Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang24/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   33

Vạn Pháp Như Không


Ngay cả các bật thiện tri thức, các hành giả nếu nhận thức được Vạn Pháp Như Huyễn, và Niết Bàn là Tịnh Độ thì cái vô ngã (no-self) sẻ trở về với Chân Như tuyệt đối sau khi quán được Thân bất tịnh, Tâm vô thường, Pháp vô ngã, và Thọ thì khổ trong Tứ Niệm Xứ. Tuy nhiên Tứ Niệm Xứ cũng chỉ là Ngã Tướng Pháp. Mà Ngã là cái hình dáng (self, cái ta) mà Pháp (Đạo) là phương pháp để có thể nhìn thấy nó và có thể biết đó là vật gì (Tướng.) Vô ngã là chân không (hư vô, emptiness) vô sinh vô diệt. Cho nên không có cái gì tụ để mà tan biến. Không nhân, không có môi trường, không nghiệp lực, không nguyên nhân, không điều kiện (conditions) để gheo nhân thì làm sao có quả được? Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi thì cảnh cũng vô ngã và tâm thức cũng vô ngã (vô ngã tướng.) Tất cả như mộng, như huyễn, do đó không còn cái chi để mà thù ghét, mà thương yêu, mà vui vẻ, mà buồn rầu, mà tham muốn, mà ước mơ, mà sợ hải, mà lo âu để mà phải chịu trầm luân trong cảnh luân hồi sanh tử của Dukka nữa. Không sở, không trụ thì không sanh nhị tâm. No cause, no effect!
Vạn pháp điều như không, Pháp tánh Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc chỉ là phương tiện như nhón tay chỉ mặt trăng. Pháp giúp ta an tâm bướt xuống con thuyền Bát Nhã, không đáy, và để đưa ta rời bến mê muội qua bờ kiến tánh. Cho nên muốn an tâm kiến tánh thì cũng không nên trụ vào những cái không đối tượng như mộng như huyễn ở trên. Không trụ vào đâu cả thì chỉ còn có một chỗ để sở trụ ấy là…  tự tại! Quán Tự tại Bồ tát…hành thâm Bát nhã ba la mật tâm đa…, “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.” Tạm dịch, vượt lên, vượt qua, vượt ra… đi đến bờ bên kia,
Bát-nhã nghĩa chánh là trí tuệ. Ba-la-mật hoặc dịch là đến bờ kia hoặc dịch là cứu kính viên mãn. Bát-nhã ba-la-mật là trí tuệ được cứu kính viên mãn hay đạt được trí tuệ vô bờ bến. Từ ngữ "Trí tuệ Bát-nhã" khác với trí thức (intelligence, intellect) kiến thức (knowledge, awareness) của con người. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ thấu được lý thật, thấy được thể chân thật của các pháp, không còn kẹt trong các kiến chấp, trong những cái nhìn thiên lệch chưa thấu đáo. Hay nói trắng ra đó là trí tuệ của thần thông quãng đại; dẹp hết những mê lầm chấp trước; vượt lên không gian và thời gian, quá khứ, hiện tại, và vị lai; khai thông thiên nhãn để soi thấu tận cùng của vũ trụ; vượt ra bến giải thoát, bướt qua bờ chơn như, giác ngộ. Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. (Tibetan: ག༌ཏེ༌ག༌ཏེ༌པཱ༌ར༌ག༌ཏེ༌པཱ༌ར༌སཾ༌ག༌ཏེ༌བོ༌དྷི༌སྭཱ༌ཧཱ། [Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi swāhā])
    1. Không Trụ Tướng Phật Mà Sanh Tâm


Nội một chữ ‘sanh’ ở đây cũng chỉ là một đối tượng; Phật Tánh vốn sẵn có, vốn Vô Sinh, chẳng thể sanh ! Nói là ‘sanh’ bởi vì khi tâm ta "Không trụ vào đâu cả " thì Phật Tánh hoát nhiên hiển lộ, ta cảm thấy (kiến) như là Phật Tánh phát sanh hiển lộ.
Thế nào là “không trụ tướng Phật mà sanh tâm?” Trong kinh Kim Cang đức Phật phá cái chấp “thấy cái thân tướng của Phật là thấy được Phật” của người tu đạo như sau:
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng. Phật cáo Tu-bồ-đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”.
Dịch là:
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? -Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”.

Trọng tâm của đoạn này là hai chữ “thấy Như Lai”, như thế nào mới thấy Như Lai ? Thấy thân tướng của Như Lai mà cho rằng đã thấy Như Lai thì thật chưa thấy Như Lai. Vì thân tướng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hiện tại của Như Lai là do tứ đại giả hợp, vẫn chịu quy luật vô thường sinh diệt nên thân tướng này là giả tướng hư vọng, thấy thân tướng này chưa phải thấy Như Lai. Trong kinh Kim Cang, lại một lần nữa đức Phật làm sáng tỏ ý này. Ngài nói với ông Tu-bồ-đề: Tu-bồ-đề, nếu do 32 tướng mà xem Như-lai thì chuyển luân Thánh vương tức Là Như Lai. Rồi Thế Tôn nói bài kệ:
Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thanh cầu ngã,

Thị nhơn hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai.
Nghĩa:
Nếu do sắc thấy ta,

Do âm thanh cầu ta,

Người ấy hành tà đạo,

Không thể thấy Như Lai
Nếu chúng cho rằng âm thanh, sắc tướng của Như Lai là Như Lai thì không lẽ Chuyển Luân Thánh Vương cũng có 32 tướng tốt cũng là Như Lai sao? Chấp như thế là chúng ta rơi vào tà kiến vì thấy biết sai lầm, nếu thấy thật tướng của các tướng là phi tướng mới thấy Như Lai. Như Lai vốn bất sanh bất diệt, không đến không đi, không sở không trụ, chính là Tánh giác sẵn có nơi mọi chúng sanh. Nếu chạy theo sắc tướng thanh âm mà cầu Phật, tức là cầu Phật ngoài tâm. Phật muốn chỉ thẳng cho chúng ta thấy Phật là Tánh giác thường hằng của mọi người. Đức Thích Ca do ngộ Tánh Giác ấy được thành Phật. Mọi người chúng ta muốn cầu Phật phải xoay lại, nhìn vào Tánh Giác của chính mình liền thấy Phật. Thấy Pháp Thân Như Lai mới thực sự thấy Như Lai. Chính vì thế đức Phật khuyên chúng ta không nên trụ tướng Phật mà sanh tâm.
    1. Không Trụ Tướng Pháp Mà Sanh Tâm


Phá tướng Phật xong, đức Phật lại phá tướng pháp. Trong kinh Kim Cang Phật phá chấp tướng pháp của người tu đạo như sau:
Tu-bồ-đề! Nhữ vật vị Như lai tác thị niệm: Ngã đương hữu sở thuyết pháp, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp. Nhĩ thời Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh ư vị lai thế, văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?”

Dịch là:
Này Tu-bồ-đề, ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này, ta sẽ có nói pháp, chớ khởi cái nghĩ ấy. Vì cớ sao? Nếu người nói Như Lai có nói pháp tức là phỉ báng Phật, không thể hiểu nghĩa ta đã nói. Này Tu-bồ-đề, nói pháp đó không có pháp có thể nói ấy gọi là nói pháp. Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, vả lại có chúng sanh ở đời vị lai nghe nói pháp này sanh lòng tin chăng?”
Cốt lõi của đoạn này là “Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp,” tức là “thuyết pháp là không có pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp.” Pháp mà đức Phật phủ định Ngài không thuyết là chỉ cho pháp tánh hay thực tướng các pháp. Đứng trên mặt tướng trạng thì chúng ta thấy có Pháp để đức Phật thuyết nhưng đứng trên mặt thể tánh thì không có pháp gì để thuyết, bởi vì bản thể các pháp vốn vượt ra ngoài lời nói tướng trạng thì làm sao dùng ngôn từ để diễn tả được. Đối với những đối tượng chưa có khả năng trực nhận tánh Không này thì đức Phật tùy duyên vận dụng vô số phương tiện, ngôn từ giảng giải chánh pháp, giúp chúng sanh tiếp cận chân lý. Nên pháp Phật chỉ là phương tiện đưa chúng sanh đến từ bến mê đến bờ giác. Trong kinh Kim Cang đức Phật khẳng định, “Nhữ đẳng Tỳ Kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp,” tức là, “Này các Tỳ Kheo nên biết pháp của ta nói dụ như chiếc bè, pháp còn phải bỏ huống là phi pháp.” Pháp Phật ví như chiếc thuyền Bát Nhã đưa người vượt khỏi sông mê, khi đến bờ giác, rồi thì phải mau bỏ chiếc bè, vì còn ôm theo chiếc bè là vẫn còn mê. Cho nên pháp Phật chỉ là phương tiện chớ không phải là cứu cánh. Dù đức Phật có dùng phương tiện thiện xảo gì nói pháp chăng nữa vẫn không chỉ ra được thật tánh các pháp. Đức Phật đợi chúng đệ tử đến lúc đủ khả năng lãnh hội pháp vô thượng, Ngài mới chỉ thẳng “không có pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp.” Chính vì vậy mà đức Phật từng phát biểu “trong 49 năm ta không nói một lời nào.” Bằng cách phủ định cái phủ định để xác định, “không có pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp,” đức Phật đã đưa chúng ta trực nhận pháp tánh chân thực tuyệt đối.
    1. Không Trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Mà Sanh Tâm


Trong kinh Kim Cang, đức Phật đã lần lượt phá các chấp tướng của chúng sanh như chấp tướng Phật, chấp tướng pháp, chấp tướng chúng sanh, chấp tướng bố thí… rồi bây giờ đức Phật phá luôn chấp cái chấp “có pháp vô thượng chánh đẳng giác để chứng đắc” của người tu đạo. Cuộc đối thoại sau đây giữa Tu-bồ-đề và đức Phật đã cho ta thấy sự phá chấp này.
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vi vô sở đắc da? Phật ngôn: Như thị, như thị! Tu-bồ-đề! Ngã ư A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề”.
Dịch là:
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay là không được ư? Phật bảo: Đúng như thế, như thế! Này Tu-bồ-đề, ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nhẫn đến không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”
Từ trước đến giờ chúng ta cứ tưởng rằng Thái tử Sĩ Đạt Ta sau 49 ngày nhập định dưới cội Bồ-đề đã chứng đắc quả vô thượng chánh đẳng giác, thế mà nay đức Phật lại phủ định “ta đối với Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nhẫn đến không có một chút pháp có thể được.” Vì sao Phật lại nói không có pháp vô thượng chánh đẳng giác để chứng đắc? Vì pháp vô thượng chánh đẳng giác là chơn như, là Phật tánh, vốn không sanh không diệt, không đến không đi, nó không mất, cũng không phải còn. Nếu chúng ta chấp có “pháp vô thượng chánh đẳng giác” để chứng đắc thì không lẽ pháp đó có mất có được sao? Nếu “Pháp vô thượng chánh đẳng giác” có đắc và không đắc thì đâu còn là “pháp vô thượng chánh đẳng giác.” “Pháp vô thượng chánh đẳng giác” tự nó vẫn y nguyên như vậy, không mất, không còn, không sanh, không diệt nhưng vì do chúng sanh bị vô minh che lấp nên không nhận ra đó thôi. Chính vì vậy đức Phật mới bảo ông Tu-bồ-đề, “Này Tu-bồ-đề, ta đối với Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nhẫn đến không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.” Sự phá chấp này của đức Phật cho chúng ta thấy rằng một khi tâm ta còn ngã chấp và pháp chấp thì không thể nào vào được quả “vô thượng chánh đẳng giác.” Như Ngài Bá Trượng nói, “Nếu một hạt bụi chúng ta đập nát ra thành 100 hạt bụi nhỏ, rồi 99 hạt chúng ta thấy không, còn một hạt nhỏ xíu mà thấy có là chưa thấy đạo.” Đạo Quan tuy thênh thang nhưng còn một chút ngã cũng không lọt vào được, chỉ có trí tuệ Bát nhã phá sạch mọi pháp chấp, tướng chấp, ngã chấp thì Phật tánh tự hiện.
  1. Tập Quán Đối Với Vũ Trụ Và Vạn Vật


Đối với các bậc thánh trí, tập quán (thói quen) của con người còn có ý nghĩa cực kỳ sâu xa hơn nữa, nó hình thành nên mọi thứ, bao gồm cả vật chất, thế giới, văn hóa và tinh thần.
Vật chất (matter) là gì? Chẳng hạn, nước biễn (H2O + muối) và sóng là gì? Nước là nước, sóng là sóng. Nước cũng là sóng mà sóng cũng là nước. Nước không là sóng mà sóng không là nước. Mà nước cũng chẳng là gì cả, nó cấu thành từ quarks, electrons, đó là những hạt ảo (virtual particles, không thật), những loại hạt sơ cấp của vật chất (foundation of matter.) Bản chất của vật chất (matter) và năng lượng (energy) là một, chúng chỉ khác nhau về hình thức, vật chất có thể biến thành năng lượng theo công thức nổi tiếng của Einstein, e = mc2 . Mà, e (năng lượng) = m (khối lượng vật chất) x c2 (vận tốc ánh sáng.)


Vì vận tốc ánh sáng là rất lớn, khi bình phương lên thì lại càng lớn cực kỳ. Thế nên một lượng vật chất nhỏ, chẳng hạn 1kg Uranium khi bị phá vỡ bằng hiện tượng phân hạch, tức phá vỡ hạt nhân của nó để tạo ra một vài loại nguyên tố khác, một phần nhỏ vật chất biến thành một năng lượng khổng lồ dưới dạng ánh sáng và nhiệt, người ta sử dụng nhiệt phát ra để chế ra bomb nguyên tử, hay ứng dụng trong nhà máy điện nguyên tử để sản xuất điện năng.
Có thể nói năng lượng (Energy) là hình thức phổ quát, chung nhất của tất cả các loại nguyên tố vật chất. Tôi nghỉ rằng, vạn vật kể cả con người được cấu tạo từ energy. Mà phần tử nhỏ nhất của năng lượng gọi là lượng tử (Quantum.) Ngay cả lượng tử cũng chỉ là hạt ảo, nó không hẳn là hạt (particle,) cũng không hẳn là sóng (wave,) có thuyết nói nó như sợi tơ trời (string theory) rung động tạo ra các biểu hiện hạt cơ bản mà con người đã biết qua thuyết siêu dây (Superstring theory,) là vật một chiều có kích thước Planck, tức 10-33 cm đó là kích thước giới hạn của vật lý, kích thước nhỏ hơn của toán học chỉ là hữu danh vô thực (tưởng tượng, imaginary) nhưng khi lượng tử xuất hiện dưới dạng cấu trúc vật chất (quarks và electrons) thì thành ra khoảng hơn 100 loại nguyên tố vật chất khác nhau trong vũ trụ như Hydrogen, Oxygen, Nitrogen, Carbon. Đây là 4 loại nguyên tố cơ bản hình thành chất sống của sinh vật. Ngoài ra còn nhiều nguyên tố khác như Sắt, Đồng, Chì, Kẽm, Magnesium, Nicken, Silic v.v…


Các nguyên tố vật chất như Hydrogen, Oxygen, Sắt, Đồng, Chì, Kẽm…là không có thật, chúng chỉ là lượng tử, nhưng được tập quán tức thói quen của tâm thức nhận thức là Hydrogen, Oxygen, Vàng, Sắt, Đồng, Chì, Kẽm. Vậy vật chất chỉ là thói quen nhận thức của Tâm chứ không phải có thật. Chính vì vậy, Phật giáo mới nói tới Triết học Tánh Không được trình bày trong bộ Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát. Huệ Năng cũng có nói “Bản lai vô nhất vật” cũng là ý đó. Vật chất chỉ là thói quen nhận thức của Tâm, điều này cũng được trình bày tường tận trong bộ Thành Duy Thức Luận của ngài Hộ Pháp mà Đại sư Huyền Trang đã phiên dịch ra Hán ngữ. Bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ngắn gọn chỉ có 260 chữ, cũng do Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, mà các vị sư sáng chiều đều tụng, kể cả các vị sư đi tụng kinh đám ma cũng đều có tụng, nói rõ:
舍利子。是諸法空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃



Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỵ thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới.
Vô Vô minh diệt, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa, y Bát-nhã Ba-la-mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.


Tạm dịch, này Xá Lợi Phất, các pháp đều là không có thật, không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Vì trong cái không, không có vật chất; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt tai mũi lưỡi thân ý; không có sắc thanh hương vị xúc pháp; không có cảnh giới của cái thấy, cho đến không có cảnh giới của ý thức. Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí, cũng không có Đắc. Vì không có Sở Đắc, Bồ Tát dựa vào Trí Bát Nhã, Tâm không dính mắc, vì không dính mắc, không có sợ hãi, xa rời điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.)


Tóm lại, ý kinh nói không có gì là thật cả, tất cả chỉ là huyễn ảo mà người tu không nên dính mắc kể cả cứu cánh Niết Bàn vì Niết Bàn cũng không có thật. Qua Kinh điển, cũng như qua khảo sát khoa học, chúng ta thấy rằng toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần đều là ảo hóa (illusion,) không có thật. Sự ảo hóa đó không chỉ về mặt thấy và nghe như chúng ta hiện đang chứng nghiệm với thế giới ảo vi tính, mà còn bao trùm nhiều mặt khác sâu xa hơn như ngửi, nếm, tương tác tiếp xúc, tiêu hóa tăng trưởng. Tóm lại, lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức, tất cả 18 cảnh giới đều là ảo hóa. Bởi vậy, dù cho có mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thể tiếp xúc, ăn uống, tăng trưởng, có ý thức rõ ràng, đó cũng không phải là sự thật hoàn toàn. Bởi vì, xét đến tận cùng, tất cả chỉ là nhân duyên kết hợp, không một cái gì có thực thể, kể cả hư không cũng không có thực, tất cả đều nằm trong tâm thức tưởng tượng mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng. Vì tất cả chỉ là sự biến hiện được tâm nhận thức nên trong tác phẩm Thành Duy Thức Luận do đại sư Huyền Trang biên dịch, tác giả, ngài Hộ Pháp
(Dharmapala, 530-561) đã kết luận một câu giá trị để đời, “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.” Tất cả chỉ là trong tâm thức mà thôi.

Biết vậy là một chuyện mà chấp nhận là chuyện khác vì tâm thức chúng sinh đã tập thành thói quen nhiều đời, nhiều kiếp để nhận thức và định danh theo lý nhị nguyên (dualism) thế này là con người; thế này là tốt, thế kia là xấu; thế này là đúng, thế kia là sai... Như xem một cuốn phim, “Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời,” với cảnh giới trong phim như là sự thật. Dù biết đó chỉ là phim, tất cả đều kịch, không có thật, đó chỉ là tâm cảnh, không có vật cảnh, bởi vì không một vật nào có thực thể nhưng tại sao tâm ta vẫn bị nó chi phối trong lúc đó? Sở dỉ, nhiều người quan sát giống nhau, suy nghỉ giống nhau, khám phá giống nhau, đó là vì cộng nghiệp của họ giống nhau, chứ không phải có thực thể giống nhau ở ngoại cảnh. Điều này hoàn toàn trái với nhận thức của khoa học cho rằng vật chất là có thật, bởi vì trình độ của khoa học gia là có hạn, dù là người tài giỏi, kiến thức thông thái như Einstein, vì chưa kiến tánh nên vẫn bị hạn chế trong khoa học luận lý; tận dụng quá nhiều nữa bán cầu bên trái của não bộ của mình (analysis, logic) thay vì bên phải (spritual, intuitive.) Cuộc khủng hoảng của ngành Vật Lý Học hiện nay, khi con người đã đi tới nhận thức về cơ học lượng tử, đã thực nghiệm về hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement) nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới mới không ngờ ra rằng họ là con dã tràng (con còng) đã xây dựng lâu đài khoa học trên cát. Vật chất được hình thành từ lượng tử, mà lượng tử chỉ là hạt ảo, chỉ có trong nhận thức chứ không phải là vật thật, ngay cả nguyên tử cũng không phải là vật (Atom is not matter!)


  1. tải về 8.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương