Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ



tải về 0.53 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.53 Mb.
#24873
1   2   3   4   5

Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

Việt Nam và Bô-li-vi-a có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, năng lượng, dầu và khí.

  • Khó khăn: Xa cách về địa lý, thiếu thông tin.




    1. Việt Nam – Brasil

      1. Quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Sao Paulo (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000) và chuyển về thủ đô Brasilia. Bra-xin mở Đại sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nước Nam Mỹ đầu tiên mở Đại sứ quán tại Hà Nội.


      1. Quan hệ chính trị

Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn nhiều đoàn cao cấp:

Về phía Việt Nam, nổi bật là các Đoàn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995) và Trần Đức Lương (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), và nhiều đoàn cấp Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng thăm Bra-xin.

Về phía Bra-xin, có đoàn Tổng Thống Lula Da Silva(7/2008), Đoàn Quốc hội - Ngoại giao - Thương mại do Chủ tịch Hạ viện Aldo Rabelo dẫn đầu (10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Celso Amorin (2/2008), Thứ trưởng Ngoại giao Gomez de Mattos (11/2007), Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công thương Ivan Ramalio (9/2007), một số đoàn Quốc hội, Bộ/ngành và doanh nghiệp thăm Việt Nam. Quan hệ văn hóa có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Bra-xin (10/2009) thống nhất triển khai chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa Việt Nam tại Bra-xin; Hội nghị sỹ Bra-xin-Việt Nam (thành  lập  từ 20/4/1999) đã hoạt động trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.
    Hai bên đã ký Thoả thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định về hợp tác văn hoá, Thoả thuận về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại, Thoả thuận về trao đổi công hàm dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc, Thoả thuận về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, Hiệp định về Hợp tác Y tế và Y học, Bản Ghi nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Hiệp định khung về hợp tác khoa học - công nghệ và Bản Ghi nhớ về hợp tác chống đói nghèo; Bản Ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Bra-xin S.A. Trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Bra-xin tại Bra-xin (5/2009), hai bên đã ký Biên bản Thỏa thuận và  tiếp tục thúc đẩy đàm phán các Hiệp định, Thoả thuận khác.

    Về hợp tác đa phương, Bra-xin đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử làm UV không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009; ta khẳng định ủng hộ Bra-xin ứng cử làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy viên Thường trực HĐBA/LHQ mở rộng.



      1. Quan hệ thương mại


Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Brasil

Đơn vị : Triệu USD






2001

2002

2003

2006

2007

2008

2009

2010

2011

VN NK

11,459

27,617

25,014

146,571

230,655

373,919

373,138

543,573

597,892

VN XK

17,757

15,292

22,103

61,897

102,621

183,087

200,854

492,783

938,261

XNK

29,216

42,909

47,117

208,468

333,276

557,006

573,992

1.036,357

1.536,153

Nhận xét:

Quan hệ thương mại Việt Nam - Bra-xin ngày một phát triển. Vào năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD. Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Bra-xin tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2003, thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm 2001 kim ngạch chỉ đạt chưa đầy 30 triệu. Vào năm 2006, kim ngạch vọt tăng trở lại, đạt 208 triệu và đến năm 2011 kim nghạch xuất nhập khẩu hai nước đã đạt đến 1,536 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam : dày dép (gần 200 triệu), thủy sản (khoảng 90 triệu), máy tính, sản phẩm điện tử, sợi dệt các loại. Trong đó, có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng cao như, hàng thủy sản trong năm 2011 tăng trưởng 150%, dày dép tăng 50%.


Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Bra-xin bao gồm: thúc ăn chăn nuôi gia súc, bông, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Bra-xin đặc biệt bông, sắt thép các loại và chất dẻo nguyên liệu là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng lớn trên 100%-200%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brasil năm 2011

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá USD

So với
năm 2010

Giày dép các loại

USD

0

181,515,915

143,8%

Hàng thủy sản

USD

0

86,254,425

253,5%

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0

64,444,857

118,8%

Xơ, sợi dệt các loại

Tấn

10,660

43,598,091

118,1%

Máy móc, thiệt bị, dụng cụ & phụ tùng khác

USD

0

43,186,316

190,7%

Hàng dệt, may

USD

0

32,693,806

174,2%

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

0

26,740,881

158,5%

Cao su

Tấn

5,054

21,589,336

122,1%

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

16,043,179

145,5%

Điện thoại các loại và linh kiện

USD

0

14,093,471

349,1%

Sắp thép các loại

Tấn

13,737

13,528,500

34,3%

Sản phẩm từ cao su

USD

0

5,878,519

81,82%

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

2,694,864

6,1%


Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Brasil năm 2010

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá USD

So với
năm 2010

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD

0

190,828,312

116,4%

Bông các loại

Tấn

28,831

96,875,850

364,2%

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày

USD

0

80,951,735

128,4%

Nguyên phụ liệu thuốc lá

USD

0

73,059,194

144,2%

Sắt thép các loại

Tấn

90,627

58,900,606

239,7%

Ngô

Tấn

129,794

40,229,039

98,8%

Gỗ và sản phẩm gỗ

USD

0

29,796,973

90,3%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác

USD

0

19,978,217

97%

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

7,803

12,392,993

246,1%

Hóa chất

USD

0

7,794,174

632,6%

Linh kiện, phụ tùng ô tô

USD

0

4,159,875

56,9%

Hàng rau quả

USD

0

1,885,420

71,2%

Kim loại thường khác

Tấn

154

1,542,519

78,3%




      1. Về đầu tư

    Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại Việt Nam với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế biến cao su, Việt Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu USD ở Bra-xin.

ODA: Chưa có

      1. Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

Bra-xin là thành viên của Khối thị trường chung phía Nam Mercosur, Brazin đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan với Chile, Peru, Bolivia, Brazin là cửa ngõ để Việt Nam xâm nhập thị trường Nam Mỹ.

  • Khó khăn : Xa cách về mặt địa lý, thiếu thông tin.




    1. Việt Nam – Chilê

      1. Quan hệ ngoại giao

  • Ngày 25/3/1971 Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao dưới thời Tổng thống Xan-va-đô A-giên-đê và mở Văn phòng thương mại và nâng cấp thành Đại sứ quán ngày 1/6/1972. Tuy nhiên, quan hệ bị gián đoạn từ tháng 9/1973 sau cuộc đảo chính quân sự tại Chi-lê.

  • Tháng 9/1990, Chi-lê đề nghị Việt Nam khôi phục quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ và ta mở lại Đại Sứ Quán tại Santiago (10/2003). Chi-lê cử Lãnh sự Danh dự (7/2001) và mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội (10/2004).




      1. Quan hệ chính trị

  • Trao đổi đoàn : Các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Chi-lê gồm: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (10/2002), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004), TBT Nông Đức Mạnh (5/2007) Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009); Các đoàn Chilê thăm Việt Nam: Tổng thống Chi-lê Ri-các-đô La-gốt (10/2003), Tổng thống Chi-lê Michen Ba-chê-lê nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC 14 (11/2006); Phó Chủ tịch Thượng viện Chi-lê Ma-ri-ô Ri-ốt (7/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Chi-lê H. Mu-nhốt (10/2000), Phó Chủ tịch Thượng viện Chi-lê Ma-ri-ô Ri-ốt (9/2001), Bộ trưởng Ngoại giao Chi-lê I. Uôn-cơ (01/2006). Tổng thống Xê-bát-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (từ ngày 21 - 25/3/2012).




  • Việt Nam và Chi-lê đã ký các Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Thương mại (11/1993); Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Thoả thuận Tham khảo Chính trị và Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (9/1999); Bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hoá - Giáo dục (12/2000); Kiểm dịch Động vật; Nghị định thư Hợp tác trong lĩnh vực mỏ và Thoả thuận Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (10/2002); Miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ (10/2003); Hợp tác Nghề cá và ý định thư về đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Hợp tác Khoa học-Công nghệ (11/2004); Thỏa thuận Hợp tác về Du lịch (1/2006); Hợp tác Khoa học-Công nghệ và Thỏa thuận thành lập Uỷ ban hợp tác liên chính phủ Việt Nam-Chi-lê (5/2007); “Ý định thư lập Nhóm nghiên cứu chung về đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương” và tiến tới lập “Uỷ ban hợp tác liên chính phủ” (11/2006). Chi-lê ủng hộ Việt Nam vào Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc - ECOSOC (10/1997), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương - APEC (1998), ký Thoả thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Tại cuộc gặp giữa Nguyên thủ hai nước bên lề HNCC APEC 15 tại Xít-ni (9/2007), Chi-lê tuyên bố công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thoả thuận hai bên xúc tiến đàm phán về Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Công ty Ki-nhên cô thuộc tập đoàn Lúc-xích tổ chức lễ ra mắt và nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam(11/2006). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Chi-lê được ký kết tháng 11/2011.




      1. Quan hệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm với Việt Nam: Tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai nước giai đoạn 1995-1999, trao đổi mậu dịch hai chiều đạt trung bình 14,2 triệu USD/năm; năm 2000 đạt 18,81 triệu USD; năm 2001 đạt 26,6 triệu USD; năm 2002 đạt 21,1 triệu USD; năm 2006 đạt 150 triệu; năm 2007 đạt 162 triệu USD; năm 2008 đạt 173,28 triệu USD; năm 2009 đạt gần 260 triệu USD; năm 2010 đạt hơn 385 triệu USD và năm 2011 đạt 473 triệu USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chilê

Đơn vị : USD




Kim ngạch

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

VN XK

68.892.073

110.520.135

94.099.249

137.535.297

VN NK

104.390.362

147.189.297

241.230.406

335.728.266

Tổng KN

173.282.435

257.709.431

385.329.655

473.263.563


Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Chilê năm 2011



Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

So với
năm 2010

Giày dép các loại

USD




64.769.256

142%

Hàng dệt, may

USD




21.715.957

214,3%


Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Chilê năm 2011


Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá
USD

So với
năm 2010

Kim loại thường khác

Tấn

2.070

210.580.817

106,4%

Phế liệu sắt thép

Tấn

8.774

50.961.854

279,8%

Gỗ và sản phẩm gỗ

USD




23.864.335

121,8%

Hàng thủy sản

USD




15.409.363

116%

Dầu mỡ động thực vật

USD




8.449.005

211,14%

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD




3.189.686

16,75%

Hàng rau quả

USD




2.902.481

121%



      1. Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

  • Ngày 15/11/1993 Việt Nam và Chi-lê ký Hiệp định Kinh tế-Thương mại.

  • Hai nước đã đàm phán xong dự thảo Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư.

  • Khởi động từ năm 2008, đến 11/11/2011 hai bên đã chính thức ký Hiệp định Tự do hóa Thương mại. Theo thỏa thuận, hai nước sẽ dỡ bỏ thuế quan cho hơn 9.000 sản phẩm với các lộ trình khác nhau, đồng thời sẽ dành cho nhau nhiều ưu đãi trong dịch vụ và đầu tư trong vòng 3 năm tới. FTA này cũng có nhiều điều khoản quan trọng về tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, kiểm dịch, hàng rào kỹ thuật, hợp tác và phòng vệ thương mại.

  • Phía Chi-lê quan tâm hợp tác với Việt Nam trong một số lĩnh vực :

  • Nông nghiệp: trồng, chế biến, xuất khẩu rau quả; chăn nuôi và xuất khẩu thịt gà…

  • Thuỷ sản: đánh bắt, chế biến, xuất khẩu hải sản; liên doanh sản xuất tàu đánh cá…

  • Lâm nghiệp: trồng, bảo quản, phát triển rừng; chế biến và xuất khẩu lâm sản; sản xuất bột giấy.

  • Thương mại: nhập hoa quả nhiệt đới, hàng mỹ nghệ, hàng tiêu dùng của Việt Nam. Chi-lê có nhu cầu xuất khẩu máy móc, thiết bị của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; phân bón; thuốc trừ sâu…

  • Khó khăn :

  • Điều kiện địa lý : khoảng cách giữa hai nước khá xa. Mỗi nước ở một nửa bán cầu. Hai bên không có tuyến bay thẳng, dẫn đến việc đi lại của các doanh nghiệp rất khó khăn. Mặt khác, do giá cước vận tải cao, nên hạn chế trong các quan hệ trao đổi xuất nhập khẩu nói chung của các doanh nghiệp.

  • Thông tin : Dân chúng hai nước đều ít biết đến nhau, thiếu thông tin tuyên truyền và cập nhật thường xuyên.

  • Ngôn ngữ trong giao dịch thương mại: Các doanh nghiệp Chi-lê chủ yếu giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Số doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm khoảng độ – 60%, trong khi đó phía Việt Nam lại dùng tiếng Anh là chủ yếu, rất ít doanh nghiệp giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Đây là hạn chế không nhỏ trong vấn đề quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên.

  • Chính sách và xu hướng đầu tư: Người Chi-lê có vốn để đầu tư nhưng chỉ chú trọng vào các nước lân cận tại Châu Mỹ La tinh và Mỹ, Châu Âu. Gần đây do có Hiệp định Thương mại Tự do song phương với Trung Quốc (có hiệu lực ngày 01/01/2006), nên có chút chuyển biến về phía châu Á. Tuy vậy, Việt Nam mới được nói đến là một địa chỉ đầu tư đầy tiềm năng nhưng chưa có một dự án nào đưa vào thực hiện trên thực tế.

  • Phần lớn hàng hoá xuất, nhập còn thông qua công ty của nước thứ ba.

FDI: Chưa có

ODA: Chưa có


    1. Каталог: file -> downloadfile8 -> 213
      downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
      downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
      213 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
      downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
      downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
      downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012
      213 -> 1. 1 Lịch sử: 3 2 Tầm nhìn: 5
      213 -> Đề bài: Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

      tải về 0.53 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương