Lòng Chúa Thương Xót – 07/2014



tải về 2.98 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích2.98 Mb.
#34793
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Mừng kính trọng thể:

- Lễ Thánh Tôma Tông đồ ngày 3/7/2014

- Lễ Thánh Ignatiô Loyola, linh mục, ngày 31/7/2014

Ban Biên tập Tập san TLHT LCTX chúc mừng bổn mạng các anh:

Tôma ĐỖ LỘC SƠN

Ignatiô ĐẶNG PHÚC MINH

là cộng tác viên của Tập san.

Chúc các anh luôn sống theo mẫu gương khiêm nhường và thánh thiện của các Thánh nhân.



Thảo lam

Cơn mưa chiều đã tạnh nhưng vẫn còn lất phất những giọt mưa nhè nhẹ, mặt đường ướt, có những chỗ đọng nước, những chiếc xe chạy vút qua làm tung tóe nước.

Đồng hồ gõ nhịp 22 giờ đêm. Tôi có việc ngang qua con đường 3 tháng 2, Quận 10. Tôi đi từng bước chầm chậm, đi trước tôi cách độ vài mét, một ông già bước thật chậm, trên tay cầm xấp vé số đang mời chào khách từ quán ăn bước ra. Tôi thấy họ có vẻ no say, nói cười thật rôm rả. Ông già chìa xấp vé số mời, họ lắc đầu, kế tiếp có đôi bạn trẻ cũng đang nói cười vẻ đắc chí thật hồn nhiên, và cũng trả lời “không mua”… Đi phía sau ông, tôi cảm nhận một nỗi buồn mà ông thinh lặng âm thầm chấp nhận. Tôi bước nhanh hơn vượt lên cho kịp ông.

Tôi nói, cho con mua 1 tấm. Niềm vui lộ rõ trên gương mặt gầy gộc xanh xao, hay tại ánh đèn đường phản chiếu trong đêm? Trông ông thật khắc khổ. Được dịp tôi hỏi thăm ông ở đâu mà sao giờ này còn đi bán vất vả quá! Ông thều thào: “Tôi chỉ có một mình, không có nhà, người ta thấy tội nghiệp nên cho ở tá túc bên hiên nhà, cuối con hẻm ở phường 14”.

Ngưng một chút, ông nói tiếp: “Tôi đi bán cả ngày, giờ trên đường về cố gắng bán được tấm nào đỡ tấm đó để ngày mai lỡ trời mưa, bán không kịp thì không có tiền ăn”. Tôi nói giờ này khuya rồi, ông tranh thủ về nghỉ để giữ sức khỏe.

Vài câu thăm hỏi thì đến lúc ông bắt đầu quẹo vào con hẻm...

Tôi còn một đoạn đường nữa mới về tới nhà. Cầm tấm vé số, tôi lẩm nhẩm đây là tờ thứ 12 mà tôi đã mua rồi ép trong cuốn sách, mà chẳng bao giờ dò. Mục đích mua là tôi muốn cho người bán có được niềm vui thôi. Vậy là tôi vui rồi!

Nhớ lại hình ảnh ông cụ mời những người khách, chắc họ không nghèo khi bỏ ra 10.000 đồng mua dùm tấm vé số hoặc giúp cho ông cụ chút đỉnh tiền để có điều kiện sống qua ngày, hay đôi bạn trẻ có bao giờ bạn động lòng trắc ẩn đối với một cụ già mà gần nửa đêm còn lang thang dọc đường tìm kiếm mưu sinh. Và còn nhiều hoàn cảnh nghèo khổ phải bươn chải kiếm sống như vậy...

Trên đường đi công việc vào khoảng 14 giờ chiều, tôi gặp một cậu bé trạc 10 tuổi. Trời nắng như đổ lửa, trên đầu em đội bánh tráng, chân không có dép, em đội bánh đi bán dạo (thật tình con trai còn nhỏ, vất vả đi bán tôi thấy tội nghiệp hơn con gái), nên tôi gọi em lại hỏi thăm. Biết em ở quận 4, nhà nghèo, mẹ ở nhà nướng bánh, hai chị em đội bánh đi bán.

Từ sáng đến giờ em bán được 5 cái, hiện còn 25 cái. Tôi nói: “Bây giờ cô mua hết số bánh này. Cô trả tiền đủ cho con. Cô nhờ con một việc. Con đi về nhà về tới đầu xóm nhà con ở, con cho mỗi nhà 1 cái, nói cô gởi tặng. Nhưng con phải về nhà liền, không được đi bán nữa, trời nắng dễ bị bệnh, hơn nữa số bánh này cô đã mua hết và trả đủ tiền cho con rồi!”.

Cậu bé hớn hở vui ra mặt. Cám ơn rối rít rồi quay gót bước đi.

Nhìn bóng dáng cậu bé hăng hái bước trở về lòng tôi cảm thấy vui và thương. Tôi thầm nghĩ về số phận kiếp người. Đã làm người, ai cũng có một trái tim. Trái tim tiếp nhận máu rồi lưu chuyển khắp nơi trong cơ thể, tạo những nhịp đập bình thường, hồi hộp, khi nhanh, khi chậm,... do diễn biến nhận biết của trung khu thần kinh não bộ. Tôi đọc qua sách vở, có tác giả cũng đề cập nhiều về Trái Tim: Trái tim nhân ái, Trái tim từ bi, Trái tim nhân hậu, và cũng có nhạc sĩ sáng tác các ca khúc về trái tim: Trái Tim Không Ngủ Yên.

Thiên Chúa vì thương xót mà chịu lưỡi đòng đâm thâu trái tim, nên máu và nước chảy ra hết đến giọt cuối cùng, chứng minh cho nhân loại hiểu và thấy điều thiêng liêng cao quý.

Không có tình yêu nào bằng tình yêu người đã hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15, 13). Cũng chính vì yêu, Chúa Giêsu đã từ bỏ trời cao, sinh nơi hang đá nghèo hèn... Cuối cùng, Ngài chấp nhận gánh lấy mọi tội lỗi của nhân loại và mang lên cây thập giá.

Mỗi chúng ta đều có một trái tim, nếu đó là trái tim mùa đông, trái tim bên lề, trái tim chai đá, trái tim khô cứng,... thì trái tim đó đã “chết” từ lâu. Đối với các Kitô hữu, nhất là các thành viên của cộng đoàn LCTX chắc là hiểu rõ hơn. Thiên Chúa muốn chúng ta có trái tim của Người Cha Nhân Hậu (Lc 15, 11-31). Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và nhân hậu” (Mt 11, 29). Nếu suy nghĩ sâu xa hơn, từ bi và nhân hậu xuất phát từ lòng yêu thương, như Chúa Giêsu nói: “Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em có lòng nhân từ” (Lc 6, 36).

Chúa Giêsu đã xác định: “Ai cho anh em dù chỉ một chén nước lã, chính là làm cho Thầy” (Mt 25, 40). Còn Thánh Phaolô nói: “Hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” (Rm 12, 14).

Chúa Giêsu là Đấng uy quyền toàn năng, Ngài có một trái tim nhân lành, trọn vẹn, luôn rộng lòng đón nhận những sai trái, lỗi lầm, thất hứa, bội phản,... của loài người, nhưng Ngài không oán hờn, trả thù hoặc sòng phẳng, mà ngược lại, Ngài mong muốn và chờ đợi các tội nhân biết thật tâm ăn năn thống hối, dù Ngài phải chờ đợi đến lúc người đó hấp hối.

Một bệnh nhân cứng lòng, không tin Chúa, phản nghịch Chúa. Khi Đức Hồng Y Funtencil đến hướng dẫn giúp họ nhận ra sai sót và xin ơn Chúa tha thứ, ông ta vẫn một mực từ chối dù đến lần khuyên thứ 41. Sau cùng, Đức Hồng Y nói: “Nếu anh muốn, trước lúc từ biệt, anh hãy nói: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót, tha thứ cho con’. Anh tin thì sẽ được Chúa thương tha thứ đón anh vào vòng tay yêu thương của Ngài”. Và quả thật, theo lời Sơ chăm sóc bệnh cho anh báo lại: “Khi sắp sửa lìa đời, anh đã cầu xin Chúa với niềm tín thác, thế rồi anh nhẹ nhàng nhắm mắt ra đi!”.

Trái tim của Áp-ra-ham khi vâng lời Chúa mà sát tế con mình, trái tim Mô-sê vâng lệnh Chúa đưa dân Ít-ra-en qua sa mạc suốt 40 năm mới vào được Đất Hứa, trái tim vua Đa-vít đã hối hận ăn năn vì biết bao tội lỗi mình đã phạm, và trái tim Mẹ Maria vui mừng vâng theo Thánh ý Chúa Cha để công cuộc cứu độ loài người được hoàn tất.



Tất cả đều xuất phát từ Trái Tim, nguồn máu đỏ. Xin Chúa ban cho chúng con có được một trái tim đầy lửa mến Chúa, đầy tình yêu thương nhân loại, biết chia sẻ cả về tinh thần và vật chất với những người chúng con gặp gỡ hằng ngày, đó là chúng con sống thực hành lời Chúa truyền dạy: “Phúc thay ai biết thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương!” (Mt5:7)



Jos. Vinc. Ngọc Biển

Dẫn nhập: Ngay từ thủa tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã yêu thương và sáng tạo muôn loài và trao ban cho chúng sự sống. Phần con người, Thiên Chúa đã tác phúc cho người nam và người nữ, để họ tuy hai, nhưng là một xương một thịt trong đời sống hôn nhân. Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Thật vậy, ngay từ thủa ban đầu: Thiên Chúa “Đấng yêu sự sống” (Kn 11,26), đã giao cho gia đình sứ mạng “gìn giữ, biểu lộ và thông truyền tình yêu” qua việc trở nên “cung thánh của sự sống” (x. St 1,28; FC 17).

Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu đã nâng đời sống hôn nhân gia đình lên hàng Bí tích, để củng cố và ban nhiều ơn thánh nhằm giúp họ chu toàn nghĩa vụ và trách nhiệm trong đời sống hôn nhân.

Như vậy, qua đời sống hôn nhân, Thiên Chúa đã chúc lành và yêu thương, gìn giữ và thánh hóa, để từ trong cung lòng, nơi phát sinh sự sống, con người được diễm phúc cưu mang sự sống thánh thiêng mà Thiên Chúa đã an bài, quan phòng nơi người nữ khi kết hợp với người nam trong việc tạo sinh.

1. Sự sống thiêng liêng được khởi đi từ Thiên Chúa và được phát sinh từ gia đình

Gia đình thật sự là ‘cung thánh của sự sống’, là nơi sự sống quà tặng của Thiên Chúa, có thể được đón nhận và bảo vệ cách xứng hợp chống lại nhiều sự tấn công mà nó phải hứng chịu, và có thể phát triển hợp với sự tăng trưởng đích thật của con người… Gia đình đóng một vai trò đặc biệt trải dài suốt cuộc đời của các thành viên, từ khi sinh ra cho tới khi qua đời” (EV. Số 92).

Giáo Hội luôn dành cho các gia đình một vị trí quan trọng đến mức độ cần thiết:

Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (x. LG, số 11). Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã định nghĩa: “gia đình là Hội Thánh tại gia” (x. FC, số 11).

Với thánh Augustinô thì: gia đình là một Hội Thánh “cỡ nhỏ”, một Hội Thánh được thu hẹp, tại đây Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện và sống động, tại đây Chúa Giêsu tiếp tục chịu chết và sống lại.

Khi nhìn về viễn cảnh trong tương lai, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Tương lai nhân loại sẽ đến qua gia đình”. Qua đó, ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng và vai trò của đời sống gia đình trong xã hội và Hội Thánh tương lai. Nơi gia đình, mỗi người, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, sẽ phát huy rõ nét nhất vai trò trở thành: “Cung thánh của sự sống”; “Cho nên gia đình giữ một vai trò vô cùng quan trọng, không ai thay thế được trong công cuộc xây dựng nền văn hóa sự sống” (x. EV 92).

Như vậy, khi nói “Gia đình là cung thánh của sự sống”:

Trước hết, gia đình là nơi cưu mang và phát sinh sự sống.

Kế đến, gia đình là nơi nuôi dưỡng sự sống, làm cho sự sống ấy lớn lên và phát triển.

Sau hết, gia đình là nơi che chở và bảo vệ sự sống.



2. Mối nguy hại cho “Cung thánh sự sống” nơi các gia đình Công Giáo

Tuy nhiên, ngày nay, hơn bao giờ hết: như một “âm mưu chống lại sự sống”, và chúng ta, những người kitô hữu, phải đối diện với chúng như một thách đố, đòi hỏi chúng ta phải khôn ngoan, sáng suốt và dè chừng khi những chiêu thức tinh vi, lời nói ngọt ngào của sự khôn ngoan thế gian như những vị ngọt của “trái cấm”. Những thử thách này có khi do ngoại cảnh tác động, nhưng đôi khi cũng do chính sự chủ quan của chúng ta, khiến: “Cung thánh của sự sống” bị tổn thương.

Những mối đe dọa đó là:

- Nạn phá thai dưới nhiều hình thức. Theo thống kê của WTO, trung bình 40-50 triệu ca phá thai trong một năm.

- Bên cạnh đó, sự ngừa thai dưới nhiều vỏ bọc đang làm xói mòn tình yêu phu thê vì hành vi yêu thương vợ chồng cách tự nhiên bị ngăn chặn và thay vào đó là những biện pháp nhân tạo, khiến cho sự giả trá và ảo tưởng ngay trong những giờ khắc yêu thương và thiêng thánh của hành vi truyền sinh sự sống nơi vợ chồng.

- Những kỹ thuật tạo sinh mới được núp bóng dưới khía cạnh khoa học. Những chuyên gia thường nhân danh ích lợi của con người, xã hội để áp dụng những kỹ thuật sinh sản qua thụ tinh nhân tạo, nơi đó, họ sàng lọc bào thai theo não trạng ưu sinh. Điều này đã làm cho sự sống của con người ngay từ lúc ban đầu không còn thiêng liêng nữa. Vì thế, người ta có thể làm theo ý muốn của con người qua các phương tiện khoa học. Nhưng thực chất những lựa chọn giới tính chỉ vì sự ích kỷ của con người (x. EV, số 12-17).

Trên đây là những thử thách trực tiếp đến sự sống do cả một xã hội tạo nên, hay do sự tiến bộ của nghành khoa học, nền văn minh của sự chết tạo ra.

Bên cạnh đó “Cung thánh của sự sống” còn bị tổn thương do chính những lựa chọn sai lầm đi ngược lại với bản chất và mục đích của hôn nhân, đã đang và sẽ hành động chống lại chính nguồn sự sống của gia đình là tình yêu, thể hiện qua bạo lực, ly dị và hôn nhân đồng tính…

Trong hoàn cảnh đó, gia đình kitô hữu sống và loan báo Tin Mừng Tình yêu – sự sống cần phải làm gì?

3. Trở thành “Cung thánh của sự sống”, Gia đình phải làm gì?

Khi nói đến “Cung thánh của sự sống”, ấy là lúc nói đến tầm quan trọng, thiêng thánh của sự sống mà Thiên Chúa đã phú bẩm nơi người nam và người nữ khi họ kết hợp với nhau trong việc truyền sinh.

Đây là một hành vi nằm trong ý định của Thiên Chúa khi truyền lệnh cho con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Vì thế, đây là lời chúc lành, là ân ban nhưng không của Thiên Chúa, con người chỉ có bổn phận là đón nhận trong tâm tình biết ơn và làm cho nó trở nên phong phú, ý nghĩa và giá trị mà thôi. Như vậy, con người không có quyền tuyệt đối nào trên sự sống của mình cũng như của người khác. Bởi lẽ, ngay từ giây phút đầu tiên sự sống được triển nở, con người phải có trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối để sự sống được lớn lên trong cung lòng của người mẹ.

Mọi biện pháp nhằm phá thai hay ngăn ngừa được sử dụng như một phương pháp nhân tạo nhờ sự can thiệp của khoa học đều bị loại bỏ để ưu tiên cho phương pháp tự nhiên đã được Hội Thánh công nhận.

Như đã nói, sự sống mới mà người mẹ đang cưu mang trong lòng do tình yêu của người nam và người nữ trao tặng cho nhau phải được bảo vệ tuyệt đối trong sự kính trọng, yêu thương và tri ân.

Muốn làm được điều trên để bảo vệ sự sống và trở thành “cung thánh của sự sống”:

Trước hết, các gia đình kitô hữu phải hiểu biết về giá trị thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống. Siêng năng học hỏi các tài liệu của Huấn Quyền về việc bảo vệ sự sống, tránh đi cái gọi là: “Vô tri bất mộ”.

Đạt được điều thứ nhất, chúng ta tiến tới bước thứ hai là phải biết yêu thương và quí trọng sự sống như Chúa và Hội Thánh mong muốn. Tình yêu thương đó được biểu hiện bằng việc phải kính trọng, che chở và bảo vệ sự sống ngay từ khi sự sống mới còn trong cung lòng người phụ nữ. Đây là lập trường của Hội Thánh muôn đời. Không ai và không có gì dập tắt được lập trường này của Hội Thánh, vì đây là ý định và lệnh truyền của Thiên Chúa.



4. Bảo vệ “Cung thánh của sự sống” bằng hành động có trách nhiệm

Như những gì vừa trình bầy ở trên, các bậc cha mẹ còn phải ưu tiên, quan tâm đến việc lưu truyền lại cho con cháu những điều liên quan đến ý nghĩa và giá trị của sự sống. Làm được điều đó, hẳn chúng ta mới chu toàn trách vụ của mình trong vai trò cưu mang, lưu truyền và bảo vệ sự sống. Đây là việc làm khó khăn nhưng quan trọng.

Các bậc cha mẹ: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được” (x. Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, số 3).

Ngoài ra, mỗi người còn phải chu toàn trách nhiệm trong bổn phận của mình nơi gia đình, để sự sống thể xác được đảm bảo hầu thăng tiến sự sống tâm linh.

Chúng ta vẫn thường nghe những câu: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa, tử bất học, phi sở nghi, ấu bất học, lão hà vi, ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý…”, được dịch ra với nghĩa là “Nuôi mà không dạy là lỗi của người cha, dạy mà không nghiêm là lỗi của người thầy, người mà không học thì không biết lễ nghi cư xử, nhỏ mà không học thì già không biết làm gì, ngọc mà không được mài dũa thì không thành đồ hữu dụng, người mà không học thì không biết  nghĩa lý…”. 

Tạm kết:

Khi nói gia đình là: “Cung thánh của sự sống”, ấy là lúc chúng ta nhìn nhận sự thánh thiêng của sự sống được bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, “Đấng yêu sự sống” (Kn 11, 26) đã trao phó sự sống của Người cho con người gìn giữ và phát triển, để làm sao sự sống ấy được triển nở và diễn ra trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, mà Đức Giêsu đã chết để đánh đổi thay cho nhân loại hầu mang lại cho con người được sống và sống dồi dào.

Cung thánh của sự sống” này được Thiên Chúa thiết lập từ thủa ban đầu trong xã hội nơi đời sống hôn nhân gia đình. Người đã chúc phúc cho gia đình đầu tiên trong xã hội là Ađam và Eva. Người chúc lành và trao ban trách vụ cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo sinh qua việc sinh sản, bảo vệ và phát huy sự sống cho ông bà và con cháu qua muôn thế hệ.

Trải dài nơi dòng thời gian, sang thời Tân Ước, Đức Giêsu đã nâng đời sống hôn nhân gia đình lên hàng Bí tích, để qua đó, như một sự khẳng định sự sống của con người được phát sinh, tồn tại và phát triển hoàn toàn nằm trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa.



Như vậy, chỉ khi nào chúng ta lãnh trách nhiệm ấy và trung thành cũng như thi hành đúng theo thánh ý của Thiên Chúa, gia đình mới trở thành: “Cung thánh của sự sống” và xứng đáng đón nhận sự chúc lành của Thiên Chúa.

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

Gioakim Trương Đình Giai

(Tiếp theo và hết)

5. Giải quyết xung đột trong đời sống hôn nhân?

  • Chuẩn bị tinh thần, bình tĩnh đón nhận xung đột như một tương quan xã hội, quy luật tự nhiên của cuộc sống xã hội: là điều không thể tránh khỏi trong đời sống hôn nhân do những khác biệt thay vì nhìn chúng như những hiện tượng bất thường, một sự bất toàn cần phải dứt khoát loại trừ...

  • Chuẩn bị hành trang bước vào đời sống hôn nhân bằng việc học hỏi trang bị kiến thức, hoàn thiện nhân cách, đào sâu Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội, vun trồng đời sống đức tin, tập sống từ bỏ quên mình, vị tha, trau dồi các nhân đức, siêng năng lãnh các Bí tích và cầu nguyện.

Các điều cần tránh

  • Trước khi nghĩ đến chuyện cần làm, cần phải tránh những việc sau đây: kết tội, cáo buộc; ra lệnh, ép buộc; chối bỏ kẻ khác trong điều họ nói cảm nhận; hăm dọa, la rầy, đe dọa; hạ phẩm giá, chế giễu, bêu xấu, áp lực; lên lớp, giảng morale, lý luận, lý giải nhằm thuyết phục; dán nhãn, giam hãm trong một hình ảnh, phán đoán, phê bình, chê bai; suy đoán tư tưởng của kẻ khác, diễn giải, phân tích, mổ xẻ; điều tra, xét hỏi; tránh né, cư xử hời hợt.

  • Vì kết quả cho thấy những việc này chẳng những không giải quyết được gì mà đôi khi làm cho vấn đề nên trầm trọng hơn cho dù biết chắc bạn đời mình sai lầm.

Đừng kết án, chớ xét đoán!

  • Thưa anh em, anh em đừng nói xấu nhau. Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em mình là nói xấu và xét đoán Lề Luật. Nếu anh xét đoán Lề Luật, thì anh không còn là kẻ vâng giữ, mà là kẻ xét đoán Lề Luật. Chỉ có một Ðấng ra Lề Luật và xét xử, đó là Ðấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người thân cận?” (Gc. 4, 11-12)

Đừng thụ động và tránh né

  • Sai lầm nguy hiểm nhất ngay từ đầu là nghĩ rằng mọi tội lỗi đều do người kia, và chính người kia phải thay đổi và từ đó đợi chờ một cách thụ động sự thay đổi của người kia.

  • Nguy hiểm không kém là thay vì đương đầu với xung đột, cùng nhau phân tích tìm ra những nguyên nhân sâu xa để cùng nhau giải quyết vấn đề thì lại tránh né, bỏ lửng, không có can đảm nhìn thẳng vào vấn đề.

Đừng tìm bù đắp tình cảm nơi một người thứ ba

  • Điều tệ hại hơn nữa và nguy hiểm nhất là tìm an ủi, bù đắp nơi một mối tình khác trong hiện tại hay quá khứ và nghĩ một cách sai lạc là mình chỉ có thể hạnh phúc với người này hay người nọ trong hiện tại hay quá khứ thay vì với người bạn đời đang chung sống với mình.

  • Đó là một cám dỗ vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại, những quyết định sai lầm đáng tiếc không chỉ dẫn đến sự đổ vỡ mà còn đánh mất đi hạnh phúc của chính bản thân mình.

Bình tĩnh, sáng suốt, khiêm tốn, cảm thông

  • Khi xảy ra vấn đề, xung đột, cần phải bình tĩnh đương đầu, sáng suốt phân tích nguyên nhân, thành thật đối thoại, cảm thông, khiêm tốn nhận ra sai lầm của bản thân mình và thành tâm sửa đổi.

  • Thường xuyên đối thoại một cách cởi mở và chân thành, nghe nhiều hơn nói, nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả con tim, nhạy bén nhận ra sứ điệp bạn đời muốn trao cho mình qua những lời trách móc, hằn học, thậm chí chửi bới.

Khách quan nhìn nhận vấn đề

  • Nhìn bạn đời mình không phải theo cái cảm giác hay định kiến, thành kiến của bản thân mình mà là nhìn người ấy trong chính bản thân họ. Nghĩa là ta không thể lấy thước đo, nhận thức, cảm giác chủ quan của mình để nhìn mà là nhìn người ấy trong chính bản thân họ trong toàn bộ và chiều sâu một cách khách quan và cảm thông.

  • Khi nói đến cảm thông là nói đến việc ra khỏi chính mình, khỏi mọi quan niệm, nhận thức, định kiến của mình để đặt mình vào vị trí của người ấy, với tất cả những gì đã hình thành nên con người ấy: xuất xứ, môi trường, giáo dục, cái nhìn, quan niệm, nhận thức…, từ đó mình mới có thể nhìn họ như chính họ là, và yêu họ như chính họ là.

Nhìn xung đột với con mắt tích cực

  • Nhìn xung đột theo chiều hướng tích cực: xung đột là cơ hội để ta khám phá thêm về chính mình và người bạn đời của mình, tạo điều kiện cho ta trưởng thành, biết cảm thông với người khác.

  • Nhận ra rằng chính sự khác biệt mới thu hút lẫn nhau như cực âm và cực dương, phong phú hóa lẫn nhau và bổ túc cho nhau. Do đó cần phải học chấp nhận khác biệt của nhau, hay tích cực hơn là nhìn ra sự khác biệt của người bạn đời mình chính là sự bổ túc cho chính mình.

Loại trừ mọi mầm mống ích kỷ, tham lam và kiêu ngạo

  • Khiêm tốn và can đảm để nhận ra không phải do người kia mà lắm lúc do chính bản thân mình, mà mình không nhận ra như chuyện cái rác cái xà mà Phúc âm nói đến.

  • Loại trừ khỏi lòng bạn mọi mầm mống ích kỷ, tham lam và kiêu ngạo. Đó là những mảnh đất béo bở để ma quỷ bám vào để sống, hoành hành và ngự trị.

  • Diệt được mầm mống đó nơi tâm hồn bạn là cướp đất sống của ma quỷ, là bỏ đói chúng, làm chúng sớm muộn cũng phải rút lui có trật tự.

Hãy cùng nhìn về một hướng!

  • Hòa hợp không đồng nghĩa với thỏa hiệp, đồng lõa. Muốn vậy cả hai cần phải cùng nhìn về một hướng, cùng chia sẻ một cùng đích, cùng hiến mình cho Thiên Chúa (Fulton Sheen).

  • Sự hòa hợp không bao giờ là chuyện tự nhiên, tất yếu mà là kết quả của một cuộc đấu tranh không ngừng, không phải với bạn đời mà đúng hơn là với chính mình, bỏ đi cái tôi, chọn cái chúng ta, và cùng nhau hướng đến chân lý, Thiên Chúa.

Hãy xây dựng đời mình trên nền tảng vững chắc!
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương