Mã số: 60. 62. 10 Người hướng dẫn khoa học: HÀ NỘI 2009 LỜi cam đoan



tải về 0.71 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.71 Mb.
#19210
1   2   3   4   5   6   7   8

3.4 Nội dung nghiên cứu

3.4.1 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

  • Giám định thành phần nấm bệnh hại trên mẫu hạt giống trồng tại Thạch Hà - Hà Tĩnh.

  • Xác định thành phần bệnh nấm hại lạc trong vụ xuân năm 2010 tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

3.4.2 Điều tra, nghiên cứu ngoài đồng ruộng

  • Điều tra tình hình sản xuất lạc và một số bệnh nấm hại lạc chính tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh trong những năm qua.

  • Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại lạc chính:

+ Nhóm bệnh hại lá: đốm nâu, đốm đên, cháy lá, gỉ sắt.

+ Nhóm bệnh hại gốc, rễ: lỡ cổ rễ, héo rũ gốc mốc trắng do Sclerotium rolfsii, héo rũ gốc mốc đen do Aspergillus niger, héo vàng do Fusarium solani.



  • Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với nấm gây bệnh đốm đen và đốm nâu, gỉ sắt ngoài đồng ruộng.

  • Khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng gốc, rễ lạc trên đồng ruộng.

3.5 Phương pháp nghiên cứu.

3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp tiến hành: Thu thập số liệu từ nguồn niên giám thống kê của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, số liệu lưu hàng năm tại trạm BVTV huyện Thạch Hà.



3.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.5.2.1 Phương pháp nấu môi trường

* Môi trường PGA (Potato- Glucose- Agar)

Thành phần: + Khoai tây 200 g + Glucose 20 g

+ Agar 20 g + Nước cất 1000 ml

Cách điều chế: khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng cho vào nồi cùng với 1000 ml nước cất đun sôi khoảng 1 giờ. Lọc qua vải lọc, bổ sung nước cất cho đủ 1000 ml. Cho agar và glucose vào khuấy đều cho agar tan hết, đun cho đến khi sôi. Cho môi trường này vào bình tam giác đậy nắp bằng giấy bạc, sau đó đem hấp khử trùng ở 1210C (1,5 atm) trong vòng 45 phút. Để nguội 55 - 600C trước khi rót ra đĩa petri đã khử trùng [35].

* Môi trường WA (Water Agar)

Thành phần: + Agar 20 g

+ Nước cất 1000 ml

Cách điều chế: tương tự như môi trường PGA

3.5.2.2 Phương pháp phân lập nấm

Chọn những mẫu bệnh còn tươi mới, có triệu chứng điển hình đem về phòng thí nghiệm rửa sạch dưới vòi nước sau đó dùng giấy thấm khô rồi khử trùng bề mặt bằng cồn 960. Cắt mô bệnh thành từng miếng nhỏ 1 – 2 mm (chứa cả phần mô bệnh và phần mô khoẻ) để cấy lên môi trường. Sau 3 – 4 ngày, chọn tản nấm phát triển tốt, cấy truyền sang môi trường PGA (cấy truyền khoảng 4 – 5 lần cho đến khi thu được nấm thuần (Isolate).

Kiểm tra vi sinh vật gây bệnh bằng kính hiển vi, xác định đặc điểm hình thái, mầu sắc, kích thước của tản nấm, cành bào tử, bào tử phân sinh và các cơ quan sinh sản của nấm [35].

3.5.2.3 Phương pháp thu mẫu hạt giống

Phương pháp lấy mẫu: chọn 3 xã ở huyện Thạch Hà có diện tích trồng lạc lớn, có địa thế đất, công thức luân canh và điều kiện sinh thái đại diện cho vùng. Ở mỗi xã thu thập 10 mẫu giống (mối mẫu 100 g hạt) từ 10 nông hộ. Mẫu được trộn theo xã, sau đó trộn theo huyện thành mẫu tổng hợp, lấy mấu phân tích từ mẫu tổng hợp.



3.5.2.4 Phương pháp phân lập và giám định nấm bệnh trên hạt giống lac

Phương pháp chia mẫu: mẫu hạt giống được rải đều trên mặt phẳng theo hình tròn, chia mặt phẳng thành bốn phần đều nhau. Lấy mỗi phần một lượng nhất định sau đó trộn đều, lượng mẫu kiểm tra: 400 hạt.

Phương pháp giám định bệnh hại trên hạt giống bằng phương pháp giấy thấm: Đặt 10 hạt trên giấy thấm đã được làm ẩm bằng nước cất vô trùng trong đĩa Petri đã được khử trùng. Sau đó đặt chúng trong phòng ủ đảm bảo 12 giờ sáng, 12 giờ tối ở nhiệt độ 22-250C, sau 7 ngày kiểm tra mẫu. Tiến hành soi hạt dưới kính hiển vi soi nỗi lần lượt từ vòng ngoài vào trong theo tâm đĩa, đối với những bệnh chưa xác định được rõ thì phải đưa qua kính hiển vi điện tử để kiểm tra lại hoặc cho lên môi trường nuôi cấy để phân lập và giám định (theo tài liệu của ICRISAT)

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hạt bị bệnh, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ hạt thối, tỷ lệ mầm dị dạng, tỷ lệ hạt bình thường.



3.5.2.4 Phương pháp xác định khả năng nảm mầm và mức độ nhiễm bệnh trên hạt giống bệnh trên hạt giống lac

Chúng tôi tiến hành xử lý hạt giống vói các lượng chế phẩm nấm đối kháng T.viride khác nhau, sau dó tiến hành đặt ẩm, sau 7 ngày kiểm tra mẫu.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 5 công thức, mỗi công thức là 100 hạt, nhắc lại 3 lần, thử nghiệm trên giống V79

Thí nghiệm 1: xác định tỷ lệ nảy mầm và mức độ nhiễm nấm bệnh trên hạt giống khi xử lý chế phẩm nấm đối kháng T.viride ở các lượng khác nhau

CT1: 0,3 g chế phẩm pha với 0,9 ml xử lý cho 100 hạt giống

CT2: 0,6 g chế phẩm pha với 0,9 ml xử lý cho 100 hạt giống

CT3: 0,9 g chế phẩm pha với 0,9 ml xử lý cho 100 hạt giống

CT4: 1,5 g chế phẩm pha với 0,9 ml xử lý cho 100 hạt giống

CT5: không xử lý nấm đối kháng

Chỉ tiêu theo dõi: TL nảy mầm, TL mầm và hạt nhiễm nấm.



3.5.3 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

3.5.3.1 Phương pháp điều tra bệnh nấm hại lạc

Để xác định thành phần bệnh nấm hại lạc, chúng tôi tiến hành điều tra theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật tiêu chuẩn nghành 10TCN 2003 phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng [40]

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần, mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ 2 m. Mỗi điểm điều tra 10 cây đối với bệnh trên rễ hoặc 10 lá ngẫu nhiên đối bệnh trên lá, tính tỷ lệ bệnh (%)

Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh:

+ : Mức độ ít phổ biến, tỷ lệ bệnh dưới 5%

++ : Mức độ phổ biến, tỷ lệ bệnh từ 5-10%

+++ : Mức độ rất phổ biến, tỷ lệ bệnh trên 10%

* Đối với bệnh hại lá:

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo 10 điểm ngẫu nhiên của khu vực điều tra, điểm điều tra là cố định, mỗi điểm điều tra 10 lá (4 lá gốc, 3 lá giữa, 3 lá ngọn), đếm tổng số lá cây bị bệnh trong tổng số lá cây điều tra và tính tỷ lệ bệnh (%), phân cấp bệnh theo thang 5 cấp để tính chỉ số bệnh %.[40]

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị bệnh;

Cấp 2: từ 1 – 5 % diện tích lá bị bệnh;

Cấp 3: > 5% đến 25 % diện tích lá bị bệnh;

Cấp 4: > 25% đến 50 % diện tích lá bị bệnh;

Cấp 5: > 50% diện tích lá bị bệnh.

* Đối với bệnh hại gốc, rễ

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo tuyến điều tra, Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm điều tra 10 cây. Điểm điều tra là cố định trong suốt vụ trồng.

Điều tra định kỳ theo thời gian sinh trưởng của cây lạc

3.5.3.2 Phương pháp chẩn đoán bệnh


      • Chẩn đoán bệnh ngoài đồng ruộng: Dựa vào triệu chứng biểu hiện bệnh bên ngoài điển hình.

      • Chẩn đoán bệnh trong phòng: Tiến hành thu thập mẫu bệnh - phân lập, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - Kiểm tra bằng kính hiển vi - Phân loại theo các tài liệu giám định bệnh.

3.5.3.3 Khảo sát một số loại thuốc hóa học trừ nhóm bệnh hại lá

Sử dụng 4 loại thuốc: Oxyclorua đồng 30WP, Carbenzim 50 WP, Nevo 330 EC, Tilt Super 300EC. Phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc.

Thí nghiệm bố trí trên diện hẹp, được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) theo giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyển Thị Lan [ PPTN].

Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2, số lần nhắc lại: 3. Sử dụng giống V79 để thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: Phòng bệnh đốm nâu và đốm đen và gỉ sắt bằng thuốc hóa học.

Công thức 1: Oxyclorua đồng 30WP

Công thức 2: Carbenzim 50 WP

Công thức 3: Nevo 330 EC

Công thức 4: Tilt Super 300EC

Công thức 5: Đ/C (phun bằng nước lã)

Chỉ tiêu theo dõi: tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh từ đó xác định loại thuốc hóa học phòng trừ nhóm bệnh hại lá có hiệu quả.

Thí nghiệm 3: Trừ bệnh đốm nâu, đốm đen và gỉ sắt bằng thuốc hóa học phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện (tỷ lệ bệnh < 5 %)

Công thức 1: Oxyclorua đồng 30WP

Công thức 2: Carbenzim 50 WP

Công thức 3: Nevo 330 EC

Công thức 4: Tilt Super 300EC

Công thức 5: Đ/C (phun bằng nước lã)

Chỉ tiêu theo dõi: tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh, hiệu lực phòng trừ từ đó xác định loại thuốc hóa học trừ nhóm bệnh nấm, hại lá có hiệu quả.

Lượng nước sử dụng trong các thí nghiệm trên 400 lít/ha.

3.5.3.4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma viride đối với bệnh nấm hại vùng gốc rễ trên đồng ruộng.

Chúng tôi tiến hành xử lý hạt giống theo phương pháp xử lý bán ướt [GT HBVTV]. Thiết kế thí nghiệm gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), diện tích ô thí nghiệm là 25 m2. Thí nghiệm được tiến hành trên giống lạc V79.

Thí nghiệm 4: xử lý hạt giống bằng một số loại thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma viride

Công thức 1: xử lý bằng Rampart 35SD.

Công thức 2: xử lý bằng Topsin M 70 WP.

Công thức 3: xử lý bằng Rovral 50 WP.

Công thức 4: xử lý bằng nấm đối kháng Trichoderma viride

Công thức 5 ( Đ/C): không xử lý.

Đối với thuốc hóa học sử dụng 5g thuốc pha với 30 ml nước xử lý 1 kg hạt giống, đối với nấm đối kháng Trichoderma viride sử dụng 70 g pha với 30 ml nước xử lý 1 kg hạt giống.

Chỉ tiêu theo dõi: theo dõi tỷ lệ bệnh ở các công thức và so sánh hiệu quả phòng trừ giữa các công thức

Thí nghiệm 5: Xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride ở các lượng khác nhau.

Thí nghiệm được tiến hành trên giống lạc V79, xử lý hạt giống theo phương pháp bán ướt, thiết kế thí nghiệm gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), diện tích ô thí nghiệm 25 m2.

Công thức 1: xử lý 30g chế phẩm/1kg hạt giống.

Công thức 2: xử lý 70g chế phẩm/1kg hạt giống.

Công thức 3: xử lý 100g chế phẩm/1kg hạt giống.

Công thức 4 (Đ/C): không xử lý.

Chỉ tiêu theo dõi: theo dõi tỷ lệ bệnh ở các công thức và so sánh hiệu quả phòng trừ của công thức.

Thí nghiệm 6: Tưới chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride khi cây lạc nảy mầm ở các lượng khác nhau.

Thí nghiệm tiến hành trên giống lạc V79, gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, thiết kế thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), diện tích ô thí nghiệm 25 m2.

Công thức 1: dùng 10g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 2: dùng 25g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 3: dùng 35g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 4 (Đ/C): tưới 5 lít nước cho một ô TN

Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh và so sánh hiệu lực phòng trừ giữa các công thức thí nghiệm

Thí nghiệm 7: Tưới chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride khi cây lạc bắt đầu ra nụ ở các lượng khác nhau.

Thí nghiệm tiến hành trên giống lạc V79, gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, thiết kế thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. diện tích ô thí nghiệm 25 m2.

Công thức 1: dùng 10g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 2: dùng 25g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 3: dùng 35g chế phẩm pha với 5 lít nước tưới cho một ô TN

Công thức 4 (Đ/C): tưới 5 lít nước cho một ô TN

Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh và so sánh hiệu lực phòng trừ giữa các công thức.

3.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá

a

- Tỷ lệ bệnh: TLB(%) = X 100%



b

Trong đó: a là số cây bị bệnh

b số cây điều tra

∑( a x b)

- Chỉ số bệnh: CSB (%) = x 100%

N x T


Trong đó: a là số lá, cây bị bệnh ở mỗi cấp.

b là chỉ số bệnh tương ứng.

N là tổng số lá, cây điều tra

T chỉ số cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp.

- Hiệu lực phòng trừ (của thuốc và chế phẩm sinh học) trong thí nghiệm xử lý hạt giống hoặc thí nghiệm phun phòng bệnh tính theo công thức Abbott:

C - T



HLPT (%) = × 100%

C

Trong đó: HLPT là hiệu lực của công thức tính theo phần trăm.



C tỷ lệ bệnh ở công thức không xử lý.

T tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý.

- Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học và nấm đối kháng đối với thí nghiệm phun trừ bệnh sử dụng theo công thức Henderson – Tilton:

Cb × Ta



HLPT(%) = (1- ) × 100

Ca × Tb

Trong đó:

HLPT: là hiệu lực của thuốc tính theo phần trăm

Ca là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau xử lý

Cb là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước xử lý

Ta là chỉ số bệnh ở công thức thí nghiệm sau xử lý

Tb là chỉ số bệnh ở công thức thí nghiệm trước xử lý

- Số liệu thu thập được xử lý trong Excel va IRRISTAT 4.0.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất lạc ở huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh trong mấy năm qua

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng duyên hải Bắc trung bộ, có địa hình hẹp và dốc dần từ tây sang đông. Thạch Hà là một huyện thuộc tỉnh Hà tĩnh bao gồm vùng bán sơn địa kết hợp với đồng bằng ven biển, nằm về phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có tổng diện tích tự nhiên là 35.732,39ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 7.015,95ha, đất sản xuất nông nghiệp 14.081,42 ha, đất phi nông nghiệp 8.510,92ha, đất chưa sử dụng 5.166,47ha.

Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc về mùa mưa và nhiệt độ khô nóng của gió Tây nam về mùa khô. Nhiệt độ thấp nhất từ 13-150C, nhiệt độ cao nhất từ 38-390C, nhiệt độ trung bình năm 18-320C. Độ ẩm cao, trung bình 72 - 87%.

4.1.2 Tình hình sản xuất lạc.

Trong tổng diện tich đất nông nghiệp của huyện Thạch Hà thì diện tích cây lạc khoảng 2000 ha (chiếm 16%), là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực của huyện. Cây lạc được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, phần diện tích còn lại tập trung ở vùng bán sơn địa. Diện tích trồng lạc chủ yếu tập trung ở vụ xuân còn vụ hè và vụ thu thì rất ít.

Trong những năm trước đây, các giống lạc trồng phổ biến ở vùng này là giống địa phương (cúc, sen, chùm, mỡ) cho chất lượng tốt nhưng năng suất thấp. Một số năm gần đây do chính sách đẩy mạnh sản xuất nên một số giống lạc mới, cho năng suất cao được đưa vào thay thế dần các giống củ ( V79, L14, L23..).

Bảng 4.1 Cơ cấu giống, diện tich và năng suất sản xuất lạc tại

Thạch Hà – Hà Tình từ năm 2007 đến 2009

Giống

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Diện tích

(ha)


Năng suất

(tấn/ha)


Diện tích

(ha)


Năng suất

(tấn/ha)


Diện tích

(ha)


Năng suất

(tấn/ha)


V79

1202,3

1,86

1295,9

1,96

1169,9

2

L14

721,4

1,82

777,5

1,88

701,9

1,9

Cúc

240,5

1,76

259,2

1,86

234,0

1,88

QĐ12

235,5

1,92

234,2

1,96

182,2

2

L23

5,0

2,2

25

2,5

46,8

2,6

TB25

0




0




5,0

1,8

Tổng

2404,5




2591.7




2339.8




(Nguồn: phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh)

4.2 Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh hại trên hạt giống lạc thu thập trong vụ xuân năm 2009 tại Thạch Hà – Hà Tĩnh

Sự tồn tại của nguồn bệnh trên hạt giống là phương thức tồn tại bảo đảm và quan trọng nhất đối với tác nhân gây bệnh so với các phương thức tồn tại khác (trong đất, không khí, nước, tàn dư cây trồng, ký chủ phụ....). Bởi chúng có thể sống lâu trên hạt giống lâu hơn so với tồn tại ngoài môi trường. Nguồn bệnh trên hạt giống rất dễ dàng truyền sang cây con khi hạt được gieo trồng trên đồng ruộng, nên chúng thường gây tác hại vào giai đoạn sớm của cây, từ đó phát tán, lan truyền, gây hại trên đồng ruộng. Ngoài ra nguồn bệnh trên hạt giống còn ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống trong quá trình bảo quản như: làm giảm độ nảy mầm, giảm sức nẩy mầm của hạt giống.

Chính vì vậy bệnh nấm hại hạt giống là một trong những mối quan tâm, lo ngại của nhiều vùng trồng lạc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản xuất lạc.

Thạch Hà là một trong những huyện có diện tích trồng lạc lớn ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, hàng năm nguời dân ở đây phải chịu những tổn thất rất lớn do bệnh nấm hại lạc gây ra. Nấm gây bệnh phá hại suốt cả thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng cũng như trong quá trình bảo quản. Mặt khác, người dân lại chưa có biện pháp nào mang lại hiệu quả trong viêc phòng trừ, hạn chế tác hại của chúng. Nguồn giống lạc ở đây chủ yếu do người dân tự để giống theo phương pháp truyền thống, chỉ một lượng ít các loại giống mới được nhập về từ vùng khác, người dân ở đây chưa có bất cứ biện pháp nào để hạn chế nguồn nấm bệnh trên hạt giống. Vì vậy việc xác định thành phần và mức độ nhiễm nấm trên hạt giống là rất cần thiết để làm cơ sở cho các biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.



4.2.1 Thành phần nấm bệnh hại hạt giống lạc thu thập trong vụ xuân 2009

ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc vùng Thạch Hà – Hà Tĩnh bằng phương pháp đặt ẩm. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm.

Từ nguồn hạt giống thu thập được từ 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất lạc khác nhau gồm : Thạch Trị, Thạch Khê, Thạch Xuân chúng tôi tiến hành kiểm tra và giám định bệnh nấm hại trên hạt giống.

Qua quá trình kiểm tra và giám định, chúng tôi đã xác định được 7 loài nấm gây hại chính trên 30 mẫu hạt giống lạc được thu thập được từ 3 xã . Kết quả về mức độ nhiễm các loại nấm hại được thể hiện ở bảng 4.2



Bảng 4.2 Thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lạc thu thập
tại Thạch Hà – Hà Tĩnh vụ xuân năm 2009


TT

Tên nấm

Bộ

MĐ nhiễm bệnh

1

Aspergillus flavus Link

Plectascales

++

2

Aspergillus niger Van Tiegh

Plectascales

+++

3

Aspergillus parasiticus Speare

Plectascales

+

4

Rhizopus sp.

Mucorales

++

5

Penicillium sp.

Plectascales

++

6

Sclerotium rolfsii Sacc

Sterilales

+

7

Fusarium sp.

Moniliales

+

Ghi chú: +: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm dưới 5%

++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm 5 đến 15%

+++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm trên 15%

Qua bảng 4.1 cho thấy, có 7 loài nấm gây hại chính trên hạt giống lạc thu thập được với mức độ nhiễm khác nhau. Xuất hiện phổ biến trong số các loài nấm hại trên hạt là các loài nấm Aspergillus niger, Aspergillus flavus, và Penicillium sp. Một số loài nấm ít phổ biến hơn là Aspergillus parasiticus, Rhizopus sp. và Fusarium sp. Ít phổ biến nhất là nấm Sclerotium rolfsii.

Khi kiểm tra, giám định bệnh trên hạt trước khi đặt ẩm không nhận thấy có sự khác nhau giữa hạt khỏe và hạt bị nhiễm nấm bệnh. Do vậy, nhận biết từng loài nấm hại để xác định sự có mặt của nó trên hạt hay không là rất cần thiết. Với mục đích đó chúng tôi giám định từng loài nấm bệnh trên. Triệu chứng và mức độ gây hại trên hạt của một số loài nấm hại chính như sau:

4.2.1.1 Nấm Aspergillus flavus

Nấm gây hại chủ yếu trên hạt, gây hiện tượng thối hạt trong quá trình bảo quản. Nếu điều kiện bảo quản không tốt bệnh dễ phát sinh và lan sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt. Đặc biệt, nấm có khả năng sinh độc tố gây bệnh ung thư cho người và động vật. Đây là loài nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một cách dễ dàng bằng phương pháp đặt ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt giống tốt, đảm bảo độ ẩm hạt dưới 13% và nhiệt độ dưới 20oC thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus giảm đáng kể.

Nấm A. flavus thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử phân sinh tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt, ngoài ra chúng còn tồn tại rất phổ biến trong đất, rác thực vật hoặc tàn dư cây trồng và dễ dàng lan truyền gây bệnh hại cho cây vụ sau.

Hạt bị nhiễm nấm A. flavus bị bao phủ bởi từng phần hoặc toàn bộ hạt bởi lớp nấm mầu vàng đến nâu vàng được tạo thành từ các cành bào tử phân sinh mọc thưa thớt hoặc thành cụm dày đặc, xen lẫn là các đốm trắng đó là những thể bình còn non. Bào tử dạng hình cầu đến gần cầu, thường gồ ghề có màu xanh nhạt. Cành bào tử phân sinh có cuống dài, nhẵn mượt, trong suốt, mọc thành cụm, đỉnh cành phình to tròn mọc tỏa xòe. Cuống cấp 1 có sự hiện diện nhỏ, cuống cấp 2 nhỏ hình ống tiêm. Nấm có khả năng sinh độc tố trên hạt như: Aflatoxin B1 và B2, axit Aspergillic, axit - nitripropionic...



4.2.1.2 Nấm Aspergillus niger

Kết quả giám định cho thấy tản nấm của A. niger phát triển mạnh có thể bao phủ toàn bộ hạt, màu nâu sẫm đến đen. Thân cành bào tử phân sinh dài, mượt không màu đến màu nâu nhạt. Đầu cành hình cầu, vách dày, sinh sản toàn bộ bề mặt. Cuống cấp 1 có sự hiện diện dài, hình ống tiêm, màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh hình cầu đến elíp, ghồ ghề, màu nâu tối đến đen. Nấm sinh ra độc tố: Malformin C, Naphthoquinnone...



4.2.1.3 Nấm Aspergillus parasiticus

Tản nấm của A.parasiticus có màu xanh đến xanh tối. Đầu cành toả xoè hình quạt. Thân cành dài, ghồ ghề. Cuống cấp 1 rất ít hoặc không có, cuống cấp 2 hình ống tiêm với cổ rộng và dài. Bọc bào tử hình cầu, bào tử phân sinh tròn, hơi thon, có gợn gai, màu hơi xanh.

Nấm sinh độc tố: Aflatoxin B2 gây bệnh cho người và gia súc.

4.2.1.4 Nấm Rhizopus sp.

Qua giám định cho thấy tản nấm có màu trắng xám mọc rậm rạp bao phủ lấy hạt. Bọc bào tử hình cầu màu đen, trên đầu có đính rất nhiều chuỗi bào tử phân sinh xoè rộng. Bào tử phân sinh hình cầu màu đen nâu sáng. Cành bào tử phân sinh dài, trơn nhẵn.

Sợi nấm có mọc rễ giả bám trên bề mặt hạt. Tuy là nấm hoại sinh nhưng với tốc độ sinh trưởng của nấm này thì hạt bị nhiễm nhanh chóng bị mất sức nảy mầm (do thiếu dinh dưỡng là chính) và bị thối hỏng hoặc nếu có mầm thì mầm bị thối.

4.2.1.5 Nấm Penicillium sp.

Qua giám định trên hạt cho thấy, tản nấm của Penicillium sp. có màu xanh lá cây đến nâu xám. Cành bào tử phân sinh phân nhánh 2 - 4 lần theo nhiều kiểu khác nhau. Đỉnh cành hình cầu, nhẵn hoặc gợn gai. Bào tử phân sinh hình cầu



4.2.1.6 Nấm Sclerotium rolfsii

Qua giám định cho thấy, tản nấm Sclerotium rolfsii màu trắng mịn mượt mọc toả xoè ra xung quanh, đầu sợi có dạng đâm tia. Sợi nấm kết lại như bện, mọc lan toả rất nhanh, bao phủ toàn bộ hạt nhiễm và lan sang các hạt khác. Nấm có khả năng hình thành nhiều hạch, hạch còn non có màu trắng hơi vàng, sau chuyển sang màu cánh dán rồi màu nâu tối, hơi dẹt đều như hạt cải, kích thước từ 2 – 3 mm.



4.2.1.7 Nấm Fusarium sp.

Qua giám định cho thấy trên hạt tản nấm có màu trắng hồng, rìa màu trắng. Nấm tạo hai loại bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh lớn hình lưỡi liềm, trong 3 - 5 ngăn. Bào tử phân sinh nhỏ hình trứng hoặc thận đơn hoặc 2 tế bào hình thành dưới dạng bọc giả trên cành bào tử phân sinh không phân nhánh mọc trực tiếp tử sợi nấm.

Như vậy, qua kết quả giám định trên cho thấy, tuy có sự phong phú về hình dạng nhưng mỗi loài nấm đều có đặc điểm đặc trưng riêng để chúng ta có thể nhận biết chúng.

4.2.2 Mức độ nhiễm nấm bệnh trên các mẫu hạt giống thu thập ở một số xã thuộc Thạch Hà – Hà Tĩnh vụ xuân năm 2009

Mức độ phổ biến và khả năng gây hại của các loài nấm gây hại trên hạt giống lạc sau thu hoạch là tương đối rất lớn nên song song với thí nghiệm xác định thành phần nấm bệnh trên hạt giống, chúng tôi còn tiến hành xác định mức độ nhiễm nấm của các mẫu hạt giống thu thập được, tính tỷ lệ trung bình số hạt nhiễm nấm ở các địa điểm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.1



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương