Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang16/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33

Thần Thông Quãng Đại


Thần thông (Abhijina-Abhinna) nguyên nghĩa là trí tuệ siêu nhiên, được hiểu là năng lực siêu phàm do tu tập bất cứ pháp thiền định nào mà đạt được. Abhijina is Six Supernormal (Lục Thông) powers usually possessed by Buddha, bodhisattvas or arhant. These powers include magical powers, divine ears, penetration of the mind of others, divine eye, memory of former existence and knowledge of the exitinction of moral impurities. Abhinna (Linh Cảm) is Intuitive Powers that come from the practice of concentration: the ability to display psychic powers, clairvoyance, clairaudience, the ability to know the thoughts of others, recollection of past lifetimes, and the knowledge that does away with mental effluents. (Access to Insight: A Glossary of Pali and Buddhist Terms)
Vào thế kỷ XII, một vị cao tăng Ấn Độ có viết một cuốn sách về hành trạng của 84 vị có thần thông từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, nhan đề là Carturraciti-Siddha-Pravitti (Keith Dowman và H. W. Shumann dịch ra Anh ngữ.) Đặc biệt, ở Tây Tạng có rất nhiều truyền thuyết và sách nói về thần thông của nhiều vị tu sĩ và người bình thường thuộc nhiều giới khác nhau. Kinh điển Phật Giáo mô tả 18 phép thần biến hóa (Virkurvana) như là trí tuệ siêu phàm của các bậc chứng ngộ, đạt thần thông được gọi là thành tựu giả (Siddha.) Vì thần thông là trí tuệ bát nhã cho nên nó không phải là mê tín dị đoan (superstition.) Nhưng vị có thần thông không hẳn là những vị đạt ngộ và những vị đạt ngộ không hẳn là những vị có thần thông.
Đức Phật từng phê phán bác các thần thông và khuyên các đệ tử không nên thể hiện thần thông. Ngài khẳng định thần thông cao nhất là thần thông hiểu pháp và truyền đạt pháp. Đạo Phật nhằm đưa con người đến cứu cánh đại giải thoát khỏi khổ đau của sinh tử luân hồi. Sự biểu hiện cụ thể thần thông Phật Giáo là đem sức cảm ứng, đem giáo pháp mà an tâm và tạo niềm tin cho người ta, từ đó người ta vơi đi hay dứt đi cái khổ nhất thời trên bước đường tu tập tìm về đại giải thoát. 
      1. Lục Thần Thông


Kinh điển Phật giáo thường nói đến sáu loại thần thông (Tiếng Phạn là Sad abhijnah.) Lục Thông là thanh tịnh 6 căn, “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.” Khi tâm bị ô nhiễm thì 6 căn là lục tặc, là 6 tên giặc làm tâm xao động, vọng tưởng. Nhưng khi đã chế ngự 6 căn không bị ô nhiễm, tâm không động, không khởi vọng tưởng. Chúng ta đạt được trí huệ có được Lục Thông, thần thông quãng đại. The 6 'higher powers', or supernormal knowledges, consist of 5 mundane (lokiya) powers attainable through the utmost perfection in mental concentration (samādhi, q.v.) and one supermundane (lokuttara) power attainable through penetrating insight (vipassanā), i.e. extinction of all cankers (āsavakkhaya; s. āsava), in other words, realization of Arahatship or Holiness.
Lục Thông bao gồm:
1) Thiên Nhãn Thông (divine eye, dibba-cakkhu): khả năng nhìn của con mắt thứ ba, có thể nhìn từ bất cứ góc độ nào mà không cần ngoảnh đầu về phía sau, thấy từ tứ phương tám hướng (360%) mà không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn có năng lực nhìn xuyên sự vật, thời gian, không gian và nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác, thấy cảnh huống vui khổ của tất cả chúng sinh. Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn Thông là bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể “bắt sóng” được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn Thông có sức nhìn không hạn chế.
2) Thần Túc Thông, hay Thần Cảnh Thông (magical powers, iddhi-vidha): năng lực hiện thân tùy ý tại bất cứ nơi đâu, khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Cơ sở khoa học của Thần cảnh thông là con người vốn dĩ được tạo thành bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co nhỏ, phình lớn... là điều hoàn toàn có thể. Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời mà khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở.)
3) Thiên Nhĩ Thông (divine ear, dibba-sota):  khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học smart phones, TV, Radio, kỷ thuật thông dịch tự động, vệ tinh nhân tạo,...tương tự như Thiên Nhãn thông.
4) Tha Tâm Thông (penetration of the minds of others, ceto-pariya-ñāna):  khả năng biết được tâm ý, suy nghĩ của chúng sinh. Cơ sở khoa học của Tha Tâm Thông là bộ não con người và muôn loài ví như một đài thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng. Nhờ tu tập Thiền Định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải thiện được sức thu của não bộ, thì khi đó ta có thể thu được sóng não của chúng sinh và súc sinh và hiểu chúng đang nghĩ gì.
5) Túc Mạng Thông hay Thần Túc Thông (remembrance of former existences, pubbe-nivāsānussati): năng lực biết được thọ mạng của mình và của chúng sinh từ muôn nghìn kiếp. Cơ sở khoa học của Thần Túc thông là khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được luồng điện trường xung quanh con người, mà trong tôn giáo gọi là “Hào Quang,” gồm 7 tầng, phản ảnh tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Đặc biệt tầng thứ 7, nằm ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó không chỉ từ thuở nhỏ mà từ vô lượng kiếp quá khứ. Người đạt Thần Túc Thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.
6) Lậu Tận Không (extinction of all cankers, āsavakkhaya): năng lực đoạn trừ phiền não, sinh tử, khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tỉnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật Giáo gọi là Niết Bàn. Lậu Tận Thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần (người có phép mầu), tiên (người sống lâu, trường sanh), hoặc phàm phu (là chúng ta đây) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông. Khoa học hiện đại chưa khám phá và chứng minh được Lậu Tận Thông.
Kinh Bát Nhã nói, khi các vị Bồ Tát tẩy sạch tập khí (tập quán hay thói quen) không còn gì dính mắc thì tất cả đều là không, thân ngũ uẩn cũng không, tất cả 18 giới cũng đều không. Bồ Tát tự nhiên có đầy đủ thần thông, không còn gì trở ngại, có thể sinh tử tự do, muốn đi tới cảnh giới nào cũng được. Tưởng cũng cần nói rõ thêm rằng vạn pháp duy thức có nghĩa là tất cả đều là thông tin, kể cả vật chất và năng lượng. Phần tử nhỏ nhất của năng lượng gọi là lượng tử (Quantum) nhưng lượng tử cũng chỉ là hạt ảo, nó không hẳn là hạt (particle,) cũng không hẳn là sóng (wave,) có thuyết nói nó như sợi tơ trời rung động tạo ra các biểu hiện hạt cơ bản trong thuyết siêu tơ trời (Superstring theory.) Lượng tử chính là đơn vị thông tin của thế giới, của vũ trụ vạn vật, cũng như bit và byte của digital, là đơn vị thông tin của tin học (information) do con người sáng tạo. Bồ Tát có thể sử dụng lượng tử để tạo ra tức thời mọi vật thể mà không phải theo phương thức thông thường mất nhiều công xuất, năng lượng, thời gian và điều kiện tối thiểu. Nên hiểu lục thần thông được phân loại theo lý luận nhị nguyên với phương tiện đo lường vật chất của ngũ uẫn, lục căn tiếp xúc với lục trần. Thấy không nhất thiết phải dùng con mắt nhục nhãn của con người, nghe không cần thiết phải nghe bằng lỗ tai, ngữi không phải cần dùng mũi, ...Hầu hết tất cả nhửng lục thông này đều được khoa học khám phá và ứng dụng trong đời sống với nhửng kỷ thuật hiện tại mà chúng ta xữ dụng hàng ngày nhưng không để ý đến thôi. Lục Thông không phải là 6 thông mà chỉ có 1 thông. Khi một thông thì vạn sự điều thông.
Những vị không tu thiền định Phật giáo cũng có thể đạt được năm thần thông đầu, ngoại trừ thần thông thứ sáu là Lậu Tận Thông. Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh (Trisno Vidyah – Tisso Vijjía,) nhằm trỏ khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Trong các đại đệ tử của Phật Thích Ca Ngài Mục Kiều Liên được gọi là đệ nhất thần thông. Tuy nhiên khi ngài bị sát hại, khi mà cái nghiệp quả đả đến, thì thần thông củng không thay đổi được duyên nghiệp. Có thể ngài đả biết trước và chấp nhận nên không dùng thần thông để bão vệ mình hay lúc đó thần thông củng trở thành vô dụng. Khỗng Minh tài cải số trời, muốn sống thêm 10 năm nữa mà rồi củng phải chấp nhận và than ‘mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,’ chết ở Ngũ Trượng Nguyên. Điều này chứng tỏ Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên của Phật Giáo là chân lý căn bản của vũ trụ. Mà giác ngộ là con đường giải thoát duy nhất khỏi luân hồi sinh tử. Cho nên, thần thông chỉ là phương tiện tạm bợ để đạt tới mục đích của giác ngộ, không nên quá lạm dụng nó mà quên đi cứu cánh.
      1.   Làm Sao Để Có Được Lục Thông?


Chúng sinh vì mê muội cho nên không phân biệt được vô thường và hữu thường; lúc mê lúc tĩnh; không giác được chân không tự tánh. Khi chúng ta không bị giới hạn bởi nhục thể, thay đổi được lối suy nghĩ ngu muội, diệt được tham, sân, si, an tâm và kiến được tánh, vượt qua vô lượng vũ trụ, vào được chân như, thì trên lý thuyết, chúng ta đả đạt được thần thông biến hoá, thay hình đổi dạng, tới bất cứ nơi đâu, đi bất cứ lúc nào, và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Tuy nhiên, Phật dạy, ngay cả thần thông (trí huệ) cũng là không. Không nên lạm dụng và trụ vào nó. Vô sở, vô trụ, để được giải thoát khỏi khỗ đau, sinh tử luân hồi, giác ngộ thành Phật. All that is really required is that you dance with reality, shifting in and out of faces and form, always returning to Emptiness, which is your essential nature. Once one is no longer bound by form or concept, it is basically the multi-pass to the universe and beyond. If you can dissolve yourself, you can reform in any shape, place or time and theoretically be and do anything. Albert Einstein enlightened and expressed differently, "A human being is a part of a whole, called by us "universe", a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separated from the rest... a kind of optical delusion of his consciousness. This delusion is a kind of prison for us, restricting us to our personal desires and to affection for a few persons nearest to us. Our task must be to free ourselves from this prison by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature in its beauty."

Đức Phật xưa kia nhờ thiền định mới đạt quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chúng ta không thể so bì với Ngài được. Vì vậy, để đạt Lục Thông không có gì hơn là phải Thiền. Trên lý thuyết thì có vẻ rất dễ dàng, chỉ cần diệt được Tham (lam), Sân (hận), Si(ngu) là đạt được huệ. Nhưng thực tế thì không hẳn, trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm) là tài (tiền), dục (tình dục), danh (địa vị), thực (ăn uống), thuỳ (ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật tất cả là vô thường, hư ảo, nay còn đây mai lại mất, không nên vương vấn, có cũng được, không có cũng được, vô sở vô trụ. Nghĩ được như thế là ta đã dẹp được phần nào tham lam rồi đó, và khi Tham diệt thì Sân và Si cũng vơi đi ít nhìều, vì khi lòng Tham không được toại nguyện thì nổi giận (Sân) rồi làm điều thiếu suy nghĩ (Si). Để dẹp bỏ Sân thì trong khi thiền định phải Quán Từ Bi, trải lòng thương yêu mọi loài chúng sinh, kể cả hữu hình hay vô hình, thế giới này hay thế giới khác. Trong cuộc sống phải biết nhẫn nhịn, hỷ xả, bị người mắng chửi thì nghĩ rằng nhờ mắng mình mà họ bớt căn thẳng, đợi khi họ nguôi ngoai thì kiếm lời khuyên nhủ, đó là hành động của bậc quân tử. Khi gặp người khác phái xinh đẹp thì phải xóa bỏ ý nghĩ dâm ô trước, rồi mới trải lòng Từ Bi sau.
Chỉ cần dẹp bỏ Tham và Sân là chúng ta đã sáng suốt lắm rồi, cái Si không còn cơ hội tồn tại nữa. Khi Tham, Sân, Si bị tiêu diệt thì Bản Chất, Tự Tánh hay Phật Tính của ta hiển lộ, Bản chất của Phật Tánh là Thần Thông, Từ Bi, Trí Tuệ. Đơn giản, Lục Tặc chính là Lục Thông. Nên nhớ chỉ cần 1 trong 5 ấm (Ngũ uẩn) và ý thức trỗi lên thôi là công phu tu luyện của ta sút giảm tức khắc, đặc biệt là dục tính. Lục Thông trở thành Lục Tặc. Nói theo Bát Nhã Tâm Kinh, Lục Thông không phải là Lục Thông. Cho nên nó là Lục Thông. Không phải Lục Thông chính là Lục Tặc. Mà Lục Tặc là Lục Thông; Lục Thông là Lục Tặc. Vì thế phải biết làm chủ chính mình không nên trụ vào thần thông, lẫn lạm dụng uy lực của nó cho những mục đích vị lợi và bất chính.

Figure 14 Thangka Painting of Buddha



  1. tải về 8.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương