LƯỢc sử giáo hội côNG giáO


Các cuộc bách hại ở thế kỉ III



tải về 0.53 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.53 Mb.
#6260
1   2   3   4   5   6   7

3. Các cuộc bách hại ở thế kỉ III
Cuối thế kỉ II, đế quốc bắt đầu rạn nứt. Các Hoàng Đế muốn loại bỏ những yếu tố gây chia rẽ và xiết chặt dây liên kết các cư dân trong toàn đế quốc bằng việc tôn thờ Hoàng Đế. Người kitô hữu không chấp nhận việc tôn thờ ông. Vì vậy, các Hoàng Đế nhiều lần ra sắc chỉ chống Kitô Giáo trên toàn đế quốc.
- Đạo luật của Septimô Sêvêrô : vị Hoàng Đế này muốn chặn đứng sự phát triển của các tôn giáo ngoại nhập bằng cách cấm rao giảng Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nếu không tuân sẽ có những hình phạt nặng nề. Để làm suy yếu Giáo Hội, Hoàng Đế Maximinô ra lệnh giết hàng giáo sĩ.
- Từ Đêciô đến Valêrianô : Hoàng Đế Đêcio muốn bảo đảm một hậu phương vững chắc, nên ra lệnh cho mọi công dân phải cúng tế thần linh của đế quốc. Đây là nguồn gốc của cuộc bách hại đầu tiên trên toàn đế quốc chống lại người kitô hữu. Nhiều người tử đạo, nhưng cũng không ít người chối đạo. Giám mục Cyprianô thành Carthage cho chúng ta biết việc bỏ Đạo đã làm xáo trộn sâu xa các cộng đồng ở Phi Châu. Tong những vị tử đạo nổi tiếng có giám mục Cyprianô, Giáo Hoàng Sixtô, phó tế Laurensô.
- Hoàng Đế Callianô ban hành chiếu chỉ khoan hồng năm 261. Trong khoảng 40 năm, Giáo Hội được bình yên khắp nơi, thỉnh thoảng mới có cuộc nổi dậy ở địa phương chống lại người kitô hữu. Số kitô hữu gia tăng nhanh nhất là tại Tiểu Á, nhiều giáo đoàn được thành lập.
4. Cuộc bách hại cuối cùng
Đế chế ngày càng rơi vào chế độ độc tài. Khi lên nắm quyền, Diôcletianô bắt đầu cải tổ toàn nền hành chính, chia đế quốc làm 4 phần với 2 Hoàng Đế bên Đông Phương và 2 Hoàng Đế bên Tây Phương. 96 tỉnh nhập thành 12 khu vực. Thuế khóa nặng nề, luật pháp ngày càng cứng rắn, việc tôn thờ Hoàng Đế lên tới tột đỉnh. Những kẻ không theo quốc giáo bị truy nã như người man-di, các kitô hữu.
Diôcletianô tỏ ra bực mình đối với quân nhân Kitô Giáo không chịu thờ Hoàng Đế. Còn Galêriô cho Kitô Giáo là một mối nguy hiểm cho xã hội cổ truyền. Do đó mà có cuộc bách hại khủng khiếp hầu như liên tục từ năm 303 đến năm 313. Sắc chỉ được ban hành : đốt Sách Thánh, phá hủi nơi thờ phượng, cưỡng bách cúng tế, đày đi hầm mỏ, kết án tử hình....
Năm 313, hai Hoàng Đế Constantinô và Licinô cùng thỏa thuận một đường lối chính trị tôn giáo, ban hành sắc chỉ Milanô. Sắc chỉ này nhìn nhận quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân trong đế quốc bất kể họ thuộc tôn giáo nào. Các cơ sở Kitô Giáo bị tịch thu phải được trả lại. Kitô Giáo dần dần lướt thắng các tôn giáo khác. Một kỉ nguyên mới bắt đầu cho Giáo Hội và cho đế quốc, sẽ được gọi là “Giáo Hội thời Constantinô” hoặc “Đế quốc Kitô Giáo”.


Chương III

TỔ CHỨC VÀ ĐỜI SỐNG NỘI BỘ

CỦA GIÁO HỘI TRONG 3 THẾ KỈ ĐẦU

Kitô hữu không phải là một cá nhân đơn độc, mà thuộc về một cộng đoàn của dân mới là Giáo Hội. Thực ra, khi thiết lập Giáo Hội, Chúa không đặt ra một qui chế xã hội tỉ mỉ và rõ ràng. Nhưng để sống và tồn tại, Giáo Hội phải dần dà tạo nên cho mình có một cơ cấu tổ chức cần thiết tùy theo hoàn cảnh thế giới mà mình đang sống trong đó. Như cần có nơi hội họp, cần có qui luật cử hành phụng vụ, cần người lãnh đạo và thi hành các chức năng khác nhau... đó là mục tiêu của chương này, để tìm hiểu xem tổ chức và đời sống nội bộ của Giáo Hội trong 3 thế kỉ đầu diễn tiến như thế nào ?


I. ĐỜI SỐNG PHỤNG VỤ VÀ CẦU NGUYỆN
1. Nơi và lúc cầu nguyện
- Trong buổi đầu của Giáo Hội, các kitô hữu thường tập trung ở các tư gia để cầu nguyện. Ở Đông Phương, các kitô hữu thường sử dụng tầng trên, sát mái nhà, nơi yên tĩnh và kín đáo nhất (Cv 20,7-11). Dùng phòng tắm, bể tắm vào việc rửa tội. Khi đẹp trời, có thể tụ họp ở một khu ngoài trời có rào kín, ở trong vườn hay ngoài nghĩa trang. Từ thế kỉ II, có những kitô hữu dâng những ngôi nhà để dành riêng cho việc phụng vụ. Nhà thờ thực sự chỉ được xây vào thế kỉ III.
- Giờ cầu nguyện trải dài suốt ngày sống. Lúc mặt trời mọc, họ hướng về phía mặt trời để cầu nguyện. Ngoài ra còn cầu nguyện lúc 9 giờ, buổi trưa, 3 giờ chiều và lúc mặt trời lặn. Khi cầu nguyện họ đứng thẳng, cánh tay luôn cao và bàn tay mở rộng.
2. Việc nhập Đạo
- Thời kì dự tòng, phép rửa tội và thêm sức
Thời kì dự tòng ngắn dài thay đổi tùy không gian và thời gian.
Ở Rôma, từ thế kỉ 3, thời gian dự tòng kéo dài 3 năm, phải được giới thiệu và bảo đảm về ý định nghiêm túc, từ bỏ một số nghề có liên hệ đến việc thời ngẫu tượng và những thói vô luân. Được chuẩn bị bằng việc giáo huấn, giúp khám phá nội dung đức tin.
Ngày thứ 6, trước khi chịu phép rửa, phải ăn chay. Ngày thứ 7, giám mục đặt tay trên các ứng viên trừ tà, hà hơi và làm dấu thánh giá trên họ. Canh thức suốt đêm thứ 7 nghe Lời Chúa và giáo huấn. Cuối đêm Vọng Phục Sinh là nghi thức rửa tội. Sau đó, giám mục đặt tay và xức dầu lần cuối. Đó là phép thêm sức.
3. Phép Thánh Thể hay cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa
Mỗi Chúa Nhật, các kitô hữu đều tụ họp để cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh. Trọng đại nhất là chính ngày lễ Phục Sinh. Ban đầu chỉ bên Đông Phương cử hành ngày này, còn bên Tây Phương chỉ cử hành vào Chúa Nhật. Vào cuối thế kỉ II, các kitô hữu tất cả đều cử hành lễ Phục Sinh, nhưng chưa nhất trí với nhau về ngày cử hành. Sau này, thánh Irénée thành Lyon thuyết phục mọi người chấp nhận mừng lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Do Thái (14 Nisan).
- Các kitô hữu cử hành lễ Tạ Ơn là trọng tâm của ngày Chúa Nhật và Phục Sinh để tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa. Các bản văn Tân Ước (Cv 2,42 ; 20,7-1... 1 Cr 10,16) cho thấy một chỉ dẫn về diễn tiến của nghi thức bẻ bánh. Các bản văn khác (như của Giustinô) cho thấy cơ cấu của việc cử hành Thánh Thể, xác định điều kiện cần để tham dự Thánh Thể. Người chịu lễ nhận bánh trên lòng bàn tay, người vắng mặt được phó tế đem đến.
4. Phép giải tội
Thế kỉ II. Sách Didachè kêu mời các tín hữu xưng tội trước khi cầu nguyện và dự tiệc Thánh Thể. Người chịu phép rửa tội rồi không được phạm tội nặng nữa. Tuy nhiên, cách chung người ta dè dặt rằng có thể ban ơn tha tội cho những tội nặng (bội giáo, sát nhân, ngoại tình) chỉ ban một lần, coi như đồng hóa với phép rửa.
II. CÁC THỪA TÁC VỤ
1. Trong thể kỉ đầu
Cộng đồng sơ khởi có tổ chức. Nhóm Mười Hai điều khiển cộng đòng Palestin nổi tiếng Aram ; nhóm bảy người do Têphanô đứng đầu cộng đoàn điều khiển những người Do Thái hi hóa nói tiếng Hi Lạp.
Cộng đoàn Giêrusalem và nhiều cộng đoàn khác tổ chức theo mẫu cộng đoàn Do Thái. Đứng đầu là Hàng Niên Trưởng ở Giêrusalem, Giacôbê là thủ lãnh hàng niên trưởng này. Ở Antiokia có Giáo Hội thừa sai với 2 tổ chức : các thừa tác lưu động thi hành tác vụ đoàn sủng, đây là các Tông Đồ như Phaolô và Barnabé. Rồi các tiên tri giải thích Lời Chúa, và các tiến sĩ là những chuyên viên Kinh Thánh.
Trong các cuộc hành trình truyền giáo, các thừa sai lập những cộng đoàn địa phương và đặt các vị hữu trách đứng đầu, được phong ban bằng việc đặt tay ; họ giảng dạy, rửa tội và chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn.
2. Thế kỉ II - III
Theo Clément thành Rôma và sách Didachè, thì những giáo đoàn có các episcopes-presbytes và các phó tế, dần dần xuất hiện vị chủ tịch, và không bao lâu vị này mang tước hiệu episcope và tách khỏi Hàng Niên Trưởng. Phó tế là thừa tác viên thuộc cấp, liên kết với episcope. Như vậy, hình thành 3 cấp : giám mục, linh mục và phó tế.
Ban đầu chỉ mình giám mục chủ sự thánh lễ, giảng, rửa tội, giao hòa hối nhân. Các linh mục chỉ phụ giúp giám mục. Nhưng dần dà các tòa giám mục gia tăng và nhiều nhà thờ ở Rôma và Alexandria được xây dựng, người ta cắt đặt các linh mục coi sóc với trách nhiệm đặc biệt.
Hàng giáo sĩ và giáo dân can thiệp nhiều cách khác nhau vào việc chọn thừa tác viên. Nghi thức chính là đặt tay. Giám mục đặt tay truyền chức giám mục. Giám mục và linh mục đặt tay truyền chức linh mục. Chỉ mình giám mục đặt tay truyền chức phó tế. Còn các thừa tác vụ khác như đọc sách, người ta chỉ trao cho họ vật dành cho tác vụ đó.
3. Nhiệm vụ của thừa tác viên
Trong các bản văn Tân Ước các thừa tác viên có nhiệm vụ được nhấn mạnh là rao giảng Phúc Âm (1 Cr 1,17) chủ sự các buổi cầu nguyện, cử hành nghi thức bẻ bánh, lo quản lí việc chung.
III. CHIA SẺ VÀ LIÊN KẾT
1. Giáo Hội lan rộng khắp nơi
Từ cuối thế kỉ II, các kitô hữu ý thức rằng tính phổ quát của Giáo Hội là một thực tại cụ thể : các kitô hữu hiện diện khắp nơi, chủ yếu trong đế quốc Rôma. Ở tận Tây Phương, mật độ kitô hữu rất cao, kể cả vùng quê. Ở Tây Phương, Tin Mừng phát triển không đều. Số tín hữu đông đảo ở miền Trung Ý, Nam Tây Ban Nha, Phi Châu các miền Bắc Ý và Galilê ít hơn. Ở Galilê, trừ Lyon và một vài chỗ khác, các Giáo Hội chính được thiết lập vào nửa thế kỉ III.
Ngoài biên giới quốc gia Rôma, vương quốc Edessa (Thổ Nhĩ Kì ngày nay), trở lại khoảng năm 200, trong đế quốc Ba Tư, kitô hữu khá đông ở miền thượng Lưỡng Hà Địa. Armênia theo Đạo khoảng năm 300.
2. Các mầm mống chia rẽ
Vào thế kỉ II, Giáo Hội phải đương đầu với một loạt các học thuyết mà từ đó nhiều nhóm đối nghịch xuất hiện. Các kitô hữu Do Thái muốn duy trì những nét đặc thù về nghi lễ và thần học của họ, trung thành với việc cắt bì và những cấm kị về thức ăn, bảo vệ độc thần giáo của Thánh Kinh, chỉ thấy nơi Đức Giêsu một người được Thiên Chúa nhận làm dưỡng tử khi chịu phép rửa.
Cuộc sống những kitô hữu khác lại bị ảnh hưởng thuyết nhị nguyên Hi Lạp, đối lập vật chất với tinh thần, và bị ám ảnh bởi vấn đề sự dữ, đã giải thích lại cách triệt để Cựu Ước và Tân Ước. Chối việc Nhập Thể, nại đến một loạt tri thức được chuyển đạt cách bí nhiệm cho những nhóm nhỏ. Tri thức này đem lại sự cứu rỗi. Đó là ngộ đạo thuyết Gnosticisme. Ngoài ra, còn giáo thuyết của những người như Marciô, Mani (cũng chịu ảnh hưởng của thuyết nhị nguyên). Đứng trước sự lan tràn của lạc thuyết đó, Giáo Hội phải đối phó thế nào ?
3. Dây liên kết : qui luật đức tin và qui điển Tân Ước
Cuối thế kỉ II, thánh Irénée vạch ra một số học thuyết mà người cho là sai lạc. Đồng thời, cũng cho thấy đâu là Giáo Hội và chân lí đích thực, và điều các kitô hữu nại tới, đó là truyền thống của các Tông Đồ. Truyền thống này có trong các Giáo Hội, có thể đi ngược lên tới các Tông Đồ qua việc kế vị của các giám mục và linh mục. Trong đó có những Sách Thánh đích danh. Nhưng làm thế nào để nhận ra đúng những sách này.
Để nói về Đức Giêsu, người ta nại đến các Tông Đồ và những người gần gũi các ngài. Lúc đầu là chứng bằng lời nói, khi các Tông Đồ qua đời, người ta dùng bản văn của các ngài. Nhưng có quá nhiều bản văn nhận là của các Tông Đồ. Trước sự đa tạp đó, các cộng đoàn tìm hiểu những tiêu chuẩn lựa chọn, cuộc lựa chọn chủ yếu diễn ra ở thế kỉ II. Theo Irénée chỉ có 4 Phúc Âm được khắp nơi chấp nhận là Phúc Âm Mt, Mc, Ga, Lc các thư Phaolô, các thư Phêrô, đôi khi có sự do dự đối với một vài sách Khải Huyền, thư Giuđa... Cuối thế kỉ II đã thiết lập xong qui điển Tân Ước.
4. Thần học khai sinh
Trước tình trạng đủ loại học thuyết nảy sinh, các vị lãnh đạo cộng đồng đã nỗ lực làm cho các tín hữu biết đâu là đức tin chân chính. Các ngài giải thích Sách Thánh được công nhận, chứng minh cho họ thấy Đức Kitô là sự hoàn tất mạc khải.
Chú giải Thánh Kinh như thế nào ? Ban đầu các ngài diễn giải trực tiếp qua các bài giảng trong thánh lễ và khi dạy giáo lí cho dự tòng. Sau đó, nhiều giám mục, linh mục và những vị khác đã trở thành văn sĩ và khai sinh những thần học đầu tiên. Những gương mặt nổi bật đáng kể nhất.
- Thánh Ignace d’Antioche : đầu thế kỉ II. Tích cực bảo vệ thực tại Nhập Thể. Đức Giêsu là một nhân vật lịch sử, là một con người thật.
- Thánh Irénée : tác phẩm “Chống lạc giáo” tư tưởng thần học của người xoay quanh chủ đề “Ngôi Lời Nhập thể” Thâu thọp cả nhân loại và lịch sử hoàn vũ”
- Origène : người Alexandrie dành cả cuộc đời dạy học và thuyết giảng.
- Tertullien : nhà hộ giáo và thần học với công thức nổi tiếng “máu các thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh các kitô hữu”.
- Thánh Cyprien (200-258) : giám mục Carthage. Nỗ lực gìn giữ sự hiệp nhất trong Giáo Hội, vì đây là dấu chỉ gặp gỡ Đức Kitô.


Chương IV

GIÁO HỘI TRONG ĐẾ QUỐC KITÔ GIÁO

Đến năm 313, Giáo Hội được thực sự bình an, nhờ vị Hoàng Đế trở lại Đạo. Đó là Constantinô, đánh dấu bước khởi đầu của “Giáo Hội thời Constantinô”, tức là thời mà có một quan hệ mới giữa Giáo Hội và xã hội. Giáo Hội được tháp nhập vào trong một nhà nước tự coi là có Đạo, được nhà nước ưu đãi đặc biệt. Giáo Hội dựa vào Hoàng Đế để chống lạc giáo và ngoại giáo. Đổi lại, nhà nước cũng muốn Giáo Hội trở thành chỗ dựa tinh thần. Hai bên có nhiều chuyện dẫm chân lên nhau. Sau đây ta sẽ thấy những biến đổi của Giáo Hội trong lòng một nhà nước có đạo đầy ưu ái, cũng như những biến đổi của chính xã hội do Giáo Hội thực hiện.


Ta sẽ chia ra ba phần chính yếu :
- Tự do tôn giáo đến quốc giáo

- Sự tiến triển của phụng vụ và việc truyền giáo

- Những bước đầu của chế độ đan tu
I. TỰ DO TÔN GIÁO ĐẾN QUỐC GIÁO
1. Hoàng Đế Constantinô : từ năm 312, sau khi chiến thắng kẻ thù, cuộc chiến thắng này được coi là có Đức Kitô trợ giúp, ông bắt đầu gắn bó với Kitô Giáo. Ông trở lại Đạo, nhưng chỉ xin rửa tội lúc nào trên giường bệnh.
Năm 313, vua Constantinô cai trị phía Tây và Liciniô cai trị phía Đông. Hai Hoàng Đế đối nghịch nhau, Liciniô lại ghét người công giáo. Khi chống Liciniô, Constantinô làm cho người ta có cảm tưởng là ông đang tiến hành một cuộc chiến tranh tôn giáo để bảo vệ Giáo Hội.
Sau khi Liciniô bại trận và bị giết, Constantinô trở thành Hoàng Đế duy nhất, năm 324.
Có thể nói, niên hiệu này bắt đầu “Đế Quốc Kitô Giáo”.
Constantinô quyết định xây dựng một thủ đô mới ở phía Đông, gọi là thành Constantinople và ông ở lại đó, qui tụ quanh mình những tín hữu theo văn hóa Hi Lạp. Việc này mang mầm mống chia rẽ Giáo Hội trong tương lai.
2. Vai trò của các Hoàng Đế Công Giáo
Hoàng Đế tự coi mình ngang hàng với các Tông Đồ, hoặc có danh hiệu là Thượng Tế, tức thủ lĩnh tôn giáo như Môsê, David trong Cựu Ước. Do đó, ta hiểu vì sao các ngài lại can thiệp vào việc nội bộ của Giáo Hội. Với danh hiệu này, Hoàng Đế đã triệu tập công đồng.
Các tín hữu biết ơn Hoàng Đế vì được hưởng nhiều đặc ân đặc lợi. Nhiều thánh đường, đền đài được xây dựng, các hàng giáo phẩm có nhiều quyền thế, tài sản kếch xù, ngay cả đặc quyền về pháp lí, tòa án của giám mục... Giám mục được coi ngang hàng với tổng trấn Rôma. Hoàng Đế quan quyền còn đứng ra can thiệp chống lại các bè rối, như Ariô, từ năm 325.
3. Việc loại trừ ngoại giáo
Ngay từ đầu, tức 313, vua Constantinô chấp nhận quyền tự do tôn giáo, phượng tự, với chiếu chỉ gọi là “chiếu chỉ Milan”. Các tôn giáo cũ, dù không phát triển nhưng vẫn sống. Trừ bên Đông Phương, trong hầu hết các miền của đế quốc, số kitô hữu chưa tới 50 % dân số. Tôn giáo cổ truyền còn ăn rễ sâu trong các giai cấp xã hội. Tuy nhiên, trong thế kỉ IV, luật pháp ngày càng trở nên bất lợi cho các tôn giáo cũ, các Hoàng Đế dần dần cấm chỉ các nghi lễ ngoại đạo, như cúng tế, ma thuật, bói toán ...

Dưới thời Giulianô (361- 363) : ông là kẻ bội giáo, lại ủng hộ đạo cổ truyền, viết sách vở tố cáo Kitô Giáo, nhưng không thể ngăn chặn nổi đà tiến của Kitô Giáo. Ông bị bại trận, được coi là hình phạt của Thiên Chúa.


Sau ông chết, những vị nối ngôi ông lại gia tăng các biện pháp chống ngoại giáo và cả lạc giáo.
Năm 379 : Gratianô từ bỏ danh hiệu thượng tế.
Năm 380 : Théodosiô coi Công Giáo là quốc giáo. Mọi thực hành ngoại giáo trong đế quốc bị cấm chỉ (392). Những ngày lễ ngoại giáo không còn được cử hành, các đền, chùa miếu đều bị phá hủy. Tình thế hoàn toàn đảo ngược : người ngoại xưa bách hại, nay bị bách hại, nhà nước xưa phục vụ ngoại giáo, nay phục vụ Kitô Giáo. Việc tôn giáo - nhà nước không thể tách rời. Tôn giáo vẫn là nền tảng và là chất keo liên kết xã hội.
4. Kitô Giáo và xã hội
Ngoại giáo bị loại trừ, lịch Công Giáo giữ nhịp đi cho xã hội. Từ năm 325, Chúa Nhật và các ngày lễ lớn Công Giáo là những ngày lễ nghỉ cho cả quốc gia. Kitô Giáo có ảnh hưởng trong pháp chế, nhất là về gia đình. Chế độ nô lệ chưa bị đặt thành vấn đề nhưng việc giải phóng nó rất dễ dàng, và có biện pháp chống chia rẽ gia đình người nô lệ, chế độ nhà tù nhân đạo hơn...
Người Công Giáo quan tâm đến vấn đề thành lập các tổ chức từ thiện. Nhờ các việc đó sau này cơ cấu xã hội cũng sẽ được biến đổi...
II. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA PHỤNG VỤ VÀ TRUYỀN GIÁO
1. Sự tiến triển của phép rửa tội và giải tội : Sau khi Giáo Hội được tự do, dân chúng đua nhau nhập Đạo, nhưng nhiều người lại không muốn tuân giữ những đòi hỏi của phép rửa tội đặt ra, bởi nó rất khắt khe.
Phép giải tội và việc sám hối : phép giải tội chỉ được thực hiện một lần trong đời.
Việc sám hối rất nặng nề, đối với những người tội nặng công khai, có khi phải đền tội kéo dài cả một đời... Sự khắt khe và nặng nề đó, đã gây ra những hậu qủa ngược lại : nhiều dự tòng không dám rửa tội, xin hoãn lại. Nhiều hối nhân xin hoãn việc xưng tội, đợi cho đến lúc già hoặc sắp chết...
2. Thánh lễ, năm phụng vụ và các việc đạo đức : thế kỉ IV đã xác định 2 lễ mừng, ở Đông Phương, ngày 6 tháng 1 : Lễ Hiển Linh ; Tây Phương (năm 330) : ngày 25 tháng 12 là Ngày Sinh của Chúa.
Việc tôn kính các vị tử đạo phát triển mạnh. Trên mộ tử đạo, người ta xây cất các vương cung thánh đường đồ sộ. Nhờ chuộng các thánh tích và hài cốt mà người ta tìm ra thập giá Chúa Kitô cũng như hài cốt các tông đồ. Và quan tâm đến các địa danh Kinh Thánh, tổ chức các cuộc hành hương thánh địa, phong trào sùng kính Đức Maria...
3. Sự tiển triển của việc truyền giáo
Sau khi đa số dân thành phố đã theo Đạo, các giám mục mở rộng về nông thôn, thay thế các đền thờ thần ngoại bằng nhà thờ.
Các xứ đạo thành hình, từ năm 313 - 400 : số tòa giám mục Bắc Ý từ 6 lên 50 tòa, còn tại Galilê từ 22 lên 70 tòa. Bên ngoài đế quốc, nhiều giáo hội đi vào ổn định.
III. NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHẾ ĐỘ ĐAN TU
Thánh Antôn được coi là tổ phụ đời đan tu thu hút nhiều người rời đô thị vào sa mạc. Thánh Pacôm sáng lập lối cộng tu. Thánh Basiliô viết thành tu luật. Tại Tây Phương cuối thế kỉ IV mới có đời tu. Thánh Augustin nối kết đời tu linh mục với đan viện, lập tu viện riêng. Thế nhưng, Tổ Phụ Biển Đức mới tạo thành nếp đan tu ổn định qua nhiều thế kỉ : đan sĩ khấn vĩnh viễn, độc lập về kinh tế đan viện trở thành những trung tâm từ thiện. Đây là vườn ươm giáo sĩ, nhiều thế hệ nối tiếp nhau hoàn thành những sự nghiệp lâu dài.


Chương V

SỰ HÌNH THÀNH KINH THÁNH,

CÁC CÔNG ĐỒNG CHUNG ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

Trong thánh lễ mỗi Chúa Nhật, chúng ta vẫn tuyên xưng đức tin bằng Kinh Tin Kính Nicêa - Constantinople. Bản văn này không được soạn thảo trong bầu khí ôn hòa trao đổi ý kiến, nhưng thường là trong những cuộc xung đột dữ dội vượt quá những vấn đề tín lí. Hậu cảnh của việc hình thành Kinh Tin Kính (KTK) là sự xung đột giữa những : cá nhân, văn hóa, địa phương. Những cuộc lưu đày, ẩu đả đẫm máu, những lần quân đội và cảnh sát can thiệp.


I. TRANH LUẬN VỀ THẦN TÍNH CỦA ĐỨC GIÊSU KITÔ
1. Phái Ariô
Ariô là một linh mục khắc khổ và được quí trọng ở một giáo xứ tại Alexandria. Cũng như nhiều người trước, Ariô muốn bảo vệ các ưu phẩm của một Thiên Chúa duy nhất. Chỉ mình Người là Đấng không có khởi đầu. Sở dĩ Thiên Chúa là Cha, vì một lúc nào đó Người đã sinh ra Con. Vậy Con có khởi đầu. Con không hoàn toàn thuộc cùng một bản tính với Cha. Con lệ thuộc Cha... Ariô dựa vào các bản văn Kinh Thánh (Ga 14,28...) để khẳng định như trên.
Giám mục Alexandria không chấp nhận quan điểm của Ariô. Nếu Ngôi Lời không hoàn toàn là Thiên Chúa, thì loài người không thể được thần hóa hoàn toàn, vì Người không phải là Thiên Chúa nhập thể trong một con người. Vậy, con người không thể được cứu rỗi. Năm 318, Ariô bị vạ tuyệt thông. Dĩ nhiên ông không nhận vạ này. Khi ông đi thăm những người theo ông ở Đông Phương, thì tại đây nhiều người cho rằng quan điểm của ông đúng với truyền thống. Hỗn loạn xảy ra ở Alexandria. Hoàng đế Constantinô muốn có sự yên ổn ở Đông Phương, nên ông khuyên mỗi bên phải cố gắng hòa giải vì đây chỉ là những tranh cãi về từ ngữ. Những xáo trộn vẫn tiếp tục, nên ông quyết định qui tụ các Giám mục họp Đại Công Đồng.
2. Công Đồng Chung đầu tiên - Nicéa (325)
Công Đồng Nicéa là công đồng chung đầu tiên, qui tụ khoảng 300 Giám mục. Đa số các vị này thuộc Đông phương theo văn hóa Hi Lạp, các ngài rất quan tâm đến những tranh luận tín lí. Công Đồng gây ấn tượng mạnh, vì chưa bao giờ các chức sắc của Giáo Hội có mặt đông đủ như thế.
Công Đồng đã chấp nhận bản Kinh Tin Kính của Giám mục Eusêbiô thành Césarée, khi Giám mục này đề nghị. Nhưng theo yêu cầu của Constantinô, các Giám mục thêm tính từ "Homoousios" khi nói về Con Thiên Chúa, nghĩa là Chúa Con cùng một bản thể "Ousia" với Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha. Hạn từ này khẳng định sự ngang bằng hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Do đó, (trừ một vài) tất cả các Giám mục đã phê chuẩn hạn từ này.
Quyết định tín lí của Công Đồng Nicéa nhanh chóng gây ra nhiều phản ứng. Nhiều người không chấp nhận hạn từ "Homoousios", vì cho rằng từ này không có trong Kinh Thánh. Giáo Hội Đông Phương không chấp nhận công thức của Công Đồng Nicéa. Giáo Hội Tây Phương La-tinh nói chung là trung thành với Nicéa.
3. Công Đồng Constantinople (381)
Năm 380, hoàng đế Thêodosiô bên Đông Phương quyết định nhận Công Giáo là quốc giáo, và năm 381 triệu tập Công Đồng tại thủ đô Constantinople. Công Đồng này lấy lại Kinh Tin Kính Nicéa và thêm vào đó phần về Chúa Thánh Thần : "Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần là Chúa hiển trị và là Đấng ban sự sống. Người bởi Chúa Cha mà ra, và Người cũng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con". Thế kỉ VII, Giáo Hội La-tinh thêm vào một chữ nổi tiếng "Filioque". Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự li khai giữa Giáo Hội La-tinh và Giáo Hội Hy-lạp ở thế kỉ XI.
II. TRANH LUẬN KITÔ HỌC
1. Nguồn gốc cuộc tranh luận
Suy tư và bàn cãi không bao giờ ngưng nghỉ, khi sự đồng hàng giữa Cha và Con được chấp nhận thì một vấn đề khác lại nảy sinh : phải hiểu thế nào về sự kết hợp giữa thần tính và nhân tính nơi Đức Giêsu ? Ngôi Lời thì vĩnh cửu nhưng Đức Giêsu lại được sinh ra, chịu khổ và chịu chết. Có thể nói rằng Thiên Chúa đã được sinh ra, chịu khổ và chịu chết không ? Nếu tách rời Thiên Chúa và con người nơi Đức Giêsu, thì nói thế nào về nhập thể, về xác phàm được Ngôi Lời mặc lấy ?
Alexandria, người ta nhấn mạnh sự duy nhất của Đức Kitô, khởi đi từ Logos (Ngôi Lời). Đức Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa mặc lấy một xác phàm. Chính đó là điều kiện để con người được thần hóa. Còn ở Antiokia, người ta lại nhấn mạnh hai khía cạnh của hữu thể Đức Kitô, tức là hai bản tính khởi đi từ bản tính để đi đến sự duy nhất, và giữ vững nhân tính đầy đủ của Đức Kitô.
Sự dị biệt hai quan điểm trên đã biến thành cuộc xung đột mạnh mẽ qua lại đối đầu giữa hai Giám mục là Cyrillô thành Alexandria và Nestôriô thành Constantinople. Nestôriô chỉ trích lối tôn sùng bình dân gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Théotokos). Theo Nestôriô hạn từ này không có trong Kinh Thánh, và Đức Maria chỉ là Mẹ của con người Giêsu. Đối lại, Cyrillô muốn bảo vệ tính duy nhất của Đức Giêsu và niềm tin phổ biến của tín hữu. Người cho rằng chỉ có một "bản tính" duy nhất trong Đức Kitô.
Cyrillô liên lạc với Giám mục Rome là Célestino, người kết án Nestôriô năm 430. Cyrillô yêu cầu Nestôriô kí một bản văn xác nhận nơi Đức Kitô, Ngôi Lời và con người kết hợp trong một bản tính mà thôi. Nhưng Nestôriô lại tố cáo Cyrillô theo lạc thuyết Apollinariô. Vì việc này, hoàng đế Thêodosiô triệu tập công đồng tại Êphêsô yêu cầu mọi Giám mục hiện diện.
2. Công Đồng Êphêsô (431)
Cyrillô chủ động khai mạc công đồng cho dù nhiều giám mục chưa có mặt và dù đại diện Hoàng Đế phản đối. Nestôriô bị hạ bệ như một Giuđa mới, một kẻ lạc giáo. Quần chúng tán thành phấn khởi. Nhưng không lâu sau đó các giám mục theo phe Nestôriô và những vị không tán thành hành động của Cyrillô lần lượt tới. Họ lên án Cyrillô và các bạn của Người. Để giải hòa 2 bên, đại diện Hoàng Đế đã truất phế cả Nestôriô lẫn Cyrillô, Cyrillô trốn được và trở về Alexandrie như một kẻ chiến thắng, còn Nestôriô kết thúc cuộc đời trong cảnh lưu đày.

Nội dung tín lí của Công Đồng Êphêsô thực chất là củng cố uy tín Nicéa và nhấn mạnh sự duy nhất của Đức Kitô. Hạn từ Théotokos sẽ không còn bị tranh cãi nữa.


Năm 433, một đối thủ của Cyrillô là Gioani, giám mục Antiokia đề nghị một công thức hòa giải : “Có một sự kết hợp không lẫn lộn giữa hai bản tính, và do sự kết hợp này, chúng ta tuyên xưng rằng Đức Trinh Nữ Thánh là Théotokos, bởi vì ngôi Con Thiên Chúa đã trở thành xác phàm và đã làm người”. Cyrillô phấn khởi nhận công thức này. Giám mục Rôma là Sixtô chúc mừng sự hòa hợp của hai người bằng cách phê chuẩn công thức.

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương