Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang8/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

1.1.2.2. Các nghiên cứu hoạt động học tập của sinh viên trong hệ thống tín chỉ
Hoạt động học tập của SV là một vấn đề được quan tâm trong trường ĐH. Có nhiều công trình nghiên cứu về học tập của các tác giả, các nhà nghiên cứu như Vũ Văn Tảo " Dạy cách học", Phan Trọng Luận " Tự học - Một chìa khoá vàng của giáo dục", Nguyễn Kỳ " Phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm". Những công trình nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò thiết yếu của HĐHT của SV trong trường ĐH. Bản chất của hoạt động học là việc của mỗi cá nhân, của người học trong tính cách riêng của người đó. Trong việc truyền đạt tri thức và học tập, việc dạy một môn học hoặc kỹ năng tiếp thu được – người học vừa là chủ thể và vừa là mục đích cuối cùng của quá trình. Cùng với sự phát triển cách mạng khoa học và kỹ thuật, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, chuyển sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” …. Thực chất là chuyển từ chỗ “lấy việc dạy làm trung tâm” sang “lấy việc học làm trung tâm”. [ 79, tr 42]
Hoạt động học tập theo hệ thống niên chế được tổ chức thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường, SV học tập theo thời khóa biểu và thời gian biểu cụ thể, SV học tập trong một tập thể lớp cố định từ khi bắt đầu nhập học đến khi kết thúc khóa học.
HTTC làm tăng tính mềm dẻo của chương trình đào tạo và tăng cường tính chủ động và khả năng linh hoạt của SV trong quá trình học tập. Bất cứ kỹ năng cụ thể và kỹ thuật hiện đại nào cũng trở nên lạc hậu rất nhanh. Vì vậy, thay vì được đào tạo những kiến thức kỹ năng cụ thể, SV cần phải được trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản của chuyên ngành, SV phải thành thạo trong các kỹ năng mềm để thích nghi và hòa nhập tốt vào môi trường làm việc năng động. Nói cách khác, yêu cầu của phương thức đào tạo thay đổi, SV phải "học cách học". HTTC cho phép SV được chuyển đổi ngành học, trường học, được công nhận các tín chỉ đã tích lũy.
Eli Mazur & Phạm Thị Ly đã thực hiện một nghiên cứu so sánh hệ thống HTTC Hoa Kỳ và gợi ý hướng đi cho GDĐH Việt Nam. Trong đó, HĐHT của SV được phân tích hướng đến sự chủ động và được phát huy tối đa tính tích cực trong việc tự chọn theo học một số môn học, tích lũy tín chỉ để tốt nghiệp, cũng có thể chuyển đổi giữa các trường với một số điều kiện nhất định. “Thực tế, SV những trường này hầu như không được lựa chọn các môn học, bởi vì không phải lúc nào nhà trường cũng có sẵn GV cho các môn học tự chọn đó. Hơn nữa, việc áp dụng HTTC hiện tại ở Việt Nam cũng không cho phép SV chọn môn học ở khoa khác nhau trong trường, cho dù những môn này có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành của họ. Kết quả là điểm khác nhau duy nhất giữa những trường đang áp dụng HTTC và những trường chưa áp dụng, SV được phép học theo tiến độ của họ, có thể tốt nghiệp trước hạn hoặc sau hạn một vài năm. [39, tr86]
Lâm Quang Thiệp là một trong những người đã viết nhiều tài liệu, báo cáo về đào tạo theo HTTC. Báo cáo khoa học “Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ ” đã làm sáng rõ lý luận và phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo HTTC. Bản chất của tín chỉ là cá thế hóa việc học tập trong một nền GDĐH cho số đông. Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là “giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng”. Theo đó, phương pháp dạy và học theo tín chỉ sđược quan niệm một cách tổng quát, học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú thêm bằng cách chọn, nhập và xử lý thông tin. [21, tr19]

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương