LƯỢc sử giáo hội côNG giáO


Chương XVI GIÁO HÔI GIỮA THẾ GIỚI TÂN TIẾN



tải về 0.53 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.53 Mb.
#6260
1   2   3   4   5   6   7

Chương XVI

GIÁO HÔI GIỮA THẾ GIỚI TÂN TIẾN

(1870-1939)



Cuối thế kỷ XIX, nhân loại được chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của khoa học kĩ thuật và các khoa học nhân văn. Con người ngày càng ý thức hơn việc làm chủ lịch sử, muốn chủ động đấu tranh cho hạnh phúc của mình và xã hội. Trong bối cảnh đó, nhiều người xem tôn giáo như là sản phẩm của con người dốt nát, như món hàng ế ẩm, và thậm chí còn xem tôn giáo như sức cản đà tiến của nhân loại. Từ thái độ dửng dưng, họ tuyên bố mình vô tôn giáo hoặc chống tôn giáo. Khắp Âu Châu, các chính quyền tách dần các sinh hoạt hằng ngày ra khỏi phạm vi tôn giáo. Giáo Hội gần như chỉ được sinh họat tại nhà thờ, còn trường học, bệnh viện, các công trình xã hội do chính quyền đảm nhiệm. Tuy nhiên, diễn biến và mức độ căng thẳng khác nhau tùy mỗi nước.
I. GIÁO HỘI TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU CHO TỚI THẾ CHIẾN I
1. Tại Giáo Triều Rôma
Đức Piô IX (1846-1878) qua đời, kết thúc triều đại Giáo Hoàng lâu nhất lịch sử. Đức Lêô XIII (1878-1903) lên kế vị được coi là người cởi mở với những vấn đề xã hội, kêu gọi người Công Giáo chấp nhận nền Cộng hòa và đấu tranh chống bất công. Nếu Đức Piô X (1903-1914) luôn ưu tư đến việc mục vụ : cổ võ rước lễ, tổ chức phụng vụ, Công Giáo tiến hành và chủng viện, thì Đức Bênêđíctô XV (1914-1922) và Đức Piô XI (1922-1939) được mệnh danh là những nhà hòa giải qua hàng loạt hòa ước với các quốc gia.
2. Tại Ý
Sau khi chiếm được Rôma và đặt làm thủ đô nước Ý, chính quyền ban hành luật Bảo Đảm, tháng 5-1871 đơn phương giải quyết tình trạng Giáo Hoàng và nước Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng từ chối luật này và cắt đứt bang giao với nước Ý. Các ngài cấm người Công Giáo tham gia chính trị, cấm ứng cử bầu cử. Chính do thái độ này mà chính quyền đã gây nhiều khó khăn cho Giáo Hội như cấm rước kiệu, cấm hành hương, tịch biên tài sản tu viện... Mãi đến năm 1905, nhờ sự đấu tranh của nhiều giáo sĩ, các tín hữu mới được tham gia đời sống chính trị.

3. Tại Đức
Sau chiến thắng Pháp và Áo, đế quốc Đức được thống nhất quanh nước Phổ (1871). Cùng với bộ trưởng Falk, thủ tưởng Bismark phát động mặt trận văn hóa tuyên bố chống lại chính sách ngu dân của giới Công Giáo. Kiểm soát học đường, sa thải các giáo sư tu sĩ. Các giáo sĩ phản đối thì bị bắt và trục xuất. Năm 1878 chỉ còn bốn giám mục Đức tại vị, hàng ngàn giáo xứ không có linh mục. Cũng năm đó đảng Dân Chủ xã hội mưu sát Hoàng đế Wilhelm, và Đức Lêô XIII lên ngôi. Bismark nới rộng luật mặt trận văn hóa và chấm dứt vào năm 1897. Nhưng hôn nhân vẫn phải theo dân sự.
4. Tại Pháp
Chính phủ Đệ Tam cộng hòa (1875-1936) mới đầu tỏ vẻ thân hữu với Giáo Hội. Thế nhưng Quốc Hội chuyển dần sang tay những người cộng hòa vốn cho rằng Giáo Hội gắn bó với nền quân chủ và rao giảng một thứ tôn giáo ngu dân cần dẹp bỏ. Đại học Công Giáo mất quyền phát bằng (1879). Bộ trưởng giáo dục J. Ferry cấm các dòng mở trường, giải tán 261 tu viện. Ông mở trường nữ trung học để đạo tạo nữ đồng chí cộng hòa, cho phép li dị (1884), bãi bỏ ngày nghỉ chủ nhật, cấm dạy giáo lí trong trường học. Từ 1901-1903, Thủ tướng Rousseau ra nhiều đạo luật : đóng cửa gần 10.000 trường tư thục Công Giáo, tịch thu các tu viện, buộc các tu sĩ hoàn tục. Những tín hữu còn giữ đạo sẽ chấm vào sổ đen và bị kiểm soát. Năm 1905, Pháp công bố đạo luật phân li, trao tất cả cơ sở Công Giáo cho hiệp hội các tôn giáo quản trị. Giáo Hội Pháp nghèo hẳn đi, tín hữu phải đóng góp từng xu cho việc phượng tự, nhưng nhờ đó, Giáo Hội được tự do không lệ thuộc các tổ chức.
5. Tại Áo và Thụy Sĩ cũng có các chiến dịch tương tự
Năm 1874, cả hai nước đều ban hành đạo luật cấm liên lạc với Rôma, tục hoá học đường, đảm trách hôn nhân. Nhưng dưới thời Đức Lêô XIII tình hình đổi khác, đại học Fribourg được thiết lập năm 1889.
6. Tại Bỉ và Hà Lan
Cũng có xung đột về trường học, nhưng giới Công Giáo đứng ra mở trường tư, rồi tham gia quốc Hội để cải thiện pháp chế học đường. Các trường tư Công Giáo về sau được chính quyền trợ cấp.
7. Tại bán đảo Ibérique
Các xung đột tôn giáo nhiều khi biến thành bạo động. Tây Ban Nha vẫn coi Công Giáo là quốc giáo. Nhưng dưới thời Cộng hòa (1873-1875 và 1909-1912) đã xảy ra nhiều vụ thảm sát giáo sĩ, cướp phá nhà thờ, tu viện... Tại Bồ Đào Nha, sau khi lật đổ vua Manuel (1810) chính thể Cộng hòa tuyên bố phân li với Giáo Hội, chống giáo sĩ, chống hội dòng và cắt đứt ngoại giao với Vatican năm 1913.
II. TỪ THẾ CHIẾN I TỚI NHỮNG NĂM 30
1. Người kitô hữu trong cuộc chiến
Trong thế chiến I, cả phe đồng minh lẫn phe Đức, Áo, Hung đều nhìn nhận người Công Giáo rất yêu mến tổ quốc. Các giám mục kêu gọi cầu nguyện cho "quân ta" chiến thắng. (Thiên Chúa đứng về phía nào đây ?). Đức Bênêđíctô XV không đứng về phe nào, đã gửi đi nhiều Thông Điệp kêu gọi hòa bình. Tòa Thánh cổ võ những hoạt động nhân đạo như cứu trợ, chăm sóc và trao đổi thương binh. Năm 1917, Đức Thánh Cha tình nguyện làm trung gian cho hai bên gặp gỡ. Nhưng cả hai đều muốn kết thúc xung đột bằng chiến thắng chứ không bằng hòa đàm.
2. Những cố gắng hòa giải sau chiến tranh
Sau chiến tranh, nước Áo Công Giáo bị chia cắt để thành lập nước Tiệp và Hung (1921). Tòa Thánh và các quốc gia kí kết nhiều hòa ước. Riêng Đức Piô XI đã kí 20 hòa ước với các nước Châu Âu, quan trọng nhất là hòa ước Latêranô kí với Moussolini năm 1929. Người nhìn nhận Rôma là thủ đô Ý, còn nước Ý nhận quyền Giáo Hoàng trong lãnh vực tôn giáo, và điều hành nước Vatican nhỏ bé với 44 ha.
Việc phong thánh cho Jeanne d'Arc năm 1920 xác định lập trường của Giáo Hội cổ vũ người tín hữu yêu nước. Các đảng phái Công Giáo bắt đầu liên hiệp để hoạt động như đảng Bình dân Ý, Mặt trận Bình dân Pháp.
3. Khai sinh phong trào Công Giáo tiến hành
Công Giáo tiến hành là hoạt động chuyên biệt của giáo dân nhằm phục vụ Giáo Hội, giúp đỡ hàng giáo sĩ, rao giảng Tin Mừng hoặc tái rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Những năm 1925-1935, phong trào này mới được tổ chức qui mô và phát triển, mà khởi đầu là tổ chức Thanh Lao Công do linh mục Cardin sáng lập ở Bỉ năm 1925, rồi năm sau được lập ở Pháp tiếp đến là Thanh Nông Công (1929), Thanh Sinh Công (1932), Thanh niên Công Giáo (1935). Đức Piô XI nồng nhiệt đón nhận và cổ vũ các phong trào này, và tự nhận là Giáo Hoàng của Công Giáo tiến hành. Phong trào Công Giáo tiến hành đã làm thay đổi những tương quan giữa Giáo Hội và xã hội, giúp người Công Giáo ý thức được trách nhiệm trong xã hội.
4. Người kitô hữu trước chế độ độc tài đảng trị
Thực tế, khuynh hướng độc tài đảng trị đang có cơ hội phát triển dựa vào tinh thần quốc gia quá khích của dân chúng.
Ở Ý, Moussolini và đảng Phát xít giải tán các đảng khác, nắm toàn quyền năm 1922, muốn ghìm chặt mọi công dân trong nước từ lúc sinh ra tới lúc chết trong các tổ chức đảng.
Ở Đức, Hitler nắm chính quyền năm 1933 như một vị cứu tinh của một dân tộc đang khủng hoảng. Ông giải tán mọi nghiệp đoàn, đảng phái và bộc lộ ý thức hệ của mình trong cuốn "Cuộc chiến đấu của tôi" mà nội dung là bài Dothái và chống Kitô giáo.
Ở Nga, cách mạng Tháng Mười thành công năm 1917, tuyên bố cho tự do tôn giáo, cho phép Chính Thống Nga có giáo chủ Maxcơva là Tykhon (1918). Đồng thời phát triển phong trào tục hóa : tách nhà thờ khỏi trường học, trưng thu các cơ sở tôn giáo vì công ích. Hiến Pháp năm 1939 điều 124 xác định : "Tựû do tôn giáo và tự do tuyên truyền chống tôn giáo". Tiến trình tục hóa ở Nga lúc này không thuận lợi lắm vì những diễn biến thô bạo của các đảng xã hội cầm quyền ở Tây Âu như ở Tây Ban Nha (1931-1936) đã triệt hạ 2000 nhà thờ, thảm sát giáo sĩ... đã để lại một ấn tượng khó quên tạo cơ hội cho Franco giành thắng lợi. Nhiều người Công Giáo đã mạnh dạn tố cáo sự lợi dụng tôn giáo của Franco, thế nhưng chủ nghĩa quốc gia đã khiến dân Tây Ban Nha chấp nhận sự độc tài của ông.
Giáo Triều Rôma đã chống lại các chế độ độc tài đảng trị. Năm 1931, Đức Piô XI ban hành Thông Điệp "Chúng tôi không cần" chống những lạm dụng của Phát xít Ý. Năm 1937, người lại ra hai Thông Điệp cách nhau vài ngày : "Với nỗi lo âu hồi hộp" kết án chủ nghĩa độc chủng, việc bài Dothái và thần thánh hóa Hitler. Còn Thông Điệp "Divini Redemptoris" (19-3-1937) đánh giá chủ nghĩa Cộng sản không thể dung nạp với văn minh Kitô giáo. Nhưng dư luận thời đó lại nhạy cảm hơn với Thông Điệp sau.

Chương XVII



CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO

TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1940

Đầu thế kỷ XIX, Giáo Hội một đàng trùng hưng lại những gì đã mất mát trong thời gian qua, một đàng cũng lo phát triển thêm công việc truyền giáo ra thế giới. Trong thế kỷ này có nhiều tổ chức giúp đỡ cho việc truyền giáo, nhiều hội dòng thừa sai được thiết lập. Việc truyền giáo phát triển mạnh.


I. TỔNG QUÁT VỀ CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Hoàn cảnh mới về chính trị và tôn giáo
Đầu thế kỷ XIX Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã suy thái, chỉ còn Anh và Pháp cạnh tranh nhau trong mọi lãnh vực : hàng hải, thương mại, thuộc địa lẫn trong lãnh vực truyền giáo. Anh ủng hộ việc truyền giáo của Thệ Phản, Pháp ủng hộ cho Công Giáo.
2. Tổ chức việc truyền giáo
Nét độc đáo của thế kỷ XIX là những nỗ lực lớn lao tổ chức việc truyền giáo, kiếm vật lực, nhân lực, đưa ra những cơ cấu kể cả học thuyết về truyền giáo.
- Tìm kiếm vật lực nơi dân chúng : bằng việc tình nguyện đóng góp của cải.
- Nhân sự truyền giáo : đầu thế kỷ, các hội dòng Thừa sai phục hồi (MEP, Lazariste), sau đó là dòng tu lớn : Dòng Tên, Phan Sinh, Đa Minh.
- Những phương pháp truyền giáo : các thừa sai du nhập vào xứ truyền giáo những kinh nghiệm họ đã sống ở Châu Âu. Trường học là phương tiện để tiến tới đức tin và văn minh, nhưng cũng chính trường học chịu trách nhiệm về việc làm hỏng cơ cấu văn hóa địa phương. Thừa sai cũng quan tam đến đời sống của dân bản xứ, đến sức khỏe, tổ chức bác ái.
- Cơ cấu trong việc truyền giáo : suốt thế kỷ, Tòa Thánh thiết lập nhiều hạt Đại Diện Tông Tòa và Phủ Doãn Tông Tòa.
3. Truyền giáo và công cuộc thực dân
Từ nửa sau thế kỷ XIX các cường quốc Châu Âu tranh nhau chinh phục các vùng đất mới. Công cuộc thực dân mở ra một cánh đồng truyền giáo bao la. Cả hai liên kết với nhau trong những trách vụ chung : trường học, nhà thương... Chính sự liên kết này lắm khi gây ra những hàm hồ giữa truyền giáo và thực dân, giữa quyền lợi và chủ đích của hai bên.
II. GIÁO HỘI TẠI CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO
1. Cuộc di cư của người Châu Âu
Cuộc di cư của người Châu Âu tuy đã khởi sự ở những thế kỷ trước, nhưng ở thế kỷ XIX thì lớn hơn. Vì thế mọi hệ phái Kitô giáo đều có mặt khắp nơi trên thế giới.
- Ở Canađa : sinh suất của người Pháp cao ; người Công Giáo gốc Ailen nhiều, cộng đồng Công Giáo phát triển nhanh.
- Ở Mỹ : Hiến pháp Mỹ cho phép mọi tôn giáo được hoạt động. Số người Công Giáo gia tăng nhanh nhờ người Châu  di cư sang, người Ailen, Ý, Đức, Ba Lan. Giáo Hội ở Mỹ đã tổ chức các trường Công Giáo để đề phòng ảnh hưởng của Thệ Phản.
- Ở Châu Mỹ-Latinh : các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều giành được độc lập. Ảnh hưởng của Giáo Hội bị sa sút. Các nhà làm luật muốn loại bỏ ảnh hưởng của Giáo Hội, cấm các giáo sĩ điều khiển các trường học, giới hạn số linh mục.
- Ở nước Úc : đầu thế kỷ XIX có nhiều di dân đến lập nghiệp, trong đó có nhiều người Công Giáo Ailen, đạo Công Giáo phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
2. Đại Dương Châu
Cả Thệ Phản lẫn Công Giáo đua nhau truyền giáo ở các thổ dân các hải đảo Thái Bình Dương này. Thừa sai Công Giáo đến Đại Dương Châu vào năm 1827. Trong đó có Cha Đamiên, tông đồ người cùi ở đảo Molokai.
3. Á Châu
- Ấn Độ : ở Ấn Độ đã hồi sinh các cuộc truyền giáo, trong đó có việc mở trường Công Giáo. Năm 1847 Dòng Tên mở một tập viện cho người bản xứ. Đào tạo giáo sĩ đia phương .
- Ở Trung Quốc : đầu thế kỷ XIX, người Công Giáo Trung Quốc và các thừa sai luôn bị bách hại. Việc truyền giáo gặp nhiều khó khăn.
- Ở Nhật Bản : Nhật có chủ nghĩa quốc gia lại nghi ngờ người Công Giáo, nên việc truyền giáo không thuận lợi.
- Ở Việt Nam : nhờ sự giúp đỡ của Giám mục Pignau de Béhaine, Nguyễn Ánh đã khôi phục ngai vàng của Triều Nguyễn. Giáo Hội được bình yên trong 25 năm đầu thế kỷ. Tiếp theo là cuộc bách hại từ năm 1825 và kéo dài nửa thế kỷ. Tuy vậy hoạt động truyền giáo vẫn không ngưng nghỉ. Việt Nam là nước Đông Nam Á có tỉ lệ Công Giáo khá cao.
4. Ở Phi Châu
Trong những thế kỷ trước, chỉ có những cuộc truyền giáo ở các nước vùng ven biển. Sang thế kỷ XIX, ánh sáng Phúc Âm đã được rao giảng vào sâu trong nội địa. Các thừa sai, mặc dầu còn trẻ nhưng sau một thời gian hoạt động đã chết vì không hợp thủy thổ.
Hậu bán thế kỷ XIX có đức Cha Lavigerie, Tổng Giám Alger, lập hội dòng các cha Trắng truyền giáo riêng cho Châu Phi. Các ngài phải hoàn toàn thích nghi với dân bản xứ từ ăn, ở, ngôn ngữ.
Năm 1902, việc phân chia Châu Phi cho các nước Âu Châu hoàn tất. Công việc truyền giáo được tổ chức trong phạm vi mỗi thuộc địa. Đây là bước đầu tiến mạnh của Giáo Hội Phi Châu.
III. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TỪ SAU THẾ CHIẾN I
1. Những hệ quả của cuộc chiến
Thế chiến I gây những hậu quả bất lợi cho việc truyền giáo. Các hội dòng mất đi một phần phương tiện, giảm bớt mất một số thừa sai vì phải động viên, cạn vật lực. Các thừa sai người Đức bị đuổi hoặc bị kiểm soát ngặt bởi người Anh và người Pháp.
2. Chính sách tập quyền của Rôma về việc tuyền giáo
Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Piô XI khẳng định Giáo Hội và việc truyền giáo đứng trên chính trị. Để khẳng định Giáo Hội không lệ thuộc các chính quyền, ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyon về Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.
3. Hướng tới việc thiết lập các Giáo Hội địa phương
Theo lời yêu cầu của vị tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô, Đức Piô XI rất quan tâm tới việc thiết lập một hàng giáo sĩ địa phương trong các xứ truyền giáo, có thể tự lập được trong trường hợp các thừa sai ngoại quốc phải ra đi. Năm 1923, ngài chỉ định một tu sĩ dòng Tên người Ấn Độ làm giám mục. Năm 1926, ngài tấn phong 6 vị Giám mục đầu tiên người Trung Quốc. Năm 1927, bổ nhiệm Giám mục đầu tiên người Nhật. Năm 1933 bổ nhiệm Giám mục đầu tiên người Việt Nam. Năm 1939 đặt Giám mục đầu tiên người da đen. Cùng năm 1939, có 48 cơ sở truyền giáo được trao cho các Giám mục bản xứ.
Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh việc đào tạo các giáo sĩ bản xứ.

Chương XVIII



GIÁO HỘI TRƯỚC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

TRÍ THỨC VÀ ĐẠI KẾT

(từ giữa thế kỷ XIX-1939)



Trước cách mạnh 1789, Giáo Hội có cảm tưởìng mọi nghành sinh hoạt của xã hội trần thế đều nằm trong khuôn khổ Giáo Hội. Sau cách mạng, một thế giới hình thành bên ngoài Giáo Hội. Thế giới này chống lại Giáo Hội. Trong lúc đó, Giáo Hội lại phải cộng tồn với các giáo phái Kitô khác mà trước đây Giáo Hội không công nhận. Hàng rào ngăn cách xưa nay tỏ ra không hữu hiệu. Giáo Hội phải có bước chuyển mình.
I. GIÁO HỘI TRONG XÃ HỘI KINH TẾ MỚI
1. Giáo Hội, công nhân và những chủ thuyết xã hội mới
Bàn về thái độ của Giáo Hội đối với các vấn đề xã hội, và hậu quả của thái độ này đối với tầng lớp công nhân phát sinh từ xã hội kỹ nghệ mới, người ta hay trích dẫn lời được gán cho Đức Piô XI : "Giáo Hội đã đánh mất giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX". Sở dĩ thế là vì Giáo Hội liên đới với tầng lớp chủ nhân.
Thật ra vấn đề không hẳn như vậy. Tinh thần Công Giáo bám rễ trong tầng lớp công nhân mỗi nơi mỗi khác ; một số Giám mục thiếu khả năng phân tích lí do dẫn đến đời sống cơ cực của giới thợ thuyền và không tìm được phương dược chữa trị. Một số công nhân trong các môi trường thôn quê khi tiếp xúc với môi trường mới đã không kịp thích nghi và bị tiêm nhiễm bởi các chủ thuyết xã hội mới nên dần dà bỏ Giáo Hội.
Thực sự, những chủ thuyết xã hội thoạt đầu vẫn nại vào Kitô giáo trong chương trình canh tân kinh tế. Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, các chủ thuyết có xu hướng xa rời, thậm chí chống lại Giáo Hội. Họ chủ trương thay thế ý niệm tôn giáo bằng ý niệm công bình. Họ cho tôn giáo là thuốc phiện mê dân (Marx).
Giáo Hội đã lên án các chủ thuyết này và kêu gọi sự nhẫn nại Kitô giáo, đồng thời khuyến khích lập những tổ chức bác ái.
2. Những chủ trương và hoạt động xã hội trong giới Công Giáo
Từ giữa thế kỷ XIX, chỉ có giới Công Giáo bảo thủ quan tâm đến vấn đề xã hội. Họ cho rằng phải tái lập một xã hội có thứ bậc, một hệ thống nghiệp hội trong đó chủ và thợ ràng buộc với nhau như cha mẹ với con cái trong một gia đình.
Ở Đức, giới Công Giáo cho rằng vấn đề xã hội không giản lược vào một tổ chức cứu tế, nhưng đòi hỏi có sự tổ chức lại về kinh tế và cần có sự can thiệp của nhà nước. Đại diện chính cho giới Công Giáo xã hội Đức là Ketteler, Giám mục Mainz.
Ở Áo, một đồ đệ của Ketteler sáng lập một tờ báo làm diễn đàn cho người Công Giáo Áo có khuynh hướng xã hội. Ở Ý, Anh, Mỹ, Úc... có những hoạt động trực tiếp của giáo quyền nhằm bảo vệ giới công nhân.
3. Khai sinh học thuyết xã hội của Giáo Hội
Ngay khi lên làm Giáo Hoàng, Đức Lêô XIII đã lo ngại về trào lưu đang lên của chủ thuyết xã hội và tình trạng rối loạn trong xã hội. Những cuộc đình công đẫm máu và những cuộc mưu sát xảy ra suốt những thập niên cuối thế kỷ. Sáng kiến của các người Công Giáo xã hội vừa gặp sự đối kháng của người Công Giáo muốn tự do kinh tế, lại vừa đi ngược với mọi tổ chức thợ thuyền. Một số người muốn Giáo Hoàng can thiệp, đưa ra đường lối tư tưởng và hành động chung. Trước tình hình đó, Đức Lêô XIII đã ra Thông Điệp Tân Sự (1891) qui định về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Thông Điệp này có ảnh hưởng lớn trong giới Công Giáo và là tiền đề để các Đức Giáo Hoàng kế tiếp khai triển thêm giáo thuyết về vấn đề xã hội như Thông Điệp Tứ Thập Niên của Đức Piô XII (1931), Bát Thập Niên, Bách Chu Niên...
II. GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TRÍ THỨC KHOA HỌC MỚI
1. Giáo Hội trước tào lưu triết học và khoa học mới
Ngay từ thế kỷ XVII-XVIII, sự tiến bộ của các khoa học khiến cho có những người đòi đặt lại vấn đề về một số dữ kiện Kinh Thánh.
Thế kỷ XX, triết học Kant chủ trương không thể đạt tới Thiên Chúa bằng lí trí. Nhân loại đi tới thời đại của khoa học, của chủ thuyết Duy Thực Nghiệm... Có thể nói, khoa học làm lung lay mọi điều trước đây được coi là chắc chắn.
Trước những lí thuyết trên đây, phản ứng đầu tiên của Giáo Hội là tự vệ, cấm đoán. Khoa học nào đụng chạm đến mặc khải đều là tác phẩm của ma quỉ.
Công Đồng Vatican I cố gắng làm sáng tỏ tương quan giữa lí trí và đức tin. Giáo quyền cũng tìm sự hỗ trợ nơi chính quyền. Các nhà hộ giáo tìm cách biện minh cho những chân lí của đạo bị tấn công.
2. Cuộc khủng hoảng của chủ thuyết Duy Tân :
Là mọi nỗ lực thích đáng hoặc không, nhằm hòa giải những thủ đắc mới của kiến thức với những đòi hỏi thường xuyên của đức tin. Đây là cuộc khủng hoảng trong nội bộ Giáo Hội. Các người bảo thủ cố chấp từ chối bất cứ hình thức sử dụng khoa học hiện đại nào trong cách diễn tả đức tin. Những người cấp tiến lại muốn dùng các bộ môn khoa học để phục vụ tôn giáo mà vẫn bảo vệ những đòi hỏi thường tồn của đức tin. Thậm chí xét lại các vấn đề theo khoa học.
3. Chủ thuyết Duy Tân bị kết án
Tòa Thánh ghi vào danh mục sách cấm hàng loạt sách báo, cấm một số linh mục giảng dạy. Tháng 7-1907 , Bộ Thánh Vụ ra Sắc lệnh tố giác sai lầm được liệt kê thành 65 mệnh đề. Đây là Sắc lệnh chính thức đầu tiên lên án chủ thuyết Duy Tân. Hai tháng sau Đức Piô X ban hành Thông Điệp trình bày đầy đủ và có hệ thống mọi sai lầm của Duy Tân thuyết dưới các khía cạnh triết học, thần học, Thánh Kinh, lịch sử... chủ đích của Thông Điệp là không muốn một lãnh vực nào còn nhiễm ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết Duy Tân được coi là "hang ổ của mọi lạc thuyết". Giáo Hội đòi phải thề chống chủ thuyết Duy Tân với những ai sắp lãnh chức thánh hoặc một chức vụ quan trọng.
4. Hoạt động trí thức Công Giáo sau việc kết án chủ thuyết Duy Tân
Với hai cuộc thế chiến, con người vỡ mộng và không còn tin tưởng vào khoa học vạn năng nữa. Họ quay về với chủ thuyết Duy Linh và Kitô Giáo. Giữa hai cuộc chiến, các văn sĩ Công Giáo đứng đầu trong sinh hoạt văn chương.
Tuy nhiên do việc lên án chủ thuyết Duy Tân làm cho các nhà chú giải Công Giáo một thời ngưng việc tìm kiếm. Phải đợi tới năm 1943, nhờ một Thông Điệp của Đức Piô XII, các nhà chú giải Kinh Thánh mới thấy được khuyến khích làm công việc mình. Trong lãnh vực lịch sử và thần học tín lí, bầu khí cũng bớt căng thẳng. Giáo Hội không còn buộc phải khẳng định tín điều không có lịch sử.
III. GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI KẾT
1. Những Giáo Hội và giáo phái Kitô giáo cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Việc dân chúng thay đổi chỗ ở, những phong trào di cư và sự tự do tôn giáo đưa các giáo phái khác nhau đến chỗ gặp gỡ nhau và chung sống với nhau, từ đó đặt ra những câu hỏi về sự đổ vỡ của Kitô giáo trong một thế giới mà người kitô hữu ngày càng trở nên thiểu số.
- Các Giáo Hội Đông Phương - Chính Thống có 15 Giáo Hội, có Thượng Phụ riêng. Giáo Hội Nga trong những năm cuối của chế độ Sa Hoàng không có được sự tiến triển nào về thể chế, nhưng vẫn sinh sản được các nhà tư tưởng như triết gia Soloviv nỗ lực đưa Chính Thống giáo xích lại gần Công Giáo. Sau cách mạng 1917, Giáo Hội bị bách hại liên tục bởi chế độ Bôn-sê-vích. Những năm ở thế kỷ XIX và XX, các kitô hữu Đông Phương di cư và lập nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới.
- Thế giới Thệ Phản. Đặc tính là có nhiều hệ phái và những lần bừng tỉnh định kì.
Năm 1875 ở Anh thành lập Đạo Quân Cứu Khổ : rao giảng Phúc Âm, cấp phát thực phẩm, chống lầm than, thói hư tật xấu và tội lỗi.
- Ở Mỹ, năm 1876, hệ phái Mê-tô-đích ; 1901, hệ phái Ngũ Tuần.
- Tiền bán thế kỷ XX, nhiều nhà thần học canh tân sâu sắc tư tưởng Thệ Phản như Karl Barth ; khôi phục giá trị lời Chúa và Tín điều như R. Bultmann.
2. Phong trào đại kết ngoài Công Giáo
Đại kết là ý muốn xích lại gần nhau giữa các nhóm kitô hữu khác nhau.
Năm 1910 hội nghị Edinburg qui tụ các đại biểu của những thừa sai Thệ Phản khác nhau. Có cả sự tham gia của đại biểu Á Châu và Phi Châu. Tuy chưa có sự nhất trí hoàn toàn, nhưng qua hội nghị, phong trào Đại Kết đã được khai sinh. Sau thế chiến I, phong trào "sống và hành động" phát xuất từ Thụy Điển, qui tụ các đại biểu Thệ Phản của nhiều quốc gia, có cả đại biểu Chính Thống giáo : nghiên cứu về tương quan giữa các Giáo Hội và xã hội. Ngoài ra còn có phong trào "Đức tin và thể chế" do Anh đề xướng, bàn luận về nhiều điểm thuộc giáo lí, đòi hỏi hiểu biết lẫn nhau. Từ hai phong trào trên, một cơ quan chung được thiết lập là Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội, nói chung là nhằm hiệp nhất về hành động và giáo lí.
3. Những khó khăn của vấn đề Đại Kết trong Giáo Hội Công Giáo
Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, Portal, một tu sĩ Lazariste đã bắt liên lạc với các tín hữu Anh Giáo và có nhiều sáng kiến đại kết nhưng không được Giáo quyền công nhận.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng mình là người duy nhất nắm giữ "chân lí", nên không thể có chuyện Giáo Hoàng đối thoại với các kitô hữu khác trên nguyên tắc bình đẳng. Đức Bênêđíctô XV lịch sự từ chối tham gia các phong trào hiệp nhất đang hình thành. Đức Piô XI còn cấm người Công Giáo tham dự các phong trào này.
Tuy vậy, người Công Giáo cũng tìm được một phương thức khác để đi đến hiệp nhất, đó là cầu nguyện.
Ở Lyon cha Couturier canh tân sâu xa ý nghĩa của tuần cầu nguyện cho hiệp nhất (18-25/1) đã được hai linh mục đề ra năm 1908 : sự hiệp nhất chỉ có thể do Thiên Chúa mà đến và phải là đối tượng của việc cầu nguyện của mọi kitô hữu. Mỗi Giáo Hội phải nhìn nhận những lỗi lầm xúc phạm đến sự hiệp nhất trong các thế kỷ qua. Nếu mỗi Giáo Hội trung thành với truyền thống và với kinh nguyện, thì Thiên Chúa không thể không ban sự hiệp nhất cho các kitô hữu, sự hiệp nhất mà Đức Kitô đã cầu xin. Ngày nay, tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất thực sự có tính cách đại kết.

Chương XIX

GIÁO HỘI TỪ THẾ CHIẾN II

ĐẾN CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Trong Thế chiến II, Giáo Hội trong các nước tham chiến bị liên lụy nhiều. Lương tâm người kitô hữu bị tra vấn nhiều khi phải lực chọn thái độ. Tuy nhiên, chiến tranh cũng là một giai đoạn giúp trưởng thành và suy nghĩ. Giai đoạn canh tân thần học và thử nghiệm độc đáo này có những khó khăn và khủng hoảng trong những năm cuối thời của Đức Piô XII.



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương