Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con



tải về 8.89 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

4. CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?

Với mỗi người tín hữu, chúng ta vâng nghe lời giáo huấn của Giáo hội, Trong năm Thánh LÒNG THƯƠNG XÓT, mỗi người tín hữu tha thiết nài xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót của Ngài ban ơn bình an cho thế giới như lời các Thiên Thần đã loan báo trong đêm Chúa Giáng trần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho lòai người Chúa thương“. Người Việt Nam chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương khi chiến tranh xảy ra trên quê hương mình. Chúng ta xin Chúa đón nhận lời nguyện cầu của mọi người trên thế giới. Xin cho các nhà lãnh đạo các dân tộc nghe tiếng Chúa mời gọi, biết nhận chân giá trị của Công Lý Hòa Bình Đức Kitô đã đến trần gian loan báo, hầu biết tương nhượng, kiềm chế để mọi dân tộc, mọi đất nước được sống trong nền hòa bình chân chính. Mỗi người tín hữu chúng ta biết hy sinh, hãm mình cầu nguyện liên lỉ để “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Cụ thể qua cách sống thân ái, bao dung trong cuộc sống, biết quan tâm giúp đỡ nhau, không thờ ơ, vô cảm với những đau khổ của đồng lọai. Từ đó tình yêu Đức Kitô sẽ lan tỏa. Thế giới sẽ có được hòa bình, do có ngày càng nhiều những con người thiện tâm vậy.



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Mừng kính lễ Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục, ngày 3/12/2015.

Ban Biên tập Tập san TLHT LCTX chúc mừng bổn mạng anh:

PHANXICÔ XAVIÊ ĐỖ CÔNG MINH,

là cộng tác viên của Tập san.

Chúc Anh luôn sống theo mẫu gương khiêm nhường và thánh thiện của Thánh nhân.




Gioan Long Vân,

giáo xứ Nhân Hòa.


Cho đến bây giờ phía bên trên bàn thờ Chúa của gia đình tôi vẫn còn dán hàng chữ ba màu xanh, vàng, hồng cắt bằng xốp: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU. Hàng chữ được dán cách đây đã 10 năm vào dịp lễ thành hôn của vợ chồng tôi. Sau này qua những lần đọc Tân Ưóc, tôi bắt gặp câu này được lặp đi lặp lại hai lần trong Thư 1 của Thánh Gioan: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 8); “Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4, 16). Phía bên trên bàn thờ gia tiên, nơi đặt di ảnh ông bà nội và ba tôi, có gắn linh ảnh thánh sử Gioan tông đồ. Trong gia tộc nhà tôi, từ thời ông nội, đến thời ba tôi và anh em ruột tôi, tất cả đều mang tên thánh Gioan Tông đồ.

Hằng năm, vào ngày 25 tháng 12, kính đại lễ Chúa Giêsu giáng trần, làm lu mờ phần nào ngày lễ kính thánh sử Gioan tông đồ 27 tháng 12. Vì là vị thánh bổn mạng của tôi, nên ít nhiều tôi cũng tìm hiểu cuộc sống lúc sinh thời của thánh nhân qua Tin Mừng của các thánh sử và qua các giai thoại viết về ngài.



*VỊ TÔNG ĐỒ NGƯ PHỦ BỎ CHA ĐI THEO CHÚA. Tin Mừng thánh Mathêu kể: “Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác, con ông Giêbêđê là ông Giacôbê và người em là Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là Giêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4, 21-22). Cùng với anh mình, Gioan đã không do dự đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu, từ bỏ những gì mình đang có: nghề nghiệp mưu sinh, gia đình, để theo Ngài. Dẫu biết rằng con đường theo Chúa Giêsu là mịt mù, vô định như có lần chính Ngài trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20) khi “một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: ‘Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo’’’(Mt 8, 19).

Thậm chí sau này người mẹ của Gioan là bà Salomê ngỡ rằng Ngài Giêsu sẽ làm vua dân Do thái nên đã có lần bái lạy và kêu xin Người: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong Nước Thầy” (Mt 20, 21). Chúa Giêsu đã minh định: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (Mt 20, 22). Một lần nữa, Gioan và người anh Giacôbê không ngần ngại. “Họ đáp: ‘Thưa uống nổi’” (Mt 20, 22). Cho dù không biết chén mà Thầy của họ sẽ uống và họ muốn chung phần là chén ngọt hay chén đắng. Thế đó! Gioan đã từ bỏ mọi sự mà theo Chúa, từ bỏ mình, vác thập giá theo Chúa, sẵn sàng chia sẻ chén đắng cùng Thầy. Một ý chí dứt khoát từ bỏ những quyến luyến trần gian và một tấm lòng sẵn sàng chấp nhận đồng cam cộng khổ suốt trên hành trình làm môn đệ của Chúa Giêsu.



*MÔN ĐỆ ĐƯỢC CHÚA YÊU DẤU. Cùng với Phêrô và Giacôbê, Gioan là môn đệ được Thầy Giêsu nhiều lần bày tỏ niềm ưu ái một cách đặc biệt. Chỉ có ba người được Thầy dẫn lên núi Tabor và được chứng kiến cảnh “Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Hơn thế nữa, ba người còn được chiêm ngưỡng cảnh “ông Môisê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người: (Mt 17, 3). Ân huệ vô cùng, Gioan cùng hai môn đệ kia được nghe “có tiếng từ đám mây phán rằng: ‘Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”’ (Mt 17, 5). Đó là tiếng phán của Thiên Chúa Cha, uy nghiêm đến nỗi người trần thế như Gioan và hai vị đồng hành đã phải kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất!

Gioan là môn đệ được Chúa yêu dấu và tin tưởng. Chính Ngài đã giao phó cho Gioan cùng với Phêrô chuẩn bị tổ chức lễ tiệc Vượt Qua lần cuối cùng trước khi Ngài ra công đường chịu tuyên án tử hình. Và trong bữa tiệc còn được gọi là bữa “tiệc ly” này, khi Chúa Giêsu buồn rầu tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13, 21). Gioan đang tựa đầu vào lòng Thầy Giêsu, nghiêng mình vào ngực Thầy và mạnh dạn hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” (Ga 15, 25). Trong khi các môn đệ cùng bàn “nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai” (Ga 15, 22) mà không dám mở lời.

Có lẽ vinh dự lớn nhất mà Chúa Giêsu dành cho người môn đệ yêu dấu là gởi gắm Đức Mẹ trước khi Ngài về Trời. Gioan thuật lại cảnh tượng cảm động này: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người… Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: ‘Thưa Bà, đây là con Bà.’ Rồi Người nói với môn đệ: ‘Đây là mẹ của anh’ Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình’’’ (Ga 19, 25-27).

*THÁNH SỬ “TÌNH YÊU”. Gioan đã có một định nghĩa tuyệt hảo về Thiên Chúa: Thiên Chúa là Tình Yêu. Có lẽ những ngày tháng theo Chúa Giêsu làm môn đệ, được sống gần gũi và được Ngài thương mến, Gioan đã được lan truyền và thấm đẫm tình yêu của Thiên Chúa Con, nên tâm tình và trí óc của Gioan đã thấu đáo toàn vẹn Thiên Chúa là Tình Yêu. Những bút tích của thánh sử này luôn bàng bạc những câu từ về tình yêu thương do Thầy mình phán dạy: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy… Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Cây nho thật – Ga 15, 9-12); “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Những lời cáo biệt – Ga 13, 35).

Gioan còn viết ba bức thơ, trong đó bức thơ 1 có một đoạn mô tả về nguồn mạch đức ái: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa… Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu… Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Ngài nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1 Ga 4, 7-12). Gioan sống rất thọ. Tương truyền lúc về già không đi được, Gioan được các đệ tử mang đến nhà thờ, “ông lão” này thường lặp đi lặp lại: “Các con hãy yêu thương nhau”. Nhiều người bực mình, hỏi ông sao cứ mãi nói câu đó. Gioan trả lời: “Đó là lệnh truyền của Chúa, và như vậy là đủ”.



*GIAI THOẠI VỀ GIOAN. Có một giai thoại kể rằng: trong một cuộc du hành, Gioan đã rửa tội cho một thiếu niên, rồi trao phó cho vị giám mục sở tại coi sóc. Nhưng khi trở về, Ngài được vị giám mục này buồn sầu cho biết cậu thiếu niên đã trở thành một tên cướp. Lập tức, dù đã già nua, Gioan vẫn cởi ngựa đi tìm đứa con đỡ đầu.

Khi thấy Ngài, đứa con chạy trốn. Gioan quyết chí đuổi theo cho bằng được và khuyên nhủ: “Con ơi! Tại sao con chạy trốn cha già trong tay không có khí giới? Nếu được cha sẽ vui lòng chết cho con như Chúa Giêsu sai cha đến với con”. Giai thoại kể tiếp: tên cướp xúc động, dừng lại, bỏ khí giới, ôm choàng Gioan và theo Ngài trở về.



Thánh sử Gioan Tông đồ là bổn mạng của tôi theo truyền thống gia đình. Ngài còn là bổn mạng của những người cầm viết, hẳn là trong đó có tôi.

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO



Gioakim Trương Đình Giai

(Kỳ 3)

6. Cần có những điều kiện và phương thế nào để đạt đến sự thánh thiện trong đời sống hôn nhân?

- Thực hành những cam kết liên quan đến Bí tích Hôn phối, hoàn thành bổn phận của mình trong đời sống hôn nhân.

- Kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi bằng cách thường xuyên lắng nghe, học hỏi Lời Chúa, đọc sách thiêng liêng, cầu nguyện sốt sắng, và thường xuyên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và Hòa giải.

- Sống theo tác động của Thánh Thần.

- Tham gia sinh hoạt đoàn thể để được nâng đỡ, và động viên thường xuyên có điều kiện thuận lợi học hỏi và sống Lời Chúa.

7. Trong đời sống hôn nhân, thánh thiện và hạnh phúc có liên hệ gì với nhau?

Hạnh phúc là mục tiêu của hôn nhân. Nhưng hạnh phúc thực sự không thể tồn tại nếu không có sự thánh thiện. Thực là sai lầm khi có ai nghĩ rằng: cứ tìm hạnh phúc cho gia đình đã, còn việc nên thánh thì tính sau cũng được. Thực ra, là ngược lại hoàn toàn! Muốn hạnh phúc, tiên vàn và ít nhất cũng phải khởi sự nên thánh đã. Hạnh phúc là gì nếu không phải là sự bình an, hân hoan trong tâm hồn và trong tương quan giữa mình với Thiên Chúa và với mọi người? Liệu có thể có được sự bình an, hân hoan đó mà không cần có chút nỗ lực hoàn thiện không? Hiến Chế Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng) khẳng định chính khi trở nên hoàn thiện mà có được hạnh phúc đích thực trong bậc sống hôn nhân – gia đình.

Như thế, chính sự thánh thiện dẫn đến hạnh phúc và là điều kiện của hạnh phúc cũng như Thiên Chúa chính là sự thánh thiện và cũng chính là hạnh phúc.

Đôi vợ chồng chỉ có thể kinh nghiệm được trật tự, hài hòa, và bình an trong gia đình và từ đó đạt đến sự hạnh phúc, sự viên mãn mà Chúa muốn khi mỗi người giữ nghiêm chỉnh khuôn vàng thước ngọc này: sống trọn vẹn bổn phận với tư cách là vợ, là chồng trong sự kính sợ Chúa, tùng phục lẫn nhau, tôn trọng, cảm thông yêu thương nhau chân thành và tha thiết trong bất cứ mọi hoàn cảnh và điều kiện dù cho phải trải qua nhiều gian truân thử thách.



Như vậy, việc trở nên hoàn thiện và việc mưu cầu hạnh phúc trong hôn nhân là một thực tại hiệp nhất: chính khi đôi bạn ra sức hoàn thiện bản thân và hoàn thiện người phối ngẫu cũng như con cái, làm trọn mọi bổn phận của mình, luôn luôn biết thương yêu nhau như Chúa yêu, thì họ đã hưởng trọn vẹn hạnh phúc của đời sống hôn nhân – gia đình ngay từ đời này rồi.

8. Mẫu gương Thánh gia của Đức Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse.

Thánh gia quả thật là mẫu mực của sự thánh thiện trong đời sống hôn nhân gia đình đối với con người của mọi thời đại

Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse đều sống thánh thiện tuyệt vời. Thánh Giuse âm thầm quên mình che chở, bảo vệ cho gia đình. Đức Maria luôn phục tùng thánh Giuse, lo lắng cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu vâng phục và chăm sóc cho cha mẹ.

Xét về mặt trần thế, Thánh gia là một gia đình bình dân, phải lao động vất vả mưu sinh, từng gặp muôn vàn thử thách gian nan, Nhưng điều đó không ngăn cản Thánh gia trở nên gia đình hạnh phúc nhất của nhân loại: vợ chồng, cha mẹ và con hết mực yêu thương nhau; cả gia đình cùng thực thi ý muốn của Thiên Chúa trong từng chi tiết của cuộc đời, luôn luôn giữ được sự bình an và hy vọng trong mọi hoàn cảnh.



tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương