Lòng Chúa Thương Xót – 07/2014



tải về 2.98 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích2.98 Mb.
#34793
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Ngày 25/7/2014, toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính Thánh Giacôbê Tông đồ.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP

KÍNH CHÚC MỪNG LỄ BỔN MẠNG:

Cha Giacôbê PHẠM VĂN PHƯỢNG, OP.

Xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Thánh nhân ban muôn ơn lành hồn xác, giữ gìn và đồng hành cùng Cha trên bước đường phục vụ Giáo Hội.

                                                       





TRẦM THIÊN THU

Năm 2014 là Năm Gia Đình, năm Thánh Hóa Gia Đình, năm Phúc Âm Hóa Gia Đình. Tế bào gia đình tuy nhỏ nhưng quan trọng, vì gia đình là nền tảng xã hội, là Giáo hội thu nhỏ. Có thể nói rằng mọi sự giáo dục đều được khởi sự từ gia đình. Dù là ai thì cũng phải bước ra từ một gia đình, dù gia đình đó giàu hay nghèo, nhà đó to hay nhỏ.

Một trong các phương thức thánh hóa đời sống gia đình là sống đời sống bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, đồng thời chúng ta cũng tự kiểm điểm đời sống hôn nhân của mình.

Các bí tích (gọi tắt là “phép”) trong đạo Công giáo là các “bảng hướng dẫn” cho Đức Tin của chúng ta. Các bí tích là bản đồ chỉ đường để chúng ta sống Đức Tin suốt đời, khởi đầu từ Bí tích Thánh tẩy. Nhưng mục đích của các bí tích là gì? Có phải là các nghi thức, hoặc các phương thức để chúng ta lãnh nhận ơn Chúa? Đối với nhiều người Công giáo, đó là các vấn đề không dễ.

Muốn hiểu các bí tích, chúng ta phải đi từ đầu. Giáo hội Công giáo có 7 bí tích:

1. Thánh Tẩy (Rửa Tội).

2. Thêm Sức.

3. Thánh Thể (Mình Thánh Chúa).

4. Hòa Giải (Thống Hối, Cáo Giải).

5. Xức Dầu Thánh (Bệnh Nhân).

6. Truyền Chức Thánh.

7. Hôn Phối.

Giáo hội phân chia các bí tích thành ba nhóm:

1. Các bí tích khai tâm: Thánh Tẩy, Thêm Sức, và Thánh Thể.

2. Các bí tích chữa lành: Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân.

3. Các bí tích phục vụ cho sự hiệp thông: Truyền Chức Thánh và Hôn Phối.

Tuy là 7 bí tích nhưng vẫn quy về một mối, như Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô nói: “Tất cả các Bí tích đều hướng về Bí tích Thánh Thể như mục đích đặc thù của mình”.

Đa số chúng ta, với cuộc sống bình thường, đều lãnh nhận 6 bí tích. Một số ít có thể lãnh nhận chỉ 5 bí tích – các tu sĩ và người không đi tu cũng không lập gia đình, hoặc lãnh nhận cả 7 bí tích – linh mục hồi tục và kết hôn, hoặc đã có gia đình rồi đi tu và làm linh mục (hiếm).

Ân sủng trong đời sống

Một số người cảm thấy bí tích chỉ là nghi thức. Một số người cảm thấy bí tích là phương thức đạt được ơn cứu độ. Thật ra bí tích có mục đích và ý nghĩa sâu xa hơn. Bí tích không chỉ là phương thức để chúng ta được lãnh nhận ơn Chúa, mà bí tích là cách Đức Kitô chia sẻ ơn phúc cho chúng ta. Không có cách nào khác để chúng ta đạt được ơn Chúa mà Ngài muốn chia sẻ với chúng ta. Ngoài dấu chỉ bề ngoài, Đức Kitô chia sẻ các bí tích với chúng ta để bày tỏ tình yêu vô biên của Ngài. Bí tích là cách để chúng ta kết hiệp với Ngài và phát triển mối quan hệ sâu xa với Ngài qua Đức Tin. Bí tích làm cho chúng ta có sự kết hiệp thực sự với Đức Kitô. Quả thật, bí tích là tặng phẩm vô giá của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Bí tích là dấu chỉ công việc của Đức Kitô trong đời sống chúng ta, được Giáo hội thực hiện, và kết quả là đời sống chúng ta được thông phần với Đức Kitô. Thật kỳ diệu biết bao! Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài muốn chúng ta cũng yêu mến Ngài. Ngài ban các bí tích cho chúng ta để chúng ta đến gần với Ngài hơn. Qua các bí tích, chúng ta có cách cụ thể để kết hợp với Đấng Cứu Độ.

Cả đời sống Kitô hữu phải được thấm nhuần và được ghi dấu bởi các bí tích và phụng vụ. Cuộc sống hằng ngày của người Công giáo phải là đời sống của phụng vụ. Việc lãnh nhận các bí tích giúp chúng ta sống đời sống phụng vụ, nhưng không chỉ có nghĩa là tham dự Thánh lễ Chúa nhật và xưng tội mỗi năm một lần theo luật Giáo hội buộc. Hằng ngày chúng ta phải sống trong ân sủng và bí tích. Hằng ngày đều có các ân sủng qua các bí tích, chúng ta phải không ngừng đáp lại. Nhưng bằng cách nào?



Đời sống Kitô giáo

Trước tiên, chúng ta phải nhận thức điều này: “Thánh Thể là nguồn và là đỉnh cao của đời sống Kitô giáo” (GLCG, 1324). Đó là nguồn mà chúng ta có sức mạnh để hằng ngày sống đời sống bí tích, và đó là đỉnh cao mà chúng ta vươn tới trong cương vị Kitô hữu, nghĩa là càng ngày càng kết hiệp mật thiết với Đức Kitô hơn. Ân sủng của bí tích luôn luôn có sẵn. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Ai có thể nên thánh? Tất cả những ai hằng ngày đáp lại các ân sủng mà họ nhận được để có Chúa sống trong họ, như Thánh Phaolô xác nhận: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20).

Sống đời sống bí tích cũng có nghĩa là sống cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng, kết hiệp với Chúa mọi nơi và mọi lúc, cả linh hồn và thể xác. Tích cực tham dự Thánh lễ là điều cần thiết, thế nhưng một số người thường tới nhà thờ khi đã hết phần phục vụ Lời Chúa. Nên chấn chỉnh ngay! Chúng ta phải tự biết mình ở đâu, làm gì và Thánh lễ đang diễn tiến tới đâu. 

Thánh lễ tái diễn cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, là suối nguồn ân sủng làm cho đời sống Kitô hữu dồi dào, là ân sủng của của các ân sủng. Hãy cố gắng tham dự Thánh lễ hằng ngày.



Kinh Phụng Vụ

Một cách khác để tiếp tục sống đời sống bí tích là cầu nguyện bằng Kinh Phụng Vụ (Nhật Tụng hoặc Thần Vụ). Ngày nay, Kinh Phụng Vụ không chỉ dành cho giáo sĩ và tu sĩ. Công đồng Vatican II mời gọi mọi người cầu nguyện bằng Kinh Phụng Vụ, lời kinh nguyện của Giáo hội. Kinh nguyện này nối kết chúng ta với Thánh lễ và có thể giúp chúng ta lãnh nhận thêm ân sủng và đáp lại ân sủng.



Kinh Phụng Vụ giúp chúng ta thấm nhuần Phụng Vụ và nối kết với Thánh lễ. Đời sống cầu nguyện của chúng ta nên phản ánh sự hiểu biết Phụng Vụ và tích cực tham dự Phụng Vụ. Các ngày lễ nhớ, lễ kính và lễ trọng, chúng ta nên cầu xin (các) vị thánh đó nguyện giúp cầu thay cho chúng ta biết đáp lại tiếng Chúa một cách hiệu quả nhất, qua các bí tích. Tất nhiên, chúng ta phải đặc biệt cầu xin Thiên Chúa xót thương, cầu xin Đức Thánh Trinh Nữ Maria và Đức Thánh Giuse nguyện giúp cầu thay. Chúng ta cần cố gắng noi gương các thánh là biết đáp lại ân sủng mà Chúa thương ban.

Các Bí Tích

Một cách khác để tiếp tục sống đời sống bí tích là lãnh nhận chính các bí tích. Giáo hội trao cho chúng ta nước phép để nhắc nhở chúng ta về Bí tích Thánh Tẩy, nến phép để nhắc nhở chúng ta rằng Đức Kitô là Ánh Sáng thế gian, và nhiều những thứ khác, mỗi thứ nhắc nhở chúng ta về những điều khác nhau: Ảnh tượng, Chuỗi Mân Côi, Chuỗi Lòng Thương Xót, huy hiệu,...

Sùng kính các bí tích là dấu chỉ chúng ta thành kính tôn thờ Thiên Chúa, đồng thời là dấu chỉ ước muốn lãnh nhận ân sủng và đáp lại ơn thánh hóa. Do đó, đừng coi bí tích là thứ gì đó như có “phép thuật”, cũng đừng mê tín dị đoan hoặc tôn sùng ngẫu tượng.

Mọi sự đều phải là sự nối kết thân mật giữa “bộ ba” là Đức Tin, Lòng Sùng Kính và Đời Sống Hằng Ngày. Đó là một Tam Giác Tâm Linh – với ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau. Đức tin, lòng sùng kính và đời sống hằng ngày phải là vừa chung vừa riêng, tất cả là phải sống đức tin qua các bí tích. Chúng ta không thể “tách rời” giữa ba điều đó. Một cạnh hoặc một góc tách rời thì không còn là tam giác nữa. Hằng ngày, chúng ta phải sống VỚI Chúa, TRONG Chúa, và VÌ Chúa. Bất kỳ cách sống nào khác đều là sống giả dối, vì chúng ta đã được rửa tội, được tái sinh trong Chúa Thánh Thần. Sống như không sống, gặp chăng hay chớ, sống tiêu cực, sống buông thả, sống bất cần,... đó là sống giả dối và là tội phạm thánh.



tải về 2.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương