Mở ĐẦu quản trị chất L



tải về 3.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/92
Chuyển đổi dữ liệu12.08.2022
Kích3.36 Mb.
#52875
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   92
Giáo trình Quản trị chất lượng (download tai tailieutuoi.com)

 
1.2.4.2. Nhóm yếu t bên trong t chc (Qui tc 4 M): 
Yếu t con người (Men):
 - Lực lượng lao động trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa 
hành. Trình độ, năng lực của họ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, gồm có:
+ Trình độ chuyên môn, tay nghề; 
+ Trình độ quản lý điều hành; 
+ Sự tự giác trong công việc; 
+ Mối quan hệ trong công việc. 
 - Ý thức trách nhiệm và hiểu biết của người tiêu dùng sẽ duy trì chất lượng 
sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng “ của bền tại người”. 
Yếu t phương pháp (Methods): 
- Phương pháp quản trị công nghệ;
- Cách thức quản lý điều hành; 
- Trình độ tổ chức sản xuất… 
- Khả năng đối phó với các vấn đề phát sinh. 
Yếu t máy móc thiết b (Machines): Thiết bị công nghệ quyết định khả năng kỹ 
thuật sản phẩm: 
- Nâng cao tính cạnh tranh; 
- Đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng; 
- Nâng cao năng suất lao động. 
Yếu t nguyên, vt liu (Materials):
 - 
Chất lượng của vật tư, nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản 
phẩm. 
- Khả năng cung cấp theo yêu cầu sản xuất. 
- Sáng tạo vật liệu mới chất lượng cao… 
Yếu tố đầu vào quyết định đầu ra. 



Giáo trình Quản trị chất lượng 
Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi các 
yếu tố khác như Information (thông tin), Environment (môi trường), Measurement 
(đo lường), System (hệ thống). 
 
1.2.5. Vai trò, ý nghĩa ca vic nâng cao cht lượng sn phm: 
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần việc đảm bảo và nâng cao chất 
lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Đối với 
từng doanh nghiệp, đảm bảo và nâng cao chất lượng được coi là một chiến lược có 
tầm quan trọng mang tính sống còn. Chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng tạo 
thành bộ khung tam giác vàng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong 
cạnh tranh. 
Nhờ có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao mà uy tín của doanh nghiệp được 
nâng lên, không những giữ được những khách hàng quen thuộc mà còn thu hút 
được những khách hàng tiềm năng mới. Kết quả là thị phần doanh nghiệp ngày 
càng được mở rộng, tạo cơ sở lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
Nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ an 
toàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn tài 
nguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra. Nhờ đó tăng khả năng tích 
luỹ cho tái sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ 
khoa học kỹ thuật. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn đồng nghĩa với tính hữu ích 
của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí đi một đơn 
vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình đổi mới, cải tiến hoạt động, tối thiểu hoá lãng 
phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa vì vậy mà lợi nhuận được tăng cao. 
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cơ sở cho doanh nghiệp mở rộng thị trường 
trong nước và quốc tế, khắc phục tình trạng hàng sản xuất ra không tiêu thụ được 
làm ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm, đời sống khó khăn. Sản xuất sản phẩm chất 
lượng cao, mới lạ, hấp dẫn sẽ đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, điều này sẽ 
kích thích việc đổi mới sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm 
nhanh với số lượng lớn, giá trị bán tăng cao. Thậm chí có thể giữ vị trí độc quyền 
đối với những sản phẩm đó do có những lợi thế riêng biệt so với các sản phẩm 
đồng loại khác trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, có 
điều kiện để ổn định sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm tạo động lực 
cho doanh nghiệp phát triển và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, người lao động 
có được việc làm ổn định, tăng thu nhập và có sự tin tưởng gắn bó với doanh 


10 
Giáo trình Quản trị chất lượng 
nghiệp, có ý thức trách nhiệm và sự sáng tạo trong sản xuất giúp doanh nghiệp phát 
huy khả năng cạnh tranh của mình. 
Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm mà không 
quan tâm đến chi phí dẫn đến giá thành quá cao không được thị trường chấp nhận 
lại là một sai lầm. Vì vậy, khi các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nâng cao chất 
lượng sản phẩm cũng cần chú ý đến chi phí tạo ra sản phẩm đó, điều kiện kinh tế - 
xã hội của đất nước, thu nhập trung bình của người tiêu dùng và thị hiếu của họ để 
sản xuất ra sản phẩm phù hợp. 

tải về 3.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   92




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương