Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang9/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

1.1.2.3. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ
Ban Liên lạc các trường ĐH và CĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học năm 2008 về “ Quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Tại Hội thảo này, rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục trình bày các báo cáo khoa học liên quan đến công tác quản lý SV trong đào tạo theo HTTC. Nguyễn Quang Giao bàn về những khó khăn trong công tác quản lý SV khi thực hiện đào tạo theo HTTC. Ninh Quang Thăng tham gia hội thảo với bài “Phân định trách nhiệm trong tác quản lý sinh viên”. Trần Văn Chính có tham luận về công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo HTTC. Phương pháp học tập và quản lý học tập của SV trong đào tạo theo HTTC được Ngô Doãn Đãi khái quát đầy đủ. Ông cho rằng phương pháp học tập của SV phụ thuộc vào quan điểm của người thầy đối với người học như những đối tượng đào tạo. Ông cho rằng có ba yếu tố chính để quản lý học tập của SV: (i) Đề cương môn học của thầy; (ii) Đánh giá thường xuyên trong quá trình đào tạo và thay đổi nội dung thi, kiểm tra và (iii) Cách đánh giá kết quả môn học. Một số góp ý rất thiết thực để quản lý HĐHT của SV đó là (i) Không nên quản lý việc học tập của SV bằng các biện pháp kiểm tra hành chính hoặc công tác tư tưởng; (ii) Nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, tổ chức trao đổi rộng rãi trong đội ngũ CBQL, cán bộ giảng dạy để có những nhận thức mới, từ đó có ý tưởng mới và (iii) Khi áp dụng kinh nghiệm của các nước cần tránh suy nghĩ máy móc mà phải sáng tạo, tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của Việt Nam.[22, tr 6]
Đặng Xuân Hải cũng đã có nhiều bài báo về tín chỉ như “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam: vấn đề và thực tiễn triển khai”; “ Về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ”. Ông rất quan tâm đến các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ, đó là sẽ quản lý SV như thế nào và đánh giá lao động đối với GV như thế nào. Điều này phụ thuộc vào quan điểm về tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học và người dạy trong học chế tín chỉ. Với sự đánh giá cụ thể đối với khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường đại học, các giải pháp/ điều kiện được nêu ra để có thể thực hiện được vấn đề trên. [48, tr 36]
Trường ĐH Xây dựng là một trong những trường ĐH đầu tiên phía Bắc thực hiện quản lý đào tạo theo HTTC. Trường đã chủ trì triển khai đề tài nghiên cứu (2008-2009) về cải tiến công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo theo HTTC. Mục tiêu của đề tài tập trung nghiên cứu để áp dụng những nội dung cơ bản trong Nghị quyết của Chính phủ Việt Nam về đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, đề án đổi mới GDĐH Việt Nam và lộ trình chuyển sang đào tạo theo HTTC để đánh giá quá trình quản lý đào tạo ở trường ĐH Xây dựng. Đồng thời, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những bất cập trong các khâu của quá trình tổ chức quản lý đào tạo theo tín chỉ. Nhóm tác giả đánh giá hiện trạng của công tác xây dựng đội ngũ, công tác sinh viên, công tác xây dựng cơ sở vật chất và công tác tổ chức và quản lý đào tạo. Thực tế nghiên cứu tại trường ĐH xây dựng cho thấy „sau hơn 15 năm thực hiện đào tạo theo HTTC, việc quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ vẫn đang trong quá trình được điều chỉnh để phù hợp“.[76, tr 81]

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương