Lòng Chúa Thương Xót – 07/2014



tải về 2.98 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích2.98 Mb.
#34793
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2.2.1. Đảm nhận nhiệm vụ.

Không bao giờ bỏ qua bất cứ nhiệm vụ nào vì sợ đau khổ hay khó khăn. Đây là mức độ khởi đầu và tuyệt đối cần thiết cho mọi người. Một người bỏ một nhiệm vụ quan trọng không vì lý do nào khác hơn là vì phiền phức hay khó khăn không đáng kể, là lỗi lầm nghiêm trọng [13].



2.2.2. Nhẫn nhục đón nhận thập giá.

Những thánh giá Chúa trao trực tiếp hay cho phép xảy ra có giá trị thánh hoá lớn lao, nếu chúng ta biết cách chấp nhận với tình yêu và nhẫn nhục như đến từ tay Thiên Chúa, Chúa quan phòng dùng những điều đó như khí cụ thánh hoá chúng ta. Thánh Gioan thánh giá nói về điều này với một tu sĩ trong tác phẩm "Những lời cảnh cáo" của người như sau: "Lời cảnh cáo thứ nhất là bạn nên hiểu rằng bạn đã đến tu viện chỉ để cho người khác có thể "đánh bóng" và rèn luyện bạn, Vì thế… Thật là thích hợp nếu bạn nghĩ rằng mọi sự trong tu viện là để thử thách bạn và thực sự đúng như vậy, có những người đánh bóng bạn bằng lời nói, người khác bằng việc làm, người khác bằng những tư tưởng chống lại bạn và trong mọi sự bạn phải phục tùng họ như bức tượng đối với người nghệ sĩ chạm trổ nó, và như bức tranh đối với người hoạ sĩ. Nếu bạn không tuân theo điều này, bạn sẽ không bao giờ biết chế ngự những thú vui nhục dục, và tính đa cảm của bạn, bạn chẳng biết làm cách nào để cư xử tốt với các tu sĩ trong tu viện, và cũng chẳng biết làm sao để hưởng được sự bình an thánh thiện hay giải thoát khỏi những nết xấu và những khuyết điểm” [14].



2.2.3. Khổ chế tự nguyện.

Một cấp độ hoàn hảo hơn là: dù tính tự nhiên cảm thấy ghê tởm, linh hồn vẫn khởi xướng và tiến tới yêu thích đau khổ bằng thực hành khổ chế Kitô Giáo cách tự nguyện dưới nhiều hình thức. Không thể có luật chung cho mọi linh hồn trong lãnh vực này. Khổ chế tự nguyện được xác định rõ trong mỗi trường hợp bởi tình trạng và điều kiện của linh hồn được thánh hoá. Linh hồn càng sẵn sàng đón nhận sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần. Người càng đòi hỏi nhiều hơn, nhưng đồng thời, cũng tăng sức mạnh cho linh hồn để có thể chấp nhận và thi hành những hứng khởi ấy. Nhiệm vụ của vị linh hướng là canh chừng và không bao giờ bắt linh hồn hy sinh quá sức. Ngài cũng cần lưu ý để không giới hạn những ước muốn hy sinh của linh hồn hoặc bắt phải chậm lại thay vì giúp ích linh hồn bay bổng với đôi cánh phượng hoàng [15].



2.2.4. Thích đau khổ hơn khoái lạc.

Thoạt nghe điều này xem ra có thể trái ngược với bản tính yếu đuối của chúng ta. Các thánh đã thành công trong việc đạt tới những đỉnh cao này. Có lúc, cảm thấy một sự sợ hãi tự nhiên đối với bất cứ cái gì làm cho họ thỏa mãn hay an nhàn. Khi mọi thứ trở thành không tốt đẹp đối với họ, và cả thế gian bách hại hay vu khống, họ vẫn vui sướng tạ ơn Chúa. Nếu được hoan hô hay ca tụng, họ run sợ vì dường như Thiên Chúa đã cho phép những thứ đó xảy ra để trừng phạt tội lỗi họ. Họ không lưu tâm tới họ hay những đức tính anh hùng của họ. Họ quá quen với đau khổ đến nỗi xem ra, đối với họ, chịu đau khổ là điều tự nhiên nhất trên đời. Thánh Gioan Thánh Giá đã cho chúng ta một nguyên tắc để đạt được tình trạng này. Lời ngài xem ra nghiêm khắc và là khổ sở đối với những người ham nhục dục, nhưng chỉ với cái giá này người ta mới đạt được kho tàng thánh thiện.



"Luôn cố gắng hướng mình không phải về những gì dễ dãi nhưng về những gì khó khăn hơn, không về những gì khoái cảm, nhưng về những gì cay đắng hơn, không về những gì an nghỉ nhưng những gì bắt phải cố gắng, không phải những gì là an ủi nhưng là nguồn đau khổ, không phải để có nhiều hơn nhưng là ít hơn, không phải sự cao cả và quý giá nhưng thấp hèn và đáng khinh, không để là gì đó nhưng không là gì, không tìm kiếm những cái tốt nhất trong những sự tạm thời, nhưng là cái xấu nhất, và ước muốn bước vào tất cả sự trần trụi, trống rỗng và nghèo nàn trong Chúa Kitô, nơi bất cứ cái gì có nơi thế gian” [16] [17].

2.2.5. Hiến dâng chính mình như của lễ toàn thiêu.

Hình như không thể tiến trong tình yêu thập giá xa hơn là tâm tình thích đau khổ hơn khoái lạc. Tuy thế, vẫn còn có một mức độ hoàn hảo, cao hơn trong sự yêu đau khổ, đó là hành động hiến dâng chính mình như của lễ đền tội cho trần gian. Ngay từ đầu chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng: hành động tuyệt vời này hoàn toàn trổi vượt đường lối thông thường của ân sủng. Người ở bậc khởi sinh hay một linh hồn chưa được thanh tẩy hoàn toàn tự đặt mình vào tình trạng này sẽ tự phụ quá đáng. "Để được gọi là một của lễ toàn thiêu thì dễ và điều đó làm thỏa mãn lòng tự ái, nhưng để là một của lễ toàn thiêu thực sự, đòi một sự trong sạch, tách mình khỏi thụ tạo và từ bỏ mình cách anh hùng đối với mọi thứ đau khổ, sỉ nhục và tăm tối không được ai biết tới. Tôi sẽ cho là ngu ngốc hay một điều kỳ dị nếu một người ngay lúc khởi đầu đời sống thiêng liêng đã cố gắng làm điều mà chính Thầy Chí Thánh đã chỉ làm dần dần"[18].

Nền tảng thần học của sự dâng mình như của lễ đền tội cho phần rỗi các linh hồn hay cho bất cứ động lực siêu nhiên nào khác, như là đền bù cho vinh danh Chúa, giải thoát các linh hồn khỏi luyện ngục, lôi kéo ơn thương xót xuống cho Giáo Hội, cho hàng linh mục, cho đất nước hay cho một linh hồn đặc biệt nào, là sự liên đới siêu nhiên Thiên Chúa thiết lập giữa những chi thể Chúa Kitô trong hiện tại hay tương lai, do sự liên đới của mọi Kitô hữu trong Đức Kitô, Thiên Chúa chọn một số linh hồn thánh thiện, đặc biệt những người đã hiến dâng cách ý thức vì điều đó, để nhờ công nghiệp và hy sinh, họ có thể đóng góp vào công trạng cứu chuộc của Chúa Kitô. Người ta có thể tìm thấy mẫu gương điển hình nơi thánh Catarina Xiêna, lòng ước ao nồng nhiệt nhất của ngài là hiến mạng sống mình cho Giáo Hội. Thánh nữ đã nói: "Lý do độc nhất cho cái chết của tôi là sự nhiệt thành đã nung nấu và thiêu huỷ tôi vì Giáo Hội Chúa. Lạy Chúa, xin nhận của lễ hy sinh cuộc sống con vì Nhiệm Thể của Hội Thánh Chúa". Người cũng hiến thân làm của lễ toàn thiêu cho một số người riêng biệt. Những mẫu gương khác về cử chỉ hiến thân làm của lễ toàn thiêu là thánh Têrêsa Lisieux, thánh Gemma Galgani và chị Êlisabet Chúa Ba Ngôi.

Trong thực hành, việc dâng mình như của lễ toàn thiêu cho các linh hồn không bao giờ được phép, trừ khi đối với những linh hồn mà Chúa Thánh Thần đòi hỏi điều đó qua một động lực của ơn thánh kiên vững và không cưỡng lại được. Cần lưu ý rằng, hành động đặc biệt này là để đóng góp cho lợi ích thiêng liêng của những người khác hơn là cho sự thánh hoá cá nhân. Linh hồn từ bỏ mình vì phần rỗi người khác phải được liên kết thân mật với Thiên Chúa và trải qua con đường dài tới đức ái hoàn thiện, là một linh hồn được rèn luyện kỹ trong đau khổ và thậm chí khát khao đau khổ. Với những điều kiện này, vị linh hướng theo sự khôn ngoan, có thể cho phép linh hồn hiến mình như của lễ toàn thiêu. Do đó, nếu Thiên Chúa chấp nhận lễ dâng, linh hồn có thể diễn lại cách trung thành hình ảnh vị Tử Đạo siêu phàm trên đồi Canvê [19].





[13] Jordan Aumann, Spirirual Theology (thần học về đời sống tâm linh) tập I, p.272

[14] Jordan Aumann, Spirirual Theology (thần học về đời sống tâm linh) tập I, p.273

[15] Jordan Aumann, Spirirual Theology (thần học về đời sống tâm linh) tập I, p.273

[16] Thánh Gioan Thánh giá, Sđd, quyển I, chương 13.

[17] Jordan Aumann, Spirirual Theology (thần học về đời sống tâm linh) tập I, p.274

[18] Những lời của Mẹ Têrêsa, vị sáng lập Hội Mary Reparatrix, trích từ P. Plus trong "Christ in His Prethren".

[19] Jordan Aumann, Spirirual Theology (thần học về đời sống tâm linh) tập I, p.275-276



TIN TỨC – SINH HOẠT

THÁNH LỄ KÍNH LCTX TRONG THÁNG 07/2014 CỦA TGP VÀ CÁC GIÁO HẠT

Kính mời Quý Ông Bà, Anh Chị Em tham dự thánh lễ Kính LCTX tại các địa điểm sau:

TỔNG GIÁO PHẬN

1) Nhà thờ Tân Định (289 Hai Bà Trưng P.8, Q.3): Lúc 15 giờ các ngày thứ sáu hàng tuần:

ª Ngày 04/07. Chủ tế: LM Giuse Nguyễn Phát Tài, Nhà Thờ Chánh Tòa - GP Phú Cường.

ª Ngày 11/07. Chủ tế: LM Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

ª Ngày 18/07. Chủ tế: LM Dòng Thánh Thể.

ª Ngày 25/07. Chủ tế: LM Vinh Sơn Trần Ngọc Bạch Bích, GX Ba Thôn.

CÁC GIÁO HẠT

2) Nhà thờ Thánh Tịnh, hạt GIA ĐỊNH (47/57 Nguyễn Văn Đậu P.6, Q. Bình Thạnh): Lúc 17 giờ ngày 16/7. Chủ tế: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục GP Phú Cường.

3) Nhà thờ An Phú, hạt TÂN ĐỊNH (205/45 Trần Văn Đang, P.11, Q.3): Lúc 18 giờ ngày 03/7 (thứ năm đầu tháng). Chủ tế: LM Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thu.

4) Nhà thờ Tân Hương, hạt TÂN SƠN NHÌ (162 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú): Lúc 15 giờ ngày 01/7 (thứ ba đầu tháng). Chủ tế: LM Đa Minh Vũ Ngọc Thủ.

5) Nhà thờ Bùi Môn, hạt HỐC MÔN (4/2 ấp Tân Tiến, Xuân Thới Đông, Hốc Môn): Lúc 15 giờ ngày 05/7 (thứ bảy đầu tháng). Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng.

Trước các thánh lễ có lần chuỗi Mân Côi và chuỗi Kinh Thương Xót.

DANH SÁCH ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNG 05/2014

- CĐ LCTX Giáo xứ Vườn Xoài: 2.450.000$



DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP PHÁT TRIỂN CĐ LCTX TGP SÀI GÒN THÁNG 5/2014

HẠT THỦ THIÊM

GIÁO XỨ

01. Anna NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Tân Lập

02. Gioan B. NGUYỄN ĐĂNG VƯỢNG

Tân Lập

03. Antôn VŨ MẠNH ĐƠN

Mỹ Hòa

04. Antôn VŨ TUẤN ANH

Mỹ Hòa

05. Maria NGUYỄN THỊ NGA

Tân Lập

06. Maria TRẦN THỊ SÂM

Tân Lập

07. Phêrô NGUYỄN HỮU BẢO

Tân Lập

08. Maria NGUYỄN THỊ LƠI

Tân Lập

09. L/h Tôma Aquino ĐỖ ĐÌNH THUYẾT

Tân Lập

10. Maria NGUYỄN THỊ NÕN

Tân Lập

HẠT XÓM MỚI

GIÁO XỨ

1. L/h Phêrô TRẦN VĂN HƯNG

Hợp An

2. Anna ĐỖ THỊ NGÁT

Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

3. L/h Phêrô NGUYỄN VĂN QUY

Bắc Dũng

4. Têrêsa Maria NGUYỄN THỊ TRỌNG

Bắc Dũng

5. Maria MAI THÙY DUNG

Hợp An

6. Gioan B. MAI DUY HÒA

Hợp An

HẠT HỐC MÔN

GIÁO XỨ

1. Giuse ĐINH VĂN TỰ

Tân Mỹ

2. Maria NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

Tân Mỹ

3. L/h Antôn NGUYỄN VĂN KHẢI &

L/h Maria LẠI THỊ THỨ



Tân Mỹ

HẠT TÂN SƠN NHÌ

GIÁO XỨ

1. Antôn VŨ VĂN KHA &

Maria ĐẶNG THỊ KHIÊU



Tân Hương

2. Ông Bà Cố Gioan B. NGUYỄN VIỆT THƯỢC & Maria LÊ THỊ BÍCH

Tân Hương

HẠT TÂN ĐỊNH

GIÁO XỨ

1. Maria NGUYỄN THỊ THỊNH

Phaolô 3

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC




1. Ông Bà PHAN TÂM (Cty vận chuyển Kiều Anh)

Gx Xuân Mỹ,

hạt Xuân Lộc


Ban Chấp Hành Cộng Đoàn LCTX TGP xin chân thành cảm ơn Quý Ân Nhân. Nguyện xin Thiên Chúa bảo bọc Quý Ân Nhân trong Lòng Thương Xót của Ngài.





CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Ngày 31/7/2014, toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính Thánh Ignatiô Loyôla, linh mục.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP

KÍNH CHÚC MỪNG LỄ BỔN MẠNG:

Cha Tổng Đại diện Ignatiô HỒ VĂN XUÂN

Xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Thánh nhân ban muôn ơn lành hồn xác, giữ gìn và đồng hành cùng Cha trên bước đường phục vụ Giáo Hội.

DIỄN ĐÀN



Đặng Phúc Minh

Bàn về vấn đề kiêng kị trong cuộc sống muôn mầu, muôn vẻ của con người ở cả phương Đông cũng như phương Tây, từ bao đời nay vẫn là một đề tài còn gây nhiều tranh cãi, chưa tới hồi kết thúc. Người tin cứ tin. Tuy nhiên số người tin vào những điều mê tín, dị đoan, bói toán thì ngày một giảm đi, khi nền văn minh của nhân loại đang tiến xa hơn. Người không tin vẫn không tin. Mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình. Có người thì kiêng kị mọi điều, gần như ở mọi lãnh vực của cuộc sống. Họ tin: qua lời chỉ dạy của một ông thầy; hay do lời chỉ bảo của một ai đó; hoặc do thói quen; cũng có khi do tập quán để lại. Khi lấy vợ, lấy chồng, họ lựa tuổi không xung khắc; lúc rước dâu, họ chọn ngày chọn giờ. Ông thầy đã định giờ thì dù là lúc nửa đêm gà gáy, họ vẫn thực hiện. Họ chọn năm tháng ngày giờ hợp với tuổi tác rồi mới cất nhà, mới bỏ cây nóc. Thậm chí khi chôn cất người quá cố, cũng phải chọn giờ hạ huyệt, chẳng quản ngại đêm khuya, mưa gió. Họ chỉ chịu thua, khi chưa chọn được ngày giờ sinh mà thôi. Ngày nay, có nhiều người đã chọn cách mổ bắt con để được sinh con đứng ngày, đúng giờ, khi họ cho là tốt...

Về vấn đề ngày tốt, ngày xấu, giữa Đông và Tây lại có cách kiêng kị khác nhau. Ở Việt Nam có lẽ mọi người đều biết câu ca dao:

“Mùng năm mười bốn hai ba

Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn”.

Như thế, các ngày mùng năm, mười bốn, hai ba là những ngày xấu, không nên khởi nghiệp, buôn bán, làm việc gì cả... Nhưng nhiều nơi lại giải thích là dưới thời Phong kiến, những ngày đó, chính là ngày nhà vua vi hành, người dân không được đi ra ngoài, đường xá chỉ để vua và các quan đi mà thôi. Có người nói Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường vào ngày 23, ngày Hưng Đạo Vương đi qua. Lính triều đình bảo ông tránh đường cho vua đi, ông không tránh, nên bị đâm vào đùi, máu me chảy ra. Biết được điều đó, họ chẳng những không kiêng kị, mà cứ chọn ngày kiêng kị để đi lại. Và tin tưởng sẽ có nhiều thuận lợi cho công việc và thoải mái hơn, vì đường xá rộng rãi, không phải chen lấn, ít phải hít bụi, khói xe…



Trong khi ở phương Tây, người ta lại kị ngày mười ba, và đặc biệt là ngày mười ba nhằm ngày thứ sáu. Người ta kị luôn con số mười ba, coi đó là con số không may mắn, cần phải tránh. Vì thế đã có những cao ốc không có tầng thứ 13. Ngành y học có căn bệnh sợ số 13, gọi là Triskedekapholia. Lễ tình nhân Valentin là ngày 14/2. Thực ra trước đây là ngày 13/2. Bàn tiệc chính, trong ngày lễ tình nhân gồm 13 người: chú rể, cô dâu, chủ tế, và 10 người chứng. Chúng ta biết rằng thứ sáu, ngày mười ba, tháng tư chính là ngày Judas Iscariote, một trong mười hai môn đệ của Chúa Jesus đã phản bội Ngài, ngay trong bữa tiệc cuối cùng của Chúa với các môn đệ. Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc có tới hơn 80% dân số theo đạo Công Giáo. Có lẽ vì quá thương Chúa, nên họ e ngại ngày này chăng? Ngày nay, ở các nước Châu Á nơi chỉ mới có 7% người theo đạo Công giáo, nhiều nơi cũng đang kiêng kị con số mười ba như phương Tây vậy.

Vấn đề ngày tốt, ngày xấu gần như tôi không đặt ra. Vì tôi tin tưởng rằng: ngày giờ cùng muôn vật, và chính con người mình là do Thiên Chúa dựng nên, như Chúa đã phán dạy trong chương đầu sách Sáng Thế trong Cựu Ước. Thiên Chúa tạo dựng Vũ trụ và muôn loài trong sáu ngày. Đó có thể là sáu giai đoạn địa chất hình thành nên vũ trụ muôn loài. Ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Sách Sáng Thế đã viết: “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp”. Lại nữa, tôi nghĩ rằng mọi điều kiêng kị ở phương Đông, có lẽ đều có nguồn gốc sâu xa từ Kinh Dịch. Mà nguồn gốc Kinh Dịch thì đang tranh cãi. Người bảo của Trung Quốc, người bảo của Việt Nam. Năm 1970, tại đại học văn khoa Sài Gòn, cố LM Giáo sư tiến sỹ triết học Kim Định trong bộ triết học An Vi của Ngài, Ngài đã khẳng định: ”Kinh dịch là của người Việt Nam”. Trong lúc nhiều tác giả, trong đó có nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên của Trung Quốc thì nói rằng: Kinh Kịch là của người Trung Quốc. Còn nội dung của Kinh Dich thì được mấy người hiểu thấu đáo. Ngay cả đức Khổng Tử cũng tự nhận chưa hiểu Kinh Dịch là bao. Vì thế có khi cùng một sự việc, mỗi thầy chỉ một cách. Một nhà kia, cả hai vợ chồng cùng đi hỏi hai ông thầy về giờ đưa dâu của đứa con gái duy nhất của mình. Một ông bảo 7g sáng, ông kia lại nói 10g đêm. Biết theo ai bây giờ? 

Tôi cũng không kiêng kị ngày 13, cũng như con số 13. Bởi lẽ tôi suy nghĩ chính Đức Mẹ đã chọn ngày 13 của tháng 5 đến tháng 10 năm 1917 để hiện ra 6 lần ở làng quê nghèo khó Fatima, thuộc nước Bồ Đào Nha với ba trẻ thơ chăn cừu là: Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. Đức Mẹ còn truyền dạy ba mệnh lệnh để cứu giúp nhân loại là: ”Ăn năn đền tội - cải thiện đời sống, Tôn sùng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ và năng lần hạt Mân Côi”. Vậy ngày 13 sao lại là ngày xấu được? phải là ngày tốt chứ! Chính vì thế, khi bắt đầu một công việc tôi không kiêng kị ngày nào hết. Tôi chú tâm đến vấn đề thuận tiện của công việc, với các yếu tố mang tính khoa học, chứ không mang tính bói toán, mê tín, dị đoan. Tùy theo từng loại công việc, tôi chú tâm đến những yếu tố khác nhau như: thời tiết, thổ nhưỡng, môi trường, giao thông, dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội vv. Và đặc biệt là cầu nguyện, trông cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa với phương châm làm việc là: “Tận nhân lực, tri Thiên mệnh”. Vì “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Cố gắng giữ sự bình an dù kết quả của công việc có ra sao đi nữa. Thực ra, đây là một vấn đề rất khó thực hiện, không phải suy nghĩ đúng, nói đúng là làm được ngay. Nó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, học hỏi, rèn luyện, và nhất là phải cầu nguyện để nhận ra được dấu chỉ của Thiên Chúa qua từng sự việc. Từ đó mới mong có cuộc sống an vui và chấp nhận hiện tại, trong ý hướng vươn lên, không phải cầu an, hay buông xuôi mọi việc. Thái độ bình tĩnh, không khóc than, và hành động hy sinh, trật tự, tôn trọng điều chung, điều riêng của người Nhật, trong trận động đất và sóng thần khủng khiếp lớn nhất trong 140 năm qua ở Nhật, tại thành phố Sendai, cách Tokyo về phía Bắc hơn 300km, ngày 11/3/2011 là những bài học bổ ích cho cả nhân loại. Chúng ta cần phải học tập người Nhật và nước Nhật.

Tôi xin kể một câu chuyện vui, có thật, như một minh họa nhỏ cho suy nghĩ về con số 13 không xui xẻo, mà chính tôi đã trải qua gần đây.

Từ TP Cần Thơ, tôi bấm máy gọi số điện thoại 07103769768 của quầy bán vé thuộc Cty cổ phần vận tải Phương Trang để đặt vé đi TP Hồ Chí Minh vào 4g sáng ngày 16/3. Phía quầy vé nhận lời, và cho biết số ghế của tôi là 13. Thế rồi, tôi về TP khá thoải mái trên một chiếc xe 45 ghế không còn trống một chỗ nào. Trước khi tới TP vào lúc 8g sáng, tôi đã kịp thiếp đi một giấc. Sau khi dự lễ khánh thành Trụ Sở Giáo Phận Long Xuyên tại Sài Gòn ở 72/24 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, mọi người từ tầng bốn tiến về phòng tiệc ở tầng hai, trong ngôi nhà bảy tầng, với diên tích xử dụng trên 4000m2. Đang vui vẻ hỏi thăm bạn hữu, vì lâu ngày mới gặp, nhưng không quên rờ túi sau để lấy tiền mừng. Mọi ngươi cũng đang làm thế. Hỡi ơi! chiếc ví không cánh của tôi đã bay mất từ bao giờ? Tôi nghĩ lấy tiền đâu ra để mừng bây giờ? Giữa lúc đó, tôi thấy các bàn bên đang gửi bao thư cho Cha Đại diên, khiến tôi càng ái ngại! Tôi bèn thú nhận với các bạn cùng bàn là tôi bị mất bóp rồi, hết tiền mừng. Một vài người bạn cũ lại đùa với tôi: “Giấy tờ thì làm lại, mới đẹp hơn; tiền bạc coi như giúp kẻ khó; tiền mừng bao nhiêu, tụi em cho anh mượn, nhưng anh nhớ trả lời 10 phân, và thêm chầu nhậu nữa nhé!”. Tôi vui vẻ chấp nhận và uống 100% để xả xui.

Tiệc tàn, tôi phải trở về miền Cái Sắn ngay trong ngày. Chưa kịp gọi xe, thì ai đó đã điện cho tôi. Cuộc đối thoại đã diễn ra:

- Xin lỗi có phải ông Đặng Phúc Minh đó không?

- Vâng, tôi là Đặng Phúc Minh.

- Ông kiểm tra xem có mất gì không?

- Dạ, tôi có mất một chiếc bóp.

- Ông có biết ông mất lúc nào? và ở đâu không?

- Dạ, tôi không biết rõ, tôi chỉ biết từ 4g sáng tôi đi từ Cần Thơ về Sài Gòn trên xe Phương Trang. Khoảng 10g tôi phát hiện mất bóp, khi đang ở Phú Nhuận.

- Ông còn nhớ ông ngồi ghế số mấy không?

- Dạ, tôi ngồi ghế số 13

- Trong bóp ông có những gì? Ngoài CMND ông còn giấy tờ gì chứng minh ông là Đăng Phúc Minh không?

Tôi đã trả lời đầy đủ, và người đầu giây bên kia mời tôi gặp ban điều hành xe Phương Trang tại bến xe miền Tây vào giờ nào cũng được.

Anh Thanh và anh Đức điều hành xe Phương Trang tại bến xe miền Tây đã cho tôi nhận lại đầy đủ giấy tờ và tiền bạc không thiếu một đồng. Tôi xin biếu các anh một chút quà, song các anh nhất định từ chối, Tôi khâm phục! và hết lòng cám ơn các anh.

Con số 13 không xui! Người tốt trong cuộc sống đầy khó khăn… này vẫn còn đó! Niềm tin về con người cháy sáng… trong tôi.

        



tải về 2.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương