MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG


THUỐC VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC CHỮA BỆNH TỰ NHIÊN



tải về 197.53 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
1   2   3   4   5   6

THUỐC VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC CHỮA BỆNH TỰ NHIÊN


Ở nhiều vùng trên thế giới, những cộng đồng bản địa có cách phân loại đất, khí hậu, các loài động vật thực vật và nhận dạng được đặc tính từng loại. Người dân bản địa thậm chí còn có tên gọi cho những loài cây và loài côn trùng còn chưa được phát hiện bởi những nhà thực vật học và côn trùng học trên thế giới. Ví dụ, người Hanuoo ở Philipin đã phân biệt được 1600 loài thực vật trong rừng của họ, nhiều hơn 400 loài so với các nhà khoa học cùng làm việc trong cùng khu vực. Trong tổng số xấp xỉ khoảng 250.000 đến 500.000 loài thực vật trên Trái đất, hơn 85% trong số đó sinh trưởng ở những vùng mà vốn từ lâu đời đã là nơi cư ngụ của những người bản địa. Gần 75% trong số 121 loài cây được chiết xuất để sản xuất những loại thuốc phổ biến trên thế giới hiện nay được phát hiện nhờ những đầu mối từ những loại thuốc bản địa. Trên toàn cầu, các dân tộc bản địa sử dụng 3000 loài cây khác nhau chỉ để kiểm soát duy trì độ phì nhiêu của đất. Người Kallaywaya, những thầy lang du mục ở Bolivia, sử dụng 600 loại thảo dược; những thầy thuốc truyền thống ở vùng Đông Nam Á sử dụng đến 6500 loài cây làm thuốc. Hầu hết tất cả các loài cây và rất nhiều các loài thực vật khác nhau đều có chỗ đứng trong kho tàng kiến thức y học.

Một số nhà khoa học hiện nay tin tưởng rằng những tri thức bản địa có thể giúp chúng ta tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh mới và rất quan trọng cho những căn bệnh như AIDS và ung thư. Nhiều nước phát triển nhận ra tiềm năng của thuốc bản địa. Nó có sẵn ở địa phương, được xã hội và văn hóa địa phương chấp nhận và rẻ hơn những loại thuốc nhập khẩu khác.



Nghiên cứu tình huống: Cây thuốc ở Ân Độ

Khi chữa bệnh, người bản địa nỗ lực cứu chữa cả về mặt thể xác và tinh thần. Các loài thảo dược được sử dụng để điều trị những căn nguyên tinh thần và cả những triệu chứng sinh lí của bệnh. Cả thế giới giờ đây đã bắt đầu ghi nhận tầm quan trọng của vốn kiến thức khổng lồ về các loài thảo dược này. Và ghi nhận vai trò của người bản địa với tư cách là những người gìn giữ nguồn di sản gen quý giá của thế giới.

Một cuộc khảo sát về các loài thực vật ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng những bộ tộc ở phía Đông Bắc sử dụng các loại thảo dược để chữa cảm cúm, viêm phế quản, các bệnh về máu và ngoài da, các bệnh về mắt, bệnh loét phổi và lá lách,bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Kiến thức về cách dùng được truyền lại bởi các “vaiya”, những vị bác sĩ thảo dược của Ấn Độ. Chỉ trong một vùng đất có diện tích khoảng 277 km2 (khoảng 107 dặm vuông), đã có đến khoảng 210 loài thảo dược đã được tìm thấy.

Người Kameng và người Lohit ở Arunachal Pradesh nghiền nhuyễn cây Bối Mẫu (Fritillaria cirrhosa) để chữa chứng đau cơ. Nghiên cứu hiện nay đã khẳng định rằng sự có mặt của một chất hóa học tương tự như cocain trong các cây thuộc họ Fritillaria có tác dụng giảm đau trong các trường hợp đau cơ.

Trên thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều những bằng chứng về việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc tránh thai có nguồn gốc thảo dược ở nhiều bộ tộc người, có hơn 3000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích này. Ở một vùng đất của bộ tộc Karjat ở Maharashtra, gần bờ biển phía Tây Ấn Độ, có một loại thảo dược địa phương thu hoạch hai lần một năm và được đánh giá là có công hiệu.

Nghiên cứu về Karjat đã kết luận rằng những phương pháp điều trị truyền thống có thể đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của địa phương. Một số những người làm việc trong ngành y tế cấp tiến đã đang bắt đầu ứng dụng lại những phương thuốc thảo dược truyền thống thay vì sử dụng những loại thuốc phổ biến thông thường. Nếu được nghiên cứu và ghi chép lại, những kiến thức truyền thống này rất có thể sẽ làm nên một cuộc cách mạng trong ngành dược trên toàn thế giới

Nguồn: Burger, J. (1990) The Gaia Atlas of First Peoples: A Future for the Indigenous World, Penguin Books, Ringwood, pp. 32, 38.



QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG


Thế giới công nghiệp hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh thái. Mặc dù vậy, có rất ít các nhà kinh tế công nghiệp hiện nay thừa nhận rằng họ có thể học hỏi từ những người dân bản địa. Nền kinh tế bản địa coi là “nguyên thủy”, và công nghệ của họ không được thừa nhận vì đó là “công nghệ thời đồ đá”, và không những thế, phần lớn các chính phủ đều cho rằng chỉ có những công việc làm công ăn lương mới thực sự mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, những lối sống truyền thống đã chứng tỏ sự ổn định dài lâu. Chỉ với săn bắt và đánh cá, người Inuit đã và đang sinh tồn được ở Bắc cực; chăn nuôi du mục trên đồng cỏ đem lại sinh kế cho con người tại khu vực Sahelian cằn cỗi của Châu Phi; phương thức canh tác theo thời vụ (du canh) đã giúp duy trì hàng trăm nền văn hóa riêng biệt khác nhau trong vùng sinh thái nhạy cảm của Amazon và trong các cánh rừng của Đông Nam Á. Những người bình thường [không phải là các cư dân bản địa] thường không thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt này nếu như họ không tàn phá sự cân bằng của hệ sinh thái.

Mấu chốt dẫn tới sự thành công này chính là sự bền vững. Các dân tộc bản địa ngày nay sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có mà không làm suy kiệt chúng. Họ sử dụng những kiến thức riêng của dân tộc mình về các loài thực vật, đất đai, động vật, khí hậu và các mùa không phải để khai thác tự nhiên mà là để cùng chung sống với nó. Điều này gắn liền với việc quản lí cẩn trọng, kiểm soát số lượng các loài, khai thác một lượng nhỏ nhưng đa dạng các loại động thực vật và duy trì rác thái tới mức tối thiểu. Các loài thực vật cung cấp nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất độc và vật liệu xây dựng; trong khi đó các loài động vật cung cấp thịt, quần áo, sợi, các loại dụng cụ và dầu.

Tri thức bản địa về tự nhiên đảm bảo sự sinh tồn của con người trong những môi trường sống không ổn định. Nhưng những kiến thức này không chú trọng vào khai thác thế giới tự nhiên mà chú trọng vào sự hòa hợp với thế giới đó. Tất cả các loài động thực vật đều có chỗ trong một thế giới có trật tự chung được cấu thành từ các yếu tố như con người, tự nhiên và các đấng siêu nhiên. Các nền văn hóa bản địa cũng giúp bảo vệ thế giới tự nhiên khỏi sự phá hoại thông qua tôn giáo và các nghi lễ. Các loài động vật được tôn trọng và duy trì số lượng, thường là thông qua việc quản lí một cách cẩn trọng. Ví dụ như, những người theo đạo Phật tại Ấn Độ đã sống sót qua rất nhiều trận hạn hán bởi vì họ không giết hại các loài động thực vật. Họ gây giống các loài gia súc một cách có chọn lọc, kiểm soát việc cho lạc đà ăn và sống bằng sữa, sữa chua và một số loại hoa màu canh tác được. Nhiều người còn phát triển được khả năng am hiểu rất kĩ càng các hành vi của động vật. Ngoài ra, những người sống trong các khu rừng nhiệt đới còn nhận ra rằng tại điểm giao cắt của hai hệ sinh thái khác nhau, việc săn bắt thường thành công hơn. Nhiều người thậm chí còn trồng hoa màu hoặc cây cối để thu hút một số loài động vật nào đó và làm gia tăng số lượng của chúng.



Nghiên cứu tình huống: Người Karen ở Thái Lan

Tập quán nông nghiệp du canh (đôi khi được gọi là: “đốt nương làm rẫy”) là một mô hình kinh tế bền vững không nhất thiết làm tổn hại đến môi trường. Đây là phương pháp canh tác được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng người bản địa ở Châu Á và các vùng đất thấp ở Châu Mĩ Latinh. Tập quán canh tác này mang lại cho họ khả năng độc lập về kinh tế và bản sắc văn hoá toàn vẹn. Trong điều kiện đất đai dồi dào và mật độ dân cư thấp, đây là một phương pháp sử dụng rừng rất thành công. Người Karen ở Thái Lan là những cư dân sử dụng mô hình này.

Nền kinh tế của người Karen dựa gần như hoàn toàn vào phương thức sản xuất tự cung tự cấp lúa rẫy (dry rice). Họ thường dọn sạch một khoảng rừng, đốt sạch tầng cây bụi, và sau đó trồng lúa và thu hoạch trên khoảnh rừng đó. Cứ hàng năm, họ lại chọn những khoảnh rừng mới để canh tác và cứ 7 năm thì chu kỳ này lại lặp lại và họ lại quay về khoảnh rừng ban đầu. Mô hình canh tác này tạo điều kiện để rừng và tầng đất rừng nhiệt đới mỏng có thời gian tái sinh, và không để lộ những sườn dốc trước những trận mưa lớn, vốn sẽ gây ra xói mòn đất nếu điều này xảy ra trong hệ thống canh tác cố định.

Tiền bạc hầu như không có chỗ đứng trong xã hội Karen. Nếu trong làng có đủ thức ăn thì đó đã là sung túc rồi. Khi dân làng nói “chúng tôi có đủ gạo”, điều đó không đơn giản nghĩa là họ sẽ sống sót, mà đó là họ có mọi thứ họ cần. Tuy nhiên, nếu canh tác ngắn hạn không thể cung cấp toàn bộ nhu cầu của ngôi làng, họ sẽ trồng ớt hoặc măng, hoặc họ sẽ đi lấy mật ong và những sản phẩm từ rừng khác để bán. Phần lớn tiền thu được sẽ được dùng để mua gạo.

Nguồn: Burger, J. (1990) The Gaia Atlas of First Peoples: A Future for the Indigenous World, Penguin Books, Ringwood, pp. 40, 44.





tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương