Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con



tải về 8.89 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

THIÊN CHÚA THA THỨ VÀ YÊU THƯƠNG

Thiên Chúa khôn ngoan và nhân lành nên mọi việc Người làm đều tốt đẹp. Ngài đã sáng tạo con người theo hình ảnh Ngài, cho họ sống tình thân với Chúa. Vậy Sự Dữ do đâu mà có? Đâu là nguyên nhân khiến cho tình thân nghĩa thiết giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau bị phá vỡ?

Sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?”. Thiên Chúa hỏi Evà: “Tại sao ngươi đã làm điều đó?”. Evà trả lời: “Con rắn đã cám dỗ tôi”.

Là thụ tạo tinh thần, con người chỉ có thể sống tình thân ấy khi tự do tùng phục Thiên Chúa. Ðiều đó được diễn tả trong lệnh cấm con người ăn trái cây biết lành, biết dữ “vì ngày ngươi ăn nó, ngươi sẽ chết” (St 2, l7). Bị ma quỉ cám dỗ, con người đánh mất lòng tín thác vào Ðấng Sáng Tạo, lạm dụng tự do, bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Ðó là tội đầu tiên của con người (x. Rm 5, l9). Hậu quả là Adong và Evà tức khắc đánh mất sự thánh thiện nguyên thủy (x. Rm 3, 23). Sự hài hòa với vạn vật bị phá vỡ: thế giới hữu hình trở nên xa lạ và thù nghịch với con người (x. St 3, l7-l9). Sự kết hợp nam nữ trở nên căng thẳng (x. St 3, ll-l3); tình huynh đệ tương tàn (x. St 4, 3-15); tiếp đến là sự sa đọa của cả loài người. Cuối cùng, vì bất tuân: “Con người là tro bụi sẽ trở về bụi tro” (St 3, l9).

Sau khi sa ngã, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi con người. Ngược lại, vì lòng xót thương, Thiên Chúa nâng con người lên. Chúa phán bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi”. (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đập dập đầu con rắn xưa (St 3,5); “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3, 5).

Ðoạn sách Sáng Thế trên được gọi là "Tiền Tin Mừng" vì đó là lời loan báo đầu tiên về Ðấng Mêsia, về cuộc chiến đấu giữa con rắn với người nữ và chiến thắng cuối cùng của một hậu duệ người nữ này. Tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải trong Ðức Kitô đã biểu lộ một trật cả trương độ của sự dữ và sự vĩ đại của ân sủng và lòng xót thương hải hà của Thiên Chúa đối với nhân loại (x. Rm 5, 20).



MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

“NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT” khai mạc vào ngày lễ Đức Maria Vô Nhiễm (8/12/2015) và bế mạc vào ngày lễ Chúa Giêsu Ki-tô Vua Vũ Trụ (26/11/2016). Thật ý nghĩa, bởi chính Mẹ đã được Thiên Chúa tiền định từ muôn thủa trong yêu thương và chọn Mẹ làm Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành cùng Chúa Giêsu Con Mẹ, hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót trong công trình cứu chuộc loài người. Thế nên, Mẹ là Mẹ của Lòng Thương Xót.

Trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô ca ngợi Chúa Cha vì Ngài “đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Đức Kitô” (1, 3). Thiên Chúa đã gửi cho Đức Maria phúc lành thiêng liêng ấy! Mẹ được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1, 42)! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước, để Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền. Trong tình thương, Ngài đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Ngài, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5). Do đó, Đức Maria Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Satan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).

CÙNG VỚI MẸ BƯỚC VÀO NĂM LÒNG THƯƠNG XÓT

Vì là Mẹ của Lòng Thương Xót, nên suốt cuộc đời Mẹ luôn là máng thông ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại. Để sống Năm Thánh này, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ, để tất cả chúng ta có thể khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của lòng thương xót đã hóa thành nhục thể. Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng Chúa thương xót vì Mẹ đã tham gia mật thiết trong mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Mẹ minh chứng rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không biết đến một giới hạn nào và mở rộng cho tất cả mọi người, không một ngoại lệ nào. Chúng ta hãy hướng về Mẹ, xin Mẹ ghé mắt xót thương nhìn đến chúng ta, và làm cho chúng ta xứng đáng chiêm ngưỡng khuôn mặt của lòng thương xót, là Chúa Giêsu Con Mẹ” (Tông thư Misericordiæ Vultus, số 24). Amen.





Inhaxio Đặng Phúc Minh

ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ ngàn xưa, ông cha ta đã coi trọng và rất thận trọng trong việc lập nghiệp cũng như dựng vợ gả chồng cho con cháu. Chính vì thế, các ngài đã để lại những trải nghiệm, những lời khuyên bảo quí báu qua những câu ca dao, tục ngữ thật ý nghĩa và sâu sắc:

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.



Trong ba việc đó thật là khó thay”.

Tìm hiểu việc lập nghiệp, dựng vợ gả chồng xưa và nay nó khó ra sao? Nó quan trọng thế nào? Chọn quan điểm nào trong hôn nhân? Tìm hiểu kỹ những vấn đề đó, sẽ giúp ta góp được một phần nhỏ trong việc tạo dựng hạnh phúc bền vững cho con cháu trong gia đình. Thiết nghĩ, đó là điều cần thiết.

LẬP NGHIỆP NGÀY XƯA, CON TRÂU VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN

Theo các nhà nghiên cứu cổ sinh vật học, dựa vào các mẫu hóa thạnh đã tìm thấy, thì con trâu đã được người nông dân thuần hóa thành gia súc, hết hoang dã, đã có khoảng từ 5000 đến 6000 năm trước đây. Hình ảnh con trâu đã gắn liền với đời sống người nông dân từ bao đời nay: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa (Cadao). Con trâu, với người nông dân đã trở thành đôi bạn thân thiết giúp đỡ lẫn nhau: Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta/ Cấy cầy vốn nghiệp nông gia/ Ta đây, trâu đấy ai mà quản công/ Bao giờ cây lúa còn bông/ Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” (Cadao).  Như thế, ngày xưa, trong nền kinh tế gần như hoàn toàn nông nghiệp, thì con trâu đã góp một phần quan trọng cho nhà nông: Con trâu là đầu cơ nghiệp”, dù xã hội đó cũng đã phân chia ra các thành phần: Sĩ, nông, công, thương, nhưng nông dân vẫn là thành phần then chốt và đa số trong xã hội.

Vậy, vấn đề khó khăn ngày đó là phải chọn lựa được con trâu thật tốt mới có thể giúp nhà nông làm ăn khấm khá hơn. Để chọn được con trâu tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, qua kinh nghiệm lâu đời trong cuộc sống, người xưa đã đưa ra được các tiêu chuẩn lựa trâu tốt, xấu: Trâu cổ cò, bò cổ giải (tốt); đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt; trâu trắng đến đâu, mất mùa đến đấy; trâu tốt thì: dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn…”. Mua trâu phải chọn ngày tháng và nơi có trâu tốt: Tháng hai (tư) đi tậu trâu bò/ Cầy cho đất ải mạ mùa ta gieo; Cống làng Tô, Trâu bò làng Hệ (Thái Binh)…

LẬP NGHIỆP NGÀY NAY: VỐN KIẾN THỨC, NGHỀ NGHIỆP

Ngày nay, những nước công nghiệp thì thành phần nông dân chỉ còn chiếm khoảng từ 10% đến 20% dân số. Nhân loại đang bước vào giai đoạn nền kinh tế tri thức. Chính những thông tin quan trọng khi nắm bắt được, nó đã trở thành hàng hóa vô cùng giá trị. Sự lập nghiệp hôm nay, không còn nhất thiết phải là con trâu, hay đàn trâu năm ba trăm con nữa, mà là vốn kiến thức, là nghề nghiệp. Vốn kiến thức chỉ có thể có được qua con đường duy nhất là học tập, không có con đường khác. Học tập, nếu không có điều kiện tới trường, ta có thể tự học, học nơi sách vở, học nơi bạn bè, học nơi xã hội, và trường đời là đại học lớn nhất của nhân loại… Nhiều người đã thành công từ con đường tự học…

Cái khó khăn ở đây là kho tàng kiến thức của loài người đến hôm nay hầu như vô tận. Việc còn lại là ta có đủ sáng suốt, nghị lực, ý chí, bản lãnh để chọn lựa nhà trường, ông thầy, sách, kiến thức… để chiếm lĩnh một phần tri thức khoa học giá trị chân chính, không mang tính ngụy biện, áp đặt của nhân loại hôm nay hay không? Đồng thời vận dụng những kiến thức khoa học chân chính đó như thế nào trong cuộc sống để đem lại hạnh phúc cho ta và đồng loại? Vua Salômon, vị vua thông thái đã có câu nói trứ danh để giúp ta hiểu biết rõ hơn trong việc lựa chọn những kiến thức cần phải học: Vấn đề nào cũng có thời gian của nó”. Lịch sử của nhân loại đã chứng minh bao tà thuyết, ngụy biện, áp đặt… đã dần bị tàn lụi và đi vào quá khứ, Sự thật chính là chân lý mãi mãi tồn tại. Như thế, lập nghiệp hôm nay, trong một thế giới đang trong chiều hướng hội nhập sâu, thì cần đến vốn kiến thức chuyên sâu trong từng lãnh vực, tạo được nghề nghiệp ổn định và phát triển. Điều đó cần có cái tâm trong sáng, cái tầm hiểu biết sâu rộng…

Quả thực, con đường lập nghiệp ngày nay rộng thênh thang, nhưng cũng khó khăn vô vàn, so với cách lập nghiệp xưa kia. Bởi lẽ, xã hội hôm nay chập chùng bóng tối và ánh sáng; thiện dữ lẫn lộn; trung thực thẳng thắn và gian dối đan xen. Người đời đã nói: Thẳng thắn thường thua thiệt; lươn lẹo lại lên lương…

Thông thường, sau khi đã có nghề nghiệp ổn định, sự nghiệp vững vàng, người ta mới nghĩ đến việc hôn nhân. Vì thế, người xưa đã nói: Đại đăng khoa rồi đến tiểu đăng khoa, có nghĩa là sau khi đã đỗ đạt, có danh phận, có nghề nghiệp, mới tiến tới việc hôn nhân. Ta cùng tìm hiểu việc hôn nhân xưa và nay khác nhau ra sao.

KHÁI QUÁT NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA HÔN NHÂN XƯA VÀ NAY

Nhìn chung, vấn đề hôn nhân ngày nay đã có nhiều tiến bộ hơn thời xưa: Tuổi đính hôn ngày xưa chỉ là: gái thập tam, nam thập lục”. Vì thế, xã hội thời đó đã có: Lấy chồng từ thuở mười ba/ Đến khi mười tám thiếp đà năm con/ Ra đường thiếp hãy còn son/ Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng (Cadao). Đôi khi, tôi được biết ngày nay vẫn có những cuộc tình trong sáng và đẹp hơn pha lê, thánh thiện như thiên thần ở tuổi 13, 16, khi họ chỉ mới trao nhau ánh mắt yêu thương, chưa hề nắm tay và hôn nhau, thế mà, vấn vương cả đời…!!! Trong khi, luật hôn nhân của xã hội hôm nay, đòi buộc nữ phải đủ mười tám tuổi, nam đủ hai mươi tuổi. Ngày xưa, theo chế độ đa thê, thì ngày nay nhiều nơi đã theo chế độ một vợ một chồng. Xưa kia, con cái gần như không có tự do lựa chọn người phối ngẫu: Cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đó”. Ngày nay quyền tự do lựa chọn của con cái được tôn trọng…

Có điều, từ ngàn xưa, hôn nhân vẫn mang mục đích là sinh con cái để nối dõi tông đường” và giống nòi. Đó là điều thật chính đáng. Nhưng tiếc thay, ngày nay, đã có nhiều nước trên thế giới, cho phép thực hiện hôn nhân đồng tính, làm mất hết ý nghĩa, và mục đích chính đáng cao đẹp của hôn nhân. Tôi nghĩ đó là khác biệt lớn nhất và buồn nhất cho nhân loại hôm nay, mặc dù thế giới đang có một nền văn minh vượt bực so với thời ông cha chúng ta…

Hiện, có quá nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân đang được nhiều quốc gia trên thế giới cho phép, dẫn đến biết bao tệ nạn xã hội như: nạn phá thai qúa nhiều, coi thường sự sống của các thai nhi; Việc ly dị diễn ra tràn lan trên khắp thế giới (xã hội cho phép); hôn nhân đồng tính làm mất mục đích và ý nghĩa của hôn nhân chân chính (hơn 20 quốc gia cho phép)… Gia đình chưa bao giờ khủng khoảng như hiện nay. Với những quan điểm về hôn nhân khác nhau và lệch lạc như thế, ta cùng tìm hiểu khái quát quan điểm, đặc tính hôn nhân Công Giáo với hy vọng cứu vãn được sự băng hoại về hôn nhân của nhân loại hôm nay.



NHỮNG NÉT CƠ BẢN TRONG HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

Có thể nói, nguồn gốc, ý nghĩa, mục đích, đặc tính của hôn nhân Công Giáo đều bắt nguồn từ Kinh Thánh, mà Kinh Thánh chính là lời của Thiên Chúa dạy bảo con người. Lời dạy bảo đó đã có ngay từ thuở tạo thiên lập địa, được mô tả trong phần Cựu Ước, và trở nên trọn vẹn trong phần Tân Ước khi Chúa Giêsu nhập thế cứu chuộc loài người.

Từ cội nguồn trong Cựu Ước Thiên Chúa đã phán: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ (St 1, 27). Tiếp đến Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt. ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người… Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 18-24). Khởi đầu Thiên Chúa chỉ dựng một Adam và một Eva. Chính vì thế, Hôn nhân Công Giáo có đặc tính là: đơn hôn và vĩnh hôn (Một nam, một nữ; và ở với nhau suốt đời). Thú thực, mỗi lần tổ chức đám cưới cho con cháu, hay đi dự đám cưới tôi thường bị cuốn hút bởi đoạn Kinh Thánh trên đây. Vì chính đoạn Kinh Thánh này đã giúp tôi ngộ ra sự kỳ diệu lạ lùng giữa tình yêu nam nữ đến nỗi đôi trai gái đã bỏ cha bỏ mẹ mình, bỏ tổ ấm gia đình mình, mà họ đã sống bao năm êm đềm để tạo một gia đình mới, vì một tình yêu mới, tình yêu nam nữ, họ sống với nhau…!!!

Mục đích của hôn nhân Công Giáo là vợ chồng trọn đời yêu nhau, sinh sản và giáo dục con cái để nối dõi tông đường, giúp nhau nên thánh: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất (St 1, 28). Chính vì thế, luật hôn nhân bên Giáo hội Công Giáo không cho phép phá thai, không chấp nhận hôn nhân đồng tính vì không sinh con để cái. Ngay cả vấn đề ngừa thai Giáo hội chỉ cho phép sử dụng các phương pháp điều hòa sinh sản theo chu kỳ tự nhiên (Ogino- Knauss), đo thân nhiệt (Ferin), tự quan sát (Billings).

Và quan trọng hơn hết, Hôn nhân Công Giáo được gọi là Bí Tích Hôn nhân. Đây là một trong bảy Bí Tích do chính Thiên Chúa lập nên, vì thế, loài người không thể phá vỡ. Chính Đức Giêsu đã phán: Vậy, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly (Mc 10, 9). Hai bên nam nữ, thật tự do, thong dong không bị ép buộc, được sự chứng giám của hai người chứng, và tuyên hứa sống chung thủy với nhau suốt đời, lúc đó một vị linh mục mới làm phép cho đôi bạn thành vợ, thành chông. Chính nhờ sự suy nghĩ thấu đáo, sự học hỏi cặn kẽ, cùng những ràng buộc chặt chẽ như thế, nên hôn nhân Công Giáo ít bị đổ vỡ.

Với người Công Giáo để được đón nhận bí tích hôn phối, họ cần học hỏi giáo lý hôn nhân từ ba đến sáu tháng, có khi tới một năm. Vì thế phần trình bầy trên chỉ mang tính căn bản và khái quát.

PHẦN KẾT:

Thánh Công Đồng Vaticano II báo động cách đây 50 năm trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes) phần phẩm giá cao quí của hôn nhân gia đinh: Phẩm giá của định chế hôn nhân không phải ở đâu cũng tỏa sáng, nhưng đã bị lu mờ bởi chế độ đa thê, nạn ly dị, bởi thứ tình yêu mà người ta gọi là tự do luyến ái và những hình thức lệch lạc khác. Hơn nữa tình yêu hôn nhân rất thường bị hoen ố bởi tính ích kỷ, chủ trương duy khoái lạc và những lạm dụng bất hợp pháp trong việc hạn chế sinh sản. Ngoài ra các hoàn cảnh hiện tại về kinh tế, xã hội, tâm lý và chính trị đang gây ra những xáo trộn trầm trọng nơi gia đinh (Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội).



Hiện tại, đã có nhiều nơi mà đạo đức suy thoái nghiêm trọng, bậc thang giá trị đang bị đảo lộn; nhiều nơi mà người ta quá chú tâm, đề cao, vật chất, sống thực dụng, bằng mọi thủ đoạn để có nhiều tiền bạc, có địa vị, có bằng cấp, mà bỏ qua hay coi nhẹ những giá trị tinh thần, nhân bản cao quí của con người; nhiều nơi mà đời sống gia đình đang có vấn đề lớn như ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính… Việc tìm hiểu để có một quan điểm đúng đắn trong vấn đề hôn nhân đã trở nên rất cần thiết hơn lúc nào hết cho mọi gia đinh, xã hội và nhân loại.





Fx Đỗ Công Minh

LTS: Ngày 1 tháng 1 hàng năm, nhân ngày lễ kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, được Giáo hội Công Giáo chọn là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong bối cảnh một thế giới đang xảy ra biết bao cuộc chiến tranh, mà dai dẳng nhất hiện nay là cuộc chiến đang xảy ra tại Syria, Iraq, khiến các cường quốc trên thế giới phải lập ra một liên minh chống lại phiến quân hồi giáo IS, tổ chức đã gây ra nhiều tội ác cho nhân lọai. Mới đây, tổ chức này đã đánh bom tại Paris, thủ đô nước Pháp, làm hàng trăm người thương vong. Rồi cuộc chiến tranh tương tàn giữa các dân tộc và tôn giáo tại Châu Phi, khiến nhiều người phải bỏ quê hương đi tỵ nạn. Đức Giáo hòang đã đến ba nước thuộc Châu Phi để kêu gọi sự hòa giải, kêu gọi hòa bình. Ngài nói Chiến tranh thế giới thứ 3 dường như đang bắt đầu xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, Ngài kêu gọi Kytô hữu và mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới. Hiệp thông với Ngài, chúng ta cùng tìm hiểu về ngày Thế giới hòa bình mà Giáo hội cổ võ hàng năm và sứ điệp năm 2016 mà Đức Giáo Hoàng đã công bố.

1. LỊCH SỬ NGÀY HÒA BÌNH THỀ GIỚI

Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng đó là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.

Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm, theo thông lệ, vào ngày 01/01, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.

2. SỨ ÐIỆP NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI 2016

Trong thông cáo công bố hôm 11/8/2015, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã công bố chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế giới Năm 2016 là: “Vượt thắng sự thờ ơ để có hòa bình“

"Ðây là sứ điệp thứ 3 của Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Hòa Bình thế giới. Sự dửng dưng lãnh đạm đối với những tai ương ngày nay là một trong những lý do chính làm cho thiếu hòa bình trên thế giới. Sự dửng dưng ngày nay thường gắn liền với nhiều hình thức cá nhân chủ nghĩa, tạo nên sự cô lập, u mê, ích kỷ, và do đó không dấn thân. Sự gia tăng thông tin tự nó không có nghĩa là gia tăng sự chú ý đối với các vấn đề, nếu không kèm theo một sự cởi mở của lương tâm con người theo chiều hướng liên đới; và với mục đích ấy, điều tối cần thiết là sự đóng góp của các giáo chức, các nhà đào tạo, các nhân viên văn hóa và truyền thông, các nhà trí thức và các nghệ sĩ, có thể dành cho các gia đình. Ta chỉ có thể khắc phục sự dửng dưng bằng cách cùng nhau đương đầu với thách đố này".

"Hòa bình cần phải được chinh phục: đó không phải là một thiện ích người ta có thể đạt được mà không cần cố gắng, không cần hoán cải, không có tinh thần sáng tạo và trao đổi. Vấn đề ở đây là gây ý thức và huấn luyện về ý thức trách nhiệm đối với những vấn đề rất trầm trọng đang đè nặng trên gia đình nhân loại, như trào lưu cực đoan và các cuộc thảm sát do nó gây ra, những cuộc bách hại vì tín ngưỡng và chủng tộc, những vi phạm tự do và các quyền của các dân tộc, sự bóc lột và nô lệ hóa con người, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức, chiến tranh và thảm trạng người tị nạn và cưỡng bách di dân. Ðồng thời công trình gây ý thức và huấn luyện như thế cũng liên quan tới những cơ hội và những dịp bài trừ các tai ương ấy: phát triển một nền văn hóa tôn trọng luật pháp và giáo dục về đối thoại và cộng tác là những hình thức cơ bản về phản ứng xây dựng trong bối cảnh này.

"Một lãnh vực trong đó hòa bình có thể được xây dựng ngày qua ngày bằng cách vượt thắng sự dửng dưng, đó là lãnh vực những hình thức nô lệ trên thế giới ngày nay, cũng là đề tài sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2015 "Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em". Cần tiếp tục sự dấn thân này, với ý thức và gia tăng cộng tác.

"Hòa bình là điều có thể tại nơi nào quyền của mỗi người được nhìn nhận và tôn trọng, theo tự do và công lý…”

Sứ điệp năm 2016 muốn là một văn kiện từ đó khởi hành để tất cả mọi người thiện chí, đặc biệt là những người làm việc trong ngành giáo dục, văn hóa và trong các phương tiện truyền thông, hành động - mỗi người theo khẳ năng và khát vọng tốt đẹp nhất của mình - cùng nhau kiến tạo một thế giới ý thức và từ bi hơn, và nhờ đó xây dựng một thế giới tự do và công chính hơn

3. TẠI SAO ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ CHỌN CHỦ ĐỀ NÀY?

Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhận định: “Ngày nay, sự thờ ơ thường gắn với chủ nghĩa cá nhân vốn gây ra sự cô lập, thiếu nhận thức, ích kỷ, và vì thế khiến người ta từ chối dấn thân. Có nhiều thông tin hơn không có nghĩa là quan tâm đến các vấn đề nhiều hơn. Cần phải cởi mở lương tâm để liên đới với nhau”.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, sự thờ ơ của con người trước các vấn đề của thời đại chúng ta là một trong những mối đe dọa chính đối với hoà bình trên thế giới. Vì thế Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề cho Ngày Hoà bình Thế giới năm 2016 là “Vượt thắng sự thờ ơ để có hoà bình”.

Trong thông cáo giải thích lý do tại sao Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề này, Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhận định: “Ngày nay, sự thờ ơ thường gắn với chủ nghĩa cá nhân vốn gây ra sự cô lập, thiếu nhận thức, ích kỷ, và vì thế khiến người ta từ chối dấn thân. Có nhiều thông tin hơn không có nghĩa là quan tâm đến các vấn đề nhiều hơn. Cần phải cởi mở lương tâm để liên đới với nhau”. Vì thế lời kêu gọi này được gửi tới các gia đình, các nhà giáo dục, các người làm truyền thông, giới trí thức, nghệ sĩ, để thúc đẩy một chiến dịch nâng cao nhận thức và nhận trách nhiệm trước những thách đố nghiêm trọng có ảnh hưởng đến cả nhân loại”.




tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương