LƯỢc sử phật giáO ẤN ĐỘ Sa môn Thích Thanh Kiểm thpg tp. Hồ Chí Minh, tp. Hcm, 1989 o0o Nguồn


CHƯƠNG THỨ BẢY. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỪA PHẬT GIÁO



tải về 0.87 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.87 Mb.
#36957
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

CHƯƠNG THỨ BẢY. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỪA PHẬT GIÁO

I. TIỂU THỪA PHẬT GIÁO THÀNH LẬP


Khi Đại thừa Phật giáo chưa ra đời thì danh từ Tiểu thừa  Phật giáo cũng chưa có, mà chỉ gọi là “Nguyên thủy Phật giáo” và “Bộ phái Phật giáo”. Nhưng sau khi Đại thừa Phật giáo hưng long, các nhà học giả của Đại thừa Phật giáo có mục đích phân biệt sự cao thấp về mặt tư tưởng giáo lý, nên gọi giáo lý của Bộ phái Phật giáo và Nguyên thủy Phật giáo là “Tiểu thừa Phật giáo”. Vì lý do đó nên Tiểu thừa Phật giáo được thành lập sau thời đại Đại thừa Phật giáo ra đời. Trong khi Đại thừa Phật giáo hưng long, thì Tiểu thừa Phật giáo cũng chịu sự ảnh hưởng kích thích, nên cũng trở nên phát triển. Giáo lý của Tiểu thừa Phật giáo được phát triển hơn cả là giáo lý của Hữu bộ, Kinh Lượng bộ thuộc hệ thống Thượng Tọa bộ.

---o0o---


II.  SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO NGHĨA CỦA HỮU BỘ


Giáo nghĩa của Hữu bộ lúc đầu thì nương vào bộ “A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận” (Abhidharma nànaprasthàna) do ngài Kàtyàyana (Ca Đa Diên Ni Tử) soạn thuật làm cơ sở, sau lại nương theo bộ này mà soạn ra bộ “A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận” (Abhidharma Mahà Vi Bhàsa sastra). Sau khi bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận đã được biên soạn, thì giáo nghĩa của Hữu bộ trở nên cố định, ngừng phát triển. Nhưng sau bị sự công kích của các vị Đại luận sư của Đại thừa Phật giáo là Long Thọ và Đề Bà, vì phản ứng này, nên Tiểu thừa Phật giáo cũng thức tỉnh. Trước hết, các bậc Luận sư của Hữu bộ hết sức chỉnh đốn lại giáo nghĩa của nội bộ. Như ngài Sìtapàni (Thi Đề Bàn Ni) soạn thuật bộ “Đề Bà Sa Luận” (14 quyển); ngài Dharmasri (Pháp Thắng) soạn thuật bộ “A Tỳ Đàm Tâm Luận” (Abhidharmahrdaya sastra, 4 quyển), hai bộ luận này đều là những bộ y cứ của Hữu bộ. Sau đó ngài Upasànta (Ưu Bà Phiên Đà) sáng tác bộ “A Tỳ Đàm Tâm Luận Kinh”

(Abhidharmahrdayasastra sutra, 6 quyển); ngài Dharmaràta (Đạt Ma Đà La) trước tác bộ “Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận” (11 quyển). Tất cả những bộ luận trên đều cùng chung một mục đích là phát huy cái chân giáo nghĩa của Hữu bộ. Về niên đại xuất thế của các vị luận sư kể trên thì ở khoảng đầu thế kỷ thứ II đến cuối thế kỷ thứ IV.

Đến khoảng thế kỷ thứ V, ngài Skandila (Tắc Kiền Địa La) lại trước thuật bộ “Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận” (Abhidharmàvatàra sastra, 2 quyển); ngài Thế Thân trước tác bộ “A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận” (Abhidharma-losasastra, 30 quyển). Luận Câu Xá có mục đích để cải thiện giáo nghĩa của Hữu bộ. Nhưng ngài Samghabhadra (Tăng Già Bạt Đà La, đệ tử ngài Skandila) lại phản đối về giáo nghĩa của Câu Xá Luận, nên ngài lại soạn ra bộ “A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận” (Abhidharma Samayapradìpika sastra, 80 quyển) và bộ “A Tỳ Đạt Ma Hiển Tôn Luận” (Abhidharma Samayapradìpika sastra, 4 quyển).

Nhưng “Câu Xá Luận” của ngài Thế Thân sau khi ra đời thì chiếm phần ưu thế về giáo nghĩa của Hữu bộ, nên, nếu các nhà học giả muốn nghiên cứu về giáo lý của Hữu bộ, chỉ nghiên cứu về “Câu Xá Luận” là đầy đủ. Còn hai bộ luận của ngài Samghabhadra soạn, chủ trương để phản kháng lại bộ “Câu Xá Luận”, trái lại, lại được coi là phản bội về giáo nghĩa của Hữu bộ. Vì thế nên đời sau gọi ngài Thế Thân là nhà luận giả của “Tân Bà Sa”.

---o0o---

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG KINH LƯỢNG BỘ


Kinh Lượng bộ được chia ra từ Hữu bộ ở khoảng hậu bán thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Nhưng Kinh Lượng bộ được phát triển rõ ràng nhất là ở thời kỳ bộ “Thành Thực Luận” (Satyasiddhi sàstra) 16 quyển, do ngài Harivarman (Ma Lê Bạt Ma) trước tác ra đời. Về niên đại xuất thế của ngài Harivarman ở khoảng giữa thế kỷ thứ IV Tây lịch.

Ngài Harivarman người Trung Ấn, thuộc giòng họ Bà-la-môn, lúc đầu ngài theo Số Luận, sau ngài quy y Phật giáo, theo học giáo nghĩa của Hữu bộ, nhưng ngài nhận thấy giáo nghĩa của Hữu bộ còn nông cạn và danh mục pháp tướng thì quá phiền toái, nên ngài bỏ Hữu bộ, chuyển theo nghiên cứu giáo nghĩa của Đại Chúng bộ. Ngoài ra, ngài còn nghiên cứu cả giáo lý của Đại thừa Phật giáo. Ngài có mục đích thống nhất giáo nghĩa của các bộ phái, nên mới soạn ra bộ “Thành Thực Luận”.

Nội dung của bộ Thành Thực Luận thì căn cứ vào giáo lý “Tứ Thánh Đế” để chỉnh đốn lại giáo lý của Phật giáo. Bộ luận này chia ra 5 tụ, trong đó có 202 phẩm. Năm tụ là Phát tụ, Khổ đế tụ, Tập đế tụ, Diệt đế tụ và Đạo đế tụ. Phát tụ thì giải thích nghĩa Tam bảo và mục đích tạo luận; Khổ đế tụï nói về cái khổ nung nấu của ngũ ấm; Tập đế tụ bàn vấn đề nghiệp và phiền não; Diệt đế tụ giải thích vấn đề Niết bàn; Đạo đế tụ thuyết minh về Định và Trí. Đặc biệt ở phẩm Diệt Pháp Tâm có nói đến vấn đề “Nhân Pháp Câu Không” giống như giáo nghĩa của Đại thừa Phật giáo, còn nội dung của các phẩm khác đều bàn về giáo nghĩa của Tiểu thừa Phật giáo. Ngoài ra, ngài còn kế thừa thuyết “Hiện tại thực hữu; quá khứ, vị lai vô thể” của Kinh Lượng bộ.

---o0o---


IV. NỘI DUNG BỘ A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ LUẬN


A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, gọi tắt là “Câu Xá Luận”, bộ luận do ngài Thế Thân trước tác bởi hai lý do. Lý do thứ nhất là thống nhất giáo nghĩa của Hữu bộ; lý do thứ hai, nêu rõ lập trường chân chính của Phật giáo. Vì vậy nên bộ luận này được coi là một tác phẩm đại biểu cho Tiểu thừa Phật giáo. Sau khi bộ luận này truyền vào Trung Quốc, lại được thành lập một tôn riêng biệt gọi là “Câu Xá Tôn”.

Về nội dung của Câu Xá Luận (gồm 30 quyển) do ngài Huyền Trang dịch theo như biểu đồ sau:

---o0o---

CÂU XÁ LUẬN

1. Giới phẩm         (2q.) Bàn về Thể của chư pháp

2. Căn phẩm  (5q.) Bàn về Dụng của chư pháp

3. Thế gian phẩm   (5q.) Bàn về quả

4. Nghiệp phẩm      (6q.) Bàn về nhân

5. Tùy miên phẩm (3q.) Bàn về duyên

6. Hiền Thánh phẩm (4q.) Bàn về quả

7. Trí phẩm    (2q.) Bàn về nhân

8. Định phẩm         (1q/5.) Bàn về duyên

9. Phá ngã phẩm    (2q.) Bàn về lý vô ngã) Phá tà môn

Chư pháp

Các pháp trong thế giới được chia ra hữu vi pháp và vô vi pháp, trong hai pháp đó lại chia ra năm vị, trong năm vị gồm có 75 pháp.

1. Sắc pháp (11)   Năm căn, Năm trần        và Vô biểu sắc.

2. Tâm pháp (1)    Tâm vương.

 1. Đại địa pháp (10):       Thọ,  tưởng, tư, xúc, dục, tuệ,    niệm, tác ý, thắng giải, tam            ma địa.

 2. Đại thiện địa pháp (10):   Tín, cần, xả, tàm, quý, vô  tham, vô sân, bất hại, khinh    an, bất phóng dật.

3. Tâm sở pháp    3. Đại phiền não địa       (46) pháp (6): Vô minh,     phóng dật, giải đãi,         bất tín, hôn trầm,       trạo cử.

 4. Đại bất thiện pháp  (2): Vô tàm, vô quý.

 5. Tiểu phiền não địa  pháp (10): Phẫn,        phú, xan, tật não, hại,        hận, xiểm, cuống, kiêu.

   4. Tâm bất tương   6. Bất định địa pháp       (8): Ác  ứng hành pháp  tác, thụy miên, tầm, tứ, (14)   tham,    sân, mạn, nghi.

    Đắc, phi đắc, mệnh căn, chúng đồng phận, vô tưởng    định, vô tưởng quả, diệt tận định, sinh, trụ, dị, diệt, danh        thân, cú thân, văn thân.

Vô vi pháp (3):   Hư không, trạch diệt, phi trạch diệt.

Trước hết, Nhất thiết pháp thì có hữu vi pháp và vô vi pháp. Hữu vi pháp vì nương vào nhân duyên mà có, nên biến thiên theo thời gian, có nhiễm và tịnh khác nhau. vô vi pháp thì hoàn toàn là hư không, đứng ngoài trạng thái tác dụng. Năm vị gồm 75 pháp của hữu vi pháp và vô vi pháp, theo như biểu đồ trên.

Cách phân loại vạn pháp tuy chia ra 75 pháp theo như biểu đồ trên, nhưng các pháp đó lại quan hệ mật thiết với nhau về nhân quả. Về sự quan hệ đó lại chia ra 6 nhân 4 duyên và 5 quả, theo như biểu đồ sau:

      (4 duyên)   (6 nhân) (5 quả)

Tăng thượng duyên

Sở duyên duyên    Năng tác nhân       Tăng thượng quả

Đẳng vô gián duyên

Câu hữu nhân

Đồng loại nhân

Tương ứng nhân        Sĩ dụng quả

Biến hành nhân     Đẳng lưu quả

Dị thục nhân      Dị thục quả

Ly hệ quả

Cách phân loại như trên được giải thích rõ ở “Giới phẩm” và “Căn phẩm” trong Câu Xá Luận. 

“Thế gian phẩm”, “Nghiệp phẩm” và “Tùy miên phẩm” thì nói về quả, nhân và duyên của mê giới. Trước hết đem chia thế gian ra hữu tình thế gian và khí thế gian. khí thế gian lại chia ra ba cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, luân hồi theo bốn định luật là thành, trụ, hoại, không. Hữu tình thế gian chia ra năm đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người và trời. Năm đạo này đều nương vào mười hai thứ nhân duyên, theo trạng thái luân hồi sanh tử. “Nghiệp phẩm” chia ra ba nghiệp là thân, khẩu và ý. Thân, khẩu hai nghiệp đều lại chia ra biểu nghiệp và vô biểu nghiệp. Biểu nghiệp nghĩa là sự biểu hiện của cử chỉ, hành động. Vô biểu nghiệp nghĩa là biểu nghiệp sau khi đã hiện ra mà còn rớt lại cái nghiệp thể tiềm tàng ở trong thân, và chính nó có ảnh hưởng tới hành vi ở tương lai. “Tùy miên phẩm” nói ý nghĩa của phiền não, vì tạo nghiệp nên gây ra quả khổ. Phiền não thì chia ra căn bản phiền não và chi diệp phiền não. Hoặc nghiệp chia ra kiến hoặc và tư hoặc. Kiến hoặc là hoặc mê về lý, tư hoặc là hoặc mê về sự. “Hiền Thánh phẩm”, “Trí phẩm” và “Định phẩm” nói về phần quả, nhân và duyên của pháp tu chứng. Trước hết, Trí có “Hữu lậu trí” và “Vô lậu trí”. Sinh đắc tuệ, Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ thuộc Hữu lậu trí; còn Pháp trí và Loại trí thuộc Vô lậu trí. “Định” nghĩa là tâm chuyên nhất để sinh ra Vô lậu trí. Định lại chia ra Sinh đắc định và Tu đắc định, mỗi định này lại chia ra Tứ sắc giới định (Tứ thiền) và Tứ vô sắc giới định. Sau hết, nương vào trí và định lần lượt chứng được quả vị, gọi là quả Hiền Thánh của quả vị, lại nương theo ở sự đoạn hoặc chứng quả nhiều hay ít mà định đoạt, rất là phức tạp theo như biểu đồ sau:

      Ngũ đình tâm

Biệt tướng niệm trụ

Tổng tướng niệm trị

Noãn thiện căn

Định thiện căn

Nhẫn thiện căn Hạ phẩm

Thế đệ nhất pháp   Trung phẩm

Thượng phẩm

Hữu học vị     Kiến đạo          Dự lưu hướng

Dự lưu quả

Tu đạo             Nhất lai hướng

Nhất lai quả

Bất hoàn hướng

Bất hoàn quả

A-la-hán hướng

Vô học vị   Vô học đạo               A-la-hán

Biểu đồ trên là nói về quả vị của hàng Thanh văn. Ngôi Độc giác thì nương vào pháp tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo. Sau bàn đến quả vị của Bồ-tát. Nhưng Bồ-tát đây khác với Bồ-tát của Đại thừa Phật giáo. Ngôi Bồ-tát này, trước hết phải tu qua ba A tăng kỳ kiếp, tu theo những pháp lục độ, vạn hạnh, rồi sau hiện vào cung vua, xuất gia, tu đạo, thành Phật. Cuối cùng là phẩm Phá ngã, phẩm này bàn về lý vô ngã của Phật giáo để phá thuyết hữu ngã của ngoại đạo.

---o0o---

V. NAM PHƯƠNG THƯỢNG TỌA BỘ PHẬT GIÁO


Hiện tại, các địa vực theo Nam phương Thượng Tọa bộ Phật giáo là các nước Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Lào (Ai Lao) và Campuchia (Cao Miên). Sở dĩ có danh từ “Nam phương Thượng Tọa bộ” là để phân biệt với Thượng Tọa bộ tại Bắc Ấn Độ. Các nước kể trên vì đều cùng thông dụng kinh điển chép bằng tiếng Ba Lị (Pali), nên lại gọi là Ba Lị Phật giáo.

Phật giáo Sri Lanka (Tích Lan - Ceylon). - Trong thời đại A Dục Vương (thế kỷ thứ III trước TL), vua sắc lệnh phái khiển các bậc Truyền đạo sư đi các nước truyền đạo. Vị Truyền đạo sư được phái khiển tới đảo Sri Lanka là Trưởng lão Mahinda, đem Phật giáo truyền vào đảo này đầu tiên. Đương thời, vua nước Sri Lanka là Devànampiya Tissa (Thiên Ái Đế Tu thứ 7), vua rất hâm mộ tin theo và xây chùa tháp để cúng dường Xá lợi Phật. Sau lại có con gái A Dục Vương là Sanghàmittà (Tăng Già Mật Đa, em gái Trưởng lão Mahinda) đã mang một nhánh cây Bồ-đề từ nơi Đức Phật thành đạo tới trồng tại Sri Lanka, mà trong sử gọi là chuyển cây “Thánh thọ”. Phật giáo Sri Lanka từ đấy ngày một phát triển. Giáo lý của Phật giáo Sri Lanka lúc đầu thuộc hệ thống Thượng Tọa bộ. Giáo đoàn của Phật giáo gọi là “Đại Tinh xá tự phái” (Mahàvihàra) hay gọi tắt là Đại Tự phái, thuộc “Thượng Tọa bộ” (Theriya nikàya).

Tới triều vua Vatthagàmani Abhaya (Vô Úy Vương, thế kỷ thứ I trước TL), vua rất hâm mộ Phật giáo, nên đã sáng lập một chùa lớn ở núi Vô Úy (Abhayagiri). Sau Tăng chúng ở chùa này vì có sự bất đồng ý kiến về vấn đề giới luật, không hòa hợp với Đại Tự phái, nên lập riêng một phái gọi là “Vô Úy Sơn Tự phái”, thuộc “Pháp Hỉ bộ” (Dhammaruci nikàya).

Ở triều vua Gotabhaya (205 TL) trị thế, giáo đoàn Phật giáo Sri Lanka lại phát sinh ra một phái mới gọi là “Kỳ Đà Lâm Tự phái” (Tetavana). Như vậy Phật giáo Sri Lanka tới thời này có ba phái đối lập nhau.

Phật giáo Sri Lanka từ thời cổ đại vẫn truyền tụng bằng cách đọc thuộc lòng, nhưng ở thời đại vua Vatthagàmani Abhaya, những kinh điển đã bắt đầu được chép bằng tiếng Ba Lị. Mãi tới thế kỷ thứ V, thì có ngài Buddhaghoso (Phật Âm) người Trung Ấn, tới Sri Lanka, nghiên cứu về giáo lý của “Đại Tự phái”. Ngài vốn là một vị thông minh đĩnh ngộ, nên ngài dùng tiếng Ba Lị, để chú thích hầu hết các Kinh, Luật, Luận của Nam truyền Đại tạng, còn những bộ phận chưa chú thích xong thì ngài Dhammapàta (Hộ Pháp) tiếp tục hoàn thành. Và riêng ngài Buddhaghosa đã chế tác ra bộ luận “Thanh Tịnh Đạo Luận” (Visuddhimagga), nội dung của bộ luận này là một thể hệ “Tam học”: Giới, Định và Tuệ, và cũng là một giáo học hoàn bị của Đại Tự phái.

Tới đầu thế kỷ thứ XI, Sri Lanka bị dân tộc Tamil ở Nam Ấn Độ tràn tới, đánh phá đô thành, thiêu hủy chùa tháp, hãm hại Tăng Ni, nên Phật giáo nước này bị suy vi một thời kỳ. Sau đó vài mươi năm, có vua Vijaya Bhàhu (1059-1113) nổi lên đánh đuổi quân thù, khôi phục lại bờ cõi, sai sứ nghênh thỉnh Phật giáo từ Myanmar về để chấn hưng Phật giáo, nên Phật giáo lại trở lại hưng thịnh.

Khoảng cuối thế kỷ thứ XII, vua Parakhama Bhãhu (1153-1186), một vị anh quân ra đời, ngài hết sức lưu tâm đến công việc chấn hưng Phật giáo, đưa Phật giáo Sri Lanka thống nhất về một mối. Nghĩa là Phật giáo Sri Lanka từ trước tới thời đại này, ba phái vẫn đối lập nhau, nhưng nhờ sự điều hòa của nhà vua, nên ba phái thống nhất lại làm một, và lấy giáo học của “Thượng Tọa bộ Phật giáo” thuộc “Đại Tự phái” làm giáo học chính thống.

Kể từ thế kỷ thứ XVI trở lại, có người các nước Bồ Đào Nha (Portugal), Hòa Lan (Holland) và Anh Cát Lợi (England) tiếp tục tới buôn bán, rồi chi phối đảo Sri Lanka. Người Bồ Đào Nha trước hết tới chiếm lĩnh các địa đới duyên hải của Sri Lanka từ năm 1520 tới năm 1650, trong khoảng thời gian 130 năm. Người Hòa Lan chiếm lĩnh từ năm 1650 đến 1796, trong khoảng thời gian 146 năm. Trong các thời gian chiếm lĩnh trên, người Bồ Đào Nha thì hết sức truyền bá về Thiên Chúa giáo (Cựu giáo, người Hòa Lan cũng truyền bá về Thiên Chúa giáo (Tân giáo). Họ đều tỏ thái độ áp bức Phật giáo. Họ truyền bá tư tưởng Thiên Chúa giáo ở các học đường bằng cách bổ nhiệm các giáo sư đều là người Thiên Chúa giáo, và đủ mọi hình thức khác. Tuy vậy, nhưng dân chúng Sri Lanka phần đông vẫn là tín đồ của Phật giáo.

Từ cuối thế kỷ thứ XVIII, thế lực của Hòa Lan bị tan rã, rồi người Anh Cát Lợi thay thế chiếm lĩnh toàn đảo Sri Lanka. Người Anh chiếm lĩnh Sri Lanka từ năm 1796 đến năm 1948, trong khoảng 152 năm. Trong thời gian này, người Anh vì dùng chính sách tự do tín ngưỡng, nên sinh lực của Phật giáo cũng dần dần được khôi phục.

Nước Sri Lanka tuy đã phải trải qua những thời bị trị, nhưng ảnh hưởng của tôn giáo ngoại lai cũng không thể khuất phục được tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc họ là Phật giáo. Để phản kháng lại chính sách đàn áp của ngoại lai tôn giáo, nên trước hết có Trưởng lão Saramankara (1698-1778), rồi đến thế kỷ thứ XIX lại có danh Tăng là Migettuvatti Gunananda xuất hiện để tuyên dương chánh pháp của Phật. Từ năm 1865 trở lại, danh tăng M.Gunananda đã có năm lần công khai thảo luận với các tuyên giáo Mục sư; do những cuộc thảo luận sôi nổi này đã làm tăng phần uy tín của quốc dân đối với Phật giáo. Nhân hồi thảo luận thắng lợi cuối cùng ở năm 1873, bản thảo luận này được dịch sang tiếng Anh, rồi truyền tới nước Mỹ. Đại tá người Mỹ là Henry Steel Ocott được đọc bản đó liền rất có cảm tình với Phật giáo. Ngay năm đó, Đại tá cấp tốc vận động lập Hội Phật giáo ở ngay New York, rồi ông lại qua Ấn Độ và Sri Lanka. Sau khi tới Sri Lanka, ông đứng ra kêu gọi những người da trắng hãy nên cải tôn theo Phật giáo. Do việc này, nên đã làm chấn động và thức tỉnh cho toàn dân chúng Sri Lanka. Ông còn hô hào thành lập các hội thanh niên Phật giáo ở Sri Lanka, và sáng lập “Phật giáo Hiệp hội” ở tại Colombo để làm cơ quan trung ương vận động cho Phật giáo Sri Lanka. Đến ngày 17-2-1907 thì ông mất. Để tỏ lòng biết ơn hộ trì Phật pháp của ông, nên ngày đó dân chúng Sri Lanka có ngày kỷ niệm gọi là ngày kỷ niệm Ocott.

Ngoại hộ Phật giáo có Ocott, nội bộ Tăng già lại có danh Tăng Hikkaduwe Sri Sumangura Trưởng lão Tỷ-khưu, một bậc đạo cao đức trọng, ngài thiết lập ra Phật học viện “Vidyodaya Pirivena” để làm nơi đào tạo Tăng tài và sản xuất những nhà học giả của Phật giáo. Ngoài ra còn có nhà học giả Sri Lanka là Anagarika Sharmapala, khi còn ở thời kỳ thanh niên, ông là một nhân vật giúp đỡ đắc lực cho Đại tá Ocott trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Hơn nữa ông còn có công lao vĩ đại là vận động phục hưng lại những nơi Phật tích bị hoang phế ở Ấn Độ; và là người sáng lập ra Hội “Maha Bodhi” ở Ấn Độ để phục hưng Phật giáo đã bị suy tàn trong bao thế kỷ.

Tới tháng 2 năm 1948, Sri Lanka thoát khỏi vòng cai trị của người Anh, trịnh trọng tuyên ngôn độc lập. Ngày 6-1-1950, nước Sri Lanka ban bố chính thể Cộng hòa. Cũng trong năm ấy, có Giáo sư của Đại học đường Sri Lanka là bác sĩ Malalasekera, vẫn ấp ủ hoài bão thống nhất Phật giáo, ông liền đi du lịch các nước trên thế giới để cổ động sự đoàn kết của Phật giáo đồ. Do đó mà cuộc hội nghị của Phật giáo thế giới được chiêu tập vào hồi tháng 5 năm 1950, gồm có các đại biểu của tất cả 29 nước trên thế giới tham gia, mà nước Việt Nam ta cũng là một nước hội viên sáng lập do Hòa thượng Tố Liên đại diện.

Ngày 25-5-1950, tất cả đại biểu của 29 nước đều tề tập tại chùa Răng Phật, tại tỉnh Candy, cách Colombo chừng 150 cây số để cùng nhau thệ nguyện thành lập “Hội Phật giáo Thế giới” (The World Fellowship of Buddhists, gọi tắt là W.F.B). Nội dung bản Tuyên thệ như sau(1):

---o0o---



BẢN TUYÊN THỆ

“Chúng tôi đại biểu Phật giáo các nước và đại biểu tất cả các tổ chức Phật giáo trên hoàn cầu, hôm nay (25-5-1950)) họp trước cửa Tam bảo tôn nghiêm ở chùa Răng Phật đây, vốn là ngôi chùa lịch sử của kinh đô cổ tích này, chúng tôi cùng nhau phát thệ rằng: Chúng tôi và tất cả các Phật tử mà chúng tôi thay mặt đều chí thành phát thệ: Cả xuất gia lẫn tại gia đều sẽ hết sức tuân theo thi hành giáo pháp và giới luật của Đức Phật Thích Ca. Chúng tôi với các Phật tử sẽ phải cố gắng đem mình làm những tấm gương trong sạch sáng suốt giữa nền tín ngưỡng Phật giáo để làm cho tinh thần Phật giáo chung đúc thành một khối sáng sủa mạnh mẽ khắp hoàn cầu.

Muốn đạt được mục đích ấy, chúng tôi cùng nhau thề nguyện sẽ phải thống nhất Phật giáo, đoàn kết Phật tử theo nghĩa “Lục hòa” với lòng thâm tín, để dìu dắt tất cả Phật tử trên khắp hoàn cầu làm cho đạo lý của Phật, tinh thần thanh tịnh của chư Tăng được tất cả mọi người trên thế giới hiểu biết. Mong rằng tinh thân “Từ, bi, hỷ, xả” của Đức Phật có lực lượng mạnh mẽ vô cùng để hướng dẫn các dân tộc và các Chính phủ của dân tộc đó đều tin tưởng, cũng như đều hoạt động theo một con đường từ bi bình đẳng để chung sống với cuộc đời sáng suốt, rửa sạch hết những khối óc tham, sân, si, như thế để tỏ lòng bác ái, tình hữu nghị giữa dân tộc nọ với dân tộc kia sẽ hòa giải, sẽ thân thiết, ức triệu người như một để cho hòa bình của nhân loại sẽ thực hiện. Muốn đạt tới mục đích vĩ đại đó, phải có một cơ sở vĩ đại, một chương trình hoàn bị, để giao cho một cơ quan lãnh đạo. Vì thế nên chúng tôi quyết định thành lập Hội Phật giáo Thế giới với tất cả Trưởng phái đoàn Phật giáo có góp mặt góp lời tại buổi lễ tuyên thệ này, đều được đủ thẩm quyền quyết đoán và thi hành quyết nghị này.

Chúng tôi rất mực thành kính cầu xin Đức Phật phù hộ cho tất cả các sự cố gắng của chúng tôi”.

Sau buổi lễ tuyên thệ, rồi ngày hôm sau Đại Hội nghị được long trọng khai mạc tại Hội quán Thanh niên Phật giáo ở thủ đô Colombo từ ngày 26 đến 30-5-1950; gồm có 127 đại biểu của các nước. Hội nghị đã quyết định lấy lá cờ 5 sắc, lá cờ tượng trưng sự thống nhất cho toàn thể các nước có Phật giáo trên thế giới, đồng thời Bản Hiến chương của Phật giáo Thế giới cũng được ra đời. Hội nghị còn quyết định từ nay trở đi các nước theo Tiểu thừa Phật giáo đều gọi là Theravada (Thượng Tọa bộ Phật giáo), nên Tiểu thừa Phật giáo và Đại thừa Phật giáo đã có sự thông cảm nhau hoàn toàn. Đại Hội nghị của Phật giáo Thế giới thì cứ mỗi hai năm lại họp một lần. Lần thứ II họp tại Nhật Bản hồi tháng 9 năm 1952. Lần thứ III họp tại Myanmar vào tháng 12 năm 1954. Lần thứ IV họp ở Népal vào tháng 11 năm 1956. Lần thứ V họp tại Thái Lan vào tháng 11 năm 1958. Lần thứ VI họp tại Campuchia vào tháng 11 năm 1961. Hội Phật giáo Thế giới kể từ ngày thành lập cho tới nay vẫn tiến triển đều đặn, nên cũng thu được nhiều kết quả khả quan.

* Nước Sri Lanka về diện tích 65.610km2.

* Dân số: 9.165.000 người (theo thống kê của Hội Quốc Liên 1957).

* Thủ đô: Colombo (450.000).

* Tín đồ của Phật giáo có 5.217.143 người (theo thống kê năm 1957).

Còn lại là tín đồ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo v.v... Phật giáo Sri Lanka có cái đặc sắc, từ khi bị trị cho tới hiện nay độc lập, vẫn giữ nguyên được màu sắc giáo lý của “Thượng Tọa bộ Phật giáo”.

Phật giáo Myanmar (Miến Điện - Burma). - Phật giáo Myanmar, về niên đại lúc đầu được truyền vào thì không biết được đích xác. Nhưng căn cứ vào Đảo sử  (Dipavamsa) thì trong thời đại A Dục Vương, vua phái khiển các vị Truyền đạo sư tới các nước truyền đạo, đã có một vị tới truyền đạo tại nước Suvannabhùmi (Kim Địa). Nước Suvannabhùmi tức là chỉ vào một nước từ ở duyên hải Đông nam Myanmar cho tới Tây ngạn của Bắc bộ bán đảo Malaysia. Như vậy Phật giáo của Myanmar cũng có thể được truyền tới từ thế kỷ thứ III trước TL.

Từ thời cổ đại, người Ấn Độ đã dùng đường thủy và đường bộ để tới Myanmar, và đồng thời họ đem cả văn hóa của Ấn Độ, tức là văn hóa Bà La Môn giáo truyền vào. Còn Phật giáo được lưu truyền tại Myanmar một cách xác thực nhất là ở khoảng thế kỷ thứ IV trở về sau.

Phật giáo Myanmar, trước hết, giáo nghĩa của hệ thống “Nhất Thiết Hữu bộ” được truyền vào. Khoảng thế kỷ thứ V thì giáo lý của hệ thống Thượng Tọa bộ Phật giáo được truyền vào Sri Lanka. Tiếp sau, Mật giáo của Đại thừa Phật giáo cũng được truyền vào. Nhưng tới vương triều Pagan (1043-1069) thành lập, đời vua Anawrahtà (năm 1059), vua nhận thấy sự đọa lạc của Mật giáo, nên chỉ tin theo giáo lý của Thượng Tọa bộ Phật giáo. Vương triều Pagan trị vì trong một thời kỳ 240 năm, các đời vua kế tiếp, đời vua nào cũng tôn sùng, quy y Phật giáo, nên quốc dân cũng theo thế mà tín ngưỡng Phật giáo.

Ở cuối thế kỷ thứ XIII, Myanmar bị quân Mông Cổ xâm nhập đánh cướp, nên vương triều Pagan bị diệt vong. Từ đây trở về sau, trong một khoảng thời gian dài hơn hai trăm năm, cũng có những vương triều ngắn xuất hiện. Trong các vương triều đó có vua Dhamanaceti, năm 1475, vua phái khiển sứ thần tới Sri Lanka để rước Phật giáo chính thống tại đó, và đồng thời có cầu thỉnh cả các vị Trưởng lão thuộc “Đại Tự phái” trao truyền cho cách thức thọ giới pháp. Từ đó, Giáo đoàn Phật giáo Myanmar đã chỉnh đốn và thống nhất được cách thức thọ giới pháp. Sau đó là vương triều Pegu được thành lập, trải qua 200 năm, rồi đến vương triều Alaungpaya, trải qua 130 năm. Ở cuối vương triều Alaungpaya, tức là khoảng đầu thế kỷ thứ XVI, thì có người Bồ Đào Nha tới buôn bán ở các địa phương Martaban, Tensserin duyên hải phía Nam Myanmar. Sau lại có người Hòa Lan, người Pháp, người Anh cũng lần lượt tới buôn bán. Vì quyền lợi xung đột, nên đã mấy lần xảy ra cuộc chiến tranh Anh - Myanmar, rốt cuộc Myanmar đã trở thành một lãnh thổ của người Anh kể từ ngày 1-1-1886. Sau thời kỳ Thế giới đại chiến lần thứ hai kết thúc, tới năm 1948 Myanmar cũng trở thành một nước độc lập.

Phật giáo Myanmar nếu đem so sánh với Phật giáo Sri Lanka, thì Phật giáo Myanmar có rất nhiều đặc sắc. Đặc sắc thứ nhất là công cuộc nghiên cứu về Luận tạng trong Tam Tạng rất thịnh hành, đã kết tập kinh điển lần thứ VI ở năm 1956 tại thủ đô Rangoon, và cách đây 100 năm trở về trước, cũng đã kết tập kinh điển lần thứ V tại Mandalay, thủ đô của Bắc Myanmar. Đặc sắc thứ hai, rất chú trọng về công đức xây cất chùa tháp. Đặc sắc thứ ba, con trai (15 -16 tuổi) trong nước, ai ai cũng phải qua một thời gian vào chùa tu học, làm sư, người nào phát nguyện đi xuất gia thì suốt đời làm Tỷ-khưu, nếu không chỉ tu một thời gian ngắn rồi lại hoàn tục theo sinh hoạt tại gia. Đặc điểm thứ tư, các Tăng lữ đều là những người chỉ đạo về mặt tinh thần của xã hội, dân chúng. Mỗi tự viện là một trường học, mỗi vị Tăng đều là một giáo sư. Hơn nữa, các vị sư của Myanmar lại rất chú trọng công tác hoạt động trong xã hội.

* Diện tích: 677.950km2.

* Dân số: 19.242.000 người (theo thống kê của Hội Quốc Liên năm 1957).

* Thủ đô: Rangoon.

* Tín đồ Phật giáo: 16.221.006 người.

Phật giáo Thái Lan (Thailand). - Thái Lan ở thời cổ đại gọi là nước Nam Chiếu, thuộc địa hạt Vân Nam, phía Nam China. Nước này đối với các vương triều của China, có lúc thì phụ thuộc, có lúc độc lập. Mãi tới thế kỷ thứ XIII, nước Nam Chiếu bị quân Nguyên tàn phá, dân tộc Thái Lan phải chạy trốn về phía Nam, tới lưu vực sông Menam. Ở đây, dân tộc Thái Lan liền lập ra vương triều Sukhotai (1238-1406).

Dân tộc Thái Lan ở thời đại Nam Chiếu thì hấp thụ văn hóa của China, và có thể cũng hấp thụ cả giáo lý Đại thừa Phật giáo ở thời đó. Nhưng, từ khi vương triều Sukhotai được thiết lập, thì dân tộc Thái Lan lại tin theo giáo lý của “Thượng Tọa bộ Phật giáo” được truyền vào từ Myanmar. Kế nghiệp vương triều Sukhotai là vương triều Ayuthia (1407-1767). Từ vương triều Sukhotai cho tới vương triều Ayuthia, trải qua một thời gian 500 năm, thì văn hóa của Phật giáo rất là xán lạn. Đặc biệt, đời Siri Sùriyavamsa Rama, năm 1361 Tây lịch, vua đã phái sứ thần tới Sri Lanka để thỉnh cầu giáo lý chính thống Phật giáo thuộc “Đại Tự phái”, và suy tôn Phật giáo là tôn giáo chính thống của quốc gia. Hơn nữa còn thỉnh các vị Trưởng lão từ Sri Lanka tới để truyền cho cách thức thọ giới pháp, và giảng giải về kinh điển Pali. Các vua thì đời đời tin theo và hết lòng ủng hộ Phật giáo. Năm 1767, Thái Lan bị quân Myanmar xâm nhập đánh phá, nên vương triều Ayuthia bị diệt vong, một khoảng thời gian ngắn Phật giáo bị suy vi. Nhưng tới năm 1782, có danh tướng Chao Phaya Chakri ra đời, khôi phục lại bờ cõi, lập ra vương triều Bangkok, rồi tự lên ngôi vua, gọi là Ramathibodi, tức là Rama nhất thế. Trong vương triều này, sau đó có vua Mongkut, vua ra tay cải cách mọi công việc trị an trong nước, đồng thời lại cải cách cả Phật giáo, đưa giáo đoàn Phật giáo vào vòng giới luật nghiêm khắc. Vì thế nên giáo đoàn Phật giáo Thái Lan chia làm hai phái: một phái nghiêm trì giới luật gọi là Thammayut (Chánh Pháp phái), một phái không dự phần cải cách trên, thì khoan hồng giới luật, gọi là phái Mahayut (Đại Chúng phái). Giáo lý của hai phái tuy giống nhau, nhưng khác nhau về phần giới luật là nghiêm trì và khoan hồng. Tuy vậy, giáo đoàn trung tâm của Phật giáo Thái Lan vẫn là phái Thammayut.

Tới thời đại vua Chulalonkora (1868-1910), tức là Rama ngũ thế, Chính phủ Ấn Độ có ký tặng một bộ phận Xá-lợi của Phật, phát quật được ở cổ tháp Piprahwa. Vua liền kiến thiết chùa Saket để cúng dường. Năm 1888, nhà vua lại phát nguyện xuất bản bộ “Nam truyền Đại tạng”, tới năm 1894 thì hoàn thành. Tiếp sau là Rama lục thế, và Rama thất thế cũng nhiệt thành về công việc xuất bản Đại tạng. Phật giáo Thái Lan, trên phương diện giáo lý cũng giống như Phật giáo Sri Lanka, Myanmar, nghĩa là cùng chung một giáo lý của “Thượng Tọa bộ Phật giáo”. Nhưng, Phật giáo Thái Lan có nhiều đặc sắc về hình thức:

Đặc sắc thứ nhất, Phật giáo là của quốc dân và quốc gia. Theo Hiến pháp Thái Lan thì nhân dân được quyền tự do tín ngưỡng, nhưng đấng Quốc vương bắt buộc phải là người tín ngưỡng Phật giáo. Các nghi thức công cộng trong nước và tư nhân đều theo nghi thức Phật giáo. Chùa là các trường học của quốc dân. Sự quan hệ giữa quốc gia, quốc dân và Phật giáo không bao giờ xa cách nhau.

Đặc sắc thứ hai, giản dị hóa kinh điển để phổ biến Phật giáo sâu rộng trong lớp dân chúng. Các trường học đều được dạy tiếng Pali. Nhà vua và vương thất rất ham chuộng sự nghiệp xuất bản Đại tạng để truyền bá Phật giáo.

Đặc sắc thứ ba, thành phần con trai trong nước, ở tuổi thanh thiếu niên, ai ai cũng phải vào chùa tu một thời gian ngắn. Tục lệ này cũng giống như Myanmar, nhưng ở Thái Lan thì nghiêm khắc hơn. Và cũng như Phật giáo Sri Lanka không có Ni chúng.

* Diện tích: 514.000km2.

* Dân số: 20.686.000 người (theo thống kê năm 1957).

* Thủ đô: Bangkok.

* Tín đồ Phật giáo: 15.581.240 người.

Phật giáo Lào (Laos). - Phật giáo Lào cũng tương tự như Phật giáo Thái Lan, vì đều là một hệ thống giáo lý của Thượng Tọa bộ Phật giáo Sri Lanka. Lào lấy Phật giáo làm quốc giáo. Điều thứ 7 trong Hiến pháp quy định “Phật giáo là quốc giáo, vua là người bảo hộ tối cao”. Điều thứ 8: “Vua là người tối cao trong nước. Thân thể của nhà vua là thần thánh, không thể xâm phạm, nhưng vua phải là người Phật giáo đồ thuần thành”.

* Diện tích: 236.800km2.

* Dân số: Ước 2.000.000 người.

* Thủ đô: Vientiane.

Phật giáo Campuchia . - Ở thời cổ đại, nước Campuchia gọi là Phù Nam (Phnom Bhnam). Theo sử Tàu chép, thì nước Tàu đã giao thiệp với nước Phù Nam từ khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Dân tộc Campuchia thuộc giòng dõi Khmer, hỗn huyết người phía Nam Mông Cổ. Ngôi vua đầu tiên của nước này lại là người Ấn Độ, vì thế nền văn hóa của Ấn Độ cũng sớm được ảnh hưởng, nhất là văn hóa của Ấn Độ giáo. Mãi tới thế kỷ thứ V Tây lịch thì Phật giáo mới được truyền vào. Đầu thế kỷ thứ VI có ngài Mandra (Mạn Trà La) và Sanghavarman (Tăng Già Ba Đề) từ Ấn Độ qua Tàu dịch kinh, các ngài đã lưu lại ở nước này một thời gian và đã dịch được nhiều bộ kinh về Đại thừa cùng Tiểu thừa.

Cuối thế kỷ thứ VI, nước Phù Nam đổi là Chân Lạp. Tới thế kỷ thứ VIII, lại chia ra Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Lục Chân Lạp thuộc phía Bắc, Thủy Chân Lạp thuộc phía Nam. Đầu thế kỷ thứ IX, Thủy Chân Lạp thế lực mạnh hơn, liền thôn tính Lục Chân Lạp, thống nhất nước Chân Lạp về một mối. Tới thế kỷ thứ XIII thì bản đồ của nước Chân Lạp rất rộng, gồm cả một phần nước Thái Lan, Campuchia và một phần Nam Việt Nam.

Trong khoảng thời gian kể trên, ở hậu bán thế kỷ thứ VIII, nước Srìvjaya thuộc đảo Sumatra, thế lực rất mạnh, hiệp lực cùng với vương triều Sailendra của Java, đem quân tiến đánh bán đảo Mã Lai, thế lực đó lan tràn tới nước Chân Lạp. Đầu thế kỷ thứ IX thì vua Jayavarman nhị thế, trở thành ngôi vua nước Chân Lạp, từ đó trở về sau thế lực của Chân Lạp mỗi ngày một mạnh.

Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ thứ X, do vua Suryavarman nhị thế khởi sáng, đến đầu thế kỷ thứ XIII, ở đời vua Javyavarman nhất thế thì hoàn thành được những công trình kiến trúc vĩ đại, đó là hai Đại già lam Angkor Thom và Angkor Wat. Trong hai Già lam vĩ đại này có rất nhiều di tích về Phật giáo cùng Ấn Độ giáo, như vậy cũng đủ chứng minh cho sự hưng thịnh của Phật giáo lúc đương thời.

Kể từ cuối thế kỷ thứ XIII trở đi, thì các quốc vương thuộc Chân Lạp dần dần suy yếu, lại thêm có dân tộc “Thái” tràn sang đánh phá, cướp đoạt cả thủ đô Angkor, rồi đến cuối thế kỷ thứ XVI thì vương triều thuộc Chân Lạp bị tiêu diệt hẳn. (Về sự suy vong của vương triều Chân Lạp, trong sử không thấy chép rõ ràng). Những di tích tráng lệ ở Angkor trở thành hoang phế. Nhưng, cách đây gần 100 năm trở về trước, có người Pháp thám hiểm, đột nhiên đã khám phá ra những di tích kể trên ở giữa cảnh rừng rậm hoang vu, và đã giới thiệu cho thế giới biết một kỳ quan của nghệ thuật cổ đại Á Đông.

Còn Phật giáo của Campuchia hiện nay, thì không phải là Phật giáo ở thế kỷ thứ XIII trở về trước, vì ở thời đó, Phật giáo kiêm cả Đại thừa, Tiểu thừa và pha trộn cả ngoại giáo, không phải là thuần túy Phật giáo, mà là “Thượng Tọa bộ Phật giáo” (thuần túy Tiểu thừa) được truyền vào từ Thái Lan ở khoảng trung diệp thế kỷ thứ XIV, rồi liên tục tới bây giờ. Vậy nên Phật giáo Campuchia cũng là hệ thống “Thượng Tọa bộ Phật giáo” cũng như  Sri Lanka và Myanmar, lấy Phật giáo làm quốc giáo.

* Diện tích: 181.000km2.

* Dân số: Ước chừng 4.000.000 người (theo thống kê năm 1957).

* Thủ đô: Phnom Penh.

* Tín đồ Phật giáo: 3.600.000 người.

Tóm lại, sự tiến triển của Nam phương “Thượng Tọa bộ Phật giáo” trải qua các nước: Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, có rất nhiều đặc sắc, nhưng những đặc sắc then chốt là:

- Chỉ tôn thờ Phật Thích Ca là đấng Bổn Sư duy nhất;

- Đều cùng sử dụng một thứ kinh điển chép bằng tiếng Pali;

- Phái xuất gia thì cố gắng giữ gìn giới luật, phái tại gia thì ham chuộng việc bố thí cúng dường.

---o0o---




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương