LƯỢc sử phật giáO ẤN ĐỘ Sa môn Thích Thanh Kiểm thpg tp. Hồ Chí Minh, tp. Hcm, 1989 o0o Nguồn


CHƯƠNG THỨ SÁU. VIỆC THÀNH LẬP TAM TẠNG



tải về 0.87 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.87 Mb.
#36957
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

CHƯƠNG THỨ SÁU. VIỆC THÀNH LẬP TAM TẠNG

I. LUẬT TẠNG THÀNH LẬP


Tam Tạng (Tripitaka) là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng, tiếng gọi tổng quát kinh điển của Phật giáo. Đại thừa và Tiểu thừa đều có Tam Tạng riêng, nội dung và hình thức của đôi bên cũng không giống nhau. Đây nói thành lập Tam Tạng là nói sự thành lập Tam Tạng của Tiểu thừa Phật giáo.

Khởi nguyên của Luật tạng, lẽ dĩ nhiên đã có từ khi Đức Thích Tôn còn tại thế, nhưng việc thành lập Luật tạng thì ở khoảng triều đại A Dục Vương. Nghĩa là sau khi giáo đoàn Phật giáo chia ra Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, thì đôi bên đều có Luật tạng riêng, tới khi phân chia ra các mạt phái thì mỗi phái cũng lại y theo từng bộ luật riêng. Nội dung căn bản của các bộ luật thì giống nhau, nhưng khác nhau ở phần chi tiết, đó là vì sự kế thừa và thực hành của mỗi bộ bất đồng. Luật tạng có sáu bộ chính, mà các bộ phái lấy đó làm căn cứ như sau(1):

1. Vinayapitaka (Luật tạng) Nam phương Thượng Tọa bộ (Luật bộ thuộc Nam truyền Đại tạng kinh).

2. Thập Tụng Luật (61 quyển)), Hữu bộ, (ngài La Thập dịch năm 404 Tây lịch).

3. Tứ Phần Luật (60 quyển), Pháp Tạng bộ, (ngài Trúc Phật Niệm dịch năm 412 TL).

4. Ma Ha Tăng Kỳ Luật (40 quyển), Đại Chúng bộ, (ngài Phật Đà Bạt Đà La, ngài Pháp Hiển dịch năm 416 TL).

5. Di Sa Tắc Hòa Hê Ngũ Phần Luật (30 quyển), Hóa Địa bộ, (ngài Trúc Đạo Sinh dịch năm 424 TL).

6. Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ Nại Da (50 quyển), Căn bản Hữu bộ, (ngài Nghĩa Tịnh dịch năm 710 TL).

---o0o---

II. KINH TẠNG THÀNH LẬP


Việc thành lập Kinh tạng tức là thành lập kinh điển A Hàm, phát triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là ở thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, ở giai đoạn này chỉ tụng toát yếu lại những giáo pháp của Phật. Giai đoạn thứ hai, ở thời kỳ trước khi Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ phân liệt, trong giai đoạn này lại được truy gia những lời thuyết pháp hoặc thuyết thoại của Đức Phật mà ở kỳ kết tập lần thứ nhất còn thiếu sót. Giai đoạn thứ ba, ở thời kỳ sau các bộ phái phân liệt, là giai đoạn hoàn thành Kinh tạng thì gồm có “Tứ A Hàm Kinh”, tức là Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm; hoặc thêm kinh Tạp Tạng tức là Tiểu A Hàm, gọi là “Ngũ A  Hàm”. Căn cứ vào Tứ A Hàm trong tạng kinh chữ Hán mà các bộ phái lấy đó làm căn cứ như sau:

Trường A Hàm Kinh (22 quyển), Pháp Tạng. (Ngài Phật Đà Da Xá, ngài Trúc Phật Niệm dịch khoảng năm 412-413 TL).

Trung A Hàm (60 quyển), Hữu bộ. (Ngài Tăng Già Đề Bà dịch năm 397-398 TL).

Tạp A Hàm Kinh (50 quyển), Hữu bộ. (Cầu Na Bạt Đà La dịch ở khoảng năm 435-443 TL).

Tăng Nhất A Hàm Kinh (51 quyển), hệ thống Đại Chúng bộ. (Ngài Tăng Già Đề Bà dịch năm 397 TL)(1).

---o0o---


III. LUẬN TẠNG THÀNH LẬP


Luận tạng tức là A Tỳ Đạt Ma Tạng. Ở thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, lẽ dĩ nhiên Luận tạng chưa có; thời kỳ kết tập lần thứ hai cũng chưa độc lập thành một tạng riêng; mãi tới thời đại các bộ phái xuất hiện, nhất là hệ thống của Thượng Tọa bộ chủ trương lối chú thích để thuyết minh về giáo pháp của Đức Phật đã nói, và phân tích biện luận cho rõ ràng, vì thế nên Luận tạng mới độc lập thành một tạng riêng.

Hiện nay, Luận tạng của Tiểu thừa có các bộ luận thuộc Hữu bộ, thấy ở trong tạng kinh chữ Hán; và bảy bộ luận thuộc hệ thống Nam phương Thượng Tọa bộ. Tên các bộ đó như sau:

Bảy bộ luận thuộc Nam phương Thượng Tọa bộ:

(1) Nhân Thị Thuyết Luận, (2) Giới Thuyết Luận, (3) Pháp Tụ Luận, (4) Phân Biệt Luận, (5) Song Luận, (6) Phát Thú Luận, (7) Luận Sự Luận.

Bảy bộ luận thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ:

(1) Tập Dị Môn Túc Luận (20 quyển), (2) Pháp Uẩn Túc Luận (12 quyển), (3) Thi Thiết Túc Luận (7 quyển), (4) Thức Thân Túc Luận (16 quyển), (5) Giới Thân Túc Luận (3 quyển), (6) Phẩm Loại Túc Luận (18 quyển), (7) Phát Trí Luận (20 quyển).

---o0o---

IV. VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỦA NGUYÊN THỦY KINH ĐIỂN


Khi Đức Thích Tôn còn tại thế, trong khi thuyết pháp, đàm thoại, Ngài thường dùng thứ ngôn ngữ nào, cho tới ngày nay vẫn chưa quyết đoán được đích xác. Ngôn ngữ lúc đương thời về hệ thống kinh điển Veda thì được dùng bằng chữ Phạn, và nước Maghàda (Ma Kiệt Đà) thì dùng tiếng phương ngôn của nước đó gọi là tiếng Magadhi, phổ thông trong quần chúng thì dùng thứ tiếng tục ngữ hỗn hợp. Tiếng tục ngữ này lấy tiếng Magadhi làm cơ sở, rất trọng yếu trong việc giao tế lúc đương thời. Có lẽ đương thời, Đức Phật đã dùng thứ tiếng này để hóa độ quần chúng. Sau khi Ngài diệt độ, trong Giáo đoàn phần nhiều cũng dùng thứ tiếng đó, vả lại sau khi Phật giáo được truyền tới Sri Lanka (Tích Lan), thứ tiếng đó lại được canh cải biến hóa rồi thành tiếng Ba Lị (Pali). Và thứ tiếng này được dùng để ghi chép kinh điển của Nam truyền Phật giáo.

---o0o---


V. HAI HỆ THỐNG LỚN CỦA KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO


Căn cứ vào giáo lý của Phật giáo, thì Phật giáo chia ra hai hệ thống lớn là Đại thừa và Tiểu thừa. Những nước thuộc hệ thống Đại thừa Phật giáo như Bắc Ấn Độ, các địa phương Trung Á Tế Á, Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Phật giáo ở các nước này gọi là Nam truyền hay Nam phương Phật giáo. Nguyên điển của Nam phương Phật giáo thì được ghi chép bằng tiếng Ba Lị (Pali), nên gọi là “Pali Phật điển”. Nguyên điển của Bắc truyền Phật giáo được chép bằng tiếng Phạn (Sanskrit) nên gọi là “Phạn ngữ Phật điển”. Tuy chia ra Đại thừa và Tiểu thừa, hay Nam truyền và Bắc truyền, đó chỉ là sự phân chia của địa lý, thực ra Bắc phương Phật giáo cũng gồm đủ về các Kinh, Luật, Luận của Tiểu thừa, Nam phương Phật giáo cũng có chỗ xen lẫn giáo lý của Đại thừa.

Pali Phật điển. - Nội dung của Pali Phật điển gồm có ba phần: Kinh, Luật và Luận. Hiện nay, bộ Nam truyền Đại tạng gồm có các kinh điển theo như biểu đồ sau đây(1):

---o0o---

TRIPITAKA (TAM TẠNG)

A. VINAYA PITAKA (LUẬT TẠNG)

I. Suttavibhanga (Kinh Phân Biệt ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 1, 2).

II. Khandhaka (Kiền-Độ bộ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 3, 4).

III. Parivàra (Phụ Tùy), (Nhật dịch Nam truyền quyển 5).

---o0o---

B. SUTTA PITAKA (KINH TẠNG)

I. Dĩgha nikàya (Trường Bộ), (Nhật dịch Nam truyền quyền 6, 7, 8).

II. Majjhima nikàya (Trung Bộ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 9, 10, 11).

III. Samyutta nikàya (Tương Ưng Bộ), (Nhật dịch nam truyền quyển 12... 15, 16).

IV. Anguttara nikàya (Tăng Nhất Bộ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 17, 21, 22).

V. Khuddaka nikàya (Tiểu Bộ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 23, 41).

1.   Khuddaka pàtha (Tiểu Tụng), (Nhật dịch Nam truyền quyển 23).

2.   Dhammapada (Pháp Cú), (Nhật dịch Nam truyền quyển 23).

3.   Udàna (Tự Thuyết), (Nhật dịch Nam truyền quyển 23).

4.   Itivuttaka (Như Thị Ngữ), (cũng cùng quyển 23).

5.   Sutta ripàta (Kinh Tập), (Nhật dịch Nam truyền quyển 24).

6.   Vimàna vatthu (Thiên Cung Sự), (Nhật dịch Nam      truyền quyển 24)

7.   Peta vatthu (Ngạ Quỷ Sự), (Nhật dịch Nam truyền quyển 24).

8.   Thera gàthà (Trưởng Lão Kệ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 25).

9.   Theri gàthà (Trưởng Lão Ni Kệ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 25).

10. Jàtaka (Bản Sinh Kinh), (Nhật dịch Nam truyền quyển 28, 39).

11. Niddesa (Nghĩa Thích), (Nhật dịch Nam truyền quyển 42, 44).

12. Patisambhidà magga (Vô Ngại Giải Đạo), (Nhật dịch Nam truyền quyển 40, 41).

13. Apadàna (Thí Dụ), (Nhật dịch Nam truyền quyển 26, 27)

14. Buddha vamsa (Phật Chủng Tính), (Nhật dịch Nam truyền quyển 41).

15. Carivà pitaka (Sở Hành Tạng), (Nhật dịch Nam truyền quyển 41).

---o0o---



C. ABHIDHAMMA PITAKA (LUẬN TẠNG)

I.     Dhammasangani (Pháp Tập Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 45).

II.    Vibhanga (Phân Biệt Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 46, 47).

III.   Dhàtu kathà (Giới Thuyết Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 49).

IV.   Puggala pannatti (Nhân Thi Thiết Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 47).

V.   Kàthavatthu (Luận Sự), (Nhật dịch Nam truyền quyển 57, 58).

VI.   Yamaka (Song Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 48, 49).

VII. Patthàma (Phát Thú Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 50 đến 56).

---o0o---

D. TAM TẠNG CHÚ THÍCH

I.     Samantapàsàdikà (Nhất Thiết Thiện Kiến Luật chú), (Nhật dịch quyển 65).

---o0o---

E. CÁC THÁNH ĐIỂN TRỌNG YẾU NGOÀI TAM TẠNG

I.     Dipa vamsa (Đảo Sử), (Nhật dịch Nam truyền quyển 60).

II.    Mahà vamsa (Đại Sử), (Nhật dịch Nam truyền quyển 61).

III.   Cùla vamsa (Tiểu Sử), (Nhật dịch Nam truyền quyển 61).

IV.   Milindapanha (Kinh Na Tiên Tỷ-Khưu), (Nhật dịch Nam truyền quyển 59).

V.   Visudhi magga (Thanh Tịnh Đạo Luận), (Nhật dịch Nam truyền quyển 62, 63, 64).

VI.   Abhidhammattha sangaha (Nhiếp A Tỳ Đạt Ma Nghĩa Luận), (Nhật dịch Nam truyền Đại tạng quyển thứ 65).

PHẠN NGỮ PHẬT ĐIỂN. - Nguyên điển của Phật giáo Đại thừa thì đều được ghi bằng tiếng Phạn. Từ nguyên điển này lại được dịch sang chữ Tây Tạng gọi là “Tây Tạng Phật điển”, dịch sang chữ Hán gọi là “Hán dịch Đại tạng kinh”. Phật giáo Nhật Bản lại đem in lại bộ Hán dịch Đại tạng kinh, và thêm các bộ Kinh, Luận của các cao tăng Nhật bản, gọi là “Đại Chính tân tu Đại tạng kinh”. Bộ này bắt đầu in từ năm 1924, hoàn thành năm 1934, gồm có 100 tập, trong đó có 13.520 quyển, nhưng những kinh điển bằng nguyên văn chữ Phạn mà hiện nay hãy còn, chỉ có các bộ theo như biểu đồ sau(1):

1. BÁT NHÃ BỘ

Satasàhasrikà Prajnapàramità (Đại Bát Nhã sơ phận), Pancavimàtisa Hasrikà P. (Đại Phẩm Bát Nhã), Astasàhasrikà P. (Tiểu Phẩm Bát Nhã), Saptasàtikà P. (Văn Thù Bát Nhã), Suvikvànftavikràmi P. (Thắng Thiên Vương Bát Nhã), Adhyardhasatikà P. (Lý Thú Bát Nhã), Vajràcchedikà P. (Kim Cương Bát Nhã), Pràjnàpàramitahrdaya (Bát Nhã Tâm Kinh). Trong các bộ kể trên, duy có Lý Thú Bát Nhã chỉ còn từng bản một rời rạc không đủ, còn các bộ khác đều hoàn toàn nguyên bản và được phúc tả thành nhiều bản.

2. HOA NGHIÊM BỘ

Dasabhùmìsvara (Thập địa phẩm), Gandàvyùha (Hành nguyện phẩm tức là Tứ Thập Hoa Nghiêm), Bhadracarìpranidhàna (Phổ Hiền hạnh nguyện tán).

3. PHƯƠNG QUẢNG BỘ

Saddharmapundarìka (Pháp Hoa Kinh), Sukkhavativyùha (A Di Đà Kinh), Lankàvatara (Lăng Già Kinh), Karunapundarìka (Bi Hoa Kinh), Suvarnaprabhàsa (Kim Quang Minh Kinh), Samàdhiràja (Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh), Divyàvadàna (bộ này hãy chưa dịch hoàn toàn sang chữ Hán), Avadanasataka (Soạn Tập Bách Duyên Kinh), Mahàvastu (Phật Bản Hạnh Tập Kinh dị bản).

4. BẢO TÍCH BỘ

Ràstrapàlàpariprccha (Hộ Quốc Tôn Giả Sở Vấn Kinh), Kàsyapaparivarta (Đại Ca Diếp hội), Sukhavativyùha (Vô Lượng Thọ hội, tức Vô Lượng Thọ Kinh).



5. BÍ MẬT BỘ

Aparimitàyur dhàrani (Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni), Àrya Tàràbhattarikàyà nàmàstot tara Satakà (Tán Dương Thánh Đức Đa La Bồ-tát Nhất Bách Bát Danh Kinh), Bhùtì dàmara tantra (Kim Cương Thủ Bồ-tát Hàng Phục Nhất Thiết Bộ Đa Đại Giáo Vương Kinh), Dhvajàgrakayùrìhdàrani (Vô Năng Thắng Phan Vương Như Lai Trang Nghiêm Đà La Ni), Ekavimsati Stotra (Thánh Cứu Độ Phật Mẫu Nhị Thập Nhất Chủng Lễ Tán Kinh), Grahàmàtrkà (Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni Kinh), Hevajradàkinìjalasambara tantra (Đại Bi Không Trí Kim Cương Đại Giáo Vương Nghi Quỹ Kinh), Kàrandavyùha (Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh), Mahàmàyùrì vidyàràjni (Phật Mẫu Đại Khổng Tước Vương Kinh), Mahàmegha sùtra (Đại Vân Thỉnh Vũ Kinh), Mahàpratisarà dhàrani (Đại Tùy Cầu Đà La Ni), Mahàppratyangira dhàrani (Đại Bạch Tản Cái Đà La Ni Kinh), Mahàsahasrapra mardanà (Thủ Hộ Đại Thiên Quốc Độ Kinh, Mahàsìtavatì (Đại Hàn Lâm Thánh Nan Noa Đà La Ni), Mantrànusàrìni (Đại Hộ Minh Đà La Ni Kinh), Màricì dhàrani (Ma Lị Chi Thiên Đà La Ni Kinh), Nàmasamgtti (Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa Kinh), Parnasavari dhàrani (Bát Lan Sa Phược La Đại Đà La Ni), Tathàgatagnhyaka (Nhất Thiết Như Lai Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương Kinh), Usnìsavidyà dhàrani (Nhất Thiết Như Lai Ô Cầm Nhị Sa Tối Thắng Tổng Trì Kinh), Vàjravidàranà dhàrani (Hoại Tướng Kim Cương Đà La Ni Kinh), Vasudhàra dhàrani (Trì Thế Đà La Ni Kinh).

---o0o---

VI. TRƯỚC TÁC CỦA CÁC THÁNH TĂNG ẤN ĐỘ


Buddhacarita (Phật Sở Hạnh Tán, Mã Minh), Madhyamaka kàrikà (Trung Luận bản tụng, Long Thọ), Bodhisatvabhùmi (Du Già Sư Địa Luận Trung Bồ-tát Địa, Vô Trước), Sùtràlàmkarà (Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Vô Trước), Siksàsamucchaya (Đại Thừa Tập Bồ-tát Học Luận, Tịch Thiên), Bodhikariyàvatàra (Bồ-đề Hạnh Kinh, Tịch Thiên), Vajracàci (Kim Cương Chân Luận, Pháp Xứng), Dharmasamgraha (Pháp Số Danh Tập Kinh dị bản)(1).

TÂY TẠNG PHẬT ĐIỂN. - Đặc biệt, Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng thì được phiên âm thẳng từ nguyên điển chữ Phạn sang, nên rất tinh tường đích xác. Vì thế, bộ Đại tạng này đứng về mặt nghiên cứu nguyên điển của Phật giáo rất có giá trị vô cùng. Nội dung bộ này chia làm hai bộ lớn là Kanjur (Cam Thù) và Tanjur (Đan Thù), gồm đủ cả Kinh, Luật và Luận, theo biểu đồ như sau(1):

I. Kanjur (Cam Thù) - Bộ này chia ra bảy bộ lớn, gồm có 100 hòm:

1. Dulva (Vinaya, Luật bộ) - 13 hòm, gồm hơn 600 quyển.

2. Ser chin (Prajnàpàramita, Bát Nhã bộ), 21 hòm, gồm  100 quyển.

3. Phal chen (Avatamsaha, Hoa Nghiêm bộ), 6 hòm, gồm 2200 bối diệp.

4. Kon tsegs (Rannakùt, Bảo Tích bộ), 6 hòm, từ hội thứ nhất đến hội thứ 44.

5. Mdò sùtra (Kinh tập), 30 hòm, gồm hơn 200 bộ.

6. Myang hdas (Màhaparinirvàna, Đại Bát Niết Bàn bộ), 2 hòm.

7. Gyut Tantra (Bí Mật bộ), 22 hòm, gồm 287 bộ.

II. Tanjur (Đan Thù) - Bộ này cũng chia ra 3 bộ lớn:

1. Tán Ca tập - 1 hòm, gồm 58 bộ.

2. Bí mật nghi quỹ - 87 hòm, gồm hơn 2600 bộ.

3. Luận thích tập - gồm có 136 hòm. Tập này là bộ phận rất quan trọng cho sự nghiên cứu kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Trong đó có nhiều các bộ sớ thích của Đại thừa kinh và nhiều sách khác như: Nhân minh, tác thi pháp, tu từ pháp, văn pháp, tự vựng, âm nhạc, toán số, y học, thiên văn v.v... mà hãy chưa được dịch sang tạng chữ Hán.

---o0o---



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương