Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ



tải về 0.53 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.53 Mb.
#24873
1   2   3   4   5

Hợp tác đầu tư

Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Pêru còn rất khiêm tốn. Hiện nay hợp tác trong lĩnh vực này mới bắt đầu kể từ năm 2007 trong lĩnh vực dầu mỏ.

Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) đã trúng thầu hợp đồng thăm dò, khai thác dầu mỏ tại khu vực phí đông Pêru. Tính đến năm 2008, đây là hợp đồng khai thác dầu thứ hai của PVN tại quốc gia Nam Mỹ này.

Tiềm năng trao đổi hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với Pêru : Việt Nam và Pêru cùng mong muốn thúc đẩy trao đổi để ký kết Hiệp định hợp tác về bảo hộ đầu tư nhẳm tạo khung pháp lý thuận lợi để thúc đầy doanh nghiệp hai nước xúc tiến các lĩnh vực đầutư vào thị trường hai bên trong tương lai.


      1. Những thuận lợi và khó khăn

Pê-ru là thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của ta bởi 75% công ty XNK của Pê-ru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng như Equado, Colombia, Bolivia và phía Tây rộng lớn của Braxin.

Hai nước có thể nâng kim ngạch thương mại lên 350 triệu USD/năm trong 3 năm tới. Các sản phẩm điện tử, lương thực thực phẩm của Việt Nam chất lượng tốt, giá hợp lý, có thể chiếm lĩnh thị trường Pê-ru. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiềm năng khác của Việt Nam có thể xuất khẩu tốt sang Pê-ru gồm cao su, săm lốp các loại, giầy dép, hàng dệt may các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, xe đạp và phụ tùng.

Việt Nam và Pê-ru đã nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công-nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.

Tuy nhiên do hạn chế về thông tin và cách trở địa lý, trao đổi thương mại song phương còn ở mức thấp và chủ yếu qua trung gian tuy đang có xu hướng gia tăng.




    1. Việt Nam – Suriname

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/12/1997

Quan hệ kinh tế ngoại giao hai nước: Chưa có gì đáng kể



    1. Việt Nam – Uruguay

      1. Quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Uruguay chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/8/1993.

Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina kiêm nhiệm Uruguay, Đại sứ quán Uruguay tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ Uruguay vừa chính thức mở đại sứ quán tại Việt Nam.



      1. Quan hệ chính trị

Chính giới và nhân dân Uruguay có cảm tình và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây cũng như thành tựu xây dựng đất nước hiện nay của Việt Nam. Cuối năm 2005, Việt Nam và Uruguay kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, Uruguay ủng hộ ta ứng cử Uỷ viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009. Tổng thống Uruguay dự kiến thăm chính thức Việt Nam trong tháng 11/2007; hai nước đang trao đổi đi đến ký kết nhân dịp chuyến thăm Hiệp định Hợp tác khung cấp Chính phủ, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ, Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.

      1. Quan hệ thương mại

Quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triển tốt. Quan hệ kinh tế thương mại chưa nhiều, chưa có hiệp định nào được ký kết, việc trao đổi các đoàn giữa hai bên ít. Mấy năm gần đây, doanh nghiệp hai nước bắt đầu có mối liên hệ với nhau.

Tháng 11/2007, Tổng thống Tabare Vazquez, nguyên thủ đầu tiên của Uruguay thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu cột mốc mới quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp này, hai nước đã ký Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ và Bản ghi nhớ về cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Uruguay phát triển còn khiêm tốn và Uruguay luôn xuất siêu. Năm 2006, trao đổi thương mại hai chiều đạt 14,86 triệu đôla, trong đó Việt Nam xuất sang Uruguay số lượng hàng hóa trị giá 2,33 triệu USD, chiếm 0,1% tổng giá trị hàng nhập khẩu của nước này; và nhập của Uruguay 12,53 triệu USD, chiếm 0,3% tổng giá trị hàng xuất của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay).

Năm 2007 trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 27,026% (tăng 82%, Uruguay tiếp tục xuất siêu); trong đó Việt Nam xuất 4,085 triệu USD và nhập 22,94 triệu USD, chiếm tương ứng 0,075% giá trị nhập khẩu và 0,49% giá trị xuất khẩu của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay).



Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm giày thể thao, quần áo, sợi tổng hợp, vali túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ, dừa khô. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập của Uruguay gồm thịt bò, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi len, sữa, mực ống, phụ phẩm gia súc, dược liệu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Uruguay

Đơn vị : USD

Năm

2008

2009

2010

6 tháng 2011

XK

9.220.631

8.652.882

16.354.534

14.286.908

NK

42.662.422

30.509.168

48.269.419

17.110.782

XNK

51.883.053

39.162.050

64.623.954

31.397.690

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Giày dép các loại

USD

0

5.504.033

Hàng thủy sản

USD

0

3.453.357

Sản phẩm dệt, may

USD

0

1.763.321

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

1.024.920

Hàng rau quả

USD

0

513.778

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

266.373

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

131.952

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

0

131.759

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

125.127

Gỗ và Sản phẩm từ gỗ

USD

0

92.038

Cao su

Tấn

37

87.238

Sản phẩm từ cao su

USD

0

77.946

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

33

66.578

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

64.274

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

62.058

Vải các loại

USD

0

41.035

Linh kiện và phụ tùng xe máy

USD

0

27.261

Sản phẩm gốm, sứ

USD

0

18.550

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Uruguay năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

18,867,061

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

USD

0

11,941,736

Dược phẩm

USD

0

3,752,730

Lúa mỳ

Tấn

14,804

3,420,962

Sữa và sản phẩm từ sữa

USD

0

2,327,681

Nguyên phụ liệu dược phẩm

USD

0

316,551

Sản phẩm hóa chất

USD

0

121,512

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

56,110

Vải các loại

USD

0

15,301

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

104

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay 6 tháng đầu năm 2011

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Giày dép các loại

USD

0

4,359,722

Sản phẩm dệt, may

USD

0

1,921,009

Hàng thủy sản

USD

0

1,877,200

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

957,057

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

420,460

Cao su

Tấn

60

305,548

Điện thoại các loại và linh kiện

USD

0




Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

44

98,560

Xơ, sợi dệt các loại

Tấn

57

92,109

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

69,943

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

0

41,251

Sản phẩm từ gỗ

USD

0

31,297

Sản phẩm gốm, sứ

USD

0

10,070

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

6,853

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

4,364

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

USD

0

1,620

Sản phẩm hóa chất

USD

0

396

Gỗ

USD

0

220

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

104

Các mặt hàng nhập khẩu chính của việt Nam từ Uruguay 6 tháng đầu năm 2011

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

7,341,436

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

USD

0

4,448,599

Dược phẩm

USD

0

2,208,195

Sửa và sản phẩm từ sữa

USD

0

1,245,583

Phế liệu sắt thép

Tấn

1,221

499,077

Vải các loại

USD

0

178,413

Hàng thủy sản

USD

0

133,151

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

86,400

Sản phẩm hóa chất

USD

0

18,265

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD

0

1,938

      1. Quan hệ đầu tư

FDI : U-ru-guay có 1 dự án FDI trị giá 100.000 USD tại ViệtNam, đứng thứ 90 trên tổng số 93 nước lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam

ODA : Chưa có

      1. Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

Hai bên có nhiều tiềm năng có thể hợp tác và bổ trợ lẫn nhau, nhất là trên các lĩnh vực chăn nuôi, nônglâm nghiệp, công nghệ sinh học, văn hóa, thể thao…

  • Khó khăn:

Xa cách về địa lý và thiếu thông tin, thương mại giữa hai nước nhiều khâu còn phải qua nước thứ ba hoặc gián tiếp

    1. Việt Nam – Venezuela

      1. Quan hệ ngoại giao

Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Vê-nê-xu-ê-la. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.

Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989; Việt Nam mở ĐSQ tại Ca-ra-cát tháng 9/2005 và Vê-nê-xu-ê-la mở ĐSQ tại Hà Nội tháng 1/2006.



      1. Quan hệ chính trị

Về trao đổi đoàn:

  • Đoàn cấp cao Việt Nam sang Vê-nê-xu-ê-la : Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Vê-nê-xu-ê-la (11/2008), Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh(5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006) thăm Vê-nê-xu-ê-la.

  • Đoàn cấp cao Vê-nê-xu-ê-la sang thăm Việt Nam : Tổng thống U.Cha-vết thăm Việt Nam (7/2006).

  • Tiếp xúc cấp cao : Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống U.Cha-vết đã gặp nhau dịp Hội nghị Thượng đỉnh các nước phương Nam tại La Ha-ba-na, Cu-ba (tháng 4/2000) và Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tại Niu-Oóc (tháng 9/2000); Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thống U.Cha-vết tại La Ha-ba-na dịp dự Hội Nghị Cấp Cao 14 Phong trào Không Liên Kết (9/2006). Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thành lập Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị với Việt Nam (3/2006).

Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác cấp Chính phủ, cấp Bộ/ngành về nhiều lĩnh vực như ngoại giao, năng lượng-dầu khí, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông, giáo dục-đào tạo … Hai nước đã tổ chức Khóa họp I Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la tại Thủ đô Cara-cát (8/2008) và khóa họp II tại Hà Nội vào quý III/2010.

      1. Quan hệ thương mại

Trao đổi thương mại giữa hai nước hiện còn ở mức rất khiêm tốn nhưng có nhiều tiềm năng, nhất là về năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (thiết bị điện, điện tử, may mặc, giày dép...), y tế, khoa học - công nghệ...

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Venezuela

Đơn vị : USD

Năm

NK

XK

Tổng kim ngạch

2004

727,278

4,708,321

5,435,599

2005

71,856

7,175,934

7,247,790

2006

265,375

11,667,695

11,933,070

2007

150,479

11,819,147

11,969,626

2008

163,064

19,890,284

20,053,348

2009

255,969

13,878,104

14,134,073

2010

716,345

21,399,282

22,115,627

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang venezuela năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

5,337,858

Giày dép các loại

USD

0

2,383,058

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

1,192,327

Cao su

Tấn

305

1,006,694

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

734,163

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

733,010

Sản phẩm dệt, may

USD

0

610,544

Hàng thủy sản

USD

0

425,930

Dây điện & dây cáp điện

USD

0

414,294

Hóa chất

USD

0

391,200

Gỗ và Sản phẩm từ gỗ

USD

0

352,809

Cà phê

Tấn

192

348,258

Gạo

Tấn

900

337,500

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

270,687

Hạt tiêu

USD

0

173,300

Sản phẩm từ cao su

USD

0

145,124

Sản phẩm hóa chất

USD

0

97,494

Sản phẩm từ giấy

USD

0

59,762

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

USD

0

56,569

Vải các loại

USD

0

40,353

Chất dẻo nguyên liệu

USD

0

37,800

Sắn và các sản phẩm từ sắn

Tấn

14

30,294

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

Tấn

36

26,500

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

18,734

Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh

USD

0

12,054

Giấy các loại

USD

0

173

Quặng và khoáng sản khác

Tấn

0

91

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Venezuela năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

USD

0

567,905

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

21

22,204

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

9,573

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

4,545

Cao su

Tấn

56

4,468

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

43

      1. Quan hệ đầu tư

Ngày 29/6/2010. hai nước đã ký kết Hợp đồng thiết lập Liên doanh khai thác và Nâng cấp dầu nặng tại Lô Hu-nin II (Liên doanh PetroMacareo). hợp đồng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay; hiện hai bên tiếp tục hoàn tất các thủ tục để hợp đồng nói trên có hiệu lực cũng như đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Phía Vê-nê-xuê-la quan tâm và mong muốn tham gia dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và đề nghị ký kết một thỏa thuận về nội dung này vào dịp tổ chức Khóa họp II của UBLCP VN-Vê-nê-xuê-la.

Việc sớm ký kết các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng hải, hợp tác liên ngân hàng giữa Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các dự án hợp tác về đầu khí.

Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la cũng đang tìm hiểu khả năng Việt Nam đầu tư ở Vê-nê-xu-ê-la, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực, bóng đèn tiết kiệm điện, sản xuất bê tông nhựa, xi măng, thiết bị điện, lắp rắp ô tô tải nhẹ, xe máy.


      1. Những thuận lợi và khó khăn

Hai bên đều có nhiều tiềm năng lớn để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, nhất là về năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp sản xuát hàng tiêu dùng (thiết bị điện tử, điện tử, may mặc, giày dép) y tế, khoa học công nghệ. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của VIệt Nam và công cuộc tái năng động hóa nền kinh tế của Vê-nê-xu-ê-la có nhiều điểm tương đồng và hỗ trợ cho nhau. Đó là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai.

Ngoài ra việc nghiên cứu, tiến hành đàm phán và ký Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam kịp thời giam gia thị trường Nam Mỹ. Việt Nam có tiềm năng xuất sang Vê-nê-xu-ê-la lương thực. thực phẩm. máy móc nông nghiệp, đồ điện tử, hàng điện từ, giày dép, hàng may mặc. Venezuela bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, khai thác quặng bô xít, kỹ thuật trồng lúa nước, chữa bệnh bằng đông y, nuôi trồng thủy sản.

Với Vê-nê-xu-ê-la. để thúc đẩy xuất khẩu sang Vê-nê-xu-ê-la. Việt Nam cần có chiến lược tiếp cận nguồn Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp Vê-nê-xu-ê-la của chính phủ Vê-nê-xu-ê-la thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính (gồm 20 tỷ USD) để nhập hàng giá rẻ về bán cho dân nghèo. Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đã thỏa thuận dành một phần Quỹ này cho các doanh nghiệp mua hàng từ Việt Nam.

Hiện chính quyền của Tổng thống Chavez rất ủng hộ việc phát triển quan hệ với Việt Nam. Ngoải ra Việt Nam có thể tận dụng quan hệ tốt với Cuba để xuất khẩu sang Vê-nê-xu-ê-la.




Каталог: file -> downloadfile8 -> 213
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
213 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012
213 -> 1. 1 Lịch sử: 3 2 Tầm nhìn: 5
213 -> Đề bài: Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương