Mở ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 1.51 Mb.
trang14/88
Chuyển đổi dữ liệu18.11.2023
Kích1.51 Mb.
#55685
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   88
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-theo-he-thong-tin-chi-o-truong-dai-hoc-viet-nam

1.2.2.4. Giờ tín chỉ
Theo O. Regel,”Một tín chỉ thông thường là 50 phút trên lớp tính trong 1 tuần và kéo dài 1 học kỳ”. [125, tr3]
James Quann cho rằng: “ Các định nghĩ ban đầu về giờ tín chỉ đã cung cấp một công thức đơn giản để xác định số giờ mà một sinh viên phải dành cho lên lớp trong suốt một học kì 2 quí hay học kì 1 quí. Chẳng hạn trong kế hoạch một học kì 2 quí, một tiến trình giảng dạy 50 phút/ tuần trong suốt 16 tuần ( thường là 15 tuần học và 1 tuần thi) được ấn định là một giờ tín chỉ của học kì 2 quí ” [16, tr 37]
Theo Quy chế 43, “một tiết học được tính bằng 50 phút”
Như vậy, ở Việt Nam, giờ tín chỉ tương đương với 50 phút và gọi là 1 tiết học. Hiệu trưởng các trường ĐH quy định số tiết, số giờ đối với từng môn học cho phù hợp.
1.3. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
1.3.1. Hoạt động học tập của sinh viên
Trong quá trình dạy học ĐH tồn tại sự tương tác của ba yếu tố: người dạy, người học và đối tượng dạy học. Đối tượng của hoạt động dạy là hoạt động học của chính bản thân người học. Người học vừa là khách thể của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học. Xem xét hệ thống giáo dục trước đây, SV được nói đến trong hoạt động dạy học như là một khách thể. Khách thể này chịu sự tác động của chủ thể - người dạy. Người dạy chủ động quyết định mục tiêu, nội dung và phương pháp tác động đến người học, người học trở nên thụ động chịu sự tác động của người dạy. Hướng tác động chính từ người dạy đến người học.
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của SV có vai trò quyết định kết quả dạy học. “ Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó”.[79,tr15]
Để hoạt động học có kết quả thì hoạt động dạy của GV phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý hoạt động học của SV.
Theo góc độ tâm lí học, học tập thường quan tâm nhiều đến mục đích và động cơ của nó. “Do tác động của hoạt động dạy học nói riêng, quá trình đào tạo nói nhung, sinh viên, khi mới vào trường đại học, … từ chỗ chưa yêu nghề đến chỗ yêu nghề, găn bó ới nghề nghiệp tương lai mà mình đã chọn;… từ chỗ chưa nhận thức được mục đích đào tạo dần dần hiểu được đầy đủ, sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập, rèn luyện nói chung, đối với từng bộ môn nói riêng;” [46, tr 39]
Dưới góc độ lí luận dạy học ĐH, N.V. Cudomina coi “Học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong quá trình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai” [84, tr 89]
Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù – hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Đặc trưng của học tập nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định, được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt: hoạt động học với nội dung, phương pháp và phương tiện riêng. HĐHT có thể được thực hiện theo nhiều hình thức phong phú.
Từ quan điểm về học tập nói trên, chúng ta có thể nhận thấy đó là một hoạt động mà chủ thể chính là người học, tri thức và kỹ năng chính là đối tượng của nó. Việc tiếp nhận tri thức, kỹ năng được diễ ra theo cơ chế nhập tâm. Quá trình đó diễn ra trên cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, cấu trúc của nó bao gồm các giác quan, nơ ron thần kinh và não. Mỗi bộ phận này có những chức năng khác nhau.
Nguyễn Thạc- Phạm Thành Nghị cho rằng, “Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của SV nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao”. [84, tr 90]
Charles Towley cho rằng, SV đến trường ĐH để học tập và trưởng thành. Trong đào tạo theo HTTC, SV và GV là những người cộng tác của nhau. Trong mối quan hệ này, SV vừa là người cộng tác, vừa là người kiến tạo kiến thức. Sinh viên học tập thông qua việc tạo ra những mối liên hệ, và khám phá ra những mối liên hệ đó. Sinh viên chủ động xây dựng, khám phá, biến đổi và mở rộng kiến thức của mình. Để khuyến khích SV thực hiện việc học tập có hiệu quả, GV cần nỗ lực phát huy năng lực của mình. Quá trình dạy học đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt, GV và SV phải cùng nhau làm việc, biến quá trình đào tạo thành một quá trình trao đổi giữa các cá nhân với nhau.[32, tr39]
Hoạt động học tập của SV là hoạt động lĩnh hội tri thức. Khi tiến hành HĐHT, SV không chỉ tiếp nhận kiến thức chuyên ngành thụ động từ người thầy mà họ cần chủ động trong quá trình học tập. Sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập sáng tạo. HĐHT của SV mang tính tự giác, tích cực, chủ động. HĐHT được hình thành và tổ chức một cách có khoa học thông qua công tác tổ chức quản lý giáo dục của nhà trường.
Hoạt động học tập theo HTTC bao gồm cả hoạt động học tập chính thức và hoạt động học tập không chính thức. Hoạt động học tập chính thức diễn ra ở trong trường học, có mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức theo đúng quy định của Bộ GDĐT thông qua các quy chế, thông tư hướng dẫn. Hoạt động học tập không chính thức bao gồm nhiều hình thức và mức độ như tự nghiên cứu không có hướng dẫn, học thông qua trao đổi, hội thảo khoa học.

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương