Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con


Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con



tải về 8.89 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con

(NK 28)



(NK 6(Lưu hành nội bộ)

LÁ THƯ LINH HƯỚNG



Thầy Tôma Aquinô Bùi Bá Toàn

1. KHUÔN MẶT LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA CHA

Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập đến Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt lòng thương xót của Chúa Cha. Nơi Đức Giêsu Kitô, Lòng Thương Xót đã trở nên sống động, hữu hình và đạt đến đỉnh cao. Mỗi người chúng ta luôn được mời gọi chiêm ngắm mầu nhiệm Lòng Thương Xót, đồng thời trở nên dấu chỉ thuyết phục của Chúa Cha trong cuộc sống. Vì đó là suối nguồn của niềm vui, thanh thản và bình an. Với lý do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã long trọng tuyên bố Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót như một thời gian đặc biệt cho Giáo Hội, thời gian để đời sống chứng tá của các tín hữu có thể phát triển và hiệu quả hơn.

Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 2015, dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm 2016, lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ.

2. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG NĂM THÁNH

Biểu tượng (logo) Năm Thánh Lòng Thương Xót được thiết kế do linh mục Dòng Tên Marko Rupnik, trình bày Chúa Giêsu như vị Mục tử Nhân Lành đang vác trên vai mình con chiên lạc (x Lc 15. 15). Mắt phải vị mục tử lẫn vào mắt trái của con chiên lạc cho thấy sự gắn kết mật thiết giữa vị mục tử và con chiên. Vì qua mầu nhiệm nhập thể, Đức Kitô nhìn với đôi mắt con người và con người nhìn với đôi mắt của Đức Kitô, và cả hai cùng chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha.

Hình ảnh trên được đóng trong khung hình quả trám nhắc nhớ chúng ta về hai bản tính của Đức Kitô. Hình quả trám được vẽ với hình ảnh giao nhau của hai vòng tròn cho thấy sự kết hợp của hai bản tính nơi Đức Kitô. Ba hình bầu dục đồng tâm, màu sắc nhạt hơn từ trong ra ngoài, gợi lên chuyển động của Đức Kitô đang đưa nhân loại ra khỏi bóng tối của tội lỗi và sự chết.

Khẩu hiệu “Thương xót như Chúa Cha”, được trích dẫn từ Tin Mừng: “Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót” (x Lc 6, 36). Đây là lời mời gọi chúng ta noi theo mẫu gương thương xót của Chúa Cha, Đấng mời gọi chúng ta phải yêu thương và tha thứ mà không hề so đo tính toán.



3. LÒNG THƯƠNG XÓT: NỀN TẢNG CỦA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa thể hiện qua tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và an bình. Đây cũng là con đường mà các Kitô hữu phải đi. Như Chúa Cha yêu thương, chúng ta cũng phải yêu thương như thế. Như Cha đầy lòng thương xót, chúng ta cũng được mời gọi để xót thương nhau.

Lòng thương xót là nền tảng của đời sống Giáo Hội. Đời sống chứng tá của Giáo Hội không thể thiếu vắng sự thương xót. Thế nhưng có lẽ từ lâu chúng ta đã lãng quên làm thế nào để chứng tỏ và sống theo cách xót thương. Đã đến lúc Giáo Hội phải đón nhận lời mời gọi để thương xót lần nữa.

Chủ đề của lòng thương xót cần được tái đề cập với lòng nhiệt thành mới và hoạt động mục vụ được canh tân. Ngôn ngữ và cử chỉ của Giáo Hội phải chuyển tải lòng thương xót, truyền cảm hứng cho con người tìm ra con đường đến với Chúa Cha. Vì vậy, bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải hiển nhiên. Hay nói cách khác, bất cứ nơi nào có Kitô hữu hiện diện, nơi đó mọi người đều tìm thấy ốc đảo của lòng thương xót.



4. Thực Hành Lòng Thương Xót

Trong Tông Chiếu, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra ba lời mời gọi: Thứ nhất, mỗi người hãy đón nhận lòng Chúa thương xót nơi bí tích hòa giải. Thứ hai, hãy mở rộng lòng thương xót của mình. Thứ ba, hãy trở nên thừa sai của lòng thương xót trên toàn thế giới. Sau đây là các thực hành cụ thể để sống Năm Thánh này:



4.1 Sống Năm Thánh dưới ánh sáng Lời Chúa: “Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót” (x Lc 6, 36). Để có khả năng thương xót, trước tiên phải đặt để chính mình trong việc lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa.

4.2 Việc hành hương: là dấu chỉ đặc biệt trong Năm thánh. Bằng cách vượt qua ngưỡng cửa của cửa thánh, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và hiến mình cho lòng thương xót tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta. Tất cả chúng ta đều phải thực hiện một cuộc hành hương hướng tới lòng thương xót. Chúa Giêsu chỉ cho ta thấy các bước của cuộc hành hương, đó là đừng xét đoán và lên án nhưng phải biết tha thứ và cho đi. Hãy trở thành khí cụ của lòng thương xót vì chính chúng ta nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa. Hãy rộng lượng vì biết rằng Thiên Chúa tuôn đổ sự tốt lành của Ngài trên chúng ta. Và như thế, “Thương xót như Chúa Cha” trở thành phương châm của Năm Thánh này. Chúng ta hãy biến lòng thương xót của Chúa Cha được thể hiện cụ thể nhất qua cái chết của Đức Kitô trên thập giá, trở thành lòng thương xót cho nhau, nhất là đối với người nghèo khổ và người bị bỏ rơi.

4.3 Mở lòng ra với những người sống ngoài rìa xã hội

Trong suốt Năm Thánh này, Giáo Hội được mời gọi nhiều hơn để chữa lành những vết thương của những con người sống bên lề xã hội, xoa dịu những vết thương ấy bằng dầu an ủi, băng bó với lòng thương xót và chữa lành các vết thương bằng tình liên đới và sự chăm sóc chu đáo.



Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu đi đến những người đang sống ngoài rìa xã hội, để làm nhân chứng cho tình yêu thương và chăm sóc của Giáo Hội dành cho những người nghèo, người đau khổ. Các cử hành cụ thể trong suốt Năm Thánh này đặc biệt hướng đến những người bị bỏ rơi và nghèo khổ. Người nghèo có một trải nghiệm đặc biệt với lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua lời rao giảng của mình, chính Chúa Giêsu chỉ dẫn cho chúng ta các công việc của lòng thương xót. Các công việc ấy được tóm gọn trong 14 mối thương người. Trong đó:

Các công việc của lòng thương xót về phần xác bao gồm: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết.

Các công việc của lòng thương xót về phần hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

Đức Thánh Cha Phanxicô còn nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều được phán xét trong ngày sau hết dựa trên các tiêu chí kể trên, như theo lời của thánh Gioan Thánh Giá “Khi chúng ta lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sở của tình yêu”.



5. KẾT LUẬN: LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Trong phần kết luận của Tông Chiếu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô một lần nữa nêu lý do công bố Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót là để cho chúng ta sống lòng thương xót trong cuộc sống hằng ngày mà Chúa Cha liên tục tuôn đổ trên chúng ta. Cuộc sống của Giáo Hội chỉ chân thật và đáng tin cậy một khi Giáo Hội trở thành sứ giả thuyết phục của lòng thương xót. Giáo Hội được mời gọi trở thành chứng nhân cho lòng thương xót, tuyên xưng và sống lòng thương xót ấy như là cốt lõi của mặc khải từ Chúa Giêsu Kitô giữa cuộc sống hôm nay.



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính lễ Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục, ngày 03/12/2015.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP

Kính Chúc Mừng Lễ Bổn Mạng:

LM PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN NGỌC THU

Chánh xứ GX Thánh Phaolô 3,

Linh hướng CĐ LCTX hạt Tân Định.

LM PHANXICÔ XAVIÊ BẢO LỘC

Trưởng ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn TGP,

Giám học Trung tâm Mục Vụ.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh Quan Thầy, tuôn đổ muôn ơn lành trên Quý Cha.








tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương