Lê Huy Trứ, msee


Figure 27 Đền Thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông



tải về 8.85 Mb.
trang32/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33
Figure 27 Đền Thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tương tự như Thái Tử Tất Đạt Đa, Phật Hoàng, Vua Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), không muốn làm hoàng thái tử (Crown Prince) trốn vua cha (Trần Thánh Tông, chữ Hán: 陳聖宗; 1240 – 1290) đi tu nhưng không được vua cha chấp nhận. Lúc giang sơn xã tắc bị giặc Nguyên xâm lăng, ngài cùng vua cha (Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông) khoát chiến bào ngự giá thân chinh chống giặt cứu nước. Lúc nước nhà độc lập thái bình, ngài cởi bỏ hoàng bào, nhường ngôi cho con là Vua Trần Anh Tông. Tuy ngài tu hành khổ hạnh nhưng vẫn làm nhiệm vụ của Thái Thượng Hoàng (Chairman) giám sát vua con (President) trong việc chăn dân, trị quốc, sữa đổi những luật lệ của Trần Anh Tông mà ngài cho rằng không lợi ích cho dân. Ngài còn đi khắp nơi khuyên dân từ bỏ những tập tục thờ cúng mê tín dị đoan. Ngài là người đã thành lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự.

Đạt được “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là vượt qua bờ mê muội của tâm viên ý mã, vượt bờ an tâm, tới bến kiến tánh; giúp ta sống trong trần mà không bị lòng trần lôi kéo, vẫn thấy sắc, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị, thân xúc chạm nhưng tâm vẫn không đắm nhiễm, vẫn an nhiên tự tại. Tâm tự tại (an tâm) này chính là tâm “đối cảnh vô tâm” của vua Trần Nhân Tông trong bài thơ “Cư Trần Lạc Đạo,”
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc sang hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch
Ở đời vui đạo cứ tùy duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà sẵn ngọc tìm đâu nữa

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

Ở trong trần mà không bị nhiễm mùi trần, sống tùy duyên, an nhiên tự tại và vô chấp trước cảnh trần, luôn an trú nơi chơn tâm thanh tịnh, đó là lối sống “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Lối sống “cư trần lạc đạo” của vua Trần Nhân Tông càng chứng minh rằng khi chúng ta thực hành câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì ắt một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt đến chổ “đối cảnh vô tâm,” tự tại, qua bờ giải thoát, vượt qua bễ khỗ. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đả nói đến vô tâm, “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” Nhưng mà vô tâm không phải là không có tâm, không còn tâm. Vô tâm thực ra chỉ có nghĩa là cái tâm trong sáng, cái niệm thanh tịnh, đã hoàn toàn không còn phân biệt, không còn dính mắc (chấp trước.) Trần Nhân Tông vẫn xuống núi, cùng quân dân đánh đuổi quân xâm lăng, cứu nguy dân tộc nhưng khi xong giặc thì trở về núi tu tiếp, không “dính mắc” chi nữa!

Vua Trần Nhân Tông đả khai được thiên nhãn, thấy được tánh rồi thì dù ở trong chốn binh đao, giữa lằn tên mũi đạn, từ bề hiễm nguy trong lúc chống quân xâm lăng, tánh ngài vẫn tự tại. Chớ không phải lúc nguy nan bị giặc Nguyên vây khỗn, sợ hải tâm bất an mà mất tánh. Sau khi, quân ta đại bại, tồn thất lớn một trong một trận đánh tối quan trọng với quân Nguyên. Quân dân rúng động hoang mang; Hưng Đạo Đại Vương phải rút quân, di tãn chiến thuật để tái phối trí. Vua Trần Nhân Tông cùng với Thái Thượng Hoàng ngự giá tới trận tiền. Vua hỏi, “Thế giặc quá mạnh, e rằng ta không thể chống nỗi. Thôi thì trẫm có nên hàng để các khanh khỏi phải hy sinh và để mưu tồn sự sống còn của quân dân?” Trần Hưng Đạo, “Kim khẫu thật là từ bi, và nhân đức. Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hảy chém đầu thần.” Cũng tương tự như Trần Thủ Độ nói với Vua Trần Thái Tông vào năm 1258 trong chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt, “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ an tâm.”

Câu hỏi lịch sữ trên đây của Vua Trần Nhân Tông vừa là chính trị cao, vừa gián tiếp nữa khích lệ, nữa khích tướng Trần Hưng Đạo. Kim khẫu bàng bạt cái tâm thiền đầy tánh bi trí dũng. Trong cơn nguy khốn của tổ quốc, Ngài vẫn an tâm tự tại, quên mình để hy sinh cho dân quân, cho sơn hà xã tắc, quan tâm đến sự khó nhọc, hy sinh của quân dân và các tướng sĩ. Ngài đúng là một minh quân lẫn thiền sư ngộ đạo, master được Vương Quyền và Phật Pháp. Ngài là linh hồn và kẻ lãnh đạo quan trọng của dân quân Đại Việt trong hai cuộc kháng chiến chống Nhà Nguyên (quân Mông Cỗ) giữ vững được độc lập cho giang sơn, và đem lại thái bình thịnh trị cho xã tắc.

Vua Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngài rất sùng đạo Phật từ thuở bé và sau khi nhường ngôi vua cho con, ngài là sơ tổ sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử trở thành một trong những thiền sư với đạo hạnh cao thâm của Phật Giáo nước ta. Phật Hoàng Trần Nhân Tông là tác giả hai bài “Cư trần lạc đạo phú” và “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca,” ngài vừa là thi sĩ, là triết gia, là người anh hùng chống ngoại xâm, một nhân vật hiển hách trong lịch sử Việt Nam. Ngài đã thể hiện rất sinh động đạo Phật vào cuộc sống, nhập thế một cách tích cực, diệt giặc, cứu đời, mà vẫn an nhiên tự tại, với tâm hồn thanh thoát, không vướng bận. Tinh thần này đã được thể hiện rõ ràng trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo của ngài.
      1. Cư Trần Lạc Đạo


Figure 28 Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông


Triều đại nhà Trần là triều đại huy hoàng và oai hùng nhất trong lịch sữ của nước ta. Oai hùng lẫm liệt nhất, là khi trong hội Nghị Dân Chủ Trưng Cầu Dân Ý, Diên Hồng quân dân Đại Việt đả đồng tâm quyết chí, thề quyết chiến để hy sinh vì sơn hà xã tắc, bảo tồn mồ mã tổ tiên và nòi giống tiên rồng chứ không chịu khuất phục đầu hàng quân xâm lăng phương Bắc. Cái tinh thần bất diệt và ý chí quyết liệt đó của dân quân ta cùng với sự lãnh đạo anh minh của Vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng nhà Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toãn, Phạm Ngũ Lão, ... là những yếu tố tâm lý quyết định cho sự bảo toàn lãnh thổ, thành công trong việc đẩy lui 3 lần xâm lăng liên tiếp, và tấn công vủ bảo của đại quân bách chiến bách thắng, Mông Cổ. Hồi đó, trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, chỉ có 2 quốc gia đẩy lui được vó ngựa xâm lăng của đế quốc Mông Cổ đó là Đại Việt và Nhật Bản. Đây cũng là một giai đoạn mà Phật Giáo cũng như văn chương Việt Nam đả được phát triển rực rỡ, và tuyệt cao. Nhiều tác phẫm văn chương giá trị đả được may mắn sưu tầm lại được, mà nhất là những án văn thơ của Phật Giáo Việt Nam dưới đây của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tuy đơn giản nhưng đả bộc lộ được cái thâm diệu, và độc thù (unique) của thiền đạo nước ta. Dưới đây là mộc bản bằng chữ Nôm, được khắc (trên gỗ) lại một phần của các tác phẩm văn học trong thời đại nhà Trần, được lưu giữ ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, mà năm 2012, UNESCO đã chính thức ghi danh mộc bản này vào mục lục Tài Sản Quý Giá của Nhân Loại. Bài Phú, Cư Trần Lạc Đạo Phú của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hai cư sỉ và học giả triết lý Phật Giáo, Nguyễn Hữu Vinh, và Trần Đình Hoành giới thiệu, phiên dịch và giảng giải rất rỏ ràng dưới đây.



tải về 8.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương