Lê Huy Trứ, msee


Figure 26 Tại sao không ai đồng ý với màu sắc của chiết áo này?



tải về 8.85 Mb.
trang30/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

Figure 26 Tại sao không ai đồng ý với màu sắc của chiết áo này?



Thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, hương giác, ý tưởng, không gian, thời gian và số lượng vật chất, lẫn tinh thần cũng chỉ do thói quen do tâm thức tạo ra chứ chẳng phải có thật. Khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và bộ não) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp [tinh thần lẫn vật chất]) tạo ra lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác và ý thức.) Đó là lúc mà bộ não siêu tuyệt của con người phát ra nhất niệm vô minh, tưởng tượng cấu trúc ảo đó thành vật chất hữu thường. Tâm ý của chúng ta tin tưởng tất cả vạn vật đều là thật, là hữu thường vì được chứng nghiệm bởi nhửng dụng cụ đo lường sai lạc của lục căn cùng với kinh nghiệm của lục trần, giải thích sai lạc của lục thức, và tập quán phân biệt, lý luận nhị nguyên .

Chúng ta ‘như thị tri kiến’ qua lăng kính (filter) của vô minh. Tâm có thể củng bị bịp, thông tin sai lạc (misrepresentation,) nó bắt ta thấy như vậy? Chứ ta không thể cho ta thấy, ta củng không có thể bắt tâm thấy như vậy. Nói theo khoa học thì ý thức não bộ giải thích sự kiện được ghi nhận như vậy, rồi biễu ta thấy như vậy, làm như vậy chứ ta không có thể điều khiễn não thấy như vậy hay tự phản ứng như vậy. Điều này đã chứng minh, không có cái ‘Tôi’ làm chủ nhân ông trong nhục thể của chúng sinh. Không có cái ngã (self) mà đạo Phật gọi là vô ngã. Nhưng nếu không có cái tôi thì cái gì đang làm gì đây? Cái gì là ‘bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?’ (câu hỏi của Lục Tỗ)
  1. Lý Vô Thường


Chúng ta thường nghe tất cả các pháp là vô thường, những nhà nghiên cứu Triết học uyên thâm về đạo Phật sẽ trả lời rằng: Luật vô thường (impermanent) có liên quan đến luật Nhân quả (cause & effect,) bất khả tách rời, bởi vì không có vật gì trong thế giới hiện tượng có thể tồn tại mà không do các nguyên nhân khác hợp lại thành. Vì thế, đức Phật đã dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinirvāṇasūtra,) “Bất cứ cái gì tồn tại đều phát xuất từ nhân duyên và điều kiện trong mọi phương diện vô thường.”

Vô Thường tạm định nghĩa là sự thay đổi triền miên không dự đoán được. Hợp rồi tan, tan rồi hợp. Trong sanh có diệt, trong diệt có sanh, tùy thuộc vào nhân và duyên. Người yếm thế quan niệm rằng đạo Phật nói “vô thường” là vô tình gieo rắt quan niệm chán đời thối chí, vì mọi sự vật đều vô thường thì không nên làm gì cả, tất cả sẽ trở về với tro bụi.

Vô Ngã tạm định nghĩa là không có cái gì là chủ thể độc lập tồn tại. kể cái “ta,,” đó là do ngũ uẩn hợp lại. Tất cả tùy thuộc vào nhân và duyên, và tất nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi luật vô thường.

Khổ (Dukka) tạm định nghĩa đơn giản, cuộc sống con người toàn là khổ. Sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, thân khổ, tâm tư khổ, tính toán khổ. Muốn không được cũng khổ. Được cái không muốn cũng khổ. Tóm lại cái gì cũng khổ.

Cái định nghĩa bi quan này về Dukka chỉ đúng một phần trong Dukka của Phật Giáo nhưng nó được nghe đến và hiễu biết rộng rải trong con người. Đơn giản, vì cái khổ từ tham sân si đó là điều mà chúng ta quan tâm nhất trong đời sống hàng ngày. Căn bản của khổ là vì ta chấp thường, muốn tất cả xảy ra như dự đoán và chấp ngã (selfish) từ đó qúi cái ta và qúi luôn cái thuộc về của ta như tiền tài, quyến thuộc, danh vọng, tư tưởng, và thỏa mãn thân xác trong khoái lạc vật chất.

Phật Giáo nhìn Dukka với con mắt lạc quan của trí tuệ, nếu không có vô thường thì con người sẻ như súc sinh không bao giờ tiến bộ. Theo tôi, tham sân si là 3 yếu tố tối thượng đưa con người tới những sự tiến bộ và văn minh ngày nay và sẻ tiến bộ hơn trong tương lai ngay cả trong vấn đề tâm linh của tôn giáo. Đa số các bật tu hành và ngay cả chúng ta điều nghe giảng, nghe kinh và tu tập Phật Pháp để mong diệt được tham sân si. Họ còn cho Tham Sân Si là 3 con quỹ trong ta, luôn luôn chờ dịp để làm chủ ta (ngã, ego) đốt cháy tâm thức ta. Vì vậy phải đè nén nó xuống, mà càng nén thì nó càng mạnh hơn lên, rồi một lúc nào đó nó sẻ bùng nổ như big bang, mà ta không thể kiểm soát được nửa. Vì vậy, cho dù họ càng cố gắng bao nhiêu cũng vẫn không diệt trừ được tham sân si. Cuối cùng, đa số không kham nổi thử thách, chấp nhận bỏ cuộc tu vì không đủ trí tuệ để cai quản nổi 3 con qũy thiên hình vạn trạng đó. Chúng sinh vì mê muội cho nên không định được tâm và kiến được tánh cho nên không quán được tự tâm vô sinh vô diệt, tự tánh là kim cang bất hoại thì dù tam muội chơn hõa cũng không đốt cháy được chứ nói sá chi đến 3 con quỹ tham sân si đó. Hiểu một cách thâm diệu hơn là không bất cứ gì có thể đốt cháy được cái Không (emptiness.) Đơn giản hoá là không thể đốt cháy cái ảo, không phải là vật chất hiện hữu. Cái lữa Tham Sân Si chỉ vì tự mê muội mà tưởng có; cái lữa lòng (tâm hỏa) này chỉ có thể đốt được cái ngã (ta, ego) mà ngay cả cái ngã đó cũng vô tướng, tự tâm mà ra. Do đó, sắc (cái có, ngọn lữa) có thể đốt được sắc (vật chất hiện hữu,) nhưng sắc không thể đốt được ảo (không) và xa hơn nửa ảo (không) không đốt được ảo (không.)

Cho nên, ngã, tham sân si, khỗ (dukka) là những ân huệ tối cao của con người, chỉ làm người mới có được những đặc ân này. Không có những nhân duyên trên thì chúng sinh không cần tới Phật, tới Pháp, tới tâm đại từ bi. Nếu nhìn với con mắt chánh kiến của Phật Giáo thì ngã, tham sân si, khỗ (dukka) cũng là niết bàn.

Vô thường, vô ngã, khổ (dukka) là chân lý căn bản của Đạo Phật. Đó là căn bản tuyệt đối mà người học Phật có thể dùng để định giá một kinh sách có thực là chân Pháp hay không. Trong tinh thần Nguyên Thủy, tuy biết pháp vô thường, vô ngã, nhưng khổ vẫn còn trụ vào trong đạo đức và đời sống chúng sinh. Bật tri thức suy luận như vậy để mong tiến bộ trên bước đường hành Đạo. Trong tinh thần Bát Nhã của Đại Thừa, một là tất cả vạn vật, tất cả vạn vật là một, hiện tượng không khác gì đại thể, hiện tượng cũng chính là đại thể. Trong tinh thần đó thì KHÔNG mới chính là Nhất Ấn dùng để nhận diện kinh pháp liễu nghĩa cứu cánh niết bàn.
    1. Hạnh Vô Thường


Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ 7, Tăng Chí Đạo, người Nam Hải, tỉnh Quảng Châu, tìm đến Lục Tỗ xin chỉ dạy, “Đệ tử từ lúc xuất gia đến nay, xem Kinh Niết Bàn đã hơn mười năm nhưng chưa rõ đại ý, xin Hòa Thượng chỉ dạy.”

Tỗ hỏi: “Ngươi chưa rõ chỗ nào?”

Chí Đạo nói, “Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt xong, tịch diệt làm vui (lạc đức). Đệ tử nghi ngờ chỗ này.”

Tỗ hỏi, “Ngươi nghi ngờ cái gì?”

Chí Đạo đáp, “Tất cả chúng sanh có hai thân, gọi là sắc thân và pháp thân. Sắc thân vô thường, có sanh có diệt, pháp thân có thường, chẳng tri chẳng giác. Kinh nói: “Sanh diệt diệt xong, tịch diệt làm vui,” chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào được vui? Nếu nói sắc thân được vui, sắc thân lúc diệt thì tứ đại tan rã, toàn thể là khổ chẳng thể nói là vui. Nếu pháp thân tịch diệt thì đồng như cây cỏ ngói đá, ai mà được vui? Lại pháp tánh là cái thể của sanh diệt, ngũ uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì nhiếp dụng trở về thể. Nếu cho sanh nữa tức là loài hữu tình chẳng đoạn chẳng diệt; nếu chẳng cho sanh nữa thì vĩnh viễn tịch diệt, đồng với loài vô tình, như thế thì tất cả pháp đều bị Niết Bàn ngăn cấm, sanh còn chẳng được, có gì là vui?”.

Tỗ nói, “Ngươi là Phật tử, sao lại học tà kiến ngoại đạo, chấp đoạn chấp thường mà luận bàn pháp Tối Thượng Thừa! Theo lời ngươi nói thì ngoài sắc thân lại có pháp thân, lìa sanh diệt cầu nơi tịch diệt, lại cho thường đức, lạc đức của Niết Bàn là có thân để thọ dụng, ấy đều là mê chấp và ham tiếc sanh tử, đam mê sự vui của thế gian. Ngươi nay nên biết, Phật vì tất cả người mê, nhận lầm ngũ uẩn hòa hợp là tướng tự thể, lầm cho tất cả pháp là tướng ngoại trần, tham sống sợ chết, niệm niệm trôi lăn trong lục đạo, chẳng biết đều như mộng huyễn hư giả, uổng chịu luân hồi, đem thường đức, lạc đức của Niết Bàn trở thành tướng khổ, suốt ngày tìm cầu. Phật vì thương xót cho những người này, nên khai thị chơn lạc của Niết Bàn, sát na chẳng có tướng sanh, sát na chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiện tiền. Đang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghĩa là chẳng có một tí khái niệm nào về không gian, thời gian, và số lượng của tịch diệt hiện tiền, mới gọi là thường đức, lạc đức, nghĩa là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọ dụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng, há có cái tên gọi “một thể năm dụng” sao! Huống là còn nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến cho chẳng sanh, ấy là phỉ báng Phật pháp. Hãy nghe kệ đây:

Vô thượng Đại Niết Bàn,

Viên minh thường tịch chiếu.

Phàm phu vị chi tử,

Ngoại đạo chấp vi đoạn.

Chư cầu nhị thừa nhân,

Mục dĩ vi vô tác.

Tận thuộc tình sở kế,

Lục thập nhị kiến bản.

Vọng lập hư giả danh,

Hà vi chơn thật nghĩa.

Duy hữu quá lượng nhơn,

Thông đạt vô thủ xả.

Dĩ tri ngũ uẩn pháp,

Cập di uẩn trung ngã.

Ngoại hiện chúng sắc tượng,

Nhất nhất âm thanh tướng.

Bình đẳng như mộng huyễn,

Bất khởi phàm Thánh kiến.

Bất tác Niết Bàn giải,

Nhị biên tam tế đoạn.

Thường ứng chư căn dụng,

Nhi bất khởi dụng tưởng.

Phân biệt nhất thiết pháp,

Bất khởi phân biệt tưởng.

Kiếp hỏa thiêu hải để,

Phong cổ sơn tương kích.

Chơn thường tịch diệt lạc,

Niết Bàn tướng như thị.

Ngô kim cưỡng ngôn thuyết,

Linh nhữ xả tà kiến.

Nhữ vật tùy ngôn giải,

Hứa nhữ tri thiểu phần.
Dịch nghĩa:
Vô thượng Đại Niết Bàn,

Sáng tròn thường tịch chiếu.

Phàm phu gọi là chết,

Ngoại đạo chấp đoạn diệt.

Những người tu Nhị thừa,

Cho đó là vô tác.

Thảy đều do tình thức,

Sáu mươi hai kiến chấp.

Vọng lập tên hư giả,

Đâu phải nghĩa chơn thật.

Chỉ có người kiến tánh,

Thông đạt chẳng lấy bỏ.

Vì biết pháp ngũ uẩn,

Với cái ngã trong uẩn.

Cả hiện tượng thế giới,

Mỗi sắc tướng âm thanh.

Bình đẳng như mộng huyễn,

Chẳng phân biệt thánh phàm.

Chẳng cho là Niết Bàn,

Nhị biên tam tế dứt.

Thường ứng các căn dụng,

Mà chẳng khởi dụng tưởng.

Phân biệt tất cả pháp,

Chẳng khởi phân biệt tưởng.

Niết Bàn vốn phi vật,

Lửa gió đụng chẳng được.

Chơn vui thường tịch diệt,

Tướng Niết Bàn như thế.

Nay ta gượng nói ra,

Khiến người bỏ tà kiến.

Chớ hiểu theo lời nói,

Mới cho biết ít phần.

Chí Đạo nghe xong đại ngộ, vui mừng đảnh lễ lui ra.
    1. Thân Vô Thường


Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời. Khoa học đã chứng minh trong thân thể ta, các tế bào (cells) luôn luôn thay đổi, trong một phút không biết bao nhiêu tế bào mới phát sinh thay thế cho tế bào cũ hủy diệt, mà tế bào này lại già hơn tế bào trước. Những thay đổi này không thoát khỏi cái vòng luân hồi của sinh, lão, bệnh và tử. Khoa học chưa tìm ra phương cách cải lão hoàn đồng, thay thế những tế bào này với những tế bào trẻ trung và khỏe mạnh hơn. Trên lý thuyết thì khoa học đả có phương cách cải lão hoàn đồng ở trên nhưng chưa được chấp nhận bởi những xã hội còn tôn trọng thần quyền.

Đức Phật lúc còn là Thái Tử đã than với vợ là Da Du Đà La về thân vô thường, “Chúng ta sẽ già yếu xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục, môi đỏ của em rồi sẽ úa màu. Ta nghe trong ta, trong em, trong tất cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ dưới sức tàn phá của búa thời gian, tất cả những gì quý giá nhất của đời người... chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng những bảo vật ở trong ta như ôm một cái bóng, như nắm bắt một làn hương" Trí tuệ thay!

Ý niệm chúng ta thay đổi trong từng phút, từng giây, từng sátna. Vui đó rồi buồn đó, thân đó, rồi hờn giận đó. Ý chúng ta sanh diệt trong từng sát na nhưng chính nó sinh diệt mau lẹ nên ta có cảm tưởng như không thay đổi gì. Xuân Diệu, “Ta phút trước khác ta phút này.” Cái “ta, ngã” chỉ là vô thường tạm bợ, giả tạo mà người đời tự cho cái ta là “duy ngã độc tôn, cái rốn của vũ trụ,” bám víu vào nó, nhân danh nó vì si mê lầm lạc.

Như chúng ta đã thấy không phải chỉ có cái thân ta vô thường, tâm ý ta vô thường mà cuộc sống cũng vô thường. “Thương hải tang điền,” vật đổi sao dời, không ai giàu ba họ không ai khó ba đời, lên voi xuống chó, chúng sinh trầm luân trong bến mê, bể khổ.

Nhờ thuyết vô thường ta hiểu rõ thêm mặt trái của đời, cái hào nhoáng của vật chất là mồi nhữ ta vào đau khổ. Con người có hiểu lý vô thường của sự vật mới khỏi bị trói buộc bởi lòng tham muốn của mình, mới khỏi bị mê lầm say đắm. Bởi chính “chấp thường, còn không mất” mà con người bị đau khổ thì đức Phật lấy phương thuuốc “Vô Thường “ để đối trị. Khi lành bệnh thì phải bồi dưỡng thêm bằng phương thuốc “Chơn Thường” vậy ta phải dùng phương thuốc này để trị bệnh ta đang mắc phải khi đã lành bệnh ta sẽ bốc thêm thang thuốc“chơn thường.” Như ngài A Nan trả lời đức Phật, khi đức Phật hỏi A Nan về tiếng ngân dài từ cái chuông, tất cả chỉ là âm vang.

Lý “Vô Thường” chi phối mọi sự vật từ thân, tâm đến hoàn cảnh chúng sinh. Khi hiểu và tìm được phương thuốc vô thường, ta không còn bi quan chán nãn, không đắm đuối với cái ta này, cũng không đắm đuối với cái công danh, và sự nghiệp tài sản của ta hiện có. Ta sẻ dùng thuốc “vô thường” để trị bệnh “tham ái, mê mờ,” cái bệnh làm cho chúng ta bị mãi mãi thăng trầm lặng hụp trong bể khổ đau, không vượt qua được bờ giải thoát. Diệt trừ được tham ái mê mờ chúng ta sẽ tiến đến sự an tịnh của tâm hồn.

Khi hiểu được lý vô thường, ta sẻ bình tĩnh thản nhiên hơn trước mọi thay đổi bất ngờ của sự vật, thăng trầm của cuộc đời, thời cuộc ngay cả sự mất mác, chia ly hay vĩnh biệt của những người thân thích, yêu thương, hay những gì mà ta qúy trọng nhất. Ta dám hy sinh tài sản, ngay cả tính mạng để làm việc nghĩa, để cứu đời; có nghị lực để giã từ những thú vui tạm bợ, tìm đến thú vui chơn thật. Tinh tấn tiến tu, thể hiện Phật tánh.
    1. Sátna Vô Thường


Đạo Phật thừa nhận rằng, tác dụng của những quy luật này trong thế giới thực thể như trong những bản kinh của Sarvāstivavādins, vì nó duy trì tính bất diệt trong trạng thái bản thể của các pháp suốt ba thời kỳ: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong kinh Pháp Hoa nói, “các pháp vốn như vậy.” Theo Phật giáo, tất cả sự vật không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, vô thủy vô chung. Bởi vì sanh và tử là hai phạm trù đối lập hoàn toàn, tử là sự thay đổi đột ngột và thậm chí làm xáo động tinh thần của người chết cũng như những người đang hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, sự thay đổi này tùy thuộc vào sanh, lão, bệnh, tử… Theo Phật giáo, vô thường là nỗi thống khổ nhất của con người. Mặc khác, ý nghĩa về sát-na vô thường biểu thị sự khác nhau giữa trạng thái sanh và trạng thái tử, giữa sự vật vô tri và vô giá. Trong Luận giải Madhyātānugam về giáo lý Duy Thức, ngài Vô Trước (Asaṅga) đã nói, “Tất cả vạn vật được phát sanh ra do nhiều nguyên nhân hợp lại thành, không có vật nào mà tự nó tạo nên, khi sự kết hợp bị tan rã thì sự hủy diệt theo sau.” Như cơ thể con người bao gồm bốn yếu tố (tứ đại), đất, nước, gió, lửa, khi tứ đại hợp thành thì ngấm ngầm sự hủy diệt đả tiềm ẩn bên trong.
    1. Sanh Diệt Vô Thường


Sanh diệt vô thường thay đổi nhanh chóng trong từng ý niệm, vạn vật thay đổi hoàn toàn, và không bao giờ giống nhau. Nguyên lý này được giải thích theo quan điểm Phật giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sanh diệt không ngừng trong từng khoảnh khắc.
Ngài Phật Âm (Buddhaghaṣa,) đề cập đến cái năng lượng làm cho tất cả sự vật thay đổi, đó là sanh, trụ, dị, diệt (utpāda, sthiti, janā, nirodha.) Ngài nói, đây là bốn đặc tính hợp thành các sự vật; và ngài đã thêm vào quyền sở hữu của bốn đặc tính này thì tất cả vạn vật trải qua sự biến cải và lệ thuộc vào sự lập lại chính nó trong sự xoay vòng không có điểm dừng lại.
Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstitvavādins,) theo thuyết Duy Thực thuộc Phật giáo Tiểu Thừa, có liên quan đến bốn đặc tính sanh, trụ, dị, diệt. Bởi vì một pháp chỉ xuất hiện hoặc tồn tại qua sự phân chia ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Theo học thuyết của bốn đặc tính này gọi là tứ tướng (catur-lakṣaṇa.) Trong triết học Phật giáo: (1) Sanh, sự tồn tại của mọi sự vật chuyển đến một trạng thái từ hiện tại đến tương lai; (2) Trụ, cũng tồn tại, cái mà tạo nên tất cả sự vật trong thực tế hoặc là trạng thái nhận biết ngay khi một vật xuất hiện từ tương lai trở về hiện tại do ảnh hưởng của sanh; (3) Dị là cái gì mà con người kéo dài sự sống trở nên nhợt nhạt của tuổi già, đang có mặt sự hoại diệt; (4) Diệt là yếu tố cuối cùng đưa đến sự hoại diệt, cái mà phá hoại tất cả sự vật chuyên chở nó đến quá khứ. Đó là lý do tại sao trong thế giới hiện tượng, không có vật gì có thể thay đổi trong cùng một trạng thái do hai vật chuyển động liên tục tiếp nối nhau.
Tóm lại, tất cả sự vật đang thay đổi liên tục do hoạt động của bốn đặc tính này.

Sau khi đức Thế Tôn nhập niết-bàn, các vị đệ tử của Ngài đã thảo luận về bốn đặc tính này và cho rằng nó tồn tại đồng thời hoặc thay đổi liên tục. Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstitvavādins) đã duy trì một cách liên tục tính đồng nhất của chúng, còn Kinh Lượng Bộ (Sautrāntikas) thì nói rằng chúng tồn tại trong cùng một sátna, trong lúc đó những đối thủ của họ thì trung thành một cách cố chấp theo quan niệm rằng, bốn đặc tính không tồn tại cùng một lúc, nhưng chính nó đã kéo dài một cách liên tục vượt qua giới hạn của một sátna.
    1. Tự Tánh Vô Thường


Tự tánh vô thường hay tánh không là sự thay đổi liên tục của các hiện tượng trong vũ trụ, bao hàm sự sanh diệt vô thường. Đây là một khấu trừ hợp lý đơn giản, một sự phân tích kỹ lưỡng về học thuyết vô thường, sự tồn tại của các hiện tượng trong việc phối hợp thời gian tạo nên bề rộng về học thuyết Tánh Không (Śūnyatā) đã đưa ra một cách không tương xứng. Nhận biết rằng, mỗi chúng sanh sẽ chết đi là một quy luật tất yếu, nhưng không dễ để cảm nhận rằng tất cả chúng sanh đang kề cận cái chết như ngày và đêm trôi qua hoặc là nó đang biến chuyển liên tục trong từng sátna. Đối với tâm uế trược, đó là một vấn đề hết sức phức tạp để nắm giữ trạng thái của con người hay bất cứ sự vật nào mà chính nó là vô thường. Theo ngôn ngữ chuyên môn của Triết Học Phật Giáo, đối với ý niệm bên ngoài thì tự tánh duyên khởi của các pháp là Tánh Không (Śūnyatā). Quả thật, đây là sự kết thúc cuối cùng, là kết luận chính đáng và phải lẽ được rút từ nguyên lý đầu tiên của đạo Phật, đó là “Tất cả là vô thường.” Khi nhận thức đúng đắn về kết luận này thì dễ dàng thực hiện quan niệm về ý nghĩa chân thật của Tánh Không (Śūnyatā.) Tánh Không mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong triết lý Phật giáo. Đó là một đề tài khó hiểu để mà tranh luận trên lý trí. Đa số, Phật Tử Tây Phương cho rằng Tánh Không (Śūnyatā) đồng nghĩa với hư vô hay là sự hủy diệt. Nhưng đối với Phật giáo Đông Phương, ý nghĩa về Tánh Không mang bản chất khác xa với sự nhận thức. “Mọi vật xuất hiện đều thay đổi liên tục từng bước trong thế giới hiện tượng.” Theo sự lý giải của Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) qua bản dịch Trung luận của Bồ Tát Long Thọ nói, “Tầm quan trọng của tánh không (śūnyatā) là mọi vật trở nên hợp lý, nếu không có nó thì vạn vật trong vũ trụ sẽ rỗng không.” Hơn nữa, đó là chân lý vô thường mà tính chất của tất cả sự vật tùy thuộc vào khả năng của nó. Nếu mọi vật không lệ thuộc vào sự thay đổi liên tục mà là thường hằng và nếu không thể thay đổi thì tức khắc phát sinh ra dòng đời, con người và sự phát triển sinh vật sống sẽ dẫn đến ngừng hoạt động. Nếu con người không bao giờ chết mà luôn tiếp tục trong cùng trạng thái như vậy, thì không biết hậu quả như thế nào?
Giáo sư Tiến sĩ Suzuki, một triết gia uyên bác, đả nói Tánh Không trong bài bình luận “Nét Phát Họa Về Phật Giáo Đại Thừa,” đó là tài liệu quý giá gối đầu giường của mỗi sinh viên triết học. Ông trình bày chi tiết về ý niệm Tánh Không (Śūnyatā) trong phong cách của một bậc thầy lỗi lạc. Tánh không mang nghĩa hạn chế về sự tồn tại của mọi hiện tượng, nó đồng nghĩa với vô ngã (anitya) hay duyên (pratīya.) Vì thế, Tánh Không có nghĩa là phủ định, sự khiếm diện của tính cá biệt, sự không tồn tại của những cá nhân như là trạng thái đang thay đổi một cách xác thực của thế giới hiện tượng, một dòng chảy liên tục, một mạch nối tiếp diễn của nguyên nhân và kết quả. Nó không bao giờ được hiểu trong ý thức của sự hủy diệt hay hư vô tuyệt đối.
    1. Luật Vô Thường Của Vũ Trụ


Trên thực tế, nguyên lý vô thường trong vũ trụ không đề cập đến thế giới thực thể mà chỉ đề cập đến thế giới hiện tượng. Sự giải thích về nguyên lý này có khuynh hướng phủ định hay hủy diệt hơn là hướng đến giải thích tuyệt đối. Đây là điểm quan trọng, trong tầm nhìn của các nhà nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Mục tiêu của đức Phật không dựa trên trường phái triết học mà vạch ra con đường chứng đắc và cứu vớt chúng sanh. Thật vậy, nỗ lực tinh tấn là điều kiện cẩn thiết của các vị đệ tử vào thời đức Phật còn tại thế. Thế giới hiện tượng luôn đè nặng lên họ với sức áp bức của cơn ác mộng khủng khiếp và khó khăn về sự tranh đấu vì cuộc sống trong ngọn lửa thiêu đốt. Vì thế, bằng sự giải thích tiêu cực về thế giới hiện tượng, mục đích chính của đức Phật dường như để dẫn đạo sinh linh từ những cơn bão tố và những cơn sóng dữ của đại dương để duy trì yếu tính bản thể, Niết-bàn tịch tịnh. Mặc dù như vậy, nhưng bài bình luận tiêu cực về nguyên lý vô thường thì không thể không có thuận lợi riêng của nó, “nó như vậy, nhưng không phải như vậy,” sự phủ định ấy đáp ứng như một sự chỉ dẫn tuyệt đối.
Như vậy, từ nguyên lý vô thường có thể tạo ra nguyên lý hữu thường là niết-bàn tịch tịnh. Hơn nữa, trước khi ứng dụng ba nguyên lý này, chúng ta đã diễn bày như một nền tảng căn bản của đạo Phật đối với hiện tượng và thế giới bản thể một cách tương ứng. Chúng ta xác minh rằng nguyên lý vô thường liên quan đến thế giới hiện tượng một cách riêng biệt; còn nguyên lý vô ngã thì có mối quan hệ cả nguyên lý vô thường lẫn thế giới hiện tượng; và nguyên lý Niếtbàn tịch tịnh chỉ tùy thuộc vào thế giới bản thể.
    1. Kinh Pháp Đàn, Phẩm Đốn Tiệm Thứ 8


Tôi xin trích nguyên văn từ Kinh Pháp Đàn, Lục Tỗ pháp chấp ‘thường và vô thường.’ Tăng Chí Triệt, họ Trương tên Hành Xương, người ở Giang Tây, thuở nhỏ tánh hào hiệp. Lúc ấy Nam Bắc chia ra hai tông, tuy Lục Tổ và Thần Tú Đại Sư không phân chia bỉ thử, nhưng đồ chúng lại cạnh tranh với nhau sanh lòng ưa ghét, mà môn đồ bên Bắc Tông tự lập Thần Tú làm Tổ thứ sáu, lại sợ người đời biết được sự truyền y của Ngũ Tổ, nên sai Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Lục Tỗ tâm thông đã biết việc này, bèn lấy mười lượng vàng để nơi ghế ngồi. Lúc tối Hành Xương lén vào thất muốn ám sát. Sư đưa cổ cho chém. Hành Xương cầm kiếm chém ba lần, chẳng gây vết thương. Sư nói: “Chánh kiến (kiếm) chẳng tà, tà kiến (kiếm) chẳng chánh (Theo Hán tự, chữ “kiến” với chữ “kiếm” khác chữ đồng âm, ở đây là một lời hai nghĩa), chỉ nợ ngươi vàng, chẳng nợ ngươi mạng.” Hành Xương kinh sợ ngã xỉu, một hồi lâu mới tỉnh dậy, ăn năn cầu xin sám hối, bèn xin xuất gia. Sư đưa vàng và dặn, “Ngươi hãy đi, sợ đồ chúng biết được sẽ sát hại ngươi, để ngày khác ngươi thay đổi hình dạng rồi trở lại, ta sẽ cho thỏa nguyện”.
Hành Xương nghe lời, nửa đêm trốn đi, sau ở nơi khác xuất gia.
Một hôm nhớ đến lời dặn của Sư, bèn từ xa đến tham lễ. Sư nói, “ Ta chờ ngươi đã lâu, sau đến trễ vậy?”
Hành Xương nói, “Ngày trước được Hòa Thượng xá tội, nay dù xuất gia khổ hạnh, nhưng khó mà báo ơn, chỉ mong được Hòa Thượng truyền pháp để độ chúng sanh. Đệ tử xem Kinh Niết Bàn, chưa hiểu cái nghĩa thường và vô thường, xin Hòa Thượng từ bi giải thích sơ lược.”
Sư nói: “Vô thường tức Phật tánh, có thường tức cái tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.”
Hành Xương nói: “Lời của Hòa Thượng rất nghịch lời văn trong Kinh”.
Sư nói: “Ta được truyền tâm ấn Phật, đâu dám nghịch ý Kinh!
Hành Xương nói: “Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa Thượng lại nói là vô thường. Các pháp thiện ác cho đến Bồ Đề tâm đều là vô thường, Hòa Thượng lại nói là thường, ấy là trái nghịch nhau, khiến đệ tử lại thêm nghi ngờ”.
Sư nói: “Xưa kia ta nghe Ni Vô Tận Tạng tụng qua một lần Kinh Niết Bàn, bèn vì Ni giải thuyết, chẳng có một chữ một nghĩa không đúng với lời văn trong kinh, cho đến nay vì ngươi mà thuyết, trước sau chẳng khác”.
Hành Xương nói: “Đệ tử căn tánh ngu muội, xin Hòa Thượng khai thị tỉ mỉ”.
Sư nói: “Ngươi biết chăng, Phật tánh nếu thường còn nói gì về các pháp thiện ác; cho đến tận kiếp cũng chẳng một người phát Bồ Đề tâm, nên ta nói “vô thường”, ấy chính là cái đạo chơn thường do Phật thuyết vậy. Hơn nữa, tất cả các pháp nếu vô thường thì mỗi mỗi đều có tự tánh riêng biệt để lãnh thọ sanh tử, vậy thì tánh chơn thường khắp nơi lại có chỗ thiếu sót, nên ta nói “thường”, ấy chính là nghĩa chơn vô thường của Phật. Phật vì kẻ phàm phu tà đạo chấp nơi tà thường, những người Nhị thừa từ nơi thường, suy ra vô thường, cộng thành tám thứ điên đảo nên trong Kinh Niết Bàn liễu nghĩa phá những thiên kiến của họ để to bày tứ đức của Niết Bàn: Chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh. Ngươi nay theo lời trái nghĩa, lấy đoạn diệt vô thường và chấp thường là cố định, mà hiểu lầm lời nói sau cùng viên tròn vi diệu của Phật, dẫu cho xem Kinh ngàn lần, có ích gì đâu?”
Hành Xương hoát nhiên đại ngộ, nói kệ rằng:
Nhân thủ vô thường tâm.

Phật thuyết hữu thường tánh.

Bất tri phương tiện giả,

Du xuân trì thập lịch.

Ngã kim bất thi công,

Phật tánh nhi hiện tiền.

Phi Sư tương thọ dữ,

Ngã diệc vô sở đắc.
Dịch nghĩa:
Vì giữ tâm vô thường,

Phật nói tánh có thường.

Kẻ chẳng biết phương tiện,

Như mò sỏi tưởng vàng,

Nay ta chẳng tác ý,

Phật tánh tự hiện tiền,

Chẳng phải do thầy cho.

Ta cũng vô sở đắc.
Sư nói: “Ngươi nay đã triệt ngộ, nên đổi tên Trí Triệt.” Trí Triệt lễ tạ lui ra.
LƯỢC GIẢI:
Lời của chư Phật, chư Tổ chỉ tạm dùng để phá chấp: Nói “thường” là để phá chấp “vô thường,” nói “vô thường” là để phá chấp “thường,” chớ không có nghĩa thật. Nên kinh Lăng Nghiêm nói, “Hễ là lời nói thì đều chẳng có nghĩa thật.”
Phẩm tựa đã chỉ rỏ “Phật tánh phi thường phi vô thường,” do đó mặc dù lời Tổ với lời Phật trái nghịch nhau, nhưng ý Tổ với ý Phật chẳng khác là nghĩa này vậy.
Lục Tỗ thấy môn đồ các tông tụ tập dưới pháp tòa, đều khởi ác ý vấn nạn. Sư thương xót cho họ nên bảo rằng, “Người học đạo cần phải dứt trừ cho sạch tất cả thiện niệm ác niệm, cho đến chẳng còn chỗ để gắn tên, rồi lại gắn tên nơi tự tánh; Tự tánh vốn bất nhị, gọi là thật tánh. Từ nơi Phật tánh mới kiến lập tất cả giáo môn. (Như vậy, Pháp môn của các tông dù có khác, nhưng đều cùng xuất phát từ một nguồn, vốn chẳng cao thấp, người học đạo chớ nên tranh giành hơn thua mà trái nghịch với đạo.) Còn pháp đốn giáo này thì cần phải ngay đó (chẳng tác ý) tự ngộ tự thấy mới được.
Đại chúng nghe xong thảy đều đảnh lễ, thờ Sư làm thầy.


  1. tải về 8.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương