Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con


Mẫu gương của gia đình hai thánh Martin, song thân của thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu



tải về 8.89 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19
9. Mẫu gương của gia đình hai thánh Martin, song thân của thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu.

Dựa theo Louis et Zélie Martin: Les saints de l'ordinaire, tạm dịch Ông Louis và bà Zélie Martin, thánh nhân của đời thường) của bà Hélène Mongin (Nxb Emmanuel, Paris 2008).



Louis Martin

Louis Martin lớn lên trong bầu khí gia đình êm ả của tình thương cha mẹ và điều kiện sống vật chất. Tính tình Louis rất nhạy cảm trước những cảnh đẹp thiên nhiên, những áng văn hay và những bản nhạc dịu dàng. Vì thế, Louis cảm thấy mình có ơn gọi chiêm niệm, chàng đã đến gõ cửa tu viện Biển Đức, nhưng bị từ chối vì Louis không biết tiếng La tinh...



Cầu nguyện và can đảm đón nhận thánh ý Chúa

Louis suy nghĩ, cầu nguyện và can đảm đón nhận thánh ý Chúa. Chàng xin ba mẹ cho đi học nghề sửa đồng hồ. Khi đi học cũng như lúc ra hành nghề, nếp sống thường ngày của Louis được cha Stéphane-Joseph Piat, tác giả cuốn 'Histoire d'une Famille', Paris 1946 đã tóm tắt: Học cần cù, làm việc nghiêm chỉnh, cầu nguyện chuyên cần với niềm tin, dạo chơi nhìn ngắm cảnh thiên nhiên…



Đạo đức và hiếu thảo

Thấy con sống đàng hoàng, đạo đức và hiếu đễ, bà Fanny Martin rất hài lòng, coi như một hồng ân lớn Chúa ban cho bà và gia đình. Tuy nhiên, bà không muốn Louis thành 'cậu trai già' (vieux garçon), bà cầu nguyện xin Chúa cho Louis đổi ý, 'mau tìm thấy người bạn trăm năm đạo hạnh'. Điều bà cầu xin, Chúa đã nhậm lời. Số là cô Marie-Azélie Guérin, sinh năm 1831 tại Saint- Denis-sur-Sarthon, miền Orne, trong một gia đình quân nhân hưu trí, sống tại Alençon.



Zélie Martin

Tuy sinh ra trong gia đình đạo đức, nhưng Zélie không được cha mẹ chiều chuộng. Bà Louise- Jeanne, thân mẫu, thường xử đối nghiêm khắc với Zélie, đôi khi Zélie cảm thấy bất công và bị hất hủi. May là Chúa ban cho Zélie có đức tin vững mạnh để chấp nhận và vui sống trong tuổi trẻ trước những đường cong queo của cuộc đời... Học nghề làm ren vừa xong, Zélie ước muốn vào dòng Nữ Tử Bác Ái (Filles de Charité). Nhưng Zélie không được toại nguyện, vì mẹ bề trên trả lời: 'Tôi không nghĩ là cô có ơn gọi tu trì'... Zélie lại xin vào dòng Thăm Viếng ở Mans với cô em gái, nhưng không được đón nhận...



Cuộc gặp gỡ định mệnh

Cô chỉ còn biết cầu nguyện và làm việc, đợi ngày nhận ra con đường Chúa chỉ vẽ cho... Đó là con đường 'đời sống gia đình'. Vì ba tháng sau khi cô em vào dòng Thăm Viếng, Zélie bất ngờ gặp được Louis Martin vào một ngày đẹp trời tháng 4/1858: Hai người đi dạo củng nhau trên chiếc cầu mới của thành phố Alençon. Họ thương nhau thực tình, cả hai đều xác tín 'đây là khởi đầu con đường thẳng Thiên Chúa vạch ra cho cả hai.



Quyết định kết hôn

Vì thế, họ mau lẹ quyết định đến xin một linh mục hướng dẫn và chuẩn bị lễ hôn phối vào ngày 13. 07. 1858. Thời gian vắn, nhưng là thời gian cầu nguyện nhiều để chuẩn bị cho ngày đẹp nhất của đời sống: ngày lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối. Cả hai cầu nguyện như đôi bạn Tobia và Sara trong Thánh kinh (x.Tb 8, 7), chân tình với nhau trong niềm tin và bổn phận như thánh Giuse và Đức Maria.



Quan hệ vợ chồng tốt đẹp

Về sau có dịp viết thư cho Pauline, con gái lớn, bà Zélie đã tâm sự: 'Từ đầu đời sống chung, ba mẹ đã hiểu nhau, kính trọng nhau, không ai làm phiền lòng nhau... Do đó tình thương ba mẹ dành cho nhau mỗi ngày một dâng cao, một phong phú và chắc chắn là làm đẹp ý Chúa... Mẹ nghiệm rõ thêm đời sống vợ chồng cũng là một ơn gọi... Mẹ không bao giờ hối tiếc vì đã kết hôn với ba' (xem cuốn Correspondance familiale, tạm dịch Trao đổi thư từ gia đình (1863-1885), ed du Cerf, Paris 2004 thư 192.).



Ngay cả khi đã có con

Đến khi có con, đời sống của Louis và Zélie bước vào một giai đoạn mới: 'Vì con cái, đời sống của chúng tôi có phần thay đổi một chút. Nhưng cốt yếu là sống cho các con, tìm thấy nơi chúng nguồn hạnh phúc, trên đời không gì quý hơn các con' (CF1). Sau năm năm thành hôn, bà Zélie viết 'Tôi luôn hạnh phúc với Louis. Anh ấy làm cho đời sống thêm êm ả. Với tôi, anh ấy vừa là chồng vừa là người đàn ông thánh thiện. Tôi mong ước cho mọi người mẹ gia đình có được những người chồng như vậy' (CF102).



Ý nghĩ tốt về nhau

Và mỗi khi nói về chồng của mình, bà Zélie luôn dùng cụm từ 'anh Louis tốt lành của tôi' (mon bon Louis). Ông Louis cũng vậy, ông rất kính trọng và yêu thương bà cũng như các con. Ông thường nói với bà 'Anh hôn em với cả trái tim của anh... Anh yêu em hơn cả mạng sống mình, hoàn toàn dành cho em... (Je t'embrasse de tout mon coeur , je t'aime plus que ma vie, toute à toi) (CF 47, 208).



GIẢI ĐÁP THẮC MẮC



TRẦM THIÊN THU

(Tiếp theo và hết)

Giả thuyết thứ ba giải thích về ngày 25 tháng 12 là nó thích hợp với khái niệm của Giáo hội sơ khai về sự sống hoàn hảo của Chúa Giêsu. Truyền thống nói rằng Chúa Giêsu chết ngày 25 tháng 3. Các thần học gia lý luận rằng, để sự sống của Ngài hoàn hảo, Ngài cũng phải được thụ thai vào ngày 25 tháng 3, rồi sinh ra 9 tháng sau đó.

Ý tưởng về sự sống của Chúa Giêsu có sự hoàn hảo về mỹ học phải làm thỏa mãn thời đại cho tới thời triết học tân Platon. Điều đó đã làm thỏa mãn các nhà thông thái cũng như lễ hội giữa mùa Đông làm thỏa mãn tình cảm của dân chúng.

Các giả thuyết này đều có thể là thật. Chẳng hạn, người ta tưởng tượng rằng Đức giáo hoàng đã khám phá ngày tháng trong cuộc điều tra dân số, và Giáo hội lợi dụng sự thích hợp đó với ngày tháng của lễ hội ưa thích của người ngoại giáo, cũng như các Kitô hữu lợi dụng tính cân xứng với ngày chết của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu đã tới các quốc gia theo cách mà các quốc gia đã được chuẩn bị để nghe biết. Nhờ đưa ra cách hiểu về Kitô giáo đối với phong tục địa phương hoặc ý tưởng triết học hợp lý, Giáo hội đã cho những người mới theo đạo cách hiểu lịch sử của việc Chúa giáng sinh theo cách mà họ có thể hiểu.

Khi lễ hội này lan tràn khắp các nước mới gia nhập Kitô giáo ở Âu châu và Đông phương, người ta gom các phong tục ngoại giáo cổ xưa hơn và tạo cách hiểu mới. Lễ Giáng Sinh lan truyền tới đâu thì đều có vẻ mới nhưng vẫn quen thuộc với những người mới theo đạo. Có thể chính sự quen thuộc đó đã làm cho lễ Giáng Sinh được người ta yêu thích.

Khoảng năm 1100, lễ Giáng Sinh đã trở nên lễ quan trọng nhất trong năm. Suốt thời Trung cổ, lễ Giáng Sinh được cử hành ở khắp nơi với những cảnh đẹp lộng lẫy và niềm vui mừng. Người ta hát những bài ca giáng sinh mà họ thích; những đám rước nhộn nhịp qua các con đường nhỏ ở các thành phố thời Trung cổ; và bất kỳ nơi nào cũng tỏa mùi thơm từ những món ăn mừng lễ Giáng Sinh.

Tuy nhiên, với cuộc Cải cách Tin Lành, có những thay đổi về văn hóa. Họ hăng hái chống lại mọi sự lạm dụng trong Giáo hội, nhiều nhà cải cách đã nhắm vào lễ Giáng Sinh chỉ là một trong các lễ hội ngoại giáo. Theo nghĩa nào đó, dĩ nhiên họ đúng: Nhiều truyền thống có nguồn gốc ngoại giáo. Nhưng các phe chống lễ Giáng Sinh đã chỉ phê phán bằng “cái gốc” đáng lẽ họ phải phê bình bằng “hoa trái”.

Khi những người theo Thanh giáo chiếm lĩnh ở Anh quốc, họ đã cấm lễ Giáng Sinh. Các cửa tiệm phải mở toang ra. Bất kỳ ai bị phát hiện một miếng bánh nào sẽ gặp rắc rối. Người Thanh giáo cho rằng các loại bánh khúc cây, bánh mận, và những bài hát giáng sinh tạo nên lễ Giáng Sinh truyền thống Anh quốc đều không là gì khác ngoài việc tôn sùng ngẫu tượng ngoại giáo, thế thì phải dẹp bỏ. Có một số người phản đối, thậm chí một số người còn sẵn sàng chết vì bảo vệ lễ Giáng Sinh, nên dân chúng vẫn theo truyền thống dùng lễ Giáng Sinh là ngày nghỉ – nhưng người Thanh giáo vẫn chiếm ưu thế, dù chỉ trong một thời gian ngắn.

Để phản kháng, người Thanh giáo ra lệnh rằng lễ Giáng Sinh phải là ngày ăn chay. Truyền thống này không bao giờ được tiếp nối. Dễ dàng nói rằng việc ăn chay không bao giờ được theo vì tính yếu đuối nhân loại – cuối cùng, người ta thích ăn mừng lễ hơn ăn chay vì tự nhiên như người ta thích vui hơn thích buồn. Nhưng Mùa Chay không bao giờ bị bỏ ra ngoài lịch. Các Kitô hữu tốt lành sẵn sàng chịu đựng sự từ bỏ mình khi thích hợp. Nhưng điều đó có vẻ không thích hợp với lễ Giáng Sinh.

Có điều người Thanh giáo không hiểu, và có điều nhiều người tốt vẫn không hiểu, đó là không có sự mâu thuẫn giữa việc tôn thờ Thiên Chúa và tận hưởng sự sáng tạo của Thiên Chúa. Không gì xấu để tận hưởng những điều tốt lành mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Phép lạ thứ nhất của Chúa Giêsu là hóa nước thành rượu – mà không chỉ là rượu thường, thánh Gioan tỉ mỉ cho biết đó là loại rượu hảo hạng. Rõ ràng Con Người có vị giác rất tốt theo nhân tính.

Một số các Kitô hữu sai lầm như Thanh giáo đều xấu hổ vì hiểu đức tin với niềm vui trần tục. Nhưng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh là mầu nhiệm Ngôi Lời làm người. Thánh Athanasiô nói rằng chữ “nhục thể” (xác thịt) là sự chính thống anh hùng vô địch khi những đám mây tà thuyết có vẻ đen tối nhất, “nhục thể không loại bỏ vinh quang của Ngôi Lời, tư tưởng còn xa hơn. Ngược lại, nhục thể được Thiên Chúa làm cho vinh quang”.

Một số các Giáo phụ gọi lễ Giáng Sinh là lễ Hóa Thân, theo nghĩa gốc tiếng Latin. Khi Thiên Chúa mặc xác phàm, chính nhục thể trở thành vật thánh, là điều được cử hành bằng hình ảnh, tượng và thiệp giáng sinh.

Thế kỷ VIII, một bè rối nổi lên trong Giáo hội và tự nhận là “Iconoclasts”, tiếng Hy Lạp nghĩa là “những người đập nát hình ảnh” (tức là phá ngẫu tượng). Họ cố gắng “thanh lọc” và “tâm linh hóa” đời sống Kitô giáo bằng cách xóa bỏ mọi biểu tượng về Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và các thánh. Họ phá hủy mọi hình ảnh tôn giáo trong thời Đế quốc La Mã Đông phương, và họ chặt tay các Kitô hữu nào không loại bỏ các ảnh tượng. Họ nói rằng Thiên Chúa không thể được thể hiện qua ảnh tượng; ai làm vậy là thờ ngẫu tượng. Nhưng đây là cách mà Thánh Gioan thành Damascô trả lời họ: “Thời xưa, Thiên Chúa không được thể hiện bằng bất kỳ cách nào. Nhưng ngày nay, vì Thiên Chúa đã mặc xác phàm và sống giữa chúng ta, tôi có thể biểu hiện điều nhìn thấy ở Thiên Chúa. Tôi không tôn thờ chất liệu, mà tôi tôn thờ Đấng tạo nên chất liệu và trở nên chất liệu vì tôi… Qua chất liệu, Ngài hoàn tất ơn cứu độ cho tôi”.

Nói cách khác, sự “hóa thân” làm thành nghệ thuật, và cũng là đồ thánh, cũng như điều đó làm cho cơ thể thành vật thánh. Các họa sĩ đã vẽ tranh giáng sinh qua nhiều thế kỷ mà không tạo ra ngẫu tượng. Cách thể hiện của họ là những bài Thánh ca (hymns) ca tụng Thiên Chúa vô hình được làm thành hữu hình.

Nhìn vào bất kỳ tranh giáng sinh cổ điển nào đều có thể cảm nhận Thiên Chúa. Mỗi con vật trong hang đá là một thụ tạo; mỗi cọng rơm trong máng cỏ đều được rút ra bằng sự cẩn thận vô cùng. Trong các cảnh của Kinh thánh, các họa sĩ đã yêu quý vẽ ra từ nhiều thế kỷ qua, lễ Giáng Sinh gợi nhớ sự vui mừng nhất trong niềm vui vẽ tranh, và Thiên Chúa hiện hữu trong từng chi tiết đó.

Câu chuyện giáng sinh của mọi người là câu chuyện trong Phúc Âm theo Thánh sử Luca. Điều làm cho câu chuyện đó được yêu mến là sự thân thiện. Thánh Luca có vẻ như viết cho dân ngoại, cố gắng tới đúng chỗ Chúa Giêsu sinh ra về phương diện lịch sử và địa lý. Chúa Giêsu giáng sinh không là một ẩn dụ hoặc ngụ ngôn như những câu chuyện thời Trung cổ, mà đó là sự kiện thật ở nơi thật mà lịch sử có thể chứng minh.

Thánh Luca tiếp tục cho chúng ta thấy kỹ năng viết của một sử gia, chính xác các chi tiết mà chúng ta cần biết về sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta biết Thánh Giuse và Mẹ Maria cảm thấy thế nào khi không có chỗ trọ, và các ngài vui thế nào khi tìm được cái hang chiên lừa, và khiến chúng ta cũng cảm thấy như Thánh Giuse và Mẹ Maria. Rất chi tiết. Còn các tác giả Phúc Âm khác không cho chúng ta biết chi tiết như vậy, mà chỉ nói các điểm chính.

Ngôi Lời hóa thành nhục thể không chỉ là sự kiện một lần trên Thập giá hoặc Thăng thiên. Đức Giêsu Kitô không chỉ đến trong thế gian ở một nơi đặc biệt và vào thời điểm đặc biệt, mà Ngài còn thiết lập Giáo hội là Nhiệm Thể Ngài trên thế gian này. Các cộng đoàn tín hữu sinh sống ở mọi nơi trên hành tinh này – họ là các chi thể của Đức Kitô. Nếu bạn muốn biết Chúa Giêsu như thế nào, hãy vào nhà thờ và nhìn xung quanh bạn.

Hơn nữa, chúng ta còn gặp Đức Kitô hiện thân trong Bí tích Thánh Thể, vì Ngài nói: “Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6:55). “Hóa thân” không là điều trừu tượng – đó là điều “cụ thể kỳ diệu” trong đời sống thường nhật của chúng ta. Điều đó không chỉ xảy ra hơn hai ngàn năm trước mà vẫn đang xảy ra từng ngày trong thời đại chúng ta ngày nay.

“Hóa thân” là “hiện thân” của tình yêu hiện hữu trong những điều thực tế mà Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta. Đó không chỉ vì sự hiểu biết của phàm nhân yếu đuối mà các bí tích đều được cử hành bằng các dấu bề ngoài. Chúa Con đã hóa điều đó nên sự thánh.

Chính trong Thánh Thể, chúng ta thấy sự nuôi dưỡng dành cho tinh thần được mô tả trong dạng sơ đẳng nhất của sự nuôi dưỡng dành cho thân xác. Thiên Chúa vĩnh hằng hiện ra với chúng ta trong dạng tạm thời của bánh và rượu: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy. Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26:26-28). Khi cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta được gợi nhớ rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã trở nên xác thịt thực sự để xẻ ra và máu thực sự để đổ ra.

Sự hóa thân đó cho chúng ta cảm thấy niềm vui thực sự thích hợp với lễ Giáng Sinh. Qua sứ vụ của Ngài, Chúa Giêsu thành Nadarét đã chữa lành các bệnh nhân và làm no thỏa những người đói khát. Ngài yêu thương chúng ta không chỉ để đưa chúng ta về Thiên đàng với Ngài, mà Ngài còn muốn chúng ta tận hưởng hạnh phúc ngay khi chúng ta còn sống trên thế gian này. Ngài chỉ yêu cầu chúng ta một điều duy nhất là yêu mến Ngài, đồng thời yêu thương tha nhân như Ngài đã yêu thương chúng ta.

Người ta vẫn thấy dấu vết của tình yêu Kitô trong các phong tục cổ và thói quen tặng quà giáng sinh. Việc mua thiệp giáng sinh cũng là sự thôi thúc của Kitô giáo là “trao tặng”, như Chúa Giêsu đã dạy: “CHO thì có phúc hơn là NHẬN” (Cv 20:35).

Chúa Giêsu luôn thấy điều tốt nơi chúng ta và tha thứ lỗi lầm cho chúng ta, Ngài cũng muốn chúng ta phải làm cho người khác hạnh phúc. Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều đó hiện thực nơi mỗi chúng ta.

Đây là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta: Chúng ta có thể xác để dùng nó mà thờ lạy Thiên Chúa, như Đức Giêsu thành Nadarét đã làm. Chúng ta có thể xác để dùng nó mà phục vụ tha nhân, như Đức Giêsu thành Nadarét đã làm. Chúng ta có thể xác để dùng nó mà đem lại sự thuận lợi, an ủi và chữa lành, như Đức Giêsu thành Nadarét đã làm. Chúng ta có thể xác vì mục đích làm vinh danh Thiên Chúa.

Lễ Giáng Sinh chan hòa niềm vui: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Lc 2:14). Chúa Giêsu sinh ra nơi hang bò lừa hôi tanh cho những gia đình lao động nghèo. Đó là điều vinh dự đích thực. Không gì lý tưởng bằng việc Chúa Giêsu giáng sinh làm người. Con Thiên Chúa sinh ra theo cách rất ư bình thường, thậm chí còn tệ hơn bình thường. Những người đầu tiên biết Tin Vui này là những mục đồng chăn chiên nghèo khổ, chứ không phải những người cao sang quyền thế hoặc hoàng đế Augustô tại dinh thự ở Rôma, cũng chẳng phải bạo chúa Hêrôđê. Đó là sự kỳ diệu của Ngôi-Lời-Làm-Người: Ngôi Lời thực sự là người như chúng ta.

Câu chuyện giáng sinh là câu chuyện kể về cách mà xác thịt hóa thành thánh thiêng, thân xác được thánh hóa, và niềm vui trần tục trở nên thánh ca chúc tụng Thiên Chúa. Như vậy, lễ Giáng Sinh là lễ dành cho ngũ quan. Chúng ta thích nghe đi nghe lại câu chuyện Chúa Giêsu giáng sinh mà không chán, và câu chuyện đó vẫn ở mãi trong chúng ta.



(Chuyển ngữ từ FathersOfTheChurch.com)



Mc lc

 Lá Thư Linh Hướng



Những điểm nổi bật về Năm Thánh LTX

 Sống Lời Chúa

Học Hỏi Linh Đạo

Tìm hiểu TC Dung Nhan Lòng Xót Thương (B2)

 Thơ: Bao la LCTX

 Tin tức & Sinh hoạt

 Thông báo về việc Hành hương trong Năm Thánh

 Bản Hỏi-Đáp Tông Chiếu Misericordiae Vultus

 DIỄN ĐÀN



Cùng Mẹ của LTX, bước vào Năm Thánh

Từ lập nghiệp đến hôn nhân xưa và nay

 Ngày Hòa bình thế giới 2016

Thánh sử Gioan, bổn mạng tôi

 Giáo dục Kitô giáo



Hôn nhân gia đình, ơn gọi nên thánh (Bài 3)

 Giải đáp thắc mắc



Tìm hiểu về lễ Giáng Sinh (tt và hết)


02

06

16



20

22

32



35

40

43



48

52

55



59



tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương