LƯỢc sử giáo hội côNG giáO


Sự xuất hiện của các dòng khất thực



tải về 0.53 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.53 Mb.
#6260
1   2   3   4   5   6   7

2. Sự xuất hiện của các dòng khất thực
Lí tưởng trở về với Tin Mừng, nó tạo ra một hình thức tu trì mới. Tuy nhiên sự đáp ứng của thánh Đa Minh và thánh Phanxicô Assisi hơi khác nhau.
- Đa minh và dòng thuyết giáo (170-1221) ở Tây Ban Nha. Ngài kết luận : đời sống nghèo khó thực sự của nhà giảng thuyết là phương dược duy nhất hữu hiệu “Đời sống không có thu nhập vì thế cho nên dòng mang tên là dòng khất thực”.
- Phanxicô và dòng các anh em hèn mọn (1181 Ý) 1219, số tu sĩ tới 3000, 1212 có Clara và các bạn khác theo gương thánh Phanxicô. Ngài là chứng nhân tuyệt hảo của việc trở về với Phúc Âm.
III. KITÔ GIỚI TỰ VỆ : TRẤN ÁP LẠC GIÁO
1. Thái độ đối với người Do thái
Tuy không là lạc giáo nhưng không cùng một đức tin với Kitô giáo. Người theo Do thái giáo bị coi là con cháu của kẻ giết Chúa. Do vậy, cả giáo thuyết lẫn người theo đều là đối tượng để Kitô giới trấn áp. Công Đồng Latêranô III (1179) và IV (1215) gia tăng biện pháp phân biệt đối xử với người Do thái : bâõt phục sức riêng biệt, cấm một số nghề, câïm kết hôn với người Kitô hữu, sống trong những khu đặc biệt, trục xuất khỏi một số nước. Đôi khi còn có những tập tục hành hạ. Tuy nhiên, Giáo Hội đối xử với người Do thái lúc ấy vẫn tốt hơn nhiều so với các vua chúa.
2. Trấn áp lạc giáo
Thế kỉ XI-XII số người li khai dường như đông thêm, đứng trước tình hình đó và do áp lực của quần chúng, đã có nhiều nhà lạc giáo bị nhà vua ra lệnh thiêu sinh. Một sắc lệnh của Tòa thánh (1140) đề ra ba giai đoạn của thủ tục chống lạc giáo : cố gắng thuyết phục, phạt theo giáo luật, cuối cùng nhờ đến phần đời.
3. Hình thức trấn áp đặc biệt : giáo tòa
Ra đời vào những năm 1220-1230 khi chính quyền và giáo quyền hợp tác để truy lùng những kẻ lạc giáo và trừng trị họ. Rồi do ý muốn của Giáo Hoàng, tổ chức này mở rộng khắc Giáo Hội. Hồi đó khi nói “Hình phạt cần thiết” là nói đến thiêu sống. Tuy nhiên còn nhiều hình phạt khác nữa.
Thật khó giải thích được làm sao một Giáo Hội dựa vào Phúc Âm lại có thể thiêu sống những ai không chấp nhận giáo huấn của mình. Dưới một số góc độ, Kitô giới là một thể chế để tồn tại, Kitô giới đã dùng những phương tiện của công lí đương thời là tra tấn và tử hình.


Chương X

GIÁO HỘI THỜI TRUNG CỔ

(Thế kỉ XIV-XV)



Thế kỉ XIV-XV được gọi là thời kì suy tàn Kitô giới. Từ “suy tàn” trước tiên phải hiểu là sự suy tàn của hệ thống Kitô giới. Hệ thống này dựa trên quyền tối thượng của Giáo Hoàng, đến mức Giáo Hoàng là người cầm cân nảy mực cho toàn thể Âu châu thời Đức Inocente III. Từ thế kỉ XIII, thế quân bình này đã lay chuyển, và tan vỡ dần qua các thế kỉ sau : vua chúa phản đối vai trò của Giáo Hoàng trong lãnh vực chính trị. Ngay trong nội bộ Giáo Hội cũng có những tân hóa đưa đến một cuộc li khai và việc phản đối nền tảng của quyền Giáo Hoàng. Sự đồng tâm nhất trí cũng cáo chung.
Tuy vậy, tất cả đời sống Giáo Hội thời này không thể tóm tắt trong khía cạnh suy tàn. Có những biến đổi báo hiệu một thời kì mới. Đối với một số lớn kitô hữu đây cũng là thời kì đào sâu nội tâm.
I. TINH THẦN “ĐỜI” PHÁT SINH
1. Các chế độ quân chủ vươn mạnh
Như ta đã thấy, việc các Giáo Hoàng chống các hoàng đế Đức, khiến cho quyền của các người này suy yếu. Thậm chí có thời gian (1254-1273) ngôi hoàng đế còn khuyết vị nữa. Các Giáo Hoàng đã lạm dụng vũ khí tinh thần cho mục đích trần tục, như vạ tuyệt thông. Sự suy tàn của đế quốc có lợi cho chế độ quân chủ Tây phương. Các chế độ này củng cố vị trí mình bằng cách sử dụng quyền phong kiến có lợi cho mình. Tất cả các vương quốc Tây phương này dần dần trở thành các quốc gia theo nghĩa hiện đại, khi manh nha thi hành đường lối cai trị trung ương tập quyền. Và khi hùng mạnh hơn, các quốc gia này lại xung đột với nhau, chẳng hạn cuộc chiến trăm năm (1337-1453) giữa Anh và Pháp. Đồng thời trên đường củng cố và mở rộng quyền bính, các vương quốc này gặp trở ngại quyền hành của Giáo Hoàng. Đây là một căn nguyên mới cho các cuộc xung đột.
2. Cuộc xung đột đầy ý nghĩa giữa Philippe le Bel và Giáo Hoàng Bonifacio VIII
Các vua chúa ngày càng từ chối sự can thiệp của Giáo Hoàng vào Giáo Hội nước họ, đồng thời khẳng định quyền của mình trên những vụ việc thuộc Giáo Hội trong nước. Vua nước Pháp là Philippe le Bel (1285-1314) và Giáo Hoàng Bonifacio VIII (1294-1303) hai lần đụng độ nhau dữ dội. Tranh chấp lần đầu tiên liên quan đến quyền của Giáo Hội được miễn thuế. Cuộc tranh chấp lần hai liên quan đến quyền miễn tố của giáo sĩ. Nhà vua đã đưa ra tòa án triều đình một Giám Mục được Bonifacio đỡ đầu. Hai bên đối xử hung hãn với nhau cả về ngôn từ và hành động. Nhắc lại những tiền lệ, Giáo Hoàng dọa hạ bệ nhà vua. Phía cận thần của nhà vua tấn công lại. Họ tố cáo Giáo Hội đủ mọi tật xấu, kích động tình cảm quốc gia và tình cảm đạo đức của dân chúng. Đem quân đến Agagni (1303) đe dọa Giáo Hoàng. Quá xúc động vị Giáo Hoàng cao niên đã qua đời một tháng sau.
3. Tinh thần đời
- Thế kỉ XIV có nhiều sách bàn về các quyền của Giáo Hoàng và vua chúa. Ngoài những bút chiến, những lời thóa mạ, các sách này còn đưa ra những suy nghĩ về bản chất của nhà nước và Giáo Hội. Đây là điều mà người ta gọi là “sự phát sinh tinh thần đời”. Nét đặc trưng của tinh thần đời là : sự độc lập của nhà nước trong lãnh vực trần thế, sự nhấn mạnh đến định nghĩa Giáo Hội như toàn bộ các tín hữu chứ không giới hạn trong định chế giáo sĩ.
Các hậu kết rút ra lại khác nhau tùy tác giả. Có người chỉ khẳng định Giáo Hội và nhà nước đều có một sự tự trị tương đối : mỗi bên có quyền cấu tạo một xã hội có quyền tối cao hơn. Người khác đi xa hơn, cho rằng chỉ nhà nước có quyền tối cao, Giáo Hội không phải là một xã hội. Nhà nước ban quyền cho giáo sĩ và triệu tập các Công Đồng. Thần quyền bị đảo ngược, mầm mống của một hệ thông độc tài.
Dấu chỉ biểu trưng tinh thần đời là một văn kiện năm 1356 (Bulle d’Or) loại bỏ mọi can thiệp của Giáo Hoàng trong việc chỉ định hoàng đế Đức.
II. KHỦNG HOẢNG TRONG GIÁO HỘI
1. Các Giáo Hoàng ở Avignon (1305-1377)
Một năm trống ngôi sau khi đức Bonifacio qua đời, các hồng y bất đồng với nhau, cuối cùng đã chọn Tổng Giám Mục Bordeaux làm Giáo Hoàng danh hiệu là Clémenté V vì ngài tỏ ra là người đã hòa giải vấn đề tranh chấp giữa vua Pháp và Giáo Hoàng. Nhà vua nhờ tân Giáo Hoàng làm trung gian hòa giải Anh và Pháp. Hơn nữa nước Tòa thánh đang xáo trộn và còn nhiều sự kiện khác, tất cả đã cầm chân đức Clémente tại Pháp không tới Rome được. Cho đến năm 1377, các Giáo Hoàng thích ở Combat-Veirsaille hoặc Avignon, cả hai nơi thuộc quyền sở hữu của Tòa thánh. Chưa bao giờ Giáo Hoàng rời khỏi nước Ý lâu như vậy. Người Rome gọi đây là cuộc lưu đầìy Babylon.
Các Giáo Hoàng ở Avignon hẳn không hoàn toàn như người Ý trách cứ. Nhưng các ngài trước hết là luật gia, chỉ thành công về mặt trần thế, còn mặt đạo thì không thành công chút nào. Sự sa sút của các ngài chứa đựng mầm mống của cuộc đại li giáo Tây phương.
2. Đại li giáo Tây phương (1378-1417)
Dư luận kitô hữu làm áp lực để Giáo Hoàng trở về Rôma, đặc biệt lời van xin của Birgitta nước Thụy Điển và Catarina Xiêna. Giáo Hoàng Urbano V về Rôma được ba năm rồi quay lại Avignon. Năm 1377 đức Grêgôriô XI quyết định vĩnh viễn lập giáo triều ở Rôma.Cuộc trở về diễn ra trong bạo loạn, nhiều người chết. Các hồng y Pháp đến Rôma cách miễn cưỡng. Đức Grêgôriô sớm qua đời năm sau. Người Rôma đòi một Giáo Hoàng mới người Ý. Các Hồng Y đã bầu theo đòi hỏi đó, tức là Urbano VI. Nhưng các Hồng Y Pháp không chịu nổi Giáo Hoàng mới và đã bỏ Rôma. Họ tiến hành cuộc bầu cử mới, tức Clémenté VII. Chia rẽ lớn. Giáo Hoàng mỗi bên qua đời thì mỗi bên lại bầu Giáo Hoàng mới. Các vua chúa lại có dịp nhúng tay vào đời sống Giáo Hội trong nước họ.
3. Khủng hoảng về công đồng
Theo qui định của công đồng Constantia, Giáo Hội triệu tập công đồng Pavia rồi Bale (1431) - cải cách đang là vấn đề thời sự : điểm chính yếu là giảm thuế. Đa số tại công đồng chống Đức Giáo Hoàng. Năm 1437 Giáo Hoàng Eugenio IV quyết định rời công đồng về Farrare rồìi về Florentina. Nhưng một số Giám Mục ở lại cùng với ba trăm giáo sĩ cách chức đức Eugenio, đặt một quận công lên làm Giáo Hoàng, hiệu là Fêlixio V rốt cuộc phe li khai này chỉ làm trò cười. Vì ở Florentia đã có những kết quả sáng sủa hơn.
Một sắc lệnh hiệp nhất được kí kết 1439. Cơn khủng hoảng công đồng với chiến thắng của Giáo Hoàng. Đức Fêlixio V không được nhiều người ủng hộ nên đã từ chức (1449) - yêu cầu cải cách thật nhiều, nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu.
III KHỦNG HOẢNG TRONG ĐỜI SỐNG
1. Những tai họa của thời đại
Tai họa xảy ra suốt thế kỷ XIV-XV : khủng khiếp nhất là trận dịch hạch là "Hăúc dịch", phát xuất từ châu Á lan sang châu Âu từ năm 1347 và xuất hiện nhiều lần trong thể kỷ. Một phần 3 số người ở châu Âu chết. Chiến tranh kéo dài 100 năm phá họai không thua dịch hạch.
Cái chết hiện diện khắp nơi đòi người ta tự vấn lương tâm. Đó là nguồn gốc các cuộc rước của những người đánh tội. Nhưng tai họa vẫn không chấm dứt. Cơn sốt Satan lan khắp châu Âu. Satan hành động qua các phù thủy. Người ta dùng tra tấn bắt họ thú nhận. Việc đàn áp khiến hàng ngàn nạn nhân làm mồi cho dàn hỏa.
2. Khủng hoảng về tri thức
Những tai họa thời đại đã gây xáo trộn trong Giáo Hội. Triết học và thần học mất thế quân bình, nhiều tư tưởng mới xuất hiện.
William Okkham (1290-1350) tu sĩ Phan sinh người Anh chủ trương lí trí không thể đạt tới Thiên Chúa. Phải trở về với việc đọc kinh thánh và theo gương các thánh.
Cũng tại Anh, Gioan Wyclif (1324-1384) nhà thần học ở Oxford coi Kinh Thánh trọng hơn truyền thống. Không nhận sự biến thể của Thánh Thể.
Gioan Hus (1369-1415) người Tiệp khắc lấy lại tư tuởng Wyclif : không thể lẫn lộn Giáo Hội đích thực với định chế. Hus nhằm mục tiêu cải cách Giáo Hội tội lỗi này : đưa nó về với sự nghèo khó của Phúc Âm. Các nghị phụ đã lên án ông. Hus phải thiêu sinh khai mào cuộc nổi dậy ở Bohême kéo dài nhiều thập niên.
3. Những biến đổi trong đời sống ki tô giáo
Khắc khoải trước cái chết, lo âu về phần rỗi, mất tin tưởng vào định chế Giáo Hội, tất cả đã làm biến đổi trong đời sống đạo.
Có những người vì lo lắng, đã tìm tòi mọi phương thức nhỏ nhặt đưa đến phần rỗi. Việc tôn kính các thánh và hài cốt các ngài nảy nở chưa từng thấy. Bên cạnh những việc đạo đức, lại có tai hoa ăn chơi trụy lạc.
Cuối thời trung cổ lại là thời kì đào sâu và nội tâm hóa, ít ra một số người. Khoa thần bí dựa trên thần học nảy nở. Sách gương Chúa Giê su là sản phẩm nổi tiếng nhất của trào lưu này. Trong bầu khí của trào lưu đạo đức mới này mà những con người của thời Phục hưng và cải cách lớn lên trong đó có Êrasmô và Luthero.
IV. TÌNH HÌNH GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
Công dông Firenze 1439 làm ta chú ý đến Giáo Hội Hi lạp và con là Giáo Hội Nga. Cũng như nhiều Giáo Hội Đông phương khác đã kí với Rôma những văn kiện hợp nhất nhưng không được thi hành : phía Hi lạp mong được viện trợ quân sự. Còn Rôma muốn tái khẳng định quyền tối cao của mình trên toàn thể Giáo Hội.
1. Các Giáo Hội thuộc thế giới Slavô
Giáo Hội Bungari, Serbia giao động giữa hai vùng ảnh hưởng của Constantinôpôli và Rôma. Hai Giáo Hội này trở thành tự trị thế kỉ XIII.
Giáo Hội Nga trước cũng giữ mối giao hảo với Tây phương Latinh nhưng năm 1448 đã tách rời Rôma và thành lập Giáo Hội tự trị.
2. Ngày tàn của đế quốc Byzantiô
Đế quốc Byzantiô được tái lập 1261. Sau thời gian xen kẽ Constantinôpôli ở trong tay người Latinh. Năm 1453 quân Thổ bao vây Constantinôpôli và phá tan tành. Moskva thừa kế 1461.
3. Linh đạo Đông Phương
Các Giáo Hội Đông phương có nhiều điểm chung : linh đạo của họ chịu ảnh hưởng của đan viện, và các truyền thống nghệ thuật của họ được thâu tóm nơi các ảnh thánh.
Núi Athos là nơi tập trung các đan viện đại diện mọi quốc gia Chính Thống Giáo. Các tu sĩ của các đan viện thường được chọn làm Giám mục, Thượng phụ. Trong số này, có thánh Grêgôriô Palamas (1296-1359), đan sĩ ở Athos sau làm tổng giám mục Thessalonica.
Nhiều nhà thờ đan viện còn giữ được những tranh khảm, bích họa và các ảnh thánh của thời kì này.

SAU MƯỜI LĂM THẾ KỈ
Giữa thế kỉ XV, ngôi Giáo Hoàng dường như tìm lại được uy tín và sự hiển hách của mình. Vị Giáo Hoàng cao niên cuối cùng từ chức năm 1449.
Một thời cũ qua đi, một thời mới ló rạng, với sự trở về nguồn văn chương nghệ thuật cổ thời, một văn hóa mới đang hình thành mà Giáo Hội không còn giữ vai trò làm chủ như trước.
Suốt thời trung cổ, tuy có những tranh cãi và chia rẻ, nhưng Kitô giới vẫn luôn tìm lại được sự hiệp nhất của mình. Sang những năm đầu thế kỉ XVI, cuộc cải cách đã tạo nên sự đoạn giao vĩnh viễn. Nhưng mặt khác Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu lên đường khai phá các thế giơí mới và loan báo Tin Mừng cho khắp thế giới.

PHẦN II : TỪ PHỤC HƯNG TỚI NAY
Chương XI

PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH

Cuối thế kỷ XV có những Quốc gia tân thời xuất hiện, muốn thoát khỏi quyền lực của quá khứ là quyền Giáo Hoàng và hoàng đế, đồng thời một cuộc canh tân văn hóa sâu xa được gọi là phục hưng. Vào đầu thế kỷ XVI có nhiều cuộc cải cách Giáo Hội. Đáng tiếc là các cuộc cải cách đã làm cho Giáo Hội Tây phuơng đổ vỡ, do những người trong cuộc không hiểu nhau và có những cuộc bạo hành với nhau. Cuối thế kỷ XVI, những nét mới của một địa lý tôn giáo được phác họa và còn tồn tại tới ngày nay.


I. ÂU CHÂU THỜI PHỤC HƯNG
1. Các quốc gia mới và các quyền lực cũ :
- Năm 1453 kết thúc cuộc chiến 100 năm. Xác định được ranh giới lãnh thổ nước Pháp và nước Anh.
* Ở Pháp : các ông vua củng cố uy quyền của mình trong mọi lãnh vực kể cả tôn giáo. Vua FranÇois I có quyền lực quan trọng trong Giáo Hội Pháp.
* Ở Anh : nước Anh là vương quốc nhỏ nhưng vua Henry VIII đóng vai trò hàng đầu trong Châu âu về chính trị và tôn giáo.
* Ở Tây Ban Nha : sự hiệp nhất của toàn đất nước.
Các vua Công Giáo rất lưu tâm đến lợi ích của Giáo Hội, họ đồng hóa lợi ích với nhà nước.
- Phía Đông Âu : Ba Lan là một nước rộng về lãnh thổ, yếu về định chế chính trị, tiếp tục phát triển bước tiến Kitô giáo La tinh, trước thế giới Chính thống.
- Thánh đế quốc La-Đức : hoàng đế không có quyền hành trên vô số tiểu quốc. Từ năm 1438 hoàng đế liên tục được lựa chon từ dòng họ Habsburg. Đến năm 1519, hoàng đế Carolo Quinto vừa được thừa kế, ông mơ ước thống trị thế giới. Tuy nhiên, ông vấp phải sự đối đầu với vua nước Pháp của Giáo Hoàng.
- Quyền Giáo Hoàng : từ cuộc đại ly giáo Tây phương, quyền Giáo Hoàng mất đi một phần uy tín : là người Ý, Giáo Hoàng xen vào vụ việc của nước Ý là đối tượng tranh dành của nước Pháp và dòng họ Habsburg. Các Giáo Hoàng làm giàu cho gia đình, con cháu. Thẩm chí Giáo Hoàng có thời là phong cách của một tướng lãnh dùng binh khí tân công kẻ thù. Tuy nhiên, trong vai trò là những người bảo trợ văn nghệ, các ngài cũng là những người góp phần quan trọng vào việc canh tân nghệ thuật và văn chương của thời phục hưng.
2. Canh tân văn chương, nghệ thuật và khoa học :
- Thế kỷ XVI nhận thấy một sự đổi mới kì diệu về văn hóa được thực hiện trong một vài thập niên. Năm 1456 nghành in được phát minh do Gutenberg, tạo ra một cuộc cải cách trong việc truyền bá tư tưởng. Vì thế, nhiều tác phẩm trước đây dành cho một số ưu đãi nay được phổ biến. Người ta in nhiều tác phẩm đời của thời cổ, các sách tôn giáo : sách của các giáo phụ, Kinh Thánh và sách đạo đức...
-Thời phục hưng : nổi bật là các nhà nhân bản. Nếu dựa vào tác phẩm ông hoàng thì phần đông vẫn là những người Kitô hữu muốn dùng công trình của mình để cải thiện Giáo Hội và các tín hữu. Trong đó có Thomas More, thủ tướng Anh, là nhà nhân bản Kitô giáo dễ mến nhất. Nhưng chính Erasmo mới là thủ lãnh của các nhà nhân bản. Ông ấn hành một số tác giả cổ thời, nhất là các giáo phụ. Ông viết các đề tài khác nhau, trong đó ông đả kích hàng giáo sĩ về trình độ học vấn dốt nát. Erasmo chủ định tái sinh con người bằng cách thanh tẩy tôn giáo và rửa tội cho văn hóa. Về chính trị Erasmo muốn xây dựng một chính trị dựa trên Phúc Âm. Ông đã gây ảnh hưởng lớn đối với tất cả những ai muốn có một cuộc cải cách Giáo Hội trong hòa bình, nhưng cuộc cải cách có tính bạo động thắng thế.
3. Tình hình Giáo Hội :
- Cuối thế kỷ XV, người ta dựa vào Khải huyền loan báo ngày tận thế sắp đến. Vì thế người Kitô hữu lo lắng phần rỗi của mình, nên đã nhiều người chạy đến với phù thủy, Giáo Hội lùng bắt các phù thủy trong hai thế kỷ có tới trăm ngàn bị thiêu trên giàn. Dân chúng tìm cách giải tỏa bằng việc tôn kính Đức Mẹ, bằng việc hành hương, kiếm ân xá. Chính Giáo Hội lại không làm cho người ta tin tưởng. Nhiều linh mục không đáp ứng chờ mong của các tín hữu, vì dốt nát. Nhiều Giám mục chỉ quan tâm đến lợi tức, nên kiêm nhiều Tòa Giám mục. Thẩm chí người ta không tin cả Đức Giáo Hoàng, bởi vì Giáo Hội luôn cần tiền để xây cất, để tổ chức các cuộc lễ... Vì thế, các Đức Giáo Hoàng ban phép chuẩn về cư sở cho phép kiêm nhiễm, bán ân xá... Chính vì thế, Erasmo mỉa mai những lạm dụng trong Giáo Hội. Savonarola lớn tiếng tố giác những thói hư của Đức Giáo Hoàng Alex.VI, vì bắt dân Freze sống khắc khổ như đan sĩ.
Vì vậy, thời Giáo Hoàng Giulio II, triệu tập Công Đồng Laterano I. Công Đồng than phiền về những lạm dụng và đề ra cải cách nhưng không tiếp nối. Cũng vào năm bế mạc Công Đồng, Luther cho dán ở Wittenberg, 95 luận đề chống lại bán ân xá.
II. CÁC NHÀ CẢI CÁCH
"Cải cách" đã trở nên đồng nghĩa với đoạn giao trong Giáo Hội Tây phương. Bởi vì người ta thấy trong Giáo Hội có nhiều lạm dụng, nên nhiều người đã rời bỏ Giáo Hội. Trong đó chúng ta thấy có hai nhân vật cải cách lớn đã rời bỏ Giáo Hội : Luther và Calvin.
1. Luther và cuộc cải cách ở Đức
Cuộc cải cách bắt đầu ngày 31-10-1517, nhưng thực ra tiến trình lâu trước đó.
Luther người Đức, sinh 1483. Vào dòng Augustino năm 1505, sống đời đan sĩ và làm linh mục. Trong vụ việc bán ân xá của các tu sĩ Đa minh, thì đây là dịp để Luther công bố khám phá của mình. Hành động này vừa là lời phê phán Giáo Hội, vừa là lời mời gọi tranh luận với các giáo sư đại học. Những luận đề dán ở Wittenberg vang dội trong cả nước Đức và khắp Châu âu. Tháng 6.1520 tông chiếu Exsurge kết án 41 luận đề của ông và đề nghị ông rút lại luận đề đó, nhưng ông công khai đốt tông chiếu này. Năm 1521, ông bị vạ tuyệt thông.
- Đối với Luther không ý thức lập một Giáo Hội mới, ông cho rằng Giáo Hội sẽ tự canh tân khi trở về với Phúc Âm.
- Theo Luther : ý thức mình tự bản chất là một tội nhân, mà con người khám phá trong Kinh Thánh thấy rằng, ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa, do lòng tin. Thiên Chúa làm mọi sự và con người không làm gì cả. Luther chối tất cả truyền thống, chống lại sự tối thượng của Kinh Thánh và tin : chẳng hạn việc tôn kính các thánh, ân xá, khấn dòng, các bí tích không được chứng thực trong Phúc Âm. Ông chỉ nhận chức tư tế phổ quát của các tín hữu.
Trong thực tế, chỉ duy trì hai bí tích, đó là bí tích Rửa tội và Thánh Thể ; nhưng phủ nhận tính chất hy tế của tiệc Thánh Thể, song lại nhận sự hiện diện thực sự của Đức Kitô. Ông phủ nhận quyền của Giáo Hội. Giáo Hội của ông là Giáo Hội quốc gia tùy theo mỗi nước.
2. Calvin
- Với cuộc cải cách ở Pháp và Thủy sĩ. Calvin là một giáo dân ở nước Pháp, giáo lý của Calvin tương tự giáo lý của Luther, nhưng có hệ thống hơn, có nét nhấn mạnh hơn. Calvin đặt nặng vai trò Kinh Thánh và Đức tin, rất nhấn mạnh đến sự hư hoại của con người sau tội nguyên tội. Calvin vừa nói đến Giáo Hội hữu hình, vừa nói đến Giáo Hội vô hình. Theo ông có bốn loại thừa tác trong Giáo Hội : mục tử, tiến sĩ, niên trưởng và phó tế.
Năm 1559, Theodore de Bère lập Hàn Lâm Viện ở Genève, góp phần làm lan tỏa các cuộc cải cách của Calvin. Như vậy, Calvin đã ghi dấu ấn uy quyền và tính phổ quát cuộc cải cách.
- Ngoài hai nhân vật nói trên, cũng vào thời kỳ này còn có cuộc cải cách khác : Bucer, Cecolampade, Zwingli, tất cả đều là linh mục. Riêng cuộc cải cách của nhân vật cuối ảnh hưởng ở Berne và trên toàn Thủy sĩ. Nói chung, tất cả đều đồng quan điểm với Luther về Đức tin và Kinh Thánh, nhưng bất đồng với nhau về Thánh Thể.
III. CHÂU ÂU CỦA CÁC HỆ PHÁI CẢI CÁCH
1. Đức và Bắc âu
- Hoàng đế Corolo Quinto vẫn nuôi hy vọng tái hiệp nhất tôn giáo trong đế quốc. Ông liên tiếp triệu tập hội nghị, giàn xếp, dùng vũ lực... Năm 1526, hội nghị Speyer cho các ông hoàng tự do cải cách. Năm 1529, hội nghị lần thứ hai rút lại nhượng bộ này. Do đó các ông hoàng phe cải cách phản đối. Vì thế, hai bên nhất quyết không đồng quan điểm với nhau, không đem lại bình an và hiệp nhất tôn giáo. Cuối cùng đi đến miền nào đạo nấy. Đạo do các ông hoàng tự do lựa chọn và các thần dân dưới quyền ông phải theo, hoặc phải bỏ đi nơi khác.
- Trên vùng Scandinavi, các ông vua chọn giáo phái Luther. Dân chúng phần đông vẫn duy trì tập tục cũ.
2. Quần đảo Anh
- Nguồn gốc cuộc tranh chấp giừa vương quốc Anh và Rôma là do hôn nhân của vua Henry VIII, ông xin Rôma hủy bỏ cuộc hôn nhân với Catharina d'Aragon, nhưng bị từ chối nên ông đã buộc hàng giáo sĩ Anh thực hiện việc hủy bỏ này và tự coi mình là thủ lãnh Giáo Hội Anh.
Năm 1553, Mari Tudor trở thành nữ hoàng, tái lập Công Giáo trên toàn quốc.
Năm 1558, Elizabeth I lên ngôi nữ hoàng vĩnh viễn thiết lập Giáo Hội Anh. Đây là một Giáo Hội pha trộn, với thần học thì gần với giáo thuyết Calvin nhưng hình thức vẫn duy trì theo Công Giáo.
- Nước Scotland theo giáo phái Calvin. Giáo Hội cải cách ở đây có qui chế chính thức năm 1560. Người tổ chức là Gioan Knox
- Ở Ailen : cương quyết từ chối những gì mà nước Anh áp đặt.
3. Pháp và Hòa lan
- Lúc đầu các vua Pháp trung thành với Giáo Hội Rôma, do đó ngày càng đàn áp dữ dội các người theo lạc giáo. Tuy nhiên, các Giáo Hội cải cách vẫn thiết lập trong nhiều thành phố. Vì vậy, các vua Pháp đã tàn sát rất mạnh, nên đã gây cuộc chiến tranh tôn giáo từ năm 1562-1598. Năm 1598, vua Henri IV ban hành sắc chỉ Nentes, đưa nước Pháp trở lại hòa bình. Vì thế, mọi người được tự do lương tâm, tự do tôn giáo, nhưng với một số hạn chế.
- Ở Hòa Lan : nước này do vua Tây Ban Nha là Philiphe cai trị. Năm 1561 giáo phái Calvin tràn vào, nhưng bị chính quyền đàn áp đẫm máu. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía bắc các người theo cải cách, thiết lập quốc giáo tự do lấy giáo thuyết Calvin làm quốc giáo.
Kết : Như vậy Kitô giới Âu châu trước đây đã bị phân chia thành nhiều Giáo Hội đối nghịch với Rôma : các Giáo Hội theo giáo phái Luther hay Giáo Hội Phúc Âm ; các Giáo Hội theo giáo phái Calvin hay là Giáo Hội cải cách. Giáo Hội Rôma bị tổn thương trầm trọng, sẽ phản ứng chủ yếu bằng cách canh tân mình, nhưng cũng có một số ông hoàng Công Giáo dùng vũ lực, để tái chiến những phần đất bị mất. Đôi khi người ta gọi những việc này là chống cải cách.
Chương XII

CUỘC CANH TÂN CÔNG GIÁO

(Thế kỉ XVI-XVII)



Song song với phong trào Tin lành, trong Giáo Hội có một cuộc canh tân sâu xa về mọi mặt. Trước hết, đó là do sáng kiến của các tu sĩ, và đôi khi của các Giám mục. Sau đó, các Giáo Hoàng dù nhiều khó khăn, đã triệu tập Công Đồng chung Trento 1545. Công Đồng kéo dài đến 18 năm, qua nhiều thời kỳ gián đoạn, và được áp dụng chậm chạp. Thế nhưng, Công Đồng đã đưa vào Giáo Hội những đường hướng vững chắc, mặc dầu có nhiều khủng hoảng và xung đột.
I. CANH TÂN CÔNG GIÁO Ở THẾ KỶ XVI
1. Về phía Dân Chúa
Lòng đạo đức và ưu tư tôn giáo đã khiến các nhà cải cách tách khỏi Rôma, thì chúng cũng đã khơi nguồn cho nhiều nỗ lực cải tổ trong lòng Giáo Hội Rôma. Từ dòng Phan sinh phát xuất một ngành mới là Capucins (1562). Hội gồm các giáo dân và linh mục. Các thành viên của hội này cùng nhau cầu nguyện, săn sóc người nghèo và bệnh nhân. Có cả các Giám mục cũng tham gia. Sau đó, một thành viên của hội lập môt hội gồm các linh mục liên kết việc tông đồ hàng ngày với sự điều hòa đời sống tu trì : hoạt động mục vụ với kỷ luật đời tu. Đây là khởi điểm của các giáo sĩ dòng, trong đó nổi bật nhất là Dòng Tên, do Ignatio Loyola (1491-1556) lập, có thêm lời khấn thứ tư là vâng phục Đức Giáo Hoàng.
2. Về phía Giáo quyền
Công Đồng Trento (1545-1563). Dù có nhiều đòi hỏi phải có một Công Đồng chung, trong một thời gian lâu, các Đức Giáo Hoàng vẫn do dự không triệu tập. Có nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan : chiến tranh liên miên giữa các hoàng đế và vua Pháp. Phải đợi đến Đức Phaolô III mới có quyết định triệu tập Công Đồng.
Lúc khai mạc chỉ có 34 nghị phụ trong tổng số 500 Giám mục trên thế giới. Số nghị phụ tăng dần tới tối đa là 237 trong những khóa họp cuối cùng. Cũng có vài đại biểu của Thệ phản tới dự. Chủ tọa Công Đồng là đặc sứ của Giáo Hoàng.
Công Đồng xác định nhiều điểm Tín lý : sự công chính hóa, sự cộng tác giữa Thiên Chúa và con người trong việc cứu độ. Công Đồng cũng quyết định nhiều điểm về kỷ luật, trong đó có khoản về việc thiết lập chủng viện.
Sau Công Đồng, Đức Piô IV truyền ấn hành chính thức các văn kiện và thiết lập một ủy vụ thi hành. Đức Piô V (1566-1572) liên tiếp cho ấn hành sách giáo lý Rôma, sách nguyện Rôma, sách lễ Rôma... Đức Gregorio XIII (1572-1583) cải cách niên lịch (bỏ 10 ngày, 4-15/10 của năm 1582 cho trùng với mùa thời tiết) Đức Sixto Quinto (1585-1590) tổ chức giáo triều 15 thánh bộ, đưa con số Hồng Y lên tới 70 vị. Đức Phaolo V (1605-1621) cho ấn hành sách nghi thức Rôma.

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương