canh tác này. Ngày nay, một phần rộng lớn của vùng Temburong vẫn có rừng che phủ – đây là bằng chứng cho thấy người Kedayan không khai thác quá mức hoặc lạm dụng môi trường rừng của họ. Tóm lại, chính phương pháp sử dụng môi trường (đặc biệt là đất đai và rừng) một cách có hệ thống và hài hòa đã cho phép họ tiến hành những hoạt động kinh tế tương tự qua nhiều thế hệ để sản xuất thực phẩm và nguyên vật liệu, không chỉ để phục vụ nhu cầu của bản thân họ mà còn có dư thừa để bán cho những người không làm nghề nông khác.

Nguồn: Phỏng theo tài liệu của Burger, J. (1990) The Gaia Atlas of First Peoples: A Future for the Indigenous World, Penguin Books, Ringwood, p. 20. Và Ulluwishewa, R., Kaloko, A. and Morican, D. (1997) Indigenous Knowledge and Environmental Education, Paper presented at Environmental Education Workshop, University of Brunei, Darussalam, pp. 3-4.





tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương