Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ



tải về 0.53 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.53 Mb.
#24873
1   2   3   4   5

Việt Nam – Colombia

Việt Nam và Colombia thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ tháng 1/1979. Đại sứ Việt Nam tại Venezuela kiêm nhiệm Colombia (từ tháng 9/2007) và Đại sứ Colombia tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam.

Đến nay, tuy chưa trao đổi chuyến thăm cấp cao, nhưng lãnh đạo hai nước đã có các cuộc tiếp xúc nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương: Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Tổng Thống A. Uribe tại Hội nghị Cấp cao lần thứ X Phong trào không liên kết (Bogota, 10/1995); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Tổng Thống A. Uribe tại Hội nghị cấp cao APEC (Lima, 11/2008). Colombia cũng chủ động đề nghị các cuộc gặp giữa Bộ Trưởng Ngoại Giao và Phó Tổng Thống với Phó Thủ Tướng – Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm bên lề Hội Nghị Cấp Cao Không liên kết 14 (Cuba, 9/2006) và bên lề Hội Nghị Cấp Cao Không liên kết 15 tại Ai cập (7/2009). Trong dịp tiếp Đặc phái viên của Chủ tịch nước dự lễ nhậm chức (8/2010), Tổng thống Santos bày tỏ sự ngưỡng mộ thành tựu phát triển kinh tế- xã hội đầy ấn tượng và vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam; mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam.

Colombia là một trong những nước ở Mỹ Latinh đã sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO mà không yêu cầu đàm phán song phương, ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khóa 2008-2009, đã cam kết xem xét tích cực việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Colombia từng đề nghị Việt Nam gia nhập Tổ chức cà phê thế giới nhằm phối hợp bình ổn giá cà phê trên thị trường thế giới và đang vận động ta ủng hộ bạn gia nhập APEC.

Quan hệ kinh tế-thương mại song phương còn khiêm tốn (tổng kim ngạch thương mại năm 2008: 52 triệu USD, 2009: 57 triệu USD). Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 24,8 triệu USD, trong đó ta xuất khẩu 21,4 triệu USD và nhập khẩu 3,4 triệu USD.



    1. Việt Nam - Ecuador

  • Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam : 01/01/1980

  • Quan hệ kinh tế ngoại giao hai nước:

Thương mại giữa Việt Nam và Ecuador tuy còn ở mức khiêm tốn nhưng Ecuador đang là một trong những thị trường có kim ngạch lớn và có mức tăng nhanh của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh. Nếu như xuất khẩu của Việt Nam sang Ecuador đạt 65,60 triệu USD năm 2010 thì trong 07 tháng đầu năm 2011 chúng ta đã xuất khẩu được xấp xỉ 45 triệu USD bằng 68,6% trị giá XK cả năm 2010, tính ra mức bình quân tháng của 7 tháng 2011 tăng gần 18% so bình quân tháng của năm 2010, trong khi nhập khẩu từ Ecuador không nhiều, với mức 6,6 triệu USD năm 2010 và 2,6 triệu USD 07 tháng đầu năm 2011. Hàng xuất của Việt Nam gồm café, giầy dép các loại, hàng dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm cao su, chất dẻo nguyên liệu, túi xách, va li, ô dù và một số hàng khác; Hàng nhập chủ yếu là thức ăn gia súc, dầu mỡ động vật, một số máy, thiết bị dụng cụ. Cho đến nay, Việt Nam chưa được biết đến như một đất nước đang phát triển nhanh về kinh tế, thương mại mà vẫn được nhận thức như là xứ sở của những năm tháng đạn bom, khói lửa chiến tranh chống Mỹ. Từ sâu trong ý thức, người Ecuador không thích Mỹ nên có cảm tình với Việt Nam đã chiến đấu và thắng Mỹ. Thực tế này có thể là thuận lợi ban đầu để các doanh nghiệp chúng ta làm ăn với thị trường Ecuador nếu như họ có nguyện vọng và quyết tâm. Để tăng xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Ecuador, cần tích cực nghiên cứu thị trường, tổ chức các cuộc khảo sát trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Ecuador, xác định được những lợi thế cạch tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung quốc để có thể thâm nhập thị trường, giành và nâng cao dần được thị phần tại Ecuador và đặc biệt cần chú ý khả năng cung cấp hàng nhanh, kịp thời có thể bằng cách thiết lập cơ sở phân phối hàng tại Khu Thương mại Tự do Colon của Panama và từ đó tái xuất sang Ecuador.

  • Địa chỉ Đại sứ quán hai nước :

  • Đại sứ quán Ê-cu-a-đo tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam

  • Đại sứ quán Việt Nam tại Chilê kiêm nhiệm Ecuador



    1. Việt Nam – Guyana

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 19/4/1975.

Quan hệ kinh tế ngoại giao giữa hai nước chưa có gì đáng kể.



    1. Việt Nam – Paraguay

      1. Quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Paraguay chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/05/1995.

Quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển tương đối tốt. Về trao đổi Đoàn:



  • Phía Pa-ra-guay : Đoàn Tổng Vụ trưởng Chính sách song phương Bộ Ngoại giao Pa-ra-guay, Eferino Valdez Peralta thăm Việt Nam (3/2005); Đại sứ Pa-ra-guay tại Nhật Bản kiêm nhiệm Việt Nam Isao Taoka trình Quốc thư (5/2006); Tổng thống Pa-ra-guay Mendez sang thăm chính thức Việt Nam (9/3/2011)

  • Phía Việt Nam : Thứ trưởng Ngoại giao - Đặc phái viên Thủ Tướng Chính Phủ Lê Văn Bàng thăm Pa-ra-guay (3/2007); Paraguay ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009 và nhân dịp này, hai nước ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.

      1. Quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại còn hạn chế. Trước đây chủ yếu là Việt Nam xuất khẩu sang Paraguay, với tổng giá trị thấp: 1997 Việt Nam xuất 597 nghìn USD, 1998: 605 nghìn USD, 1999: 221 nghìn USD, 2000: 660 nghìn USD, 2001: 637 nghìn USD, 2002: 347 nghìn USD.

Trao đổi thương mại hai chiều năm 2007 tăng đột biến, đạt 14,341 triệu USD, tăng 673% so với năm 2006 (2,13 triệu USD), trong đó Việt Nam xuất 3,068 triệu USD (2006: 1,13 triệu) và nhập 11,273 triệu USD (2006: 1 triệu). Việt Nam từ xuất siêu chuyển sang nhập siêu với chênh lệch lớn.



Mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất sang Paraguay gồm càphê hạt, giày thể thao, quạt điện, cao su, va li túi xách, hàng mây tre, gốm sứ, hàng may mặc, sợi tổng hợp, săm lốp, đầu video, máy in, đồ chơi trẻ em, dừa nạo. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập của Paraguay gồm bột đậu tương, thịt bò và phụ phẩm, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi bông, bột thịt, bột xương.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Paraguay

Đơn vị : USD

Năm

2008

2009

2010

6 tháng 2011

XK

7.371.945

3.493.839

7.147.472

6.407.450

NK

3.619.925

11.344.453

18.887.703

27.651.515

XNK

10.991.870

14.838.292

26.035.175

34.058.965

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Paraguay năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá
USD

Giày dép các loại

USD

0

2.543.035

Linh kiện và phụ tùng xe máy

USD

0

1.641.429

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

1.127.300

Sản phẩm dệt, may

USD

0

298.323

Sản phẩm từ cao su

USD

0

88.538

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

76.398

Vải các loại

USD

0

53.534

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

47.455

Sản phẩm mầy, tre, cói và thảm

USD

0

29.014

Gỗ và Sản phẩm từ gỗ

USD

0

15.129

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

13.702

Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc

USD

0

11.300

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

USD

0

6.615

Sản phẩm gốm, sứ

USD

0

5.971

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Paraguay năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá
USD

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD

0

8.825.883

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày

USD

0

2.052.052

Bông các loại

Tấn

754

1.306.212

Sản phẩm hóa chất

USD

0

108.000

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

12.320

Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

USD

0

5

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Paraguay 6 tháng
đầu năm 2011


Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá
USD

Giày dép các loại

USD

0

1.961.255

Linh kiện và phụ tùng xe máy

USD

0

1.276.331

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

1.182.300

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

367.754

Sản phẩm dệt, may

USD

0

366.320

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

199.081

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

67.288

Sản phẩm từ gỗ

USD

0

23.793

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

0

11.070

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

6.882

Máy ảnh, máy quay phim & linh kiện

USD

0

3.604

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Paraguay 6 tháng
đầu năm 2011


Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá
USD

Phế liệu sắt thép

Tấn

14.461

6.148.716

Bông các loại

Tấn

1.255

5.872.759

Thức ăm gia súc và nguyên liệu

USD

0

2.900.348

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày

USD

0

845.792

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

21.506

Dược phẩm

USD

0

6.396




      1. Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

  • Trong năm 2011 Pa-ra-guay là Chủ tịch luân phiên của Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Với tư cách là Chủ tịch Pa-ra-guay quyết tâm đẩy mạnh hợp tác giữa MECOSUR với ASEAN. qua đó mang lại lợi ích cho hai đất nước Pa-ra-guay và Việt Nam.

  • Những lĩnh vực hợp tác tiềm năng : viễn thông, nông nghiệp.

  • Khó khăn :

  • Xa cách về địa lý, thiếu thông tin về thị trường.

  • Pa-ra-guay có nền kinh tế thị trường mang đặc trưng kinh tế tiểu ngạch phổ biến.

FDI: Chưa có

ODA: Chưa có


    1. Việt Nam – Peru

      1. Quan hệ ngoại giao

Trong lịch sử, Peru là một trong những nước Mỹ Latinh có phong trào quần chúng mạnh mẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Nhân dân và Chính phủ tiến bộ của Tổng thống Velasco ở Peru đã nhiều lần bày tỏ thiện cảm và ủng hộ cuộc đấu tranh của đấu tranh của nhân dân ta bằng nhiều hình thức. Tháng 1/1973, Tổng thống Velasco gửi thư chúc mừng thắng lợi của Việt Nam đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân ký Hiệp định Hòa bình Paris. Trên các diễn đàn quốc tế, Peru đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam. Tháng 2/1974, Peru (cùng với Cuba) là 2 nước Mỹ Latinh duy nhất đã bỏ phiếu thuận ủng hộ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được tham dự hội nghị “Tái xác định và phát triển Luật nhân đạo quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang”. Peru đã cử đoàn vào dự hội nghị Công đoàn, Phụ nữ Việt Nam.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/11/1994. Đại sứ quán Việt Nam tại Chile kiêm nhiệm Peru và Đại sứ quán Peru tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam.



  • Trao đổi đoàn:

  • Về phía Pê-ru sang thăm Việt nam có : Tổng thống An-béc-tô Phu-hi-mô-ri (7/1998), Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xca Mau-rơ-tu-a (2/2006) thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Lu-ít Gi-am Pi-ê-tơ-ri dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 14 tại Hà Nội (11/2006) và Chủ tịch Đảng Cộng Sản Pê-ru-Tổ quốc đỏ (PCdelP) Alberto Moreno Rojad thăm và làm việc tại Việt Nam (19-27/7/2010).

  • Về phía Việt Nam sang thăm Pê-ru có : Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (5/1998), Đặc phái viên của Thủ tướng - Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng (3/2007) thăm Pê-ru. Quý III/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống A. Gác-xi-a đã trao đổi thư, khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là về kinh tế-thương mại và năng lượng. Ngày 5/12/2007, Tổng thống Pê-ru A.Gác-xi-a tuyên bố công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tháng 11/2008, nhân dịp dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 16 tại Pê-ru, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ Tổng thống A. Gác-xi-a. Pê-ru đánh giá cao những thành tựu của công cuộc Đổi mới mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong các lĩnh vực chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giáo dục, đào tạo và vận dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế.

Cũng tại Tại Hội nghị APEC lần thứ 16 tại thủ đô Lima, Peru trong năm 2008, Việt Nam và Peru đã thống nhất sẽ lập cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở Lima và của Pêru ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…

Ngày 3/7/1998, Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế và Thương Mại giữa hai nước được ký kết. Giữa Việt Nam và Peru đã có Hiệp định khung về nông nghiệp, thủy sản, đầu tư, khoa học kỹ thuật. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng. Peru là một thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của ta bởi 75% các công ty xuất - nhập khẩu của Peru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và phía Tây rộng lớn của Brazil.

Chính phủ hai nước thống nhất quan điểm tăng cường hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Việt Nam và Pêru đã nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công – nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyển thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.

Trong thời gian tại nhiệm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Việt Nam – Peru theo chiều sâu. Hai bên hài lòng trước những bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ khi được thiết lập và chia sẻ đánh giá về những tiềm năng to lớn để mở rộng và tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.

Theo đó, hai bên đã thống nhất một chương trình nghị sự song phương chung để phối hợp hành động nhằm đạt được những mục tiêu cùng có lợi cho cả hai nước. Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn chính thức ở các cấp, ngành; khả năng sớm thiết lập Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở mỗi nước.


      1. Quan hệ thương mại

Về kinh tế-thương mại, hai bên nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công-nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.

Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác như về văn hoá, giáo dục, du lịch, lập Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Lima và của Peru ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…

Gần đây, các hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước cũng được Chính phủ Việt Nam – Peru hết sức chú trọng. Tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính nước Cộng hòa Peru, Ngài Luis Miguel Castilla Rubio ngày 11/11/2011 đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ Tài chính về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Peru Ollanta Humala.

Thỏa thuận hợp tác này được Hải quan hai nước Việt Nam và Peru thảo luận đàm phán trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới) về hỗ trợ hành chính lẫn nhau, nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát hải quan của hai bên, thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo tính chính xác thuế hải quan và các loại thuế khác, đồng thời tạo cơ sở cho việc thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.

Thỏa thuận tập trung vào các nội dung hợp tác kỹ thuật nghiệp vụ, trao đổi thông tin, nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm trong việc tính thuế, phí hải quan và các thuế khác và áp dụng đúng pháp luật hải quan của nước mình.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Peru trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh. 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 42% so với cả năm 2010, và nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa từ Peru chủ yếu là thức ăn gia súc và hoa quả tăng 11%. Tổng kim ngạch Xuất Nhập Khẩu 9 tháng đầu năm giữa Việt Nam Peru đạt 132 triệu đô la Mỹ.



  • Kim ngạch thương mại hai nước

Năm

NK

XK

Tồng kim ngạch USD

Tăng %

2004

17.012.014

6.086.090

23.098.103




2005

31.921.218

8.125.360

40.046.577

73%

2006

39.013.259

12.580.689

51.593.949

29%

2007

47.984.845

16.470.867

64.455.712

25%

2008

71.119.457

35.696.948

106.816.405

65%

2009

77.778.869

25.597.576

103.376.445

- 3,3%

2010

68.959.183

38.355.750

107.294.133

3,7%

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pê-ru hiện nay còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng to lớn giữa hai nước. Xuất khẩu của Việt nam sang Pê-ru khoảng 40 triệu, Nhập khẩu đạt khoảng 70 triệu/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: dầu mỡ động thực vật, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, bột cá, sợi acrylic v.v. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là: cao su, giầy dép, hàng dệt may các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, săm lốp các loại, xe đạp và phụ tùng. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng đều từ 40 triệu năm 2005 nay đạt khoảng trên 100 triệu.



      1. Каталог: file -> downloadfile8 -> 213
        downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
        downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
        213 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
        downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
        downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
        downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012
        213 -> 1. 1 Lịch sử: 3 2 Tầm nhìn: 5
        213 -> Đề bài: Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

        tải về 0.53 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương