Lòng Chúa Thương Xót – 07/2014



tải về 2.98 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích2.98 Mb.
#34793
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

1) Về giáo lý: Chỉ có Ki-tô giáo mới có các chân lý mặc khải toàn vẹn về Thiên Chúa, vì Đức Kitô là Đấng lập đạo chính là Con Thiên Chúa, được Thiên Chúa sai đến để bày tỏ về bản tính của Ngài. Người chính là Lời Thiên Chúa làm người, để dẫn đưa con người đang lầm lạc trở về với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người mới dám tự xưng: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga 14, 6). Chỉ mình Người mới là Lời của Thiên Chúa nói với loài người, đã đưa ra lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề ưu tư hàng đầu của con người. Chính nhờ Đức Giêsu mà chúng ta mới biết Thiên Chúa là ai ? Ngài yêu thương ta thế nào? và ta phải làm gì để đáp lại tình thương của Ngài?

- Thánh Gio-an viết: Thiên Chúa là Tình Yêu: Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4, 16).

- Đức Giêsu trả lời Phi-líp-phê: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ”Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy. Chính Người làm những việc của mình” (Ga 14, 9-11).

- Tôi với Chúa Cha là Một (Ga 10, 30).

- “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến là Giêsu Ki-tô (Ga 17, 3).

- “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3).

- “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê (Mt 25, 31-32).

- “Thế là họ (kẻ gian ác) ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sông muôn đời” (Mt 25, 46).



2)Về luân lý: Các tôn giáo nói chung đều dạy tín đồ phải ăn ngay ở lành, phù hợp với lương tâm con người. Đây chính là luật luân lý tự nhiên do Thiên Chúa đã phú ban cho con người ngay từ khi mới sinh. Ai cũng suy nghĩ giống nhau: Ăn cắp là xấu và người ta không được lấy cắp chiếm đoạt tài sản của người khác, phải có lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ và những người làm ơn cho mình… Các vị giáo tổ cũng giúp con người trong thời đại của các ngài hướng thượng và sống ăn ngay ở lành. Vì thế, nhiều người đã cho rằng: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành nên đạo nào cũng tốt như nhau”. Tuy nhiên, nếu điều tốt có nhiều cấp độ như: Khá tốt, tốt vừa, rất tốt, cực kỳ tốt, tốt nhất… thì sự tốt đẹp của các tôn giáo cũng có mức độ khác nhau từ thấp lên cao. Đàng khác, điều quan trọng trong các tôn giáo không những là dạy làm tốt, mà còn phải có những phương thế hữu hiệu giúp cải tạo các tín đồ từ xấu nên tốt nữa. Về vấn đề này thì chỉ có Ki-tô giáo mới có đủ điều kiện trở thành tôn giáo tốt nhất giúp các tín hữu nên tốt lành thánh thiện, nhờ một nền giáo lý luân lý hoàn hảo, và còn cung cấp các phương thế hữu hiệu giúp các tín hữu thành tâm ngày một nên tốt lành thánh thiện hơn.

Thực vậy: Đấng sáng lập Ki-tô giáo là Đức Giêsu vừa là người vừa là Con Thiên Chúa. Người đã được Chúa Cha xác nhận là “Con yêu dấu, luôn làm đep lòng Cha” (x Mt 5, 17; 17, 5). Người có sứ mệnh thánh hóa loài người, bằng việc đến gặp các tội nhân để thánh hóa họ nên công chính, vì “người đau yếu mới cần thầy thuốc” (x. Mt 9, 12), và “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19, 10). Người biến đổi con người nên tốt lành thánh thiện bằng Lời quyền năng và nhờ ơn Thánh Thần được ban qua các phép bí tích do Hội Thánh cử hành. Nhờ đó, người tín hữu sẽ có khả năng ngày một nên hoàn thiện hơn.



3) Về siêu nhiên:

Để chứng minh sứ mệnh và nguồn gốc từ nơi Thiên Chúa, Đức Giêsu đã thực hiện mọi lời các ngôn sứ tuyên sấm về thân thế và sứ mệnh của Đấng Thiên Sai (x. Lc 4, 17-21), đồng thời Người đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như: Cho kẻ què được đi (x. Ga 5, 8-9), kẻ mù được thấy (x. Mt 9, 27-31), người câm nói được (x. Mt 9, 32-34); phong cùi được sạch (x. Mt 8, 1-4); kẻ chết sống lại (x. Ga 11, 43-44)… Ngoài ra, Người cũng có quyền lực lạ lùng trên thiên nhiên: Nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6, 1-14), biến nước thành rượu (x. Ga 2, 1-11), dẹp yên bão táp (x. Lc 8, 22-25), chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mc 1, 34), trừ quỷ (x. Mt 8, 28-34), phục sinh kẻ chết (x. Ga 11, 43-44). Cuối cùng phép lạ lớn nhất là đã từ cõi chết sống lại khi chết chưa đủ ba ngày như Người đã báo trước (x. Lc 24, 1-43).



Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm được những phép lạ như Đức Giêsu đã làm. Qua đó cho thấy: Đức Giêsu chính là Đấng “Em-ma-nu-el”: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1, 23). Đàng khác, Đức Giêsu cũng phải là một con người trung thực, như người mù đã nhận định với các đầu mục dân Do thái: “Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi. Còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy… Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì” (Ga 9, 31.33). Nên có thể nói: Tất cả những gì Đức Giêsu dạy về Thiên Chúa cho loài người chúng ta đều là sự thật như Tin Mừng Gio-an đã viết: “Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Ðức Giêsu Ki-tô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1, 17-18).

4) Về sự Bền vững: Ngoài ra, còn một bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Ki-tô giáo là tôn giáo đích thực bắt nguồn từ Thiên Chúa đó là việc Hội thánh của Chúa Ki-tô vẫn luôn tồn tại dù đã trải qua rất nhiều trở lực và không ngừng bị bách hại do các thế lực vua quan bên ngoài cũng như do ma quỷ xúi giục chia rẽ từ trong nội bộ…:

a) Bách hại từ bên ngoài:

  1. Thế kỷ I–III: những cuộc bắt bớ của dân Do thái và bách hại của các hoàng đế La Mã.

  2. Thế kỷ V: Những cuộc xâm lăng của dân man di.

  3. Thế kỷ X–XIV: Những mưu toan lợi dụng tôn giáo của chế độ vua chúa phong kiến.

  4. Thế kỷ XVIII: Giáo hội bị bách hại do cuộc cách mạng Pháp.

  5. Thế kỷ XIX–XX: Giáo hội vẫn tiếp tục bị bách hại ở nhiều nơi: Bè Nhiệm ở Pháp, Quốc xã tại Đức v.v…

b) Chia rẽ từ bên trong:

  1. Thế kỷ II: Bè rối chủ trương trong vũ trụ có hai nguyên lý: sự lành là Thiên Chúa, sự dữ là vật chất. Thân xác là vật chất nên thuộc về sự dữ. Từ đó cho rằng Chúa Giêsu chỉ có dáng vẻ thân xác chứ không có thân xác thực sự. Nói cách khác: Không có mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể.

  2. Thế kỷ IV: Thuyết Arius chủ trương: Chúa Giêsu không có Thiên tính. Như vậy, Chúa Con không đồng bản thể với Chúa Cha và không ngang bằng Chúa Cha.

  3. Thế kỷ V:

  • Nestorius lại chủ trương: Chúa Giêsu không những có hai tính mà còn có hai Ngôi. Do đó, Đức Mẹ Ma-ri-a không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa, mà chỉ là mẹ con người Giêsu thôi.

  • Eutyches thì lại chủ trương ngược lại: Chúa Giêsu chỉ có một bản tính là bản tính Thiên Chúa.

  1. Thế kỷ IV–V: Pélage chủ trương: con người có thể tự mình không cần Ơn Chúa cũng có thể được rỗi linh hồn.

  2. Thế kỷ IX–X: Ly giáo Chính Thống Đông Phương đòi ngang hàng với Rôma. Như vậy bao nhiêu nước Phương Đông là có bấy nhiêu Giáo hội: Hy Lạp, Nga, Lỗmani v.v…

  3. Thế kỷ XII–XIII: Albigeois ở Pháp chủ trương có hai thần: Thần lành và thần dữ. Các tín hữu chia làm hai lớp: lớp trọn lành sống nhiệm nhặt và không kết hôn, và lớp người thường sống theo tình dục xác thịt. Các tín hữu cần phải hãm mình đền tội và tránh việc vợ chồng.

  4. Thế kỷ XV–XVI: Phong trào Phục Hưng, trở lại nguồn cảm hứng của thời thượng cổ ngoại giao: lý trí độc lập, bỏ tất cả quyền hành hay luật luân lý, chủ trương khoái lạc.

  5. Thế kỷ XVI: Tin Lành ra đời do Luther khởi xướng. Giáo phái này chống lại Giáo hội về các vấn đề quan trọng như: vấn đề ân xá, tín điều Tội Tổ Tông, về sự giải thích Kinh Thánh, về sự độc thân của Hàng Giáo sĩ v.v… Sau đó phái này lan truyền đi khắp nơi ở Âu Châu tạo thành rất nhiều giáo phái khác nhau. Ở Thụy Sĩ có Zwingle, ở Pháp chịu ảnh hưởng của Calvin, ở Anh hoàng đế Henri 8 bất mãn với Giáo Hoàng Clêmentê 7 về hôn nhân và tách ra thành lập Anh giáo.

  6. Thế kỷ XVII: tà thuyết Jansénius chủ trương rằng: con người không thể tự mình làm được gì, phần rỗi linh hồn hoàn toàn do Thiên Chúa tiền định.

10. Thế kỷ XVIII–XX: Các triết thuyết vô tín ngưỡng xuất hiện rất nhiều tấn công Giáo hội khắp nơi. Ở Đức có Karl Marx, Nietzsche. Ở Pháp có Voltaire, Reman, Anatole France, Jean Paul Sartre…

Nhưng trước sự tấn công tứ bề cả bên ngoài do thế quyền, cũng như từ bên trong về giáo lý của những kẻ thù nghịch, Giáo Hội Chúa Ki-tô vẫn anh dũng vượt qua và tiếp tục đứng vững. Pascal nói: “Có điều kỳ diệu và hoàn toàn thần linh là tôn giáo này luôn bị đả kích mà vẫn luôn tồn tại. Ngàn lần hầu như sắp bị tiêu diệt toàn diện, và mỗi lần trong tình trạng này, Thiên Chúa lại dùng quyền năng mà nâng dậy… Tôn giáo này được duy trì và không ngừng lan truyền đi khắp nơi. Đó là bằng chứng cho thấy tôn giáo này là của Thiên Chúa”. Thực đúng như lời Chúa Giêsu đã nói với Si-mon Phê-rô: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (x. Mt 16, 18).



TÓM LẠI: Chỉ có Ki-tô giáo mới có đầy đủ tiêu chuẩn của một tôn giáo đích thực:

- Có một nền giáo lý vững chắc, đáp ứng được những thắc mắc của con người về các vấn đề nhân sinh;

- Có một nền luân lý lành mạnh giúp con người ăn ngay ở lành xứng đáng với phẩm giá con người;

- Có những phương thế chắc chắn để biến đổi con người ngày một nên hoàn thiện hơn;

- Và cuối cùng còn có những bằng chứng siêu nhiên nơi Đức Giêsu, nơi Hội Thánh Công Giáo do Người thiết lập và được Người luôn bảo vệ vượt qua bao gian nan thử thách.

Do đó, những ai muốn gặp gỡ Thiên Chúa, muốn sống một cuộc đời xứng đáng làm người có trí khôn; muốn được sống an vui ngay từ đời này và bảo đảm một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu là thiên đàng đời sau, phải chọn đi trên con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất là Đức Giêsu như Người đã nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Con đường đó là đường “Qua đau khổ vào vinh quang”, đó chính là con đường của đạo Công Giáo. Công đồng Va-ti-ca-nô II cũng khẳng định: “Những ai biết rằng Hội Thánh Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Ki-tô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Hội Thánh ấy, thì không thể được cứu rỗi” (Hiến chế tin lý về Giáo Hội - LG số 14).



HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

Trong tháng 6/2014, CĐ LCTX TGP nhận được 868 ý xin hiệp thông, gồm:

- Tạ ơn Ba Đấng.

- Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót.

- Xin bình an gia đình bản thân Phêrô Duy và Têrêsa Loan, Anna Thảo, Calv. và bình an nhân ngày sinh nhật.

- Như ý nguyện xin.

- Xin ơn thánh hóa hồn xác, gia đình, bản thân và cá nhân Lucia Phêrô Quy, Têrêsa Loan, Phaolô Calv và cho đức tin vững vàng.

- Xin ơn việc làm ổn định và thánh hóa công ăn việc làm được tốt đẹp.

- Xin ơn chữa lành hồn xác cho Cha cố Giuse, Anna Loan, Agata, Agata Trọng, Agès, Anna Phương, Giuse, Giuse Dũng, Giuse Oanh, Isave, Micae, Maria Mai, Maria Liên, Maria Matta Tuyết, Maria Nguyệt, Maria Đắc, Maria Nga, Têrêsa, Têrêsa Vinh, Maria, Maria Mai, Phêrô Oanh, Phanxicô Xavie, Phanxicô Xavie Thắng, Phanxicô Xavie Giuse, Phêrô Hiền một em bé sơ sinh, một người cha, cho gia đình và các bệnh nhân.

- Xin ơn hoán cải cho gia đình, cho con cái, 2 người con, Anna, 3 Antôn, Antôn Hùng, Antôn Nghĩa, vợ chồng Anê, 2 Catarina, Đaminh, Gioan, 6 Giuse, Gioan, Gioan Baotixita, Giuse Sâm, Lucia, 4 Maria Maria Mai, Phanxicô Trần văn Long, 3 Phanxicô Xavie, 5 Phêrô, cho các em và những người tội lỗi.

- Cầu cho linh hồn Hêrônimô, Phêrô, Vincentê mới qua đời.

- Cầu cho linh hồn các linh mục, tu sĩ

- Cầu cho các linh hồn ông bà, cha mẹ tổ tiên.

- Cầu cho các linh hồn mồ côi.

- Cầu cho các thai nhi.

- Cầu cho linh hồn ngoại giáo, ông bà cha mẹ ngoại giáo.

- Lễ giỗ cho 2 linh hồn Gioan Baotixita, Isave, Tôma, Giuse, Matta, Phaolô, Phêrô và giỗ 100 nngày cho Maria và 49 ngày cho linh hồn Giuse.

- Cầu cho linh hồn 2 Cha Giuse, Cha cố Giacôbê Thịnh, Anna, Anê, Anê Maria, Andrê, Agnès, Angela de Mêdici, Antôn, Anphongsô, Augustinô, Bênadet, Đôminicô, Đaminh, Êli Henriette,, Inê, Isave, Giacôbê, Giuse, Giuse Hiệp, Giuse Tôn, Gioan, Gioan Baotixita, Gioan Kim, Lazarô, Longrinô, Laurensô, Lucia Maccô, Madalèna, Madalèna Maria, Matta, Maria Gôreti, Maria Phước, Matta, Maximilianô, Mônica, Têrêsa, Têrêsa Maria, Tôma, Maria Phước, Micae, Valentine, Vincentê, Phanxicô, Phanxicô Xavie, Phanxicô Xavie Đức Thắng, Phaolô, Phêrô, hai bên nội ngoại và 6 linh hồn ngoại giáo..

- Xin ơn bền đỗ - Xin ơn tận hiến.

- Xin cho biết tín thác vào Chúa - Xin cho nhận biết Chúa.

- Xin cho thế giới hoà bình.

- Xin cho Tôma và Maria khoẻ mạnh.

- Xin ơn cho được có con.

- Xin cho Phêrô và Giacôbê bỏ nghiện

- Xin cho mang thai bình an.

- Xin cho gia đình được hoà thuận thương yêu.

- Xin con cái biết nghe lời, ngoan ngoãn.

- Xin cho giải thoát nợ.

- Xin cho vợ chồng và Giuse có công ăn việc làm.

- Xin cho gia đình được nhiều phúc.

- Xin cho con trai bỏ nghiện.

- Xin cho bán được nhà, đất - Xin cho mua được nhà.

- Xin cho vượt qua khó khăn - Xin cho trả hết nợ.

- Xin cho công việc giấy tờ thuận lợi.

- Xin cho xây nhà được bình an.

- Xin cho thi cử tốt đẹp, Giuse, Anna thi tốt.

- Xin cho gia đình được đoàn tụ.

- Xin ơn du lịch được bình an.

- Xin cho con được lên lớp.

- Xin cho công việc giấy tờ du học thuận lợi.



- Cầu cho các ân nhân còn sống cũng như qua đời đã giúp đỡ phát triển LCTX được hồn an xác mạnh.




Mc lc

 Lá Thư Linh Hướng



Kinh cầu nguyện của các môn đệ

 Sống Lời Chúa

Học Hỏi Linh Đạo

Tìm hiểu TĐ Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương (B27)

 Những lời khôn ngoan

 Bài học từ cuộc sống: Đức Mến tha thứ tất cả

 Cảm nghiệm hồng ân



Cảm nghiệm ơn Chúa Thánh Thần

 Chiến đấu với cám dỗ (phần cuối))

 Tin tức & Sinh hoạt

 DIỄN ĐÀN



Số 13 không xui

Bí tích và gia đình

Đấng CP Giáo Hoàng Phalô VI sắp được phong thánh

Chuyện con tim

Gia đình là Cung Thánh của sự sống

 Giáo dục Kitô giáo

Xung đột trong đời sống hôn nhân (kỳ cuối)

 Giải đáp thắc mắc



Đâu là tôn giáo đích thực (tiếp theo và hết)

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN




02

04

12



16

17

20



23

27

30



35

40

44



47

52

56



62








tải về 2.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương