Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học



tải về 1.37 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.37 Mb.
#11086
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
F. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

Triết học cổ điển Đức đã tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của Phương Tây, khôi phục lại quan niệm coi triết họckhoa học của mọi khoa học. Các triết gia ra sức xây dựng các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người để làm cơ sở cho những hoạt động đó. Đối với Hêghen, triết học thật sự phải là lôgích học, còn đối với Phoiơbắc, đó là nhân bản học.

Tuy nhiên, do cố khắc phục những hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế kỷ XVII-XVIII mà triết học cổ điển Đức lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm, thần bí. Họ cho rằng, tính biện chứng sống động chỉ là bản tính của cái tinh thần, còn bản thân giới tự nhiên thì phi biện chứng. Dù vậy, họ vẫn biết tiếp thu những tư tưởng biện chứng quý báo trong di sản triết học truyền thống của nhân loại, phát triển thêm và xây dựng được phép biện chứng như một học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong thế giới. Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò tích cực của con người với tính cách là chủ thể của mọi hoạt động cải tạo thế giới – khách thể; và khảo sát khách thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể - con người. Song, do quan điểm duy tâm chi phối mà nhiều triết gia của nền triết học này hiểu thực tiễn chỉ là hoạt động sáng tạo của ý thức, đồng thời tuyệt đối hóa ý thức, biến ý thức thành một lực lượng siêu nhiên có năng lực sáng tạo kỳ vĩ, vì vậy, triết học của họ mang tính duy tâm - thần bí.

Triết học cổ điển Đức là cơ sở thế giới quan,nền tảng ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vốn yếu về kinh tế, nhược về chính trị, nhưng có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, sống trong một xã hội mà tàn tích phong kiến còn quá nặng nề.

1. Imanuen Căntơ

Căntơ (Immanuel Kant, 1724-1804) sinh ra ở Koenisberg, trong một gia đình thợ thủ công ngoan đạo, có truyền thống giáo dục rất kỹ về giáo lý, giáo luật và niềm tin về Thượng đế. Tuy nhiên, lòng say mê khoa học và triết học đã làm ông trở thành nhà khoa học – nhà triết học vĩ đại lúc bấy giờ. Căntơ giảng dạy triết học, toán học, cơ học, vật lý học, địa chất học, nhân chủng học, lịch sử tự nhiên đại cương… và đã để lại nhiều tác phẩm khoa học và triết học có giá trị như: Lịch sử tổng quát về tự nhiên và lý luận chung về bầu trời, Phê phán lý trí thuần tuý, Phê phán lý trí thực hành, Phê phán năng lực phán đoán… Cuộc đời hoạt động khoa học và triết học của ông được chia làm hai thời kỳ: trước phê phán và sau phê phán.

Trong thời kỳ trước phê phán (trước 1770), Căntơ xuất phát từ quan điểm duy vật tự phát và biện chứng tự nhiên, tập trung nghiên cứu các vấn đề về khoa họctriết học tự nhiên như: giải thích hiện tượng thủy triều, lý giải lịch sử phát triển của Thái Dương hệ (vũ trụ), đưa ra giả thuyết về nguồn gốc vật chất của vũ trụ với câu nói nổi tiếng “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy, thế giới phải ra đời từ vật chất như thế nào”.

Khi dựa trên cơ học Niutơn và vật lý học Đềcáctơ – Lépnít, Căntơ coi giới tự nhiên như một hệ thống luôn nằm trong quá trình phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Theo ông, từ thời xa xưa, cả thế giới chúng ta nằm trong trạng thái hỗn độn. Nhờ lực vạn vật hấp dẫn mà các hạt vật chất khuyếch tán khắp trong không gian đã dần dần tụ lại thành những đám mây lớn. Dưới tác dụng của lực hútlực đẩy mà trong lòng các đám mây xuất hiện các luồng gió xoáy làm cho các hạt vật chất kết tụ lại theo dạng cầu. Ma sát làm cho các hạt vật chất nóng lên và do lực hút chiếm ưu thế hơn so với lực đẩy mà chúng kết tụ với nhau tạo thành Mặt Trời và các hành tinh khác có độ nóng khác nhau. Vì khoảng không vũ trụ quá lớn và do lực đẩy hiện diện, nên lực hút không đủ sức quy tụ vật chất trong vũ trụ lại thành một khối lớn mà là thành nhiều khối nhỏ hơn tạo ra các hành tinh độc lập. Vì cường độ của lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với khối lượng, nên các hành tinh càng xa Mặt Trời thì càng nhẹ, còn nhân của hành tinh thì nặng hơn lớp vỏ của nó…

Giả thuyết về sự hình thành Vũ trụ (Thái Dương hệ) của Căntơ về sau được Laplát (Laplace) hoàn chỉnh thêm. Mặc dù nó còn nhiều hạn chế nhưng nó đã thật sự làm sụp đổ quan niệm siêu hình về nguồn gốc vận động - cái hích ban đầu của Thượng đế; trả sự vận động, phát triển của thế giới vật chất về cho chính nó.

Sang thời kỳ phê phán (sau 1770), do chịu ảnh hưởng bởi các biến động xã hội tiền cách mạng tư sản Pháp và quan điểm triết học của Lépnít, Vônphơ, Hium… mà Căntơ đã chuyển phong cách triết lý sang tinh thần phê phán để nghiên cứu lại toàn bộ di sản triết học hiện có. Dù chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa nhị nguyên ngã về phía duy tâm - bất khả tri và chủ nghĩa tín ngưỡng nhưng ông đã đóng góp lớn cho kho tàng triết học cổ điển Đức nói riêng, triết học thế giới nói chung. Đối với Căntơ, nhiệm vụ của triết học là xác định được bản chất con người. Muốn làm được điều đó, triết học phải hướng vào giải quyết những vấn đề về cuộc sống và hoạt động của họ.

Để khám phá được bản chất con người, Căntơ đòi hỏi phải coi con người như một chủ thể hoạt động nói chung. Là một chủ thể hoạt động, con người không thể không gắn liền với khách thể – thế giới xung quanh. Là một chủ thể hoạt động nói chung, con người phải bao quát cả lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực thực tiễn và lĩnh vực giá trị. Khi đó, con người cần phải tự trả lời 3 câu hỏi lớn: Tôi có thể biết được điều gì? Tôi cần phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Toàn bộ triết học phê phán của Căntơ là lời giải đáp cho 3 vấn đề bức xúc trên, nhằm mang lại cho con người một cái nhìn mới về thế giới và về chính bản thân mình, giúp đưa con người đến tự do và hạnh phúc. Đây cũng chính là nội dung nhân đạo của triết học Căntơ. Ba vấn đề trên được Căntơ giải quyết trong 3 tác phẩm lớn: Phê bình lý tính thuần túy, Phê bình lý tính thực tiễn, và Phê bình khả năng phán đoán; chúng tạo nên hệ thống triết học duy tâm phê phán nổi tiếng của ông.



a) Phê bình lý tính thuần túy (triết học lý luận)

Đây là tác phẩm đề cập đến những vấn đề về nhận thức luậnlôgích học với mục đích xây dựng một nền tảng thế giới quan mới, xác định đối tượng và giới hạn tri thức của con người nhằm trả lời câu hỏi: Tôi có thể biết được điều gì?



  • Định hướng của triết học lý luận. Tri thức Vật tự nó

Căntơ cho rằng, các lý luận nhận thức trước đây không đáp ứng được các tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống tri thức khoa học, vì vậy, muốn xây dựng lý luận nhận thức như một khoa học trước hết phải biết phê phán. Phê phán không chỉ đơn thuần là mổ xẻ để tìm sai sót trong lý luận nhận thức cũ mà còn là thiết lập khả năng nhận thức của con người, của triết học đối với mỗi ngành khoa học. Khi đó, con người sẽ biết được mình có khẳ năng nhận thức thế giới được hay không? Nếu thì giới hạn nhận thức của con người đến đâu? Nhận thức là tuyệt đối hay tương đối…? Tóm lại, lý luận nhận thức chính là cơ sở để xây dựng tri thức triết học và tri thức khoa học.

Theo ông, thế giới vật chất tồn tại khách quan dưới dạng những sự vật cá biệt, tuy nhiên, khi nghiên cứu nó, chúng ta gặp phải mâu thuẫn trong nhận thức. Bởi vì, một mặt, nếu thừa nhận tri thức phản ánh thế giới khách quan, mà thế giới khách quan tồn tại dưới dạng các sự vật cá biệt, thì tri thức đó phải là tri thức riêng lẻ, ngẫu nhiên chứ không phải là tri thức phổ biến, tất yếu. Nhưng, mặt khác, nếu đòi hỏi tri thức phải mang tính phổ biến, tất yếu thì phải thừa nhận tri thức này không phản ánh các sự vật cá biệt, không phản ánh thế giới khách quan, nghĩa là phải thừa nhận tri thức chỉ là sản phẩm của tư duy. Để giải quyết mâu thuẫn trên ông buộc phải đưa ra khái niệm vật tự nó và thừa nhận sự tồn tại của tri thức tiên nghiệm.

Ông cho rằng, do thế giới vật chất, xét về bản chất, là vật tự nó, nên con người không nhận thức được bản chất của thế giới, mà chỉ nhận thức được hiện tượng của nó. Từ đó, ông rút ra kết luận: Tri thức của con người không phản ánh bản chất của thế giới khách quan mà chỉ phản ánh các hiện tượng của nó mà thôi.

Như vậy, một mặt, ông thừa nhận thế giới khách quan là những sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan (duy vật); nhưng mặt khác, ông cho rằng con người không nhận thức được bản chất thế giới - vật tự nó (bất khả tri).

Căntơ chia tri thức của con người thành tri thưc kinh nghiệmtri thức tiên nghiệm (bẩm sinh). Khi vận động, bản chất của thế giới - vật tự no bộc lộ ra thành các hiện tượng; con người dùng các giác quan của mình để đón nhận các hiện tượng đó; do vậy mà tri thức kinh nghiệm mang tính riêng lẻ - ngẫu nhiên, hỗn độn. Nhờ tri thức tiên nghiệm mang tính phổ quát - tất yếu mà chúng ta sắp xếp lại tri thức kinh nghiệm theo một trật tự có tính hệ thống thành hiểu biết của con người.

Căntơ đòi hỏi khoa học phải đem lại những tri thức chắc chắn mang tính phổ quát - tất yếu. Tri thức đó không phải là tri thức kinh nghiệm mang tính riêng lẻ - ngẫu nhiên phản ánh sự vật tồn tại đơn lẻ, cá biệt trong thế giới khách quan bên ngoài, mà phải là những tri thức tiên nghiệm (có trước kinh nghiệm con người), là kết quả sáng tạo của riêng trí tuệ.

Như vậy, một mặt, ông thừa nhận bản chất khách quan của thế giới - "vật tự nó" (nhất nguyên luận duy vật); nhưng mặt khác, ông lại thừa nhận hiểu biết của con người về thế giới - quy luật khoa học… chỉ là sản phẩm của ý thức, do tri thức tiên nghiệm tạo ra (quan điểm nhị nguyên).

Tóm lại, với mục đích xây dựng một hệ thống tri thức tiên nghiệm làm nền tảng cho khoa học và triết học như một khoa học, Căntơ buộc lòng phải thừa nhận vật tự nó. Vật tự nó được Căntơ hiểu theo 3 giác độ: một là, tất cả những gì thuộc lĩnh vực hiện tượng mà chúng ta chưa nhận thức được; hai là, tất cả những gì thuộc về bản chất của mọi sự vật khách quan, tồn tại bên ngoài chúng ta (thuộc lĩnh vực siêu nghiệm) mà chúng ta không thể nhận thức được; và ba là, tất cả những lý tưởng, những chuẩn mực, sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người cố vươn đến nhưng không đạt được (Thượng đế, tự do, linh hồn). Khi coi vật tự nó – bản chất của thế giới là không thể nhận thức được, Căntơ xác định đối tượng nghiên cứu của triết học lý luận của mình không phải là bản chất của thế giới mà là những hoạt động nhận thức của con người để chỉ ra những quy luật và giới hạn của trí tuệ, nghĩa là nghiên cứu chủ thể nhận thức (chủ thể tiên nghiệm).

Căntơ vạch ra sự khác nhau giữa tri thức tiên nghiệm và tri thức kinh nghiệm ở chỗ: Tri thức tiên nghiệm được khái quát bằng tư duy lý luận, đúng mọi lúc mọi nơi, có thể được tổng hợp để được mở rộng làm gia tăng lượng tri thức; tri thức kinh nghiệm được khái quát từ kinh nghiệm cảm tính, có thể bị bác bỏ, không thể mở rộng thêm mà chỉ được phân tích để giải thích những gì mà nó có mà thôi. Từ đây Căntơ cho rằng, khoa học chỉ phát triển khi nó đạt được những tri thức mới, nghĩa là khi nó làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại. Vậy thì, khoa học cần phải dựa trên tri thức tiên nghiệm; và triết học lý luận muốn trở thành cơ sở lý luận của khoa học thì nó phải xác định nhiệm vụ cơ bản của mình là: Luận chứng cho các mệnh đề tiên nghiệm tổng hợp có được như thế nào?


  • Cảm giác học tiên nghiệm. Cảm tính, không gianthời gian

Căntơ thừa nhận tồn tại hiện thực khách quan - vật tự nó - tác động lên giác quan của chúng ta, và chúng ta có được hình ảnh, quan niệm về chúng; nhưng hình ảnh, quan niệm này không phản ánh bản chất của sự vật khách quan mà chỉ là hình ảnh, quan niệm chủ quan về hiện tượng của chúng mà thôi. Vậy thì, theo Căntơ, lĩnh vực cảm tính (cảm giác, kinh nghiệm) của chúng ta về sự vật chỉ là lĩnh vực hiện tượng luận; và do đó, những gì ta biết về sự vật thì chỉ là những khám phá về hiện tượng mà thôi, còn bản chất của chúng chúng ta không bao giờ biết được (bất khả tri). Tách hiện tượng ra khỏi bản chất là đặc điểm của triết học phê phán Căntơ.

Cũng giống như Hium, Căntơ coi cảm tínhnăng lực của chủ thể có được cảm giác; còn cảm giác chỉ phản ánh hiện tượng mà không phản ánh điều gì về bản thân sự vật khách quan cả. Tuy nhiên, những cảm giác, kinh nghiệm này lại được sắp xếp theo một trật tự định sẵn nào đó có trước kinh nghiệm. Đó là không gian, thời gian. Với tính cách là tri thức tiên nghiệm cảm tính, không gian hình thức bên ngoài, còn thời gian hình thức bên trong dùng để sắp xếp kinh nghiệm cảm tính của con người. Không gian là cơ sở của mọi tri thức hình học; còn thời gian là cơ sở của tri thức số học và đại số. Như vậy, đối với Căntơ, không gian, thời gian chỉ là cái thuộc về lĩnh vực chủ quan của ý thức con người (chủ nghĩa chủ quan).



  • Phân tích học tiên nghiệm. Giác tính phạm trù

Căntơ cho rằng, quá trình nhận thức không nên dừng lại ở tri giác, - sắp đặt cảm giác theo trình tự không gian, thời gian; bởi vì, tri giác vẫn còn đầy màu sắc chủ quan, cá biệt, ngẫu nhiên; nó chưa là kinh nghiệm, chưa trở thành cái khách quan được đông đảo mọi người công nhận. Để tri giác được khách quan hóa, thì chúng phải được tiếp tục “xử lý” bằng tư duy dựa trên các phạm trù, nghĩa là “xử lý” bằng giác tính.

Giác tínhnăng lực tư duy có được phạm trù, và sử dụng phạm trù. Còn phạm trù không phải là cái phản ánh hiện thực khách quan - vật tự nó - mà là kết quả sáng tạo của tư duy (giác tính) của chủ thể nhận thức. Phạm trù của giác tính thống nhất những tri giác cảm tính theo những hình thức nhất định để biến chúng từ những tri thức chủ quan, cá biệt, ngẫu nhiên thành những tri thức khách quan, phổ biến, tất yếu được mọi người thừa nhận.

Vậy, phạm trùhình thức tiên nghiệm của giác tính mang tính phổ biến, tất yếu được dùng để tổng hợp tri giác thành tri thức khách quan, khoa học. Căntơ đã đưa ra 4 nhóm phạm trù (NPT) cơ bản, đồng thời sắp xếp mỗi nhóm theo dạng chính đề – phản đề – hợp đề:



NPT về lượng

NPT về chất

NPT về quan hệ

NPT về hình thái

Đơn nhất

Tồn tại

Độc lập

Khả năng

Đa dạng

Phủ định

Phụ thuộc

Hiện thực

Chỉnh thể

Giới hạn

Tiếp xúc

Tất yếu

Theo Căntơ, sở dĩ phạm trù của giác tính có được tính phổ biến và tất yếu là vì chúng dựa trên tự ý thức tiên nghiệm (tổng giác), nghĩa là dựa trên sự đồng nhất của mọi ý thức cá nhân. Tự ý thức tiên nghiệm cấu trúc lôgích khách quan chung cho mọi ý thức cá nhân, sự thống nhất tối cao, cơ sở cuối cùng của mọi tri thức. Còn phạm trù là sự thể hiện cụ thể sự thống nhất đó.

Do giác tính chỉ là năng lực tư duy có được phạm trù và sử dụng phạm trù, còn phạm trù chỉ là hình thức tiên nghiệm của tư tưởng phi nội dung, cho nên, muốn phạm trù có được nội dung và trở thành tri thức thì chúng phải được vận dụng vào cảm tính, kinh nghiệm (tri giác). Do đó, giác tính nếu nó là nó, thì nó chỉ là những phạm trù trống rỗng; còn cảm tính, nếu nó là nó, thì nó chỉ là trực quan đơn thuần, tri giác mù quáng. Để khắc phục điều này, quá trình nhận thức phải thống nhất sự suy diễn dựa theo phạm trù tiên nghiệm của giác tính với tri giác kinh nghiệm của cảm tính, dựa trên khâu trung gian là thời gian. Thời gian với tính cách là hình thức tiên nghiệm bên trong của cảm tính đã liên kết phạm trù của giác tính với tri giác của cảm tính dựa theo những lược đồ, nghĩa là dựa theo những quy tắc hình thành hình tượng hay quan niệm cảm tính trên cơ sở các phạm trù giác tính. Lược đồ được Căntơ coi như những cái cấu thành ngôn ngữ tư tưởng của toàn bộ hoạt động con người. Từ đây, Căntơ đòi hỏi con người phải xây dựng các luận điểm căn bản về khoa học tự nhiên để đưa ra các quan niệm về thế giới dựa trên các lược đồ đó.

Như vậy, theo Căntơ, giới tự nhiên phải tuân theo các quan niệm của con người về nó, chứ không phải ngược lại. Hay nói cách khác: “Pháp luật tối cao của tự nhiên cần phải được tìm thấy trong chính chúng ta – trong giác tính”.

Tóm lại, nguồn gốc đích thực của mọi tri thức mà con người có được là giác tính. Tri thức là kết quả của phép suy diễn tiên nghiệm dựa trên các phạm trù giác tính trong lĩnh vực kinh nghiệm cảm tính.



  • Biện chứng tiên nghiệm. Lý tính ăntinômi 38

Nếu giác tính là năng lực tư duy có được phạm trù, và sử dụng phạm trù vào lĩnh vực cảm tính, thì lý tínhkhả năng cao nhất của tư duy có được ý niệm, và sử dụng ý niệm vào mọi lĩnh vực mà nó muốn vươn tới. Nếu giác tính thừa nhận vật tự nó bất khả tri, và tự thỏa mãn hoạt động nhận thức của mình trong lĩnh vực hiện tượng luận, thì lý tính không muốn hoạt động nhận thức của mình bị ràng buộc bởi một phạm vi, điều kiện nào cả. Nó luôn khát vọng nhận thức một cách trọn vẹn, tuyệt đối mọi cái; nó xâm nhập vào cả lĩnh vực vật tự nó bất khả tri, vào lĩnh vực ý niệm phi thực tại; nó cố vươn tới những lý tưởng tuyệt đối, tới tự do vô điều kiện để trở thành tuyệt đối tự do và thể hiện tính tuyệt đối tự do đó của mình.

Khi lý tính cố hướng vào bên trong của những hiện tượng cảm tính để tìm kiếm cơ sở cuối cùng của chúng, thì lý tính sinh ra các ý niệm về linh hồn bất tư, ý chí tự do… Còn khi lý tính cố vươn tới nền tảng tận cùng bên ngoài của mọi sự vật thì lý tính sản sinh ra ý niệm về thế giới nói chung. Và khi lý tính cố tìm kiếm khởi nguyên cuối cùng cho mọi sự vật vật chất cũng như tinh thần trên trần gian thì nó tiếp cận được ý niệm về Thượng đế

Căntơ cho rằng, do bị lôi cuốn vào nhận thức cái tuyệt đối, vô hạn không dựa vào cái của riêng mình mà dựa vào những phạm trù của giác tính, - cái chỉ áp dụng cho hiện tượng luận, - mà lý tính sa vào những ăntinômi, võng luận (paralogismos) và lý tưởng chủ quan phi hiện thực.

Lý luận về ăntinômi: Khi vươn tới nhận thức thế giới nói chung, lý tính sa vào 4 ăntinômi.

Ăntinômi 1:

Chính đề: Thế giới có khởi đầu về thời gian và bị giới hạn trong không gian.

Phản đề : Thế giới không có khởi đầu về thời gian và không bị giới hạn trong không gian.

Ăntinômi 2:

Chính đề: Thế giới như một chỉnh thể phức tạp được cấu thành từ các bộ phận đơn giản.

Phản đề : Thế giới không thể phân chia được, trong nó không có cái gì là đơn giản cả.

Ăntinômi 3:

Chính đề: Trong thế giới, mọi cái đều diễn ra một cách tự do.

Phản đề : Trong thế giới, không có tự do, mọi cái đều diễn ra theo luật định.

Ăntinômi 4:

Chính đề: Trong thế giới, tồn tại mối liên hệ tất yếu.

Phản đề : Trong thế giới, không tồn tại mối liên hệ tất yếu, mọi cái đều ngẫu nhiên.

Chúng ta dễ nhận thấy rằng, lý luận về ăntinômi của Căntơ được xây dựng từ kết quả khái quát những quan điểm triết học khác nhau của các triết gia trước đó. Dù Căntơ có chỉ ra rằng, ăntinômi có cơ sở trong bản thân lý tính, nghĩa là lý tính không thể tránh khỏi việc sa vào các ăntinômi, nhưng ăntinômi của Căntơ không phải là những mâu thuẫn lôgích để chúng ta có thể khắc phục được, và chúng cũng chưa phải là những mâu thuẫn biện chứng. Bởi vì: Thứ nhất, chính đề và phản đề chưa có sự thống nhất và chuyển hóa lẫn nhau. Thứ hai, việc giải quyết chúng không chỉ dừng lại ở việc phân tích từng mặt đối lập rồi kết luận đúng sai. Thứ ba, số lượng ăntinômi không nhất thiết bị giới hạn. Thứ tư, ăntinômi chỉ tồn tại trong lý tính (tư tưởng) con người mà chưa thấy được chúng còn tồn tại cả trong hiện thực khách quan. Nói một cách chính xác hơn, ăntinômi là những dạng đối lập biện chứng trong nhận thức khái quát của con người.

Dù lý luận về ăntinômi của Căntơ bộc lộ còn nhiều hạn chế, ví dụ như: ông chỉ thừa nhận mâu thuẫn tồn tại trong lý tính – tư tưởng mà không thừa nhận chúng tồn tại trong hiện thực, chỉ có 4 ăntinômi chứ không nhiều hơn, ăntinômi chưa phải là mâu thuẫn biện chứng, và cách giải quyết không phải ở chỗ đúng - sai từng luận đề…, nhưng việc Căntơ khẳng định tính khách quan của các ăntinômi, tính nghịch lý của quá trình nhận thức đã nói lên ông đã có quan niệm đúng đắn về vận động biện chứng của tư duy con người. Vì vậy, sau này, lý luận về ăntinômi của Căntơ đã trở thành nền tảng để Hêghen xây dựng lý luận về mâu thuẫn biện chứng.

Tóm lại, khát vọng nhận thức vật tự nó là một mơ ước thầm kín của con người nhưng điều đó không thực hiện được. Đó là nghịch lý khách quan của quá trình nhận thức mà con người buộc phải đối mặt và phải thừa nhận. Vậy theo Căntơ, triết học thật sự không phải là học thuyết về vật tự nó mà chỉ là hiện tượng luận. Với tính cách là hiện tượng luận, chủ thể nhận thức triết học chỉ nhận thức được những gì do nó tạo ra mà thôi.



b) Phê bình lý tính thực tiễn (triết học thực tiễn)

Đây là tác phẩm đối lập với Phê bình lý trí thuần túy nhằm giải đáp câu hỏi Tôi cần phải làm gì? Ở đây, Căntơ đặt thực tiễn cao hơn lý luận, thừa nhận vai trò quyết định của hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, khái niệm thực tiễn được Căntơ hiểu theo 2 nghĩa. Theo nghĩa hẹp, thực tiễncác hoạt động đạo đức của con người; còn theo nghĩa rộng, thực tiễntoàn bộ mọi hoạt động pháp quyền, chính trị, văn hóa… Nếu đối tượng nghiên cứu của triết học lý luận là hiện tượng thì triết học thực tiễn hướng quá trình nghiên cứu của mình vào vật tự nó.



  • Triết lý về đạo đức

Một mặt, Căntơ cho rằng con người là một nhân cách đạo đức, trong đó, lý tính là nguồn gốc duy nhất để từ đó phát sinh ra các nguyên lý, chuẩn mực hướng dẫn hành vi đạo đức của con người; nhưng mặt khác, những khát vọng cảm tính cá nhân đã chi phối hành vi của con người, chúng thúc đẩy họ hướng đến sự hưởng thụ, đến với thói ích kỷ và các hành vi phi đạo đức. Vì vậy, để tránh điều này, con người phải tuân thủ những nguyên lý của lý tính thuần túy, phải biết kìm chế khát vọng cảm tính của mình, nghĩa là con người phải tuân theo mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối: Hãy hành động tới mức tối đa sao cho điều đó trở thành quy luật phổ quát, nghĩa là, điều đó được đưa vào cơ sở luật pháp phổ biến. Mệnh lệnh này được thể hiện thành những 3 quy tắc sau:

Một là, mỗi người đều có quyền, và cần phải hành động theo điều kiện và ý muốn sao cho ai cũng làm được như thế.



Hai là, mỗi người đều có quyền, và cần phải cho phép người khác có quyền như thế, đồng thời phải tạo điều kiện để họ thực hiện quyền đó.

Ba là, mỗi người đều có quyền, và cần phải ngăn chặn những hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối trong chừng mực có thể làm được.

Mệnh lệnh tuyệt đối và các quy tắc của nó kêu gọi con người nên hướng đến hoạt động cộng đồng, biết tôn trọng mình và mọi người, biết sống hợp tự nhiên, đồng thời biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, vì lợi ích và sự tồn tại của con người với tư cách là cái cao quý nhất thế gian.

Trong triết lý đạo đức của mình, Căntơ thể hiện lý tưởng cao đẹp nhất mà cả nhân loại hướng đến – lý tưởng tự do. Tự do được Căntơ hiểu: thứ nhất là, khả năng tiên nghiệm của giác tính hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi các quy luật của tự nhiên (trong hiện tượng luận); thứ hai là, tính tất yếu đã được nhận thức (trong hiện tượng luận); và thứ ba, vật tự nó, - lý tưởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại, mục đích cuối cùng của loài người (trong đạo đức học). Với tính cách là cái hoàn hảo tuyệt đối của thế giới, tự do (và cả linh hồn bất tử, cũng như Thượng đế) đã định hướng hoạt động thực tiễn của con người, mang lại cho con người niềm tin để thực hành những qui tắc của mệnh lệnh đạo đức.

Rõ ràng, triết lý về đạo đức của Căntơ đầy tính nhân đạo, tuy nhiên nó cũng rất không tưởng và phi lịch sử, bởi vì nó thể hiện rõ khát vọng giải phóng con người của giai cấp tư sản Đức.


  • Triết lý về lịch sử, về pháp quyền (đạo đức học ứng dụng)

Theo Căntơ, khi vận dụng vào trong lĩnh vực hoạt động chính trị – pháp quyền, mệnh lệnh tuyệt đối của đạo đức thể hiện dưới dạng một yêu cầu: Mỗi người hãy hành động sao cho tự do của bạn có thể cùng tồn tại với tự do của tất cả mọi người.

Trong đời sống chính trị – pháp quyền, mỗi con người cần phải hành động một cách tự do. Khi hành động con người tạo ra lịch sử. Lịch sử là kết quả hoạt động thực tiễn của con người; nhưng lịch sử còn là phương tiện để con người phát triển khả năng, hoàn thiện bản chất và thực hiện các mục đích lý tưởng đạo đức của mình. Do vậy mà lịch sử nhân loại không chỉ là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên mà nó còn là một quá trình vận động theo xu hướng ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Đó là một quá trình hoàn toàn do những quy luật nội tại chi phối, chứ không do Thượng đế hay thế lực siêu nhiên gây ra.

Như vậy, khi chỉ ra tiến trình phát triển biện chứng của lịch sử, Căntơ đã nhìn thấy động lực phát triển của nó là xung đột giữa các giai tầng trong xã hội, mà không thấy rõ nguồn gốc phát triển của nó là đời kinh tế, – sản xuất ra của cải vật chất của xã hội.

Căntơ coi nhà nước là sự liên kết các thành viên trong xã hội dựa trên khuôn khổ luật pháp, để giám sát và bảo đảm bình đẳng cho mọi công dân. Sự xuất hiện nhà nước là nhằm giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong xã hội để điều hòa lợi ích xã hội theo hướng phục vụ con người. Như vậy, theo Căntơ, cả đạo đức chính tông lẫn đạo đức ứng dụng - nhà nước, pháp luật - đều nhằm mục đích phục vụ con người.

Khi thấy rõ tính nghịch lý của nguồn gốc và bản chất của nhà nước, Căntơ vừa đánh giá cao vai trò của xung đột xã hội, của chiến tranh vừa kêu gọi hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, kêu gọi xây dựng một liên bang các dân tộc trên hành tinh chúng ta, nhưng vẫn đảm bảo cho mỗi dân tộc được tự do và độc lập chính trị, mỗi người được hạnh phúc… Đây là một sứ mệnh thiêng liêng mà mức độ hiện thực hóa nó nói lên tính ưu việt, sự tiến bộ của dân tộc này, thời đại này hay của dân tộc khác, thời đại khác. Còn khi xét đến cùng thì xã hội nào mang lại sự phát triển toàn diện mọi tư chất tự nhiên chứa đựng trong con người, đem lại cho con người tự do nhiều nhất là xã hội văn minh, tiến bộ nhất.


Каталог: file -> downloadfile1 -> 293
293 -> VĂn phòng chính phủ
293 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
293 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
293 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
293 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
293 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
293 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng
293 -> HÀ NỘI – 2006 BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Số 13 Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương