Mã số: 60. 62. 10 Người hướng dẫn khoa học: HÀ NỘI 2009 LỜi cam đoan


Bảng 4.3 Mức độ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống thu thập ở một số xã thuộc huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh vụ xuân 2009



tải về 0.71 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.71 Mb.
#19210
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng 4.3 Mức độ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống thu thập
ở một số xã thuộc huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh vụ xuân 2009


TT

Tên nấm

Tỷ lệ trung bình hạt bị nhiễm nấm(%)

Thạch Xuân

Thạch Trị

Thạch Khê

1

Aspergillus niger Van Tiegh

11,25

11,75

9,50

2

Aspergillus flavus

20,75

23,00

21,5

3

Aspergillus parasiticus S.

3,25

4,50

3,75

4

Penicillium sp.

6,50

7,00

5,75

5

Rhizopus sp.

6,25

6,75

5,25

6

Scletium rolfsii Sacc

3,00

3,75

3,50

7

Fusarium sp.

4,25

5,25

4,75




Hình 4.1 Mức độ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống thu thập
ở một số xã thuộc huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh vụ xuân 2009

Qua kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy mẫu lạc thu thập tại các địa phương đều nhiễm 7 loài nấm trên, tuy nhiên tỷ lệ hạt nhiễm các loại nấm khác nhau là khác nhau và mẫu thu thập ở các địa phương khác nhau cũng cho tỷ lệ hạt nhiễm bệnh khác nhau.

Kết quả còn cho thấy rằng nấm A.flavus gây hại nặng nhất trên các mẫu hạt giống thu thập được. Tỷ lệ hạt nhiễm bệnh cao nhất ở xã Thạch trị với tỷ lệ là 23%, ở Thạch Khê là 21,5% còn nhẹ nhất là Thạch Xuân với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh là 20,75%

Bên cạnh sự gây hại của nấm A. flavus thì nấm A.niger cũng gây hại tương đối nặng ở các mẫu thu thập được. Tỷ lệ hạt nhiễm bệnh cao nhất ở xã Thạch Trị (11, 75%) thấp nhất là xã Thạch Khê (9,5%)

Nấm Penicilium spp. Và nấm Rhizopus sp. xuất hiện và gây hại ở mức độ trung bình ở các mẫu hạt giống thu thập. Thạch Trị có tỷ lệ nhiễm 2 bệnh cao nhất với tỷ lệ bệnh tương ứng là là 7% và 6,75%, còn Thạch Xuân tương ứng là 6,5% và 6,25%, Thạch Khê là 5,75 và 5,25

Nấm Fusarium sp. nấm Aspergillus parasiticus S.và nấm Scletium rolfsii Sacc xuất hiện trên các mẫu thu thập ở cả 3 địa điểm với mức độ nhiễm nhẹ ( tỷ lệ bệnh dưới 5%)

Từ kết quả trên cho thấy, trên hạt giống lạc chủ yếu bị nhiễm nấm A.flavusA. niger. Tỷ lệ hạt nhiễm các loài nấm ở các mẫu thu thập tại Thạch Trị là cao nhất, thứ hai là mẫu hạt ở Thạch Khê và thấp nhất là mẫu hạt ở Thạch Xuân.

4.3 Thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh hại chủ yếu trên cây lạc tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Bệnh hại lạc là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở huyện Thạch Hà. Để tìm hiểu tình hình bệnh nấm hại trên lạc ở vùng này chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại, diễn biến và mức độ gây hại của một số bệnh nấm hại lạc chính trên các chân đất và các giống lạc khác nhau. Từ đó thu được những thông tin cụ thể về tình hình bệnh nấm hại ở vùng này để đưa ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả.



4.3.1 Thành phần và mức độ phổ biến của nấm hại trên cây lạc tại vùng Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân 2010

Chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi, xách định thành phần nấm bệnh hại trên các giống V79, L13, L23, cúc được trồng ở vùng Thạch Hà – Hà Tĩnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4

Quang bảng 4.4 chúng tôi thấy có 10 loài nấm gây hại chính trên cây lạc ở vùng này.

Bảng 4.4 Thành phần bệnh nấm hại lạc vụ xuân 2010 tại Thạch Hà – Hà Tĩnh


STT

Tên bệnh

Tên khoa học

Bộ

Thời kỳ xuất hiện bệnh

MĐPB

Bộ phận bị hại

1

Lở cổ rễ

Rhizocotina solani Kuhn

Sterilales

Nẩy mầm - trưởng thành

++

Cổ rễ

2

Héo rũ gốc mốc trắng

Sclerotium rolfsii Sacc

Sterilales

cây con- thu hoạch

++

Hạt, thân sát mặt đất

3

Héo rũ gốc mốc đen

Aspergillus niger

Van Tiegh



Plectascales

Nẩy mầm, cây con

++

Hạt, cổ rễ, mầm

4

Héo vàng

Fusarium oxysporum

(Schlechtend) Snyder



Tuberculariaceae

Cả thời gian sinh trưởng

+

Rễ, tia quả, quả

5

Mốc vàng

Aspergillus flavus Link

Plectascales

Nẩy mầm, cây con

+

Hạt, rễ trụ, lá mầm, mầm

6

Thối quả, tia quả

Pythium sp.

Peronosporales

Cả thời gian sinh trưởng

+

Rễ, tia quả, quả

7

Đốm nâu

Cercospora archidicola

Hori


Moniliales

Trưởng thành - quả chắc

+++



8

Đốm đen

Cercospora personata

Back & Curtis



Moniliales

Quả non - chín - thu hoạch

+++



9

Gỉ sắt

Puccinia archidis Speg

Uzedinales

Quả non- thu hoạch

+++



10

Cháy lá

Pestalotiopsis sp.

Melanconiales

Trưởng thành đến thu hoạch

+



Ghi chú: +: Tỷ lệ bệnh dưới 5 %; ++: Tỷ lệ bệnh 5 đến 15 %; +++: Tỷ lệ bệnh trên 15 %.

4.3.1.1 Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn

Bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc, gây héo và chết cây con. Trên vết bệnh có lớp nấm màu trắng xám, vết bệnh thối mục có màu nâu đen ủng. Với những diện tích lạc trồng sớm do điều kiện thời tiết đầu vụ mưa nhiều nên bệnh gây hại nặng, những diện tích trồng muộn vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, trời ít mưa nên bệnh gây hại nhẹ hơn.



4.3.1.2 Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Saccardo

Nấm bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc được 2 - 3 lá nhưng tỷ lệ này rất thấp, từ tháng cuối tháng 3 đầu tháng 4, khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì bệnh có xu hướng tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng. Trên mô bệnh lúc đầu có tản nấm màu trắng mọc đâm tia lan rộng ra xung quanh. Bắt đầu từ tháng 4 nhiệt độ lên cao, thuận lợi cho nấm phát triển nên hạch nấm xuất hiện ngay trên mô bệnh. Hạch nấm lúc đầu màu trắng như vôi sau chuyển dần thành màu nâu giống hạt cải.



4.3.1.3 Bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn cây con, kéo dài đến giai đoạn trưởng thành, nấm gây hại ở mức độ khá cao tại các địa điểm chúng tôi điều tra. Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay sau khi cây lạc mọc, khoảng gần cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Cây bị bệnh cành lá bị héo cong, màu lá xanh vàng, mất sắc bóng. Phần gốc thân, cổ rễ bị thối đen, mục nát bao phủ bởi một lớp nấm mốc đen, đó là các sợi nấm và cành bào tử phân sinh. Khi nhổ cây lên dễ bị đứt bục gốc. Cắt đoạn gốc thân cây bệnh để ẩm thì sau 1 - 2 ngày xuất hiện lớp nấm màu đen trên phần bị bệnh.



4.3.1.4 Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum (Schlechtend.) Snyder

Cây con bị bệnh thường lùn, rễ cái bị biến thành màu nâu. Khi cây mới bị bệnh các lá phái dưới loang lỗ và héo vàng, vết bệnh mới xuất hiện nhỏ, có màu nâu ở phía thân sát mặt đất sau đó lan rộng bao quanh gốc, vết bệnh phần rễ là những đốm màu nâu, hơi lõm, thuôn dài. Trong điều kiênh thời tiết ẩm, bệnh phát triển mạnh làm cây khô tóp. Khi cây bị nhiễm nặng toàn bộ cây bị héo rũ, lá có màu vàng, chết gục, trên vết bệnh có lớp nấm màu trắng bao phủ. Bệnh xuất hiện với mức độ thấp tại địa điểm chúng tôi điều tra



4.3.1.5 Bệnh mốc vàng Aspergillus flavus Link

Nấm bệnh gây hại ở giai đoạn cây con. Trên cây con, biểu hiện đầu tiên là các vết đốm trên lá mầm bao phủ bởi lớp cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm bệnh màu xanh vàng. Hệ thống rễ phụ không phát triển. Cây bị nhiễm bệnh thấp bé, lá nhỏ, gân lá sáng, nếu bị nhiễm nặng cây con sẽ bị héo và chết.



4.3.1.6 Bệnh thối tia, thối quả Pythium sp.

Bệnh gây hại ở rễ tia củ và củ non. Trên cây bệnh, bộ rễ biến thành màu nâu, đầu tia củ bị thối, củ non không phát triển. Quan sát cây bệnh thấy bộ lá thường bị héo, thân và cành bị đổ nghiêng ngả.



4.3.1.7 Bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola Hori

Xuất hiện và gây hại rải rác ở giai đoạn cây trưởng thành và tăng đần về cuối vụ. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở các khu vực chúng tôi điều tra. Bệnh bắt đầu gây hại nặng ở giai đoạn đâm tia và quả non. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu sáng, sau đó lớn dần chuyển sang màu nâu, có quầng vàng, ở mặt trên đậm hơn ở mặt dưới lá. Các giống địa phương bị bệnh nhẹ hơn so với các giống nhập nội.



4.3.1.8 Bệnh đốm đen Cercospora personata Beck & Curtis

Xuất hiện muộn và gây hại ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh đốm nâu. Nấm bệnh gây hại chủ yếu ở những lá già phía dưới. Vết bệnh màu đen, đường kính 1 - 5 mm và hầu như không có quầng vàng, về sau trên bề mặt vết bệnh thường có lớp nấm mốc màu đen. Vào tháng 5 nhiệt độ không khí tăng cao, cây lạc đã bước vào cuối giai đoạn sinh trưởng, bệnh càng gây hại nặng làm cho lá úa vàng, khô và rụng.



4.3.1.9 Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg.

Xuất hiện ở giai đoạn ra hoa, đâm tia. Vết bệnh hình thành ở mặt dưới của lá, tạo thành nhiều chấm nhỏ lấm tấm, màu vàng cam, nhô lên khỏi mặt lá, quan sát như bụi gỉ sắt. Vào cuối tháng 5 nhiệt độ tăng cao, thời tiết khô hạn, bệnh càng gây hại nặng, vết bệnh dày đặc trên phiến lá làm cho lá bị khô cháy.



4.3.1.10 Bệnh cháy lá Pestalotiopsis sp.

Xuất hiện từ giai đoạn trưởng thành đến thu hoạch, tại các địa điểm điều tra chúng tôi thấy bệnh ở mức độ nhẹ. Trên lá các vết bệnh dạng tròn nâu đậm có viền vàng nhạt, vết bệnh lan rộng và kết lại với nhau gây chết hoại, đặc biệt là vùng bìa lá.



4.3.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Bệnh lở cổ rễ do nấm R.solani chủ yếu gây hại ở vùng rễ của cây lạc. Tác hại chủ yếu của bệnh là gây nên hiện tượng lỡ cổ rê, chết cây con làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lạc. Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh, cây ký chủ, cỏ dại và trên hạt giống dưới dạng sợi nấm, hạch nấm bào tử phân sinh. Do vậy việc nghiên cứu sự phát sinh phát triển của bệnh lở cổ rễ là cần thiết để từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ.

Để tìm hiểu quy luật phát sinh, phát triển, đánh giá mức độ gây hại của bệnh lở cổ rễ trong vụ xuân 2010 tại vùng Thạch Hà – Hà tĩnh, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh của bệnh trên các chân đất khác nhau từ giai đoạn cây bắt đầu mộc đến giai đoạn ra hoa, khi bệnh không tăng nữa. Kết quả điều tra được ghi lại ở bảng 4.5

Bảng 4.5 Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Ngày ĐT

Giai đoạn sinh trưởng

Tỷ lệ bệnh (%)

Đất thịt

Đất thịt nhẹ

Đất cát ven biển

2/3/2010

Cây con

1

2

3

9/3/2010

Cây con

3

4

6

16/3/2010

Phân cành

4

5

7

23/3/2010

Phân cành

5

5

8

30/3/2010

Ra hoa

5

6

9

Ghi chú: Ngày gieo 23/2/2010



Hình 4.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Qua kết quả bảng 4.5 và hình 4.2, chúng tôi thấy bệnh lở cổ rễ xuất hiện và gây hại ở giai đoạn cây con. Bệnh xuất hiện vào lúc cây mới mọc và có xu hướng tăng dần, tỷ lệ bệnh đạt cao nhất vào thời điểm cây lạc bắt đầu ra hoa. Kết quả điều tra cho thấy bệnh xuất hiện trên tất cả các chân đất điều tra nhưng tỷ lệ bệnh là khác nhau giữa các chân đất. Tỷ lệ bệnh cao nhất tương ứng với chân đất thịt, thịt nhẹ và cát ven biển là: 5%, 6% và 9%.

Bệnh gây hại nặng nhất trên chân đất cát ven biển và nhẹ nhất trên đất thịt. Nguyên nhân do đầu vụ thời tiết mưa nhiều, đất ướt và chỉ trồng cây trồng cạn nên tạo điều kiện cho nấm gây hại. Với chân đất thịt và đất thịt nhẹ do được trồng luân canh với cây lúa nước và địa thế đất đai cao, thoát nước tốt nên bệnh gây hại với tỷ lệ thấp hơn.

Vậy bệnh lở cổ rễ thường gây hại ở giai đoạn cây con và gây hại nặng ở những chân đất ướt, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều và không được luân canh với cây lúa.



4.3.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một trong những loại bệnh phổ biến, phát sinh gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây. Tác hại của bệnh là gây hiện tượng héo rũ, chết cây. Để tìm hiểu mức độ và quy luật phát sinh gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên lạc, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến của bệnh trong vụ xuân 2010 trên các chân đất khác nhau tại vùng Thạch Hà – Hà Tĩnh cho kết quả ở bảng...



Bảng 4.6 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Ngày ĐT

Giai đoạn

sinh trưởng



Tỷ lệ bệnh (%)

Đất thịt

Đất thịt nhẹ

Đất cát ven biển

2/3/2010

Cây con

0

1

1

9/3/2010

phân cành

1

2

3

16/3/2010

Phân cành

2

3

4

23/3/2010

Phân cành

2

3

5

30/3/2010

bắt đầu ra hoa

3

4

5

6/4/2010

ra hoa

5

6

7

13/4/2010

ra hoa

6

7

9

40/4/2010

ra hoa rộ

7

8

10

27/4/2010

đâm tia

8

8

10

4/5/2010

đâm tia

8

9

11

11/5/2010

quả non

9

9

11

18/5/2010

quả non

9

10

12

25/5/2010

quả non

9

10

12

1/6/2010

quả già

9

10

12



Hình 4.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà Tĩnh trong vụ xuân năm 2010

Qua bảng 4.6 và hình 4.3 cho thấy, bệnh héo rũ gốc mốc trắng bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn cây con sau đó bệnh có xu hướng tăng và tăng mạnh vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, khi thời tiết nóng dần lên, độ ẩm không khí cao kèm theo mưa, bệnh đạt tỷ lệ cao nhất vào giai đoạn quả non. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, phần thân sát mặt đất xuất hiện một lớp nấm trắng và hình thạch các hạch nấm, ban đầu hạch nấm có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu.

Qua các kỳ điều tra, diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng có sự khác nhau giữa các chân đất, bệnh gây hại nặng nhất trên đất cát ven biển, trên đất thịt và thịt nhẹ bệnh gây hại nhẹ hơn, tỷ lệ bệnh đạt mức cao nhất tương ứng trên các chân đất là: đất cát ven biển 12%, Đất thịt nhẹ 10% và đất thịt 9%.

Như vậy bệnh héo rũ gốc mốc trắng phát sinh gây hại phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây lạc, bệnh gây hại nhẹ vào giai đoạn cây con và gây hại nặng vào giai đoạn ra hoa hình thành quả. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc và thường gây hại nặng trên chân đất cát, độc canh. 4.3.4 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen hại cây lạc trên các chân đất khác nhau tại Thạch Hà – Hà trong vụ xuân năm 2010

Bệnh héo rũ gốc mốc đen cùng gây hại song song với các bệnh héo rũ khác. Kết quả điều tra mực độ gây hại và diễn biến của bệnh héo rũ gốc mốc đên trên các chân đất khác nhau được thể hiện ở bảng 4.7


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương