Lumen gentium



tải về 0.62 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.62 Mb.
#38481
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Từ “Collegium” (cộng thể) không được hiểu theo nghĩa thuần tuý pháp lý, nghĩa là một nhóm người bình đẳng chấp nhận trao quyền lãnh đạo cho một vị chủ tịch, nhưng phải hiểu là một tập thể có tính cố định, với cơ cấu tổ chức và thẩm quyền được xác định bởi chính Mạc khải. Vì thế, câu trả lời cho Đề nghị tu chỉnh số 12 muốn nêu rõ là chính Chúa đã thiết lập Nhóm Mười hai theo thể thức một Cộng thể hay một Nhóm cố định. Xin cũng xem Đề nghị số 53c. - Cũng thế, từ “Ordo” hay “Corpus” được dùng để nói về hàng Giám mục hay Giám Mục Đoàn. Khi nói đến tính cách tương đương, trong mối liên hệ giữa Phêrô với các Tông đồ và mối liên hệ giữa Giáo Hoàng với các Giám mục, không được hiểu đó là sự chuyển giao quyền bính đặc biệt của các Tông đồ cho các người kế vị, và đương nhiên cũng không thể hiểu là các thành viên của Giám Mục Đoàn cũng bình quyền với vị Thủ lãnh, nhưng phải hiểu là có một sự tương ứng giữa mối liên hệ thứ nhất (Phêrô – Tông đồ) và mối liên hệ thứ hai (Giáo Hoàng – Giám mục). Vì thế, trong số 22, Uỷ ban đã quyết định không dùng cách nói “cùng một cách thức”, nhưng là “với cách thức tương tự”. Xem Đề nghị tu chỉnh số 57.

2. Một người trở nên thành viên của cộng đoàn Giám mục nhờ sự thánh hiến bí tích và nhờ sự hiệp thông phẩm trật với vị Thủ lãnh và những phần tử của Giám Mục Đoàn. Xem số 22, cuối đoạn 1.

Thánh Truyền và cả tập truyền phụng vụ đã xác quyết rõ ràng việc tấn phong làm cho vị Giám mục được tham dự với cả hữu thể của mình vào các chức năng thánh thiêng. Sau khi thảo luận, Uỷ ban dùng danh từ “munus” (chức năng) chứ không dùng chữ “potestas” (quyền hành), vì hạn từ này có thể được hiểu là quyền thực hiện một hành động nào đó. Nhưng quyền thực hiện một hành động chỉ có thể nhận được từ một chỉ định của thẩm quyền phẩm trật theo Giáo Luật hoặc theo pháp lý. Chỉ định này có thể là việc uỷ thác một nhiệm vụ đặc biệt hoặc trao phó một số người thuộc quyền, theo những qui định đã được thẩm quyền tối cao phê duyệt. Việc phê duyệt này là một qui định buộc phải có do chính bản chất của việc trao quyền, vì liên quan đến những chức năng phải được thực thi bởi những người thuộc quyền ở nhiều cấp bậc, cùng cộng tác theo phẩm trật do ý muốn của Chúa Kitô. Điều hiển nhiên là sự “hiệp thông” này đã được áp dụng tuỳ theo hoàn cảnh trong đời sống (in vita) của Giáo Hội qua các thời đại, trước khi được biên soạn thành văn trong luật lệ (in iure).

Chính vì thế, phải nêu rõ là cần phải có sự hiệp thông phẩm trật với vị Thủ lãnh của Giáo Hội và với các thành viên. “Communio” (hiệp thông) là một ý niệm rất được đề cao trong Giáo Hội thời xưa (và cả thời nay, nhất là tại Đông phương). Đây không phải là một tình cảm mơ hồ nào đó, nhưng là một thực tại mang tính liên kết, đòi hỏi phải có một hình thức pháp lý, đồng thời được sinh động nhờ đức ái. Vì thế, với sự đồng thuận gần như tuyệt đối, Uỷ ban quyết định viết như sau: “trong sự hiệp thông phẩm trật”. Xem Đề nghị tu chỉnh số 40 và những chỗ đề cập đến sứ vụ theo Giáo Luật, số 24.

Những văn kiện gần đây của các Đức Giáo Hoàng về quyền tài thẩm của các Giám mục phải được giải thích theo ý nghĩa chính yếu vừa nêu liên quan đến quyền hành.



3. Giám Mục Đoàn, một cộng đoàn luôn phải có Thủ lãnh, “là chủ thể có quyền hành trọn vẹn và tối cao trên toàn thể Giáo Hội”. Đây là điều cần được chấp nhận để tránh những thắc mắc đối với tính cách trọn vẹn của quyền bính dành cho Giáo Hoàng Rôma. Giám Mục Đoàn luôn luôn buộc phải liên kết với vị Thủ lãnh, người trong Đoàn đảm nhận chức năng trọn vẹn của Đấng Đại diện Chúa Kitô và Chủ chăn của Giáo Hội phổ quát. Nói cách khác, đây không phải là phân biệt giữa Giáo Hoàng Rôma và tập thể các Giám mục, nhưng là giữa cá nhân Đức Giáo Hoàng và cộng đoàn gồm cả Giáo Hoàng và các Giám mục. Vì Đức Giáo Hoàng là Thủ lãnh của Giám Mục Đoàn, nên riêng ngài có quyền đơn phương hành động trong một số trường hợp mà các Giám mục không thể làm được, ví dụ triệu tập và điều hành Giám Mục Đoàn, phê chuẩn các qui chế hoạt động, v.v. . . Xem Đề nghị tu chỉnh số 81. Vì đã được trao phó nhiệm vụ chăm sóc toàn thể đoàn chiên của Chúa Kitô, nên Đức Giáo Hoàng có quyền phán quyết về cách thức thích hợp, hoặc riêng cá nhân ngài, hoặc cùng với Giám Mục Đoàn, để thực thi nhiệm vụ ấy, tuỳ theo những nhu cầu của Giáo Hội vẫn luôn biến chuyển qua các thời đại. Vì lợi ích của Giáo Hội, Giáo Hoàng Rôma hành động theo sự khôn ngoan của ngài để hướng dẫn, phát huy và phê chuẩn việc thực thi quyền cộng thể của Giám Mục Đoàn.

4. Là Chủ chăn tối cao của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng có thể tuỳ ý thực thi quyền bính bất cứ lúc nào, theo như nhiệm vụ đòi hỏi. Phần Giám Mục Đoàn, tuy vẫn luôn tồn tại, nhưng như Truyền thống Giáo Hội đã cho thấy, không phải lúc nào cũng hành động với tư cách thuần tuý tập thể. Nói cách khác, Giám Mục Đoàn không phải lúc nào cũng hoạt động trong cách thế “hành động trọn vẹn”, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới hành động theo thể thức thuần tuý tập thể, và không thể làm nếu không được vị Thủ lãnh đồng tình (consentiente Capite). Nói “Thủ lãnh đồng tình”, để đừng nghĩ đến sự lệ thuộc theo kiểu lệ thuộc một người nào đó xa lạ; trái lại, từ “đồng tình” gợi lên sự hiệp thông giữa Đầu và các chi thể, đồng thời cũng nói lên tính cách thiết yếu của một hành động dành riêng cho người Thủ lãnh. Điều này được xác định cách minh nhiên trong số 22,2 và được giải thích ở cuối số. Ngữ thức ở thể phủ định “nonnisi” (không thể nếu không) bao gồm tất cả mọi trường hợp: vì thế đương nhiên phải luôn luôn tuân theo những qui định đã được thẩm quyền tối thượng phê duyệt. Xem Đề nghị tu chỉnh số 84.

Điều nổi bật nhất trong tất cả chính là sự gắn kết giữa các Giám mục với vị Thủ lãnh và không bao giờ hành động độc lập với Giáo Hoàng. Trong trường hợp không có hành động của Thủ lãnh, các Giám mục không thể hành động với tư cách một Giám Mục Đoàn được, chính ý niệm về “Cộng thể” đã cho thấy rõ điều đó. Truyền thống đã xác nhận sự hiệp thông phẩm trật giữa tất cả các Giám mục với Đức Giáo Hoàng.

Ghi chú. Nếu không có hiệp thông phẩm trật, chức năng liên quan đến thực thể do bí tích, cần phân biệt với khía cạnh pháp lý do luật, sẽ không thể thực hiện được. Tuy nhiên, Uỷ ban không bàn đến ở đây vấn đề hợp pháp và thành sự, vấn đề này xin dành cho các nhà thần học thảo luận, đặc biệt về những gì liên quan đến quyền bính đang được các anh em Đông phương ly khai thực thi hiện nay, và về những ý kiến khác biệt trong việc giải thích quyền bính ấy.

PERICLES FELICI


Tổng Giám mục Hiệu toà Samosate
Tổng Thư ký Công Đồng Chung Vatican II



1 x. T. CYPRIANÔ, Epist. 64,4: PL 3,1017; CSEL (Hartel), III B, tr. 720; T. HILARIÔ POITIERS, In Mt 23,6: PL 9,1047; T. AUGUSTINÔ, nhiều chỗ khác; T. CYRILLÔ ALEXANDRIA, Glaph. In Gen. 2, 10: PG 69, 110A.

2 T. GRÊGÔRIÔ CẢ, Hom. in Evang. 19,1: PL 76, 1154B. x. T. AUGUSTINÔ, Serm. 341, 9,11: PL 39, 1499S. T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, Adv. Iconoc. 11: PG 96, 1357.

3 x. T. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. III, 24, 1: PG 7, 966B; HARVEY 2, 131; xb. Sagnard, Sources Chr., tr. 398.

4 T. CYPRIANÔ, De Ora. Dom. 23: PL 4, 553; CSEL (Hartel) III A, tr. 285; T. AUGUSTINÔ, Serm. 71, 20, 33: PL 38, 463; T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, Adv. Iconocl. 12: PG 96, 1358D.

5 x. ÔRIGÊNÊ, In Mt 16,21: PG 13, 1443 C.; TERTULLIANÔ, Adv. Marc. 3,7: PL 2, 357 C; CSEL 47,3 tr. 386. Về tài liệu phụng vụ, xem Sacramentarium Gregorianum: PL 78, 160 B.; hoặc C. MOHLBERG, Liber Sacramentorum Romanae Ecclesiae, Rôma, 1960, tr. 111, XC: “Thiên Chúa đã ban cho ngươi nơi cư ngụ vĩnh viễn khi qui tụ các thánh...”. Thánh thi Urbs Jerusalem beata trong sách Kinh Nhật Tụng Đan viện, và Coelestis urbs Jerusalem trong sách Kinh Nhật Tụng Rôma.

6 x. T. TÔMA, Summa Theol. III, q. 62, a. 5, ad 1.

7 x. PIÔ XII: Thông điệp Mystici Corporis, 29.6.1943: AAS 35 (1943), tr. 208.

8 x. LÊÔ XIII, Thông điệp Divinum illud, 9.5.1897: ASS 29 (1896-97), tr. 650; PIÔ XII, Thông điệp Mystici Corporis, nt., tr. 219-220; DS. 2288 (3808); T. AUGUSTINÔ, Serm. 268, 2: PL 38, 1232, và nơi khác; T. GIOAN KIM KHẨU, In Eph. bài giảng 9, 3: PG 62,72; ĐIĐYMÔ ALEXANDRIA, Trin. 2,1: PG 39, 449tt.; T. TÔMA, In Col. 1,18, lect. 5: xb. Marietti, II, số 46: “Như một thân thể được tạo thành khi hợp nhất với linh hồn, cũng thế, Giáo Hội được tạo thành khi hợp nhất với Thánh Thần...”.

9 LÊÔ XIII, Thông điệp Sapientiae christianae, 10.1.1890: ASS 22 (1889-1890), tr. 392; LÊÔ XIII, Thông điệp Satis cognitum 29.6.1896: ASS 28 (1895-1896), tr. 710 và 724tt.; PIÔ XII, Thông điệp Mystici Corporis, nt., tr. 199-200.

10 x. PIÔ XII, Thông điệp Mystici Corporis, nt., tr. 221tt.; PIÔ XII, Thông điệp Humani generis, 12.8.1950: AAS 42 (1950), tr. 571.

11 LÊÔ XIII, Thông điệp Satis Cognitum, nt., tr. 713.

12 x. Symbolum Apostolicum: DS. 6-9 (10-13); Symb. Nic. – Const.: DS. 86 (150). So sánh với Prof. fidei Trid.: DS 994 và 999 (1862 và 1868).

13 Đọc “Giáo Hội Rôma thánh thiện (công giáo và tông truyền)”: trong Prof. fidei Trid., nt., và CĐ VATICAN I, Hiến chế tín lý về Đức tin Công giáo, Dei Filius: DS. 1782 (3001).

14 T. AUGUSTINÔ, De Civ. Dei, XVIII, 51, 2: PL 41, 614.

15 x. T. CYPRIANÔ, Epist. 69,6: PL 3,142B; HARTEL 3B, tr. 754: “bí tích hiệp nhất bất khả phân ly”.

16 x. PIÔ XII, Huấn từ Magnificate Dominum, 2.11.1954: AAS 46 (1954), tr. 669; Thông điệp Mediator Dei, 20.11.1947: AAS 39 (1947), tr. 555.

17 x. PIÔ XI, Thông điệp Miserentissimus Redemptor, 8.5.1928: AAS 20 (1928), tr. 171t.; PIÔ XII, Huấn từ “Vous nous avez”, 22.9.1956: AAS 48 (1956) tr. 714.

18 x. T. TÔMA, Summa Theol. III, q. 63, a.2.

19 x. T. CYRILLÔ GIÊRUSALEM, Catech. 17, về Chúa Thánh Thần, II, 35-37: PG 33, 1009-1012; NICÔLA CABASILAS, De Vita in Christo, lib. III, về lợi ích của Dầu Thánh: PG 150, 569-580; T. TÔMA, Summa Theol. III, P9.65, a.3 và q.72, a.1 và 5.

20 x. PIÔ XII, Thông điệp Mediator Dei, 20.11.1947: AAS 39 (1947), nhất là tr. 552t.

21 1 Cr 7,7: “Mỗi người được Chúa ban cho đặc sủng riêng (idion charisma), người được ơn này, người được ơn kia”; x. T. AUGUSTINÔ, De Dono Persev, 14,37: PL 45, 1015t: “không những tiết dục, nhưng cả khiết tịnh của đôi bạn cũng là ơn Chúa ban”.

22 x. T. AUGUSTINÔ, De Praed Sanct. 14, 27: PL 44, 980.

23 x. T. GIOAN KIM KHẨU, In Io., Bài giảng 65,1: PG 59, 361.

24 x. T. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. III, 16, 6; 22, 1-3. PG 7, 925 C-926A và 955C-958A; HARVEY 2, 87t. và 120-123; SAGNARD, Sources Chrétiennes tr. 290-292 và 372t.

25 x. T. IGNATIÔ TỬ ĐẠO, Ad Rom, Lời mở đầu: xb. Funk, I, tr. 252.

26 x. T. AUGUSTINÔ, Bapt. c. Donat. V, 28, 39: PL 43, 197: “Hiển nhiên, khi nói trong và ngoài Giáo Hội, phải hiểu về tâm hồn chứ không phải về thân xác”; x. T. AUGUSTINÔ, III, 19, 26: cột 152; V, 18, 24: cột 189; In Io., tr. 61, 2: PL 35, 1800, và nơi khác.

27 x. Lc 12,48: “Ai đã được giao phó nhiều, sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”; x. Mt 5,19-20; 7,21-22; 25,41-46; Gc 2,14.

28 x. LÊÔ XIII, Tông thư Praeclara gratulationis, 20.6.1894: ASS 26 (1893-94), tr. 707.

29 x. LÊÔ XIII, Thông điệp Satis Cognitum, 29.6.1896: ASS 28 (1895-96), tr. 738; Thông điệp Caritatis studium, 25.7.1898: ASS 31 (1898-99), tr. 11; PIÔ XII, Diễn văn truyền thanh Nell’alba, 24.12.1941: ASS 34 (1942), tr. 21.

30 x. PIÔ XI, Thông điệp Rerum Orientalium, 8.9.1928: AAS 20 (1928), tr. 287; PIÔ XII, Thông điệp Orientalis Ecclesiae, 9.4.1944: AAS 36 (1944), tr. 137.

31 x. Giáo huấn của Bộ Thánh Vụ, 20.12.1949: AAS 42 (1950), tr. 142.

32 x. T. TÔMA, Summa Theol. III, q. 8; a. 3, ad I.

33 x. Thư của Bộ Thánh Vụ gởi cho Tổng giám mục Boston: DS 3869-72.

34 x. EUSÊBIÔ CÊSARÊA, Praeparatio Evangelica, 1, 1: PG 21, 28 AB.

35 x. BÊNÊĐICTÔ XV, Tông thư Maximum illud: AAS 11 (1919), tr. 440, nhất là tr. 451tt.; PIÔ XI, Thông điệp Rerum Ecclesiae: AAS 18 (1926), tr. 68-69; PIÔ XII, Thông điệp Fidei Donum, 21.4.1957: AAS 49 (1957), tr. 236-237.

36 x. Didachè, 14: xb. Funk I, tr. 32; T. GIUSTINÔ, Dial, 41: PG 6, 564; T. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. IV 17, 5: PG 7, 1023; HARVEY 2, tr. 199t; CĐ TRENTÔ khoá 22, ch I: DS 939 (1742).

37 x. CĐ VATICAN I, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô Pastor aeternus: DS 1821 (3050t).

38 x. CĐ FIRENZE, Decretum Pro Graecis: DS 694 (1307) và CĐ VATICAN I, DS 1826 (3059).

39 x. Liber Sacramentorum của Thánh Grêgôriô, Kinh Tiền Tụng ngày sinh nhật thánh Matthia và Tôma: PL 78, 51 và 152; x. Cod. VATICAN Lat. 3548, f. 18; T. HILARIÔ, In Ps. 67, 10: PL 9, 450; CSEL 22, tr. 286; T. HIÊRÔNIMÔ, Adv. Iovin, 1, 26: PL 23, 247A; T. AUGUSTINÔ, In Ps. 86, 4: PL 37, 1103; T. GRÊGÔRIÔ CẢ, Mor., In Iob, XXVIII, V: PL 76, 455-456; PRIMASIÔ, Comm. in Apoc. V: PL 68, 924BC; PASCHASIÔ RADBERTÔ, In Mt, c. VIII, ch. 16: PL 120, 561C; x. LÊÔ XIII, Thư Et Sane, 17.12.1888: ASS 21 (1888), tr. 321.

40 x. Cv 6,2-6; 11,30; 13,1; 14,23; 20,17; 1 Ts 5,12-13; Pl 1,1; Cl 4,11 và nhiều chỗ khác.

41 x. Cv 20,25-27, 2 Tm 4,6t, so sánh với 1 Tm 5,22; 2 Tm 2,2; Tt 1,5; T. CLÊMENTÊ RÔMA, Ad Cor. 44, 3: xb. Funk, I, tr. 156.

42 T. CLÊMENTÊ RÔMA, Ad Cor, 44, 2: xb. Funk, I, tr. 154tt.

43 x. TERTULLIANÔ, Praescr. Haer. 32: PL 2, 52t; T. IGNATIÔ TỬ ĐẠO, nhiều chỗ khác.

44 x. TERTULLIANÔ, Praescr. Haer. 32: PL 2, 53.

45 x. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. III, 3, 1: PG 7, 848A; HARVEY 2, 8; SAGNARD, tr. 100: “manifestatam”.

46 x. T. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. III, 2, 2: PG 7, 847; HARVEY 2, 7; SAGNARD, tr. 100: “custoditur”, x. T. IRÊNÊÔ, IV, 26, 2: cột 1053; HARVEY 2, 236, cả IV, 33, 8: cột 1077; HARVEY 2, 262.

47 T. IGNATIÔ Tử đạo, Philad, lời mở đầu: xb. Funk, I, tr. 264.

48 T. IGNATIÔ Tử đạo, Philad, 1, 1; Magn., 6, 1: xb. Funk I, tr. 264 và 234.

49 T. CLÊMENTÊ RÔMA, nt., 42, 3-4; 44, 3-4, 57, 1-2: xb. Funk, I, tr. 152, 156, 171tt.; T. IGNATIÔ TỬ ĐẠO, Philad. 2; Smyrn. 8; Magn., 3; Trall. 7: xb. Funk I, tr. 265t; 282; 232; 246tt. vv; T. GIUSTINÔ, Apol, 1, 65: PG 6, 428; T. CYPRIANÔ, Epist, nhiều chỗ khác.

50 x. LÊÔ XIII, Thông điệp Satis cognitum, 29.6.1896: ASS 28 (1895-96), tr. 732.

51 x. CĐ TRENTÔ, Sắc lệnh De Sacr. Ordinis, ch. 4: DS 960 (1768); CĐ VATICAN I, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô Pastor aeternus, ch. 3: DS 1828 (3061); PIÔ XII, Thông điệp Mystici Corporis, 29.6.1943: AAS 35 (1943), tr. 209 và 212; Giáo luật, khoản 329,1.

52 x. LÊÔ XIII, Thư Et Sane, 17.12.1888: ASS 21 (1888), tr. 321t.

53 x. T. LÊÔ Cả, Serm. 5, 3: PL 54, 154.

54 CĐ TRENTÔ, khoá 23, ch. 3, trích 2 Tm 1,6-7 để chứng minh phép truyền chức Thánh thật sự là một bí tích: DS 959 (1766).

55 Trong Trad. Apost. 3, xb. Botte, Sources Chrétiennes, tr. 27-30, Giám mục có chức tư tế nhất phẩm (primatus sacerdotii); x. Sacramentarium Leonianum, xb. C. Mohlberg, Sacramentarium Veronense, Rôma, 1955, tr. 119: “đưa đến tác vụ linh mục tối cao… xin hoàn tất đỉnh cao của mầu nhiệm nơi các linh mục của Chúa ”; Trad. Apost., Liber Sacramentorum Rômanae Ecclesiae, Rôma, 1960, tr. 121-122: “Lạy Chúa, xin ban cho họ ngai toà Giám mục để họ điều khiển Giáo Hội Chúa và toàn dân”: x. PL 78, 224.

56 x. Trad. Apost. 2: xb. Botte, tr. 27.

57 x. CĐ TRENTÔ, khoá 23, ch. 4, dạy rằng bí tích Truyền chức khắc ghi ấn tích bất khả tiêu huỷ: DS 960 (1767); x. GIOAN XXIII, Huấn từ Iubilate Deo, 8.5.1960: AAS 52 (1960), tr. 466; PHAOLÔ VI, Bài giảng tại Vương cung Thánh đường Vatican, 20.10.1963: AAS 55 (1963), tr. 1014.

58 T. CYPRIANÔ, Epist. 63, 14: PL 4, 386; HARTEL, III B, tr. 713: “Linh mục thật sự hành động thay Chúa Kitô”; T. GIOAN KIM KHẨU, In 2 Tim, Bài giảng 2, 4; PG 62, 612: Linh mục là “biểu tượng” (symbolon) của Chúa Kitô; T. AMBRÔSIÔ, In Ps. 38, 25-26: PL 14; 1051-52: CSEL 64, 203-204; AMBROSIASTER, In 1 Tim 5, 19: PL 17, 479 C và In Ep 4, 11-12; cột 387 C; THEODORUS MOPSUESTIA, Hom Catech, XV, 21 và 24: xb. Tonneau, tr. 497 và 503; HESYCHIUS HIEROS., In Lev., L. 2, 9, 23: PG 93, 894B.

59 x. EUSÊBIÔ, Hist. Eccl. V, 24,10: GCS II, 1, tr. 495; xb. Bardy, Sources Chr. II, tr. 69; ĐIÔNYSIUS, trong Eusêbiô, VII, 5, 2: GCS II, 2, tr. 638tt.; xb. Bardy, II, tr. 168tt.

60 x. Về các Công Đồng thời trước, EUSÊBIÔ, Hist, Eccl. V, 23-24: GCS II, 1, tr. 488tt.; Bardy, II, tr. 66tt. và nhiều chỗ khác; CĐ NICÊA, điều 5: Conc. Oec. Decr, tr. 7.

61 TERTULLIANÔ. De Ieiunio, 13: PL 2, 972; CSEL 20, tr. 292, hàng 13-16.

62 T.CYPRIANÔ, Epist. 56,3: CSEL (Hartel), IIIB, tr. 650; BAYARD, tr. 154.

63 x. Phúc trình chính thức của Zinelli, trong CĐ VATICAN I: Mansi 52, 1109C.

64 x. CĐ VATICAN I, Lược đồ Hiến chế Tín lý II, De Eccl. Christi, ch. 4: Mansi 53, 310; x. Phúc trình của Kleutgen về lược đồ sửa lại: Mansi 53, 321B-322B và Tuyên bố của Zinelli: Mansi 52, 1110A; cũng xem, T. LÊÔ CẢ, Serm, 4, 3: PL 54, 151A.

65 x. Giáo Luật, 222 và 227.

66 x. CĐ VATICAN I, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô Pastor aeternus: DS 1821 (3050t).

67 x. T. CYPRIANÔ, Epist. 66, 8: CSEL (Hartel) III, 2, tr. 733: “Giám mục trong Giáo Hội và Giáo Hội trong Giám mục”.

68 x. T. CYPRIANÔ, Epist. 55, 24: Hartel, tr. 642, hàng 13: “Một Giáo Hội tản mác khắp thế giới với nhiều phần tử”; Epist. 36, 4: Hartel, tr. 575, hàng 20-21.

69 x. PIÔ XII, Thông điệp Fidei Donum, 21.4.1957: AAS 49 (1957), tr. 237.

70 x. T. HILARIÔ PICT., In Ps. 14, 3: PL 9, 206; CSEL 22, tr. 86; T. GRÊGÔRIÔ CẢ, Moral. IV, 7, 12: PL 75, 643C; PSEUĐÔ-BASILIÔ, In Is. 15, 296: PG 30, 637C.

71 T. CÊLESTINÔ, Epist. 18, 1-2, gửi đến Công Đồng Eph.: PL 50, 505AB; Schwartz, Acta Conc. Oec. I, 1, 1, tr. 22; x. BÊNÊĐICTÔ XV, Tông thư Maximum Illud: AAS 11 (1919), tr. 440; PIÔ XI, Thông điệp Rerum Eccl., 28.2.1926: AAS 18 (1926), tr. 69; PIÔ XII, Thông điệp Fidei Donum, 1.c.

72 LÊÔ XIII, Thông điệp Grande Munus, 30.9.1880: AAS 13 (1880), tr. 145; x. Giáo Luật, 1327, 1350 § 2.

73 Về năng quyền của các Toà Thượng phụ, xem CĐ NICÊA điều 6 về Alexandria và Antiôchia, và điều 7 về Giêrusalem: Conc. Oec. Decr, tr. 8; CĐ LATÊRANÔ IV, năm 1215, Hiến chế V: De Dignitate Patriarcharum: nt., tr. 212; CĐ FERR.- FIRENZÊ: nt., tr. 504.

74 x. Giáo Luật cho Giáo Hội Đông phương, các khoản 216-314 về các Thượng phụ; các khoản 324-339 về các Tổng Giám mục niên trưởng; các khoản 362-391 về các vị chức sắc khác; đặc biệt các khoản 238, §3; 216; 240; 251; 255 về các Giám mục do các Thượng phụ bổ nhiệm.

75 x. CĐ TRENTÔ sắc lệnh


tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương