Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang5/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

Về mặt thực tiễn

  • Luận án trình bày có hệ thống, khách quan và toàn diện về quá trình phát triển của GDĐH Việt Nam sau thời kỳ đổi mới gắn liền với yêu cầu đổi mới quy trình đào tạo từ niên chế sang HTTC.

  • Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để đổi mới công tác quản lý dạy học nói chung và hoàn thiện công tác quản lý HĐHT của SV trong quy trình đào tạo mới theo HTTC ở các trường ĐH Việt Nam.

  • Vận dụng vào quá trình đổi mới quản lý nhà trường, hoạt động dạy học, đặc biệt đối với công tác quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH VN.

10.Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ


1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống tín chỉ và đào tạo theo hệ thống tín chỉ
O. Regel đã thực hiện một công trình nghiên cứu về “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học, hiệu quả và sự thích hợp đối với các nước đang phát triển”. Tác giả cho rằng việc nỗ lực áp dụng HTTC vào Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trong việc mong muốn chuyển đổi hệ thống đào tạo ĐH tại nước họ. Sự thay đổi cần thiết này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của SV và các trường ĐH nhằm tạo điều kiện chuyển đổi SV giữa các trường, mà sự thay đổi này được hiểu như là một yêu cầu đòi hỏi của xã hội phát triển. “ Nhân tố chính thúc đẩy việc thay thế chương trình giảng dạy truyền thống là nhu cầu cần thiết đối với một hệ thống linh hoạt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu đương thời” [125, tr 3]
Tuyên bố Bologna là bản thỏa thuận được Bộ trưởng phụ trách giáo dục đại học của 29 nước trong và ngoài Liên hiệp Châu Âu ký kết tại Hội nghị ở Bologna (Ý) ngày 19/6/1999. Tuyên bố này đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của giáo dục đại học Châu Âu, nhanh chóng được hưởng ứng. Theo thống kê tại Hội nghị Bergen (Na Uy) ngày 19-20/5/2005, đã có 40 nước xin gia nhập vào nhóm giáo dục đại học Châu Âu và ký tên vào bản tuyên bố này. [17, tr 5]
Bahram Bekhradnia đã tiến hành nghiên cứu về “Nhận định chung về quá trình tích lũy và chuyển đổi tín chỉ, Tuyên bố Bologna”. Báo cáo này mô tả và đánh giá hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ như một phương tiện giúp con người học tập suốt đời, đồng thời gia tăng sự tham gia học tập của các thành phần trong xã hội. Hệ thống này cũng giúp cho Châu Âu đạt được mục tiêu huy động và gia tăng số lượng SV trong cộng đồng các trường đại học Châu Âu. Chuyển đổi tín chỉ cho phép SV chuyển sang học ngành khác, hoặc chuyển sang học trường khác, công nhận khối lượng kiến thức đã học của sinh viên. [115, tr 7]
Hệ thống tín chỉ ra đời từ thế kỷ XIX ở Hoa Kỳ. Về mặt lịch sử, hệ thống GDĐH của Hoa Kỳ được mô phỏng theo mô hình của các nước Châu Âu, đặc biệt là mô hình của Anh và Đức. Mô hình GDĐH của Anh đã được Hoa Kỳ áp dụng, đồng thời mô hình này chi phối các tổ chức, tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy GDĐH của Hoa Kỳ cho đến giữa thế kỷ 19. Sau đó, GDĐH của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Đức khi hoạt động nghiên cứu được đưa vào trường ĐH như là hoạt động chính và khi GDĐH phát triển mạnh mẽ. Thời điểm này, hệ thống GDĐH Hoa Kỳ đón nhận sự thay đổi nhanh chóng. “Vào năm 1872, hiệu trưởng Eliot đã có sáng kiến đưa ra một hệ thống lựa chọn ở Viện ĐH Harvard. Ông thay đổi hệ thống chương trình đào tạo cứng nhắc cổ điển bằng một sự lựa chọn ngày càng rộng rãi các môn học đối với SV” [125, tr2]
Hiệu trưởng trường ĐH Harvard là người khởi xướng hệ thống học tự chọn. Ông quyết định thay thế hệ thống bài giảng cố định theo phương thức truyền thống bằng rất nhiều sự lựa chọn cho SV. Ông cho rằng việc nỗ lực áp dụng HTTC vào Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trong việc mong muốn chuyển đổi hệ thống đào tạo ĐH. Sự thay đổi cần thiết này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của SV và các trường ĐH nhằm tạo điều kiện chuyển đổi SV giữa các trường, mà sự thay đổi này được hiểu như là một yêu cầu đòi hỏi của xã hội phát triển. Nhân tố chính thúc đẩy việc thay thế chương trình giảng dạy truyền thống là nhu cầu cần thiết đối với một hệ thống linh hoạt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu đương thời.
Cary J Trexler đã có một nghiên cứu về “Hệ thống tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kỳ, lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động”. Ông cho rằng “Một nhân tố sống còn của HTTC Mĩ là hệ thống tự chọn môn học. Hệ thống môn tự chọn bắt đầu ở ĐH Harvard trong những năm 1880 nhằm khích thích sự tò mò, ham học của SV. Hầu hết các trường ĐH đã đi theo con đường này của Harvard và thay đổi chương trình được tiêu chuẩn hóa của họ thành hệ thống tự chọn” [36, tr 62]
Đồng thời với việc áp dụng đào tạo theo HTTC, các trường ĐH chuyển từ chương trình đào tạo tiêu chuẩn hóa cho tất cả SV thành hệ thống môn học tự chọn, hệ thống này cho phép SV được quyền quyết định chọn môn học tùy theo thế mạnh và sự quan tâm của mình. Sự phát triển các chuyên ngành là một trong những điểm xác định cấu trúc tổ chức của hệ thống các trường ĐH Hoa Kỳ, trong đó, chuyên ngành là một chương trình đào tạo được kết cấu chặt chẽ trong một lĩnh vực khoa học cụ thể gồm nhiều tín chỉ lựa chọn khác nhau.
So với Hoa Kỳ, hệ thống chuyển đổi TC ở Châu Âu là một HTTC đánh giá việc học của SV trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT. ECTS không quy định cụ thể về tổ chức đào tạo, nhưng có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện cho SV các nước trong khối được đổi ngành học hoặc chuyển trường dễ dàng. (Phụ lục 2)
Có thể xem việc ĐH Harvard áp dụng hệ thống chương trình tự chọn được cấu thành bởi các môdun mà mỗi SV có thể lựa chọn là sự kiện đánh dấu điểm mốc khai sinh HTTC. Đầu thế kỷ 20, HTTC được áp dụng rộng rãi trong các trường ĐH của Hoa Kỳ. Sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng HTTC trong hệ thống GDĐH như các nước Bắc Mỹ, các nước Châu Á như Nhật, Philipines, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc.

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương