Mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu



tải về 1.51 Mb.
trang3/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Đề tài áp dụng một số Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu sau đây:
-Tiếp cận theo lịch sử - logic cho phép nghiên cứu những vấn đề cơ bản của sự hình thành và phát triển của HTTC trong những điều kiện lịch sử và theo những mốc thời gian cụ thể, những mặt hạn chế và nguyên nhân và logic phát triển của HTTC.
-Tiếp cận mục tiêu là đích cần đạt tới, làm mốc để định hướng cho các hoạt động quản lý dạy học, hướng tới sự phù hợp của việc quản lý HĐHT của SV trong tổng thể quản lý nhà trường khi áp dụng HTTC. Những mục tiêu đó do các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và các văn bản quy định trên nền tảng quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDĐH. Đồng thời, quản lý HĐHT của SV theo HTTC nhằm tạo điều kiện cho SV đạt được kết quả học tập tốt nhất thông qua việc tích lũy kiến thức đúng, đủ số TC quy định, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và năng lực học tập suốt đời.
- Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét các nội dung nghiên cứu quản lý dạy học như một nhân tố trong hệ thống hoàn chỉnh và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố. Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp quản lý HĐHT của SV và những nhân tố ảnh hưởng, chi phối các đối tượng mà trong quá trình nghiên cứu các đối tượng buộc các nhà nghiên cứu phải đề cập được gọi là khách thể nghiên cứu, chính là công tác quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau:
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

  • Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành Giáo dục và đào tạo, các ngành khác và các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

  • Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà trường, hoạt động dạy và học trong trường đại học…. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

  • Tiến hành phân tích, đáng giá thực trạng của hệ thống đào tạo ĐH Việt Nam, thực trạng của việc học tập của sinh viên bao gồm cả giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp trong các trường ĐH áp dụng đào tạo theo HTTC.

  • Phương pháp điều tra bằng phiếu để khảo sát thực trạng HĐHT của SV, quản lý HĐHT của SV đối với CBQL và GV; tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp để đề xuất các nội dung quản lý HĐHT của SV theo HTTC ở trường ĐH Việt Nam.

  • Phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa và các giảng viên về quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐH cũng như tác dụng, hiệu quả của công tác quản lý SV đã được thực hiện ở một số trường ĐH.

  • Phương pháp nghiên cứu điển hình để nghiên cứu một số trường hợp của SV trong học tập theo HTTC ở trường ĐH Việt Nam nhằm làm rõ hơn thực trạng.

  • Phương pháp phỏng vấn sâu giúp cho các số liệu đã khảo sát mang tính khách quan, trung thực.

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành các cuộc tọa đàm với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng các khoa, trưởng phòng đào tạo, phòng công tác chính trị học sinh sinh viên, phòng đảm bảo chất lượng giáo dục, phòng thanh tra để tìm hiểu thực trạng về tình hình quản lý hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường đại học; Tập hợp, khai thác, tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH; Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học về tính hợp lý và khả thi của các giải pháp đề xuất để quản lý HĐHT của SV trong trường ĐH áp dụng đào tạo theo HTTC.
7.4.Phương pháp bổ trợ:
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê toán học để xử lý các số liệu và kết quả nghiên cứu, tiến hành đánh giá thực nghiệm một số nội dung của hai giải pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
- Phần mềm SPSS với công thức Kiểm định Chi-square (Chi-square Test): Kiểm định Chi-square dùng để kiểm định sự độc lập của 2 biến phân loại ngẫu nhiên. Nếu xác suất nhỏ hơn 0.05 (5%, mức ý nghĩa) thì có thể kết luận 2 biến có mối quan hệ. Ngược lại, không có cơ sở để kết luận giữa 2 biến có mối quan hệ.Chi- square Test xác định tính tác dụng hiệu quả của giải pháp thông qua ý kiến nhận xét, đánh giá của hiệu trưởng, các cán bộ quản lý nhà trường và giảng viên về việc nội dung giải pháp đề xuất.

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương