Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ


Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Argentina năm 2011



tải về 0.53 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.53 Mb.
#24873
1   2   3   4   5

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Argentina năm 2011 :

Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá
USD

So với
năm 2010

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD

0

605,987,076

118,5%

Dầu mỡ động thực vật

USD

0

111,356,129

182,2%

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày

USD

0

24,416,901

68%

Dược phẩm

USD

0

18,836,060

128,4%

Bông các loại

Tấn

6,130

17,503,093

397,7%

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

9,664,097

40,45%

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

3,207,858

93,7%

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

3,492,396

137,9%

Ngô

Tấn

1,947

1,043,596





Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Argentina năm 2011 :

Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá (USD)

So với
năm 2010

Giày dép các loại

USD

0

51,962,661

159,79%

Hàng dệt, may

USD

0

23,239,406

225,32%

Cao su

Tấn

2,693

10,966,172

19,09%

Từ năm 1998 về trước Việt Nam luôn xuất siêu, nhưng từ 1999 đến nay luôn nhập siêu, nguyên nhân chủ yếu do suy thoái và khủng hoảng kinh tế của Argentina (2000-2002) làm giảm khả năng thanh toán và giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tình hình này đang được cải thiện do kinh tế Argentina đang phục hồi và ổn định trở lại. Trao đổi thương mại song phương liên tục gia tăng trong những năm gần đây:  2005: 294 triệu USD, tăng 6 lần so với 2001 và gần 2 lần so với 2003; 2007: 316 triệu USD; 2008: gần 452 triệu USD, 2009: 643 triệu USD, 2010: 917 triệu USD, năm 2011 là hơn 1 tỷ USD.



Việt Nam xuất sang Argentina: hàng dệt may, giày dép, cao su và chế phẩm cao su, hàng điện và điện tử, cà phê hạt, đồ gỗ, hàng mỹ nghệ, phụ tùng xe đạp… Việt Nam nhập từ Argentina: Đậu tương và chế phẩm đậu tương, bột mì, phụ tùng ô tô, ống và tấm thép, da bò, dầu thực vật, nguyên liệu thuốc lá, sôcôla, sữa bột, thịt bò, rượu vang…

      1. Những thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi :

  • Argentina đã qua thời kỳ khủng hoảng, có nhu cầu mở rộng giao thương phục vụ phục hồi kinh tế, phát triển đất nước; bắt đầu chú trọng đến thị trường Đông Nam Á.

  • Hai nước đều có Cơ quan đại diện thường trú làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hai bên trao đổi, triếp xúc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết các vấn đề phát sinh.

  • Hai nước đã ký các hiệp định về hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá, các thoả thuận về kiểm dịch động thực vật, về bảo hộ đầu tư, hợp tác về công nghiệp và nông nghiệp, về văn hoá và giáo dục và hiệp định về lãnh sự, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương.

  • Các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam (điện, điện tử, may mặc, giày dép…) có uy tín, chất lượng và giá cả có thể cạnh tranh, thị trường Argentina và khu vực có nhu cầu. Do khí hậu thời tiết trái mùa nhau, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới của ta như cà phê, cao su, hoa quả có thể xâm nhập, bổ sung cho thị trường Achentina. Argentina còn là cửa ngõ để đi vào các thị trường MERCOSUR.

  • Khó khăn:

  • Hai bên có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đối giống nhau.           

  • Khủng hoảng kéo dài nhiều năm trước làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Achentina mất khả năng thanh toán và khó khăn trong việc vay tín dụng để nhập khẩu. Argentina áp dụng chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, gây khó khăn hơn cho hàng xuất khẩu của ta vào thị trường này. Thuế nhập khẩu của Achentina nhìn chung vẫn ở mức cao, chưa dỡ bỏ áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu như giám định hàng hoá trước khi giao hàng và quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa phức tạp.

  • Khoảng cách địa lý lớn làm cho chi phí vận chuyển cao. Hàng Brasil cạnh tranh mạnh do có lợi thế về thuế (trong Mercosur thuế nhập khẩu là 0%), cước phí vận tải và thời gian giao hàng. Hàng Trung quốc cũng lấn sân tại Argentina và hầu hết các nước Mỹ La Tinh khác.

  • Đặc biệt từ tháng 8/2007, Argentina áp dụng một số biện pháp kiểm soát ngặt nghèo để hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ một số nước châu Á (quần áo, đồ da, đồ chơi, xe đạp, hàng điện tử, mũi giày…), chủ yếu nhằm vào Trung quuốc nhưng cũng ảnh hưởng đến việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Argentina. Từ giữa năm 2008, trao đổi thương mại giữa hai nước càng khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.

Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh để xuất sang Argentina :

  • Hàng dệt may cao cấp và phổ thông.

  • Giày dép cao cấp và phổ thông, nhất là giày thể thao.

  • Hàng điện tử gia dụng: Máy tính và linh kiện, TV, đầu CD-DVD, tủ lạnh, quạt máy…

  • Sản phẩm gỗ nội thất

  • Đồ mỹ nghệ

  • Đồ nhựa, đồ chơi trẻ em

      1. Quan hệ đầu tư

Về đầu tư tại Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2011, Ác-hen-ti-na có 1 dự án sản xuất các sản phẩm sinh học (phân bón, thuốc diệt côn trùng, thuốc kích thích rau quả) với vốn tổng số vốn đăng ký là 120.000 USD (đứng thứ 89/93); đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp Luyện kim IMPSA của Ác-hen-ti-na và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đang triển khai 03 các dự án phong điện và thủy điện tại Việt Nam với số vốn có thể lên tới 3,2 tỷ USD.

Hiện tại Argentina chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài về hơn là đầu tư ra nước ngoài. Từ nhiều năm nay Argentina rất tích cực mời chào, kêu gọi FDI nhưng kết quả còn hạn chế, chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài chưa giải tỏa khỏi “hội chứng” của khủng hoảng kinh tế 1999-2002 và chưa yên tâm về những chính sách, biện pháp tài chính và thuế của chính phủ Argentina. Đây là yếu tố nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý, thận trọng, nhưng ở góc độ nào đó có thể coi là yếu tố thuận vì đây là thời điểm cạnh tranh chưa nhiều trong khi môi trường đầu tự hiện nay tại Argentina (hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, khung pháp lý) khá tốt và thuận lợi. Việc Petrovietnam mới đây đạt được thỏa thuận hợp tác thăm dò, khai tác dầu khí tại Argentina là sự khởi đầu tốt.



Những lĩnh vực Argentina ưu tiên và khuyến khích đầu tư nước ngoài : Xây dựng cơ sở hạ tầng; Lắp ráp xe có động cơ; Sản xuất chi tiết, phụ tùng ôtô; Sản xuất nhiên liệu sinh học; Thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp phần mềm; Sản xuất máy công cụ; Khai thác và chế biến lâm sản; Khai thác mỏ; Trồng thuốc lá.
Trong những lĩnh vực trên, Việt Nam có khả năng đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí, (nhất là off-shore hiện Argentina đang rất cần), sản xuất phầm mềm, khai thác và chế biến gỗ. Ngoài ra, do Argentina khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng trong nước nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu liên doanh, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, đồ nội thất bằng gỗ… vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng khả năng này.

      1. Du lịch

Tiềm năng du lịch của Ác-hen-ti-na lớn, hiện tại du lịch nội địa phát triển mạnh hơn du lịch quốc tế. Ác-hen-ti-na đứng thứ 2 sau Brasil về thu hút khách du lịch quốc tế ở MLT và thứ 5 ở cả châu Mỹ. Năm 2006 đón 4,2 triệu khách quốc tế, thu 3,7 tỉ USD. Khách đông nhất đến từ châu Âu, Brasil, Mỹ, Canada và một số nước láng giềng. Trung bình mỗi khách du lịch nước ngoài ở 12,9 ngày/chuyến và tiêu 85,6USD/ngày.

Do mang nhiều đặc tính văn hóa châu Âu và điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, xu hướng du lịch ra nước ngoài của người Ác-hen-ti-na tăng nhanh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2005 có tới 1,92 triệu người du lịch nước ngoài, tăng 6% so cùng kỳ năm trước; 80% sang các nước lân cận (chủ yếu Chile, Brasil, Uruguay); phần còn lại sang châu Âu và Bắc Mỹ; sang châu Á chưa nhiều nhưng tăng nhanh.

Khách du lịch Ác-hen-ti-na sang Việt Nam hiện còn rất ít nhưng ngày càng tăng. Khách đi Việt Nam về đều có ấn tượng tốt nhưng tỉ lệ muốn thăm trở lại không nhiều. Khách thích các danh lam thắng cảnh độc đáo, các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Cột Cờ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Cách mạng, Chùa Hương, Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phú Quốc, các làng nghề truyền thống... Khách đặc biệt thích thú ẩm thực Việt Nam, nghệ thuật rối nước và giao tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

Khó khăn với khách du lịch Ác-hen-ti-na sang Việt Nam hiện nay là vấn đề đi lại, hiện chỉ có 1 hãng hàng không của Malaysia nối chuyến qua Nam Phi để đi Việt Nam. Khâu giới thiệu quảng bá còn rất hạn chế nên chưa “đánh thức” mối quan tâm của đông người. Cần có sự liên kết tour giữa các công ty lữ hành hai nước và kết hợp các tour liên thông nhiều nước ở khu vực trong cùng một chuyến để tăng sự hấp dẫn và hiệu quả kinh tế của chuyến đi.



      1. Các lĩnh vực khác

Khoa học, công nghệ của Ác-hen-ti-na khá phát triển với các ngành cơ bản và mũi nhọn như nguyên tử, sinh học, điện tử, tin học... Cơ quan nghiên cứu khoa học chính của Ác-hen-ti-na là Ủy ban Quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật (CONICET) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Sáng kiến, tập hợp gần 10 nghìn người tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất. Ác-hen-ti-na tự chế tạo được vệ tinh, đã sản xuất và chào bán lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư và tên lửa không đối biển và không đối đất cho một số nước. Ác-hen-ti-na có 5 người đạt giải Nobel, trong đó 3 người thuộc lĩnh vực KHCN là Bernardo A. Houssay và Cesar Milstein giải Nobel y tế và Luis Federico Leloir giải Nobel hóa học.

Việt Nam từng cử nghiên cứu sinh về năng lượng nguyên tử và sinh học sang thực tập ở Ác-hen-ti-na. Nhóm chuyên gia của giáo sư Võ Văn Thuận (Viện Vật lý Việt Nam) tham gia dự án xây dựng nhà máy dò tia vũ trụ lớn nhất thế giới Pierre Auger tại Ác-hen-ti-na. Nghiên cứu, phát triển năng lượng hạt nhân và công nghệ sinh học là những lĩnh vực Việt Nam có thể tiếp tục đặt vấn đề hợp tác với Ác-hen-ti-na.

Giáo dục đại học tại Ác-hen-ti-na chất lượng cao và có uy tín quốc tế. Hiện có 38 trường đại học công và 41 trường đại học tư với đầy đủ các khoa ngành, đào tạo sau đại học, master và tiến sĩ, trong đó có những trường nằm trong danh sách 300 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2006 như Đại học Buenos Aires, Đại học Austral. Các trường đại học Việt Nam có thể thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu và giảng dạy, trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, kể cả gửi sinh viên sang đào tạo đại học.

Quan hệ trên các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… cũng được tăng cường : Giao lưu giữa các trường đại học Ác-hen-ti-na với các trường đại học Việt Nam; tổ chức triển lãm tranh ảnh nghệ thuật ở hai nước; Ác-hen-ti-na cử đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tại Festival Huế (6/2004); Ac-hen-ti-na đồng ý giúp Việt Nam phát triển bộ môn bóng đá, tập đoàn IMPSA cam kết tặng Việt Nam 10 học bổng về chuyên ngành rượu vang tại Đại học Tổng hợp Mên-đô-xa... Hai bên cũng đã trao đổi một số đoàn nghiên cứu khoa học trong đó có đoàn năng lượng nguyên tử và đoàn nhân chủng học pháp y của bạn đã thăm và làm việc tại Việt Nam.



Hai bên duy trì tốt sự phối hợp và hợp tác tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế mà hai nước đều là thành viên như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).... Ác-hen-ti-na ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009; công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam; bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ WTO (trao đổi thông tin và kinh nghiệm , đào tạo cán bộ…). Ta ủng hộ Ác-hen-ti-na làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2004-2005; Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2008-2011; Hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhiệm kỳ 2.

    1. Việt Nam – Bolivia

      1. Quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Bô-li-vi-a thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 10/2/1987. Hiện nay ĐSQ ta tại Bra-xin kiêm nhiệm Bô-li-vi-a. Bô-li-vi-a ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009.

      1. Quan hệ thương mại

Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước hầu như chưa có gì năm 2009 Việt Nam xuất khẩu sang Bolivia trị giá 1,698 triệu USD và nhập khẩu từ Bolivia trị giá 1427 USD, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước có tiềm năng phát triển trên lĩnh vực năng lượng, khí đốt..
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bolivia

Đơn vị : USD

Năm

2008

2009

2010

6 tháng 2011

Tổng KN

1,972,743

1,795,731

2,720,494

1,589,511

XK

1,835,235

1,650,231

2,564,186

1,482,920

NK

137,508

145,501

156,308

106,591

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Bolivia Năm 2010



Mặt hàng

Đơn vị

Khối lượng

Trị giá USD

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD




120,919

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD




26,421

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày

USD




482

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bolivia năm 2010


Mặt hàng

Đơn vị

Khối
lượng

Trị giá USD

Giày dép các loại

USD

0

1,532,464

Sản phẩm dệt, may

USD

0

360,226

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

0

119,255

Tàu thuyền các loại

USD

0

86,300

Sản phẩm từ cao su

USD

0

82,898

Linh kiện và phụ tùng xe máy

USD

0

63,845

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

0

16,373

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

13,887

Sản phẩm hóa chất

USD

0

12,027

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

9,139

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

0

4,843

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

USD

0

1,133


Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bô-li-vi-a 6 tháng đầu năm 2011



Mặt hàng

Đơn vị

Khối

lượng


Trị giá (USD)

Giày dép các loại

USD

0

957,124

Linh kiện và phụ tùng xe máy

USD

0

53,027

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác

USD

0

96,337

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

6,394

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

USD

0

4,727

Sản phẩm dệt, may

USD

0

84,148

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

0

5,870

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

30,204

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

USD

0

4,165



Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Bô-li-vi-a 6 tháng đầu năm 2011


Mặt hàng

Đơn vị

Khối

lượng


Trị giá (USD)

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

USD

0

77,669

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

USD

0

20,861

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

0

157

Sản phẩm từ sắt thép

USD

0

42




      1. Hợp tác về đầu tư

Hiện hai bên chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào được triển khai .

      1. Каталог: file -> downloadfile8 -> 213
        downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
        downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
        213 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
        downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
        downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
        downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012
        213 -> 1. 1 Lịch sử: 3 2 Tầm nhìn: 5
        213 -> Đề bài: Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

        tải về 0.53 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương