Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con



tải về 8.89 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

DẪN NHẬP

1. Hỏi: Tông Chiếu là gì?

Đáp: Tông Chiếu là một văn kiện qua đó Đức Thánh Cha đưa ra một phán quyết quan trọng như công bố năm thánh, bổ nhiệm giám mục hay định tín, triệu tập công đồng, phong thánh vv… vì lợi ích của toàn thể các tín hữu.

2. Hỏi: Qua Tông Chiếu “Dung Nhan Lòng Thương Xót”, Đức Thánh Cha ấn định điều gì?

Đáp: Qua Tông Chiếu “Dung Nhan Lòng Thương Xót”, Đức Thánh Cha ấn định Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm 2016, lễ Chúa Kitô Vua.

3. Hỏi: Năm Thánh là gì?

Đáp: Năm Thánh là năm Toàn xá, tức là thời điểm được qui định để chúng ta hoán cải, hòa giải, hiệp thông, hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.

4. Hỏi: Năm Thánh có từ khi nào?

Đáp: Năm Thánh có từ thời Cựu Ước, được tiếp tục trong lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội đã cử hành năm thánh đầu tiên vào năm 1300, và từ năm 1470, cứ 25 năm cử hành năm thánh một lần, gọi là thường kỳ. Ngoài ra, còn có những năm thánh ngoại thường kỷ niệm những biến cố trọng đại trong lịch sử cứu độ.

DUNG NHAN LÒNG THƯƠNG XÓT

5. Hỏi: Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập tới những gì?

Đáp: Trong phần mở đầu, Tông Chiếu long trọng giới thiệu “Chúa Giêsu Kitô là dung nhan lòng thương xót của Chúa Cha” và khẳng định chúng ta cần phải “chiêm ngắm mầu nhiệm Lòng Chúa Thương Xót”.

6. Hỏi: Tại sao Tông Chiếu giới thiệu “Chúa Giêsu Kitô là dung nhan lòng thương xót của Chúa Cha”?

Đáp: Vì “trong Chúa Giêsu thành Na-da-rét, lòng thương xót của Chúa Cha trở nên sống động và rõ ràng, đồng thời tìm thấy đỉnh điểm của nó”.

7. Hỏi: Trong Chúa Giêsu thành Na-da-rét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng như thế nào?

Đáp: Trong Chúa Giêsu thành Na-da-rét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng đến nỗi ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha (x. Ga 14, 9) đồng thời qua lời Ngài nói cũng như những công việc Ngài làm, chúng ta có được kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa (x. số 1).

8. Hỏi: Tại sao chúng ta cần phải “chiêm ngắm mầu nhiệm Lòng Chúa Thương Xót”?

Đáp: Vì Lòng Chúa Thương Xót vừa là nguồn mạch của “niềm vui, sự thanh thản và bình an”, vừa là điều kiện để chúng ta được cứu độ (x. số 2).

Ý NGHĨA NĂM THÁNH

9. Hỏi: Đối với Đức Thánh Cha, Năm Thánh về Lòng Thương Xót có ý nghĩa gì?

Đáp: Năm Thánh về Lòng Thương Xót là thời điểm các tín hữu được mời gọi chiêm ngắm Lòng Chúa Thương Xót cách chăm chú hơn, để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu của mầu nhiệm Thiên Chúa hành động trong cuộc đời mình. Năm Thánh còn là cơ hội thuận tiện, để chứng từ của họ nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn.

10. Hỏi: Phương châm (khẩu hiệu) của Năm Thánh là gì?

Đáp: Đó là: “Thương xót như Chúa Cha”.

11. Hỏi: Nghi thức chính yếu để khai mạc Năm Thánh là nghi thức nào?

Đáp: Đó là nghi thức mở Cửa Thánh, cánh cửa của lòng thương xót mà bất cứ ai bước vào, sẽ có được kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng “an ủi, tha thứ và ban cho niềm hy vọng”.

12. Hỏi: Những cánh cửa nào sẽ được mở ra và mở ra lúc nào?

Đáp: Trước hết, Cửa Đền thờ Thánh Phêrô sẽ được mở ra vào ngày 8 tháng 12. Kế đến, cửa nhà thờ chánh tòa giáo phận Roma và các giáo phận khác trên thế giới sẽ được mở ra vào Chúa Nhật, ngày 13 tháng 12 (số 3).

13. Hỏi: Việc các Giáo Hội địa phương tham gia vào việc cử hành và sống Năm Thánh có ý nghĩa gì?

Đáp: Việc các Giáo Hội địa phương được Đức Thánh Cha mời gọi cử hành và sống Năm Thánh là dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông trong toàn thể Giáo Hội.

Ý NGHĨA LÒNG THƯƠNG XÓT

14. Hỏi: Tông chiếu giải thích thế nào về từ ngữ “lòng thương xót”?

Đáp: Tông chiếu nói đến 4 ý nghĩa của “lòng thương xót”?

- Thứ nhất, “lòng thương xót” mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi;

- Thứ hai, “lòng thương xót” là hành động cao cả Thiên Chúa đến gặp gỡ con người;

- Thứ ba, “lòng thương xót” là qui luật nền tảng, ngự trị trong tim của mỗi người, giúp ta nhìn về anh chị em với cặp mắt chân thành;

- Thứ tư, “lòng thương xót” là con đường gắn kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng ta về niềm hy vọng rằng mình được yêu thương mãi, dù còn nhiều tội lỗi.

THỜI GIAN NĂM THÁNH

15. Hỏi: Tại sao Đức Thánh Cha chọn khai mạc Năm Thánh vào ngày 8 tháng 12?

Đáp: Vì Đức Thánh Cha muốn kỷ niệm 50 năm sau ngày bế mạc Công Đồng Chung Va-ti-ca-nô II, Công Đồng đã mở ra cho Giáo Hội một trang sử mới trong việc loan báo Tin Mừng, nhằm giúp các tín hữu dấn thân làm chứng cho đức tin với tất cả niềm hăng say và có sức thuyết phục hơn. Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm là dấu chỉ sống động cho tình yêu của Chúa Cha trên trần gian.

16. Hỏi: Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời khai mạc Công Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII?

Đáp: Đức Thánh Cha đã nhắc lại những lời đầy ý nghĩa này:

- Ngày nay, Hiền Thê của Đức Ki-tô thích dùng phương dược chữa lành của Lòng Thương Xót hơn là khí giới của sự nghiêm khắc. […]



- Giáo Hội Công Giáo khi giương cao ngọn đuốc của chân lý tôn giáo, muốn là người mẹ khả ái của mọi người, người mẹ tốt lành, nhẫn nại, đầy khoan dung và nhân hậu với những người con lìa xa Giáo hội”.

17. Hỏi: Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời bế mạc Công Đồng của Chân phúc Phao-lô VI?

Đáp: Đức Thánh Cha đã nhắc lại điều này: “Qui luật của Công Đồng trước hết là Đức Ái […] Mọi sự phong phú về giáo thuyết chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phục vụ con người, cho dù họ đang sống trong hoàn cảnh nào, đau khổ nào và có những nhu cầu nào”.

18. Hỏi: Tại sao Đức Thánh Cha chọn kết thúc Năm Thánh vào ngày 20 tháng 11 năm 2016 với lễ Chúa Kitô Vua?

Đáp: Vì Đức Thánh Cha muốn trao phó đời sống của Giáo Hội cùng toàn thể nhân loại và vũ trụ cho Vương quyền của Chúa Ki-tô, để Ngài gieo vãi lòng thương xót như sương mai vào trong lịch sử và làm cho nó đơm hoa kết trái, thúc đẩy mọi người dấn thân lo cho tương lai sắp đến (số 5).

TÂM TÌNH – THÁI ĐỘ SỐNG NĂM THÁNH

19. Hỏi: Đức Thánh Cha muốn chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ nào?

Đáp: Đức Thánh Cha muốn:

- Nhờ sức mạnh của Chúa Phục sinh nâng đỡ, chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình biết ơn về ân huệ Giáo Hội đã lãnh nhận và ý thức trách nhiệm của mình.

- Ngài xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và nâng đỡ từng bước đi của các tín hữu, để họ cộng tác vào công trình cứu độ mà Đức Kitô mang lại, và giúp họ chiêm ngắm dung nhan của lòng thương xót (số 4).

20. Hỏi: Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh đem lại những gì cho mọi người?

Đáp: Đức Thánh Cha mong ước:

- Những năm sắp tới thắm đẵm lòng thương xót, để chúng ta có thể mang đến cho mọi người lòng nhân hậu và sự dịu hiền của Thiên Chúa.



- Ngài cũng ước mong hương thơm của lòng thương xót có thể lan tỏa đến tất cả mọi người, như là dấu chỉ của Triều Đại Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta (số 5).

21. Hỏi: Lòng thương xót có phải là dấu chỉ của yếu đuối và đối nghịch với quyền năng của Thiên Chúa không?

Đáp: Không, lòng thương xót không là dấu chỉ của sự yếu đuối, nhưng là phẩm tính toàn năng của Thiên Chúa, vì “Chúa biểu dương quyền năng của Chúa trong sự thương xót và tha thứ “. Trong lịch sử nhân loại, Thiên Chúa luôn hiện diện, gần gũi, chăm sóc, thánh thiện và thương xót (số 6).

DIỄN ĐÀN



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Bước vào Mùa Vọng với lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành với niềm vui vẻ, đồng thời tôn vinh Mẹ là Ðấng Tuyệt Ðẹp “Tota Pulchra”, Mẹ đã được Thiên Chúa Cha, Đấng giầu lòng thương xót yêu thương và tuyển chọn làm Mẹ Con. Mẹ được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của tình thương Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết, khi đạp nát đầu con rắn đã cám dỗ Adong và Evà phạm tội. Vì thế, hôm nay chúng ta cùng hát với Mẹ: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công mình, tựa cô dâu phục sức huy hoàng (Ca nhập lễ).

Vui nữa là cánh cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra với khẩu hiệu Thương Xót Như Chúa Cha (x. Lc 6, 36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6, 37-38).




tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương