Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang7/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

1.1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ
Charles T Towley đã tổng kết mô hình quản lý nhà trường ở ĐH New Mexico (Hoa Kỳ) dựa trên nguyên tắc cùng quản lý điều hành để đưa ra các quyết định liên quan đến công tác đào tạo. Bốn vấn đề quan trọng được đề cập liên quan đến quản lý GDĐH đó là (i) Giới khoa học cần có mức độ tự chủ cao, tự do học thuật là điều kiện tối cần thiết đối với học giả; (ii) Tổ chức hoạt động quản lý và đáp ứng được các nhu cầu xã hội là hết sức quan trọng; (iii) Trường ĐH cần phải quan tâm tới đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu và sinh viên và (iv) Cùng quản lý đảm bảo được tính tự chủ trong các quyết định liên quan đến đào tạo. Hoạt động giảng dạy và học tập trong trường ĐH đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng làm việc của GV và SV, biến quá trình dạy học thành một quá trình trao đổi giữa các cá nhân với nhau. Hoạt động học tập của SV trong HTTC được đề cập như một hoạt động của người cộng tác với GV, đồng thời SV cần phải tự xây dựng, khám phá mở rộng và kiến tạo kiến thức cho bản thân. Sinh viên đến trường để học tập và trưởng thành thông qua sự hướng dẫn của GV. [32, tr 3]
Nhiều nghiên cứu quốc tế được thực hiện trong những thập kỷ 90, thời kỳ này có rất nhiều trường ĐH trên thế giới áp dụng HTTC. Các nghiên cứu này với mục đích giúp cho người đọc hiểu rõ về lịch sử ra đời của HTTC tại Hoa Kỳ, định nghĩa về HTTC, những khái niệm liên quan, cách tổ chức đào tạo theo HTTC… cũng như hiệu quả của việc thực hiện đào tạo theo HTTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không bao gồm các thông tin liên quan đến quản lý GDĐH, quản lý nhà trường cũng như quản lý các HĐHT của SV.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu về hệ thống tín chỉ và đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Đào tạo theo HTTC là một phương thức đào tạo khá mới mẻ ở Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1995, được sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, một số trường dần chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế học phần sang HTTC. Để có thể rút ngắn thời gian và thực hiện đào tạo theo HTTC có hiệu quả, Bộ GDĐT đã chủ động tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về HTTC. Những hội thảo này đã cung cấp số lượng lớn thông tin về ý nghĩa, lợi ích của quy trình đào tạo theo hệ HTTC. Các trường ĐH vừa tiếp nhận thông tin từ Bộ GDĐT, vừa chủ động tìm các cơ hội tiếp cận trực tiếp với các trường ĐH và chuyên gia, học giả từ Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu để tìm hiểu thêm về hình thức đào tạo mới mẻ này. Rất nhiều đoàn cán bộ, các nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo trường ĐH đã đến thăm, học tập kinh nghiệm tại các trường ĐH ở Hoa Kỳ với mong muốn hiểu rõ hơn về quy trình đào tạo theo tín chỉ. Theo đó, các hợp tác quốc tế giữa các trường ĐH Việt Nam và Hoa Kỳ được thiết lập nhằm hỗ trợ các trường ĐH Việt Nam tiến nhanh hơn trong xu thế hội nhập. Các Quỹ Văn hóa giáo dục tích cực tham gia vào một loạt các chương trình GDĐH để thúc đẩy sự đóng góp có hiệu quả của các học giả quốc tế.
Nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục đã nghiên cứu các khía cạnh của HTTC Hoa Kỳ, so sánh với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho trường hợp Việt Nam áp dụng đào tạo đại học theo HTTC.
Nguyễn Kim Dung có báo cáo khoa học tại Hội thảo Đào tạo theo tín chỉ về “Đào tạo theo HTTC: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam”. Bài viết trình bày một số kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Các mô hình chuyển đổi tín chỉ cũng được giới thiệu cùng với các chức năng và ưu điểm của chúng. Tiếp theo là các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc áp dụng hệ thống chuyển đổi tín chỉ trong đào tạo và các ưu khuyết điểm của hệ thống này cũng được phân tích làm rõ.[99, tr 56]
Bộ GDĐH và Dự án Giáo dục đại học 2 phối hợp tổ chức Hội thảo Đào tạo theo HTTC tại Đại học Cần Thơ năm 2010. Tại Hội thảo này, ngoài các báo cáo tham luận của một số trường ĐH về kinh nghiệm triển khai đào tạo theo HTTC, Vụ Giáo dục đại học và nhóm chuyên gia đã trình bày 3 nội dung chính của báo cáo. Phần 1 cung cấp tổng quan về đào tạo theo HTTC, mô tả sự tiến triển, ưu điểm, nhược điểm của HTTC và kinh nghiệm áp dụng tại một số nước đang phát triển. Phần 2 tập trung phân tích quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo trong các trường ĐH và CĐ từ niên chế sang HTTC. Phần 3 và 4 phân tích thực trạng của việc triển khai đào tạo theo HTTC, các vướng mắc kiến nghị từ các trường, giải pháp và khuyến nghị để giải quyết các vướng mắc nhằm phát triển phương thức đào tạo này trong toàn hệ thống GDĐH.[17, tr18]

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương