Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang1/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam




MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Quá trình học tập của SV trong trường ĐH, ngoài việc lĩnh hội tri thức khoa học, kiến thức ngành nghề, còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp tương lại của từng SV. Xuất phát từ quan điểm xem SV là trung tâm của quá trình đào tạo, đòi hỏi quy trình tổ chức đào tạo sao cho mỗi SV có thể tìm được cách học thích hợp nhất của mình. Các nhà giáo dục Bắc Mỹ đã quan tâm tìm phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận " lấy học sinh làm trung tâm" với mong muốn phát huy năng lực sáng tạo của SV. Về mặt triết học, ngày càng nhiều người chấp nhận phương pháp hướng trọng tâm vào SV và sự ủng hộ của John Dewey1 đối với việc phát triển năng khiếu bản thân thông qua quá trình học tập phù hợp với lợi ích cá nhân. Các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy rằng, để SV có thể theo đuổi mơ ước và mục đích học tập thực sự, trường ĐH nên tạo cơ hội cho SV được phép lựa chọn môn học phù hợp với chuyên ngành và khả năng của chính mình. Hiểu rõ xu thế này, Hiệu trưởng Eliot2 là người khởi xướng hệ thống học tự chọn tại trường ĐH Harvard vào năm 1872. Ông quyết định thay thế hệ thống bài giảng cố định theo phương thức truyền thống bằng rất nhiều lựa chọn cho SV. Kết quả của việc được học tập theo phương thức tự chọn chính là mô hình đào tạo theo HTTC. Các lợi ích của HTTC Hoa Kỳ chính là nhà trường và SV có được sự linh hoạt trong đào tạo nói chung và học tập nói riêng. Sinh viên có quyền được học theo tiến độ phù hợp với bản thân, được phép lựa chọn môn học thích hợp, được tích lũy kiến thức thông qua số lượng tín chỉ quy định. Ngoài ra, SV có thể được chuyển chuyển ngành học, chuyển trường và được công nhận số tín chỉ đã tích lũy. Điều này càng phản ánh được lợi ích to lớn của HTTC đối với mục tiêu “học suốt đời” UNESCO khẳng định.
Mô hình quản lý công tác SV ở các trường ĐH Bắc Mỹ và Châu Âu được duy trì một cách khoa học, hỗ trợ tối đa cho HĐHT của SV. Sinh trong trường ĐH được quản lý bởi đội ngũ CVHT trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân, xác định mục tiêu học tập, lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, lựa chọn môn học cho ngành học đã chọn. Trong quá trình học tập, SV nhận được sự hỗ trợ từ các trung tâm tư vấn khác nhau đối với việc bổ sung kiến thức ngành, phương pháp học tập và kỹ năng tương ứng. Trong môi trường học tập mở, đa dạng và linh hoạt này, SV phải học cách tự học theo kế hoạch cá nhân dưới sự quản lý chung và chịu trách nhiệm chính là CVHT.
Do có nhiều ưu thế và phù hợp với yêu cầu của xã hội phát triển, HTTC tiếp tục được phát triển và lan rộng trên khắp thế giới, nhiều nước áp dụng HTTC trong trường đại học ở Bắc Mỹ như Canada, các nước Châu Á như Nhật Bản, Philipines, Hàn Quốc, Thái Lan…Yếu tố tích cực thúc đẩy việc du nhập HTTC có thể liên quan tới việc các nước phát triển cân nhắc tìm kiếm một cấu trúc tương tự cho hệ thống GDĐH của mình. Thực tiễn cho thấy, các trường ĐH trên thế giới thực hiện HTTC bởi nó vừa phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, mặt khác nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường cũng như học tập của SV. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến GDĐH Việt Nam sau những năm đổi mới.
Trong giai đoạn từ năm 1985, Việt Nam chuyển đổi nhanh từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Đứng trước bối cảnh đó, yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo trình độ ĐH cũng phải đáp ứng xu hướng hội nhập và quốc tế hóa, GDĐH cũng có những thay đổi để phù hợp với đổi mới. Người học có trình độ ĐH cần được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Sinh viên tốt nghiệp thích nghi với sự thay đổi yêu cầu của xã hội và thị trường lao động, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Giáo dục đại học Việt Nam và ý tưởng đào tạo theo HTTC hình thành từ cuối thập niên 80.
Để việc áp dụng đào tạo theo HTTC vào các trường ĐH Việt Nam một cách có hiệu quả, cần có các nghiên cứu cụ thể về tính lịch sử, đặc điểm, tính chất của GDĐH Việt Nam qua các thời kỳ. Các nghiên cứu cần tập trung vào công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động giảng dạy của GV và HĐHT của SV sao cho phù hợp với đặc điểm của HTTC.
Các nghiên cứu quốc tế để áp dụng HTTC trong các trường ĐH mới chỉ tập trung phân tích các vấn đề chung đối với lịch sử phát triển của HTTC, đặc điểm của hệ thống, sự thích hợp đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục đã nghiên cứu về kinh nghiệm thế giới và thực tế đào tạo theo HTTC ở Việt Nam, về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ, về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo HTTC. Các tài liệu này chủ yếu tập trung nghiên cứu phân tích về những khó khăn trong công tác quản lý SV khi thực hiện đào tạo theo HTTC, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo HTTC, chưa có các nghiên cứu về quản lý HĐHT của SV trong trường ĐH theo HTTC.
Để công tác quản lý trường ĐH áp dụng theo HTTC đúng như đặc điểm tính chất vốn có, cần hoàn thiện công tác quản lý HĐHT của SV phù hợp với phương thức đào tạo mới. Vấn đề thực tiễn ở Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang HTTC, công tác quản lý HĐHT của SV trong các trường ĐH như thế nào.Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý HĐHT của SV đang trở nên cần thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện quy trình quản lý theo HTTC trong trường ĐH Việt Nam.

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương