Lê Huy Trứ, msee


Figure 29 Bài Phú Cư Trần Lạc Đạo



tải về 8.85 Mb.
trang33/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33
Figure 29 Bài Phú Cư Trần Lạc Đạo
Cư Trần Lạc Đạo Phú

Bài phú

Sống Đời Vui Đạo”



Mình ngồi thành thị, dùng thói sơn lâm
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính, nửa ngày thiền tự tại thân tâm (*)


Nguồn tham ái ngừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý
Tiếng thị phi lặng, tha hồ nghe yến hót oanh ngâm


Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý
Biết đào hồng, rành liễu lục, thiên hạ có mấy kẻ tri âm ?


Trăng sáng trời xanh, soi mọi chỗ sông thiền lai láng
Liễu mềm hoa tốt, ngất chúng sinh trời tuệ xum xuê


[Thiên hạ]
Lo thay xương, ước bay cao, thuốc thần mới uống
Muốn trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đâm


[Nhưng ta]
Sách, dễ xem chơi, yêu tính sáng, yêu hơn châu báu
Kinh, nhàn thích đọc, trọng lòng thiền, trọng hơn cả vàng


(Trần Đình Hoành viết lại)

Chú thích:

(*) Chữ “rồi” trong Cư Trần Lạc Đạo được dùng nhiều lần. Xem ý tứ thì thấy “rồi”, một từ Nôm với nghĩa là (1) “rỗi” và (2) “xong”, “hết”, đã được dùng để thay thế chữ “thiền” trong tiếng Hán–”thiền” là “hết mọi sự”, “rỗng lặng”. Rõ ràng là đến ngày nay, từ “rồi” không còn được dùng, và từ “thiền” đã thắng thế.Living in the world, joyful in the Way

Figure 30 Thiền Sư Nhật Bản
  1. Tu Tại Gia


Tôi xin trích Kinh Pháp Đàn, Phẩm Nghi Vấn Thứ 3 của Lục Tỗ dạy về tu tại gia.
Lục Tỗ dạy, “Thiện Tri Thức, nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, chẳng do tại chùa. Tại gia tu được như người Đông Phương mà tâm thiện, tại chùa chẳng tu như kẻ Tây Phương mà tâm ác, chỉ cần tâm được thanh tịnh tức tự tánh Tây Phương.” Chữ ‘Tây Phương’ bây giờ nên hiễu rộng ra là những nước văn minh ở Âu Châu và Mỹ Châu, ...
Tôi xin phóng tác lại, tu tại gia khó hơn tại chùa. Đó củng vì lý do mà Thái Tử Tất Đạt Đa phải từ bỏ hoàng cung lẫn vợ con đi tầm đạo, các tỗ và các tăng ni điều trường trai và không lập gia thất...Tâm thiện thì ở nơi chốn thị phi củng vẩn luôn luôn nhàn hạ (Thị tại môn tiền náo, nguyệt lại thiên hạ nhàn.)
Vi Sử Quân lại hỏi: “Tại gia phải tu như thế nào? Xin Hòa Thượng chỉ dạy”.
Tỗ nói: “Nay ta vì các ngươi nói bài VÔ TƯỚNG TỤNG, chỉ cần y theo đây mà tu, như thường ở với ta chẳng khác, nếu chẳng chịu tu, dẫu cho xuống tóc xuất gia, cũng đâu có ích lợi gì?” Bài tụng rằng:
Tâm bình hà lao trì giới,

Hạnh trực hà dụng tu thiền.

Ân tắc thân dưỡng phụ mẫu,

Nghĩa tắc thượng hạ tương lân.

Nhượng tắc tôn ty hòa mục,

Nhẫn tắc chúng ác vô tuyên.

Nhược năng toản mộc thủ hỏa,

Ứ nê định sinh hồng liên.

Khổ khẩu tức thị lương dược,

Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.

Cải hóa tất sanh trí huệ

Hộ đoản tâm nội phi hiền

Nhựt dụng thường hành nhiêu ích,

Thành đạo phi do thí tiền.

Bồ Đề chỉ hướng tâm mích,

Hà lao hướng ngoại cầu huyền.

Thính thuyết y thử tu hành,

Thiên đàng chỉ tại mục tiền.
Dịch nghĩa:
Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới

(Tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).

Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.

(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ

rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền).

Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,

Nhân nghĩa thì già trẻ thương nhau.

Khiêm nhường thì sang hèn hòa thuận,

Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.

Nếu công phu miên mật mãi mãi,

Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.

Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,

Lời trái tai ắt là trung ngôn.

Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,

Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.

Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,

Thành đạo chẳng do bố thí tiền.

Bồ Đề chỉ ở nơi tâm ngộ.

Đâu cần hướng ngoại để cầu huyền.

Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,

Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.
Lục Tỗ lại nói: “Thiện Tri Thức, cần phải y theo kệ này tu hành, nhận thấy tự tánh, thẳng đến Phật địa. Pháp chẳng đợi người, các ngươi hãy đi, ta về Tào Khê, hễ có thắc mắc thì đến hỏi.” Chúng ta nếu còn thắc mắc thì cứ tới Tào Khê mà hỏi Lục Tỗ. Ngài vẫn luôn ở đó để chỉ dạy cho chúng sinh.

  1. Tạm Kết


Muốn diễn tã về ý Tâm Tông của vũ trụ (thế giới thực tướng) phải dùng Vô Tự Kinh. Bỡi hữu tự kinh (ngôn ngữ giới hạn của con người) chỉ là một phương tiện ngụy tạo không chính xác, không giảng giải được thật tướng của đối tượng, không miêu tả nổi về Tâm thông tức là Tông thông một chủ đề chính trong kinh điển Phật Giáo. Phải rời Văn tự (ruta,) Ngôn thuyết mới đạt được Phật pháp đích thực, và mới chứng được chân lý tối hậu, đó là đệ nhất nghĩa đế (paramartha) của vạn vật trong vũ trụ. “Thật nghĩa ngoài Văn Tự. Ngôn thuyết bất khả đắc!” (Kinh Lăng Già, P.128, 215.) Trong kinh Pháp Hoa Phật nói, " Ta vì đại sự nhân duyên mà Khai (mở ra), Thị (là Chỉ) Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến cho chúng sanh.” Khai, Thị thuộc về Thuyết thông. Còn Ngộ Nhập thuộc về Tông thông. Muốn nhập vào Chánh Pháp phải rời ngôn ngữ, văn tự mà khởi đầu tu chứng.
Phật nói, “Đại Huệ! Đối với pháp bất sanh bất diệt, người tu chẳng biết pháp phương tiện là chẳng khéo tu, cho nên hành giả phải khéo tu phương tiện, chớ tùy theo ngôn thuyết như xem ngón tay mà chẳng thấy chỗ ngón tay chỉ.” Như vậy, Pháp Phật gồm cả Tông Thông (Tu Chứng) và thuyết thông (12 Bộ khế kinh.) Tổ Tăng Xán viết, “ Bất đắc huyền chỉ. Đồ lao niệm tịnh. Hào ly hữu sai. Trời đất xa cách.” Nếu không biết huyền chỉ của kinh thì chỉ nhọc công niệm với tịnh. Vì tu hành chỉ sai một ly thì đất trời xa cách, kết quả sai một ly xa một trời một vực. Như vậy Phần Tu Chứng tức là Tông thông. Tổ Huệ Năng nói, “Tông thông mà thuyết cũng thông, như mặt trời giữ không.” Mượn Giáo vào Tông (Nương Giáo ngộ Tông) thì cả Giáo lẫn Tông đều cùng thông.
Tóm lại, Phật dùng phương tiện mềm dẽo, lịch sự nói cho đẹp lòng vừa ý để dẫn dụ chúng sinh ham thích mà cố gắng tu hành để vượt bến mê, bể khổ để tới bờ giải thoát. Nói An Tâm Kiến Tánh thành Phật chớ kỳ thật không thành cái gì hết. Nói vậy chứ không phải vậy. Giác Ngộ rất khó tư nghị. Nói ra là đả sai rồi. Cho nên sau 49 năm giãng dạy Phật Pháp, trong Kinh Langka, Đức Thế Tôn trã lời, “Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết.” Đây là thông điệp chính của kinh Lanka mà ngôn ngữ văn tự của 12 bộ khế kinh để giúp cho chúng sinh: Khai (mở ra), Thị (chỉ cho thấy.) Nếu muốn thật sự Ngộ Nhập vào Chánh Pháp thì phải rời ngôn ngữ, văn tự mà khởi đầu Tu chứng. Đây là bộ kinh mà Tổ Đạt Ma đã trao truyền cho Huệ Khả làm tâm ấn, “ta có Lăng Già Kinh bốn quyển cũng dùng giao phó Ông.” Professor Suzuki viết trong Thiền Luận, với câu nói bất hủ gán cho Tổ Đạt Ma, “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Kiến tánh thành Phật.” Đã diễn giãi và khai thị ý kinh Lăng Già củng như các kinh điển khác. Muốn trì ý kinh (artha,) như các Tổ thường khuyên, nên tìm chổ không chữ [trong kinh] mà đọc. Muốn tu tập giáo lý phật giáo phải suy xét thực rõ ý vô tự kinh này.

References:


  1. Tứ Niệm Xứ, 2013 Lê Huy Trứ

  2. Quantum Logic of Negation, 2014, Lê Huy Trứ

  3. Ưng Vô Sở Trụ Nhị Sanh Kỳ Tâm, 2013, Lê Huy Trứ

  4. Như Thị, 2014, Lê Huy Trứ

  5. Muốn Là Được, 2013, Lê Huy Trứ

  6. Trì Luận Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh của Hòa Thượng Thích Duy Lực giảng, 2014, Lê Huy Trứ

  7. Phá Chấp, 2014, Lê Huy Trứ

  8. Đại Ngụy Chân Kinh, 2014, Lê Huy Trứ

  9. Bờ Bên Kia, 2014, Lê Huy Trứ

  10. Vô Tự Kinh

  11. Phá Mê Khai Ngộ/Tứ Niệm Xứ, Lê Sỹ Minh Tùng

  12. Gươm Báu Trao Tay, BS Đỗ Hồng Ngọc

  13. Vậy mà chẳng phải vậy, BS Đỗ Hồng Ngọc

  14. Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, Tâm Diệu

  15. New Scientist, Quantum gravity takes singularity out of black holes, May 2013 by Katia Moskvitch

  16. New Scientist, 10 December 2008 by Anil Ananthaswamy

  17. Kiến Tánh Thành Phật, Trần Đình Hoành

  18. Ánh Đạo Vàng, Kinh Pháp Hoa Giãng Giải, Lê Sỹ Minh Tùng

  19. Học Tây Du Ký 03: Quan điểm về những ý kiến phản bác, hạ thấp giá trị tác phẩm Tây Du Ký, Pháp Minh Khoa

  20. Trí tuệ trong Đạo Phật, Thích Minh Châu, 10/10/2009

  21. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1990, Thích Minh Châu

  22. Triết lý nhà Phật sâu sắc ở Tây du ký, Cuốn Sách Của Tôi, Thái Hà

  23. Đường Về Xứ Phật, tập X

  24. Chân Như Duyên Khởi, Giác Ngộ Online, Nguyễn Thế Đăng

  25. Thần Thông, Biến Hóa Trong Phật Giáo, Nguyễn Hữu Hưng

  26. Giới Thiệu Về Các Thần Thông, Bàng Ẩn

  27. Tuệ Đạt – Khoa Triết Phật Giáo, Khóa 6, 2009, Hoa Linh Thoại

  28. Bài Kệ Lục Như, Huỳnh Ngọc Chiến

  29. Một Đời Người, Một Câu Thần Chú, Thinley Nguyên Thành

  30. Vấn đề thời gian trong Phật giáo và Vật lý học hiện đại, Nguyễn Thị Toan

  31. Tạng Thư Phật Học, Lục Tổ Huệ Năng, Lâm Thái

  32. Đạo Phật qua lời giảng dạy của Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn kinh, Tâm Nguyên

  33. Kinh Pháp Bảo Ðàn, H.T. Thích Minh Trực dịch

  34. The Doctrine of Non-duality in the Vimalakiirti Nirde’sa, Dharmachari Ratnaguna

  35. Kinh Pháp Bảo Ðàn, T.S. Thích Duy Lực dịch

  36. Kinh Pháp Bảo Ðàn giảng giải, T.S. Thích Thanh Từ.

  37. Ðốn ngộ nhập đạo yếu môn, của T.S. Huệ Hải do T.S. Thích Thanh Từ dịch.

  38. Truyền tâm pháp yếu của tổ Hoàng Bá, do T.S. Thích Duy Lực dịch.

  39. Duy Lực Thiền, Truyền Bình

  40. Zen Buddhism, D.T. Suzuki.

  41. The Zen, Doctrine of No-Mind, D.T. Suzuki.

  42. Zen Buddhism, Christmas Humphreys.

  43. Kinh Duy Ma Cật, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến, dịch và chú giải

  44. Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (Sanskrit: Vimalakỵrtinirdesa-stra)

  45. The Diamond Sutra and the Sutra of Hui Neng, A. F. Price và Wong Mou Lam dịch.

  46. A Buddhist Bible của D. Goddard.

  47. Bản Chất Của Chân Như, Thích Nhật Từ

  48. Con Người và Vũ Trụ, Trần Chung Ngọc

  49. VÀI NÉT VỀ : PHẬT GIÁO & KHOA HỌC, Trần Chung Ngọc

  50. Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, Tuyền Bình

  51. Thánh nhân vô phụ, tộc ngoại hôn, Huỳnh Chương Hưng

  52. Phật Pháp và Thám Hiểm Không Gian, Tuyền Bình

  53. Đạo của vật lý, Fritjof Capra

  54. Huyền học đạo Phật và Thiên Chúa, Daisetz Teitaro Suzuki.

  55. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C3%A2n_T%C3%B4ng

  56. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_nh%C6%B0

  57. http://www.scienceandnonduality.com/nonduality.shtml

  58. http://www.wisdomlib.org/definition/abhijina/index.html

  59. http://www.anhduynhat.net/2012/03/van-e-thoi-gian-trong-phat-giao-va-vat.html

  60. http://tosuthien.com/kinh-sach/kinh-phap-bao-dan/pham-nghi-van-thu-ba






tải về 8.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương