Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang31/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

Không Tu Cũng Thành Phật


Theo Kinh Viên Giác, “Những người đoạn thương ghét cùng với tham sân si. Chẵng cần tu gì khác cũng đều đặng thành Phật.” Hơn một ngàn ba trăm năm trước, Lục Tổ Huệ Năng có kệ, “Phật Pháp tại thế gian. Bất ly thế gian giác. Ly thế mịch Bồ Đề. Cáp như cầm thố giác”. Có nghĩa là Phật Pháp ở tại thế gian. Không rời xa thế gian mà giác ngộ. Rời thế gian mà tìm Giải Thoát thì cũng giống như đi tìm sừng thỏ.” Ngài đã nói đến pháp vô niệm. Dĩ nhiên, vô niệm không phải là không có niệm, không còn niệm. Vô niệm thực ra chỉ có nghĩa là cái tâm trong sáng, cái niệm thanh tịnh, đã hoàn toàn không còn phân biệt, không còn dính mắc (chấp trước). Lục Tổ, “ngộ” rồi mà vẫn lẩn trong đám thợ săn 16 năm để tu rèn và giúp đỡ người. Cho nên tâm cứ sanh miễn là tâm thiện, tâm có ích cho mình, cho đời.  “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” cũng chính là “Ưng sanh kỳ tâm nhi… vô sở trụ” vậy. Cho nên, không phải dập tắt tâm đi, tiêu diệt tâm đi để trở thành ngơ ngáo tâm thần, sỏi đá, vô tri vô giác.
Tôi đả từng thấy, từng nghe và củng từng bị, những kẻ ngoại đạo, củng như những kẻ ngu muội (tưởng mình hiểu biết Phật Pháp) thường hay dùng chữ “Diệt Ngã, Diệt Tâm,” còn nói Phật Giáo chủ trương nhị nguyên (dualism,) hiểu lỏm bỏm luật nhân qủa, và nghĩa từ bi chỉ trên đầu môi chót lưỡi, lại dám giãng đạo Phật cho những người khác. Đây là một lối hiễu lầm sai lạc và rất tai hại cho Phật Giáo. Tất cả củng từ vô minh mà ra. Đọc kinh, nghe giãng mà không thấy, không biết, lại hiễu ngược lại vì tư chất và nghiệp lực còn quá nặng nề. Thật hết thuốc chửa! Với những người này ta phải tránh xa, muốn dạy họ củng vô ích như đem đàn mà gãi tai trâu.
Phật Giáo, kinh điễn và các bật thiện tri thức có nói rất nhiều đến chữ vô Ngã và an Tâm chứ không có dùng chữ Diệt Ngã, Diệt Tâm. Những kẻ này muốn diệt ngã, diệt tâm cứ đem chúng nó ra đây, tôi sẻ DIỆT dùm cho.
Cho nên, trong Kinh Pháp Đàn, Phẫm Phó Chức thứ mười, Lục Tỗ dạy, “Nếu thuyết pháp dạy người, chớ nên nói “tự tánh vốn chẳng cần tu chứng,” nói như vậy e rằng kẻ mê chẳng hiểu, lại sanh tà kiến. Chỉ nên dạy người theo pháp tu hành, hành pháp thí mà chẳng trụ nơi pháp tướng. Các ngươi [chỉ các đệ tử của ngài. TL] nếu ngộ thì thuyết như vậy, dụng như vậy, hành như vậy, tác như vậy tức không đánh mất bản tông.” Cho nên không tu củng thành Phật không phải là dể có mấy người. Từ khi họ đả tu từ nhiều kiếp trước rồi, kiếp này chỉ thành Phật?

Vào tháng bảy năm Nhâm Tý, niên hiệu Thái Cực – Diên Hòa (712), Lục Tỗ sai môn đồ đến Quốc Ân tự nơi Tân Châu để xây tháp, đốc thợ làm gấp, đến mùa hè năm sau khánh thành. Ngày mùng một tháng bảy, Tỗ tựu tập đồ chúng bảo: “Đến tháng tám ta sẽ rời thế gian, các ngươi có nghi cứ hỏi sớm đi, ta sẽ phá nghi, khiến các ngươi hết mê hoặc, nếu ta đi rồi thì chẳng ai dạy bảo.”

Các môn đồ nghe nói thảy đều rơi lệ, chỉ có Thần Hội bình tỉnh chẳng động, cũng chẳng rơi lệ. Sư nói, “Chỉ có tiểu sư Thần Hội được sự thiện bất thiện đồng nhau, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra các người đều chẳng được, bấy lâu nay ở trên núi lại tu đạo gì? Nay các ngươi rơi lệ là lo buồn cho ai? Nếu nói lo cho ta chẳng biết sẽ đi về đâu, ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳng biết chỗ đi thì làm sao dự báo trước cho các ngươi? Các ngươi rơi lệ vì chẳng biết chỗ ta đi, nếu biết chỗ ta đi thì chẳng nên rơi lệ. Pháp tánh vốn chẳng sanh diệt tới lui. Các ngươi hãy ngồi, ta nói với các ngươi một bài kệ, gọi là “CHƠN GIẢ ĐỘNG TỊNH KỆ,” các ngươi giữ lấy kệ này, theo đó tu hành, chẳng đánh mất tông chỉ, thì cùng ta đồng một ý chí.” Đại chúng đảnh lễ, xin Sư làm kệ, kệ rằng:

Nhất thiết vô hữu chơn, Bất dĩ kiến ư chơn. Nhược kiến ư chơn giả, Thị kiến tận phi chơn. Nhược năng tự hữu chơn, Ly giả tức tâm chơn. Tự tâm bất ly giả, Vô chơn hà xứ chơn. Hữu tình tức giải động, Vô tình tức bất động, Nhược tu bất động hạnh. Đồng vô tình bất động, Nhược mích chơn bất động, Động thượng hữu bất động. Bất động thị bất động, Vô tình vô Phật chủng. Năng thiện phân biệt tưởng, Đệ nhất nghĩa bất động. Đản tác như thử kiến, Tức thị chơn như dụng. Báo như học đạo chơn, Nỗ lực tu dụng ý, Mạc ư đại thừa môn, Khước chấp sanh tử trí. Nhược ngôn hạ tương ứng, Tức cộng lực Phật nghĩa. Nhược thật bất tương ứng. Hiệp chưởng linh hoan hỷ. Thử tông bổn vô tranh, Tranh tức thất đạo ý. Chấp nghịch tranh pháp môn, Tự tánh nhập sanh tử.”



Dịch nghĩa:

Tất cả chẳng có chơn, Chớ nên cho là chơn. Nếu người thấy có chơn, Sự thấy đều chẳng chơn. Nếu được tự có chơn, Lìa giả, tâm tức chơn. Tự tâm chẳng lìa giả, Làm sao có chỗ chơn ? Hữu tình tất phải động, Vô tình thì bất động. Nếu tu hạnh bất động, Đâu khác loài vô tình! Muốn tìm chơn bất động, Nơi động có bất động. Bất động (vô tình) là bất động, Vô tình vô Phật chủng. Nếu người khéo phân biệt, Đệ nhất nghĩa bất động. Cái thấy được như vậy, Tức là chơn như dụng. Báo cho người học đạo, Siêng tu phải chú ý. Chớ nên nơi đại thừa, Lại chấp trí sanh tử. Vừa nghe liền tương ưng, Cùng nhau luận nghĩa Phật. Nếu người chẳng tương ưng, Chấp tay khiến hoan hỷ. Tông này vốn vô tranh, Tranh thì mất ý đạo. Kẻ trái nghịch pháp môn, Tự tánh vào sanh tử.”



Lục Tỗ nói: “Các ngươi hãy để ý nghe, người mê đời sau nếu nhận được chúng sanh tức Phật tánh. Nếu chẳng nhận được chúng sanh, dẫu cho muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay ta dạy các ngươi nhận được tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn được gặp Phật, hãy nhận chúng sanh, chỉ vì chúng sanh lầm mê Phật tánh, chẳng phải Phật tánh lầm mê chúng sanh, tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật, tự tánh nếu mê, Phật là chúng sanh. Tự tánh bình đẳng, chúng sanh là Phật, tự tánh tà hiểm, Phật là chúng sanh. Các ngươi nếu tâm hạnh quanh co thì Phật ở nơi chúng sanh, nếu được nhất niệm bình đẳng ngay thẳng thì chúng sanh thành Phật.

Tâm ta tự có Phật,

Tự Phật là chơn Phật.

Nếu tự chẳng Phật tâm,

Nơi nào tìm chơn Phật?

Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa. Vạn pháp đều từ tự tâm sanh khởi, chẳng phải vật bên ngoài có thể kiến lập. Nên Kinh nói, “Tâm sanh thì mọi pháp sanh, tâm diệt thì mọi pháp diệt.”

Lý do mà bản Chư Phật và Bồ Tát thị hiện trong vô lượng thế giới với mụch đích khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến của chính mình và nương theo Phật Thừa mà tu thành Phật. Mà chỉ một tâm niệm trong thiền định, chư Phật hay Bồ Tát có thể chuyễn vật cứu độ được vô số chúng sanh. Thật vậy, sở dĩ Đạo Phật xuất hiện ở trần gian là vì thấy con người hàng ngày phải đối đầu với Phiền Não, với Sinh, Lão Bệnh Tử. Vì thế, mục đích của Phật Pháp nhằm đào tạo, trang bị cho con người khả năng miễn nhiễm với Phiền Não để tiếp tục sống chung với nó. Mọi dính mắc, khổ đau, phiền não là do CÁI TÂM. Chỉ cần THẤY NÓ, rồi SỬA, hay gọi cách khác là ĐIỀU PHỤC, hoặc CHUYỂN HÓA nó, để nó không còn CHẤP vào các TƯỚNG HỮU VI thì sẽ được GIẢI THOÁT.

THOÁT TỤC NGAY CHÍNH NƠI TRẦN TỤC,



THOÁT PHIỀN NÃO NGAY CHÍNH TRONG PHIỀN NÃO.”
  1. Tứ Niệm Xứ


Tứ Niệm Xứ có nghĩa là bốn điều mà kẻ tu hành và Phật Tử phải luôn dụng tâm nghĩ đến.

Đó là: Quán Thân bất tịnh, Quán Tâm vô thường, Quán Pháp vô ngã, và Quán Thọ thì khổ

1) Quán Thân bất tịnh là tập trung tư tưởng để quan sát cái thân bất tịnh. Cái thân tứ đại của chúng ta là do duyên nghiệp, cộng nghiệp, phản ứng, và hợp chất của đất, nước, gió, lửa, không gian và thức tạm thời cấu tạo thành vì vậy mà nó bất tịnh (không cố định, luôn luôn biến đổi từng sát na.) Do đó phải tự quán thân và quyết tâm dùng trí tuệ để mà khai ngộ vô minh, đừng cho tham, sân, si phát khởi và từ đó không để cho thân, khẩu, ý có cơ hội để tạo ra nghiệp dù là ác nghiệp hay thiện nghiệp. Diệt dục vọng!

2) Quán Tâm vô thường có nghĩa là tri thức của tâm chúng ta thì thay đổi bất thường. Tâm thức của con người thay đổi vô cùng vô tận. Ý niệm nầy vừa phát sinh thì ý niệm khác đã thay thế. Quán Tâm để biết được cái Tâm biến đổi từng giây từng phút. Cái tâm của sát na này không phải là cái tâm của sát na kế tiếp. Tâm Viên, Ý Mã!

3) Quán Pháp vô ngã có nghĩa là tất cả vạn pháp trong thế gian không có tự tánh, chủ thể hay ngã. Vô thường, vô sinh vô diệt! Vạn pháp đều DIỆU huyễn, không có. Pháp không có thật. Ví dụ của Vô Ngã Pháp, Ca Diếp và Anan trao “Vô Tự Kinh” (kinh không chữ) cho thầy trò Tam Tạng trong Tây Du Ký.



4)
Quán Thọ thì khổ: Đời là bễ khổ! Tuy nhiên Thọ (nhận lãnh) Khổ (Dukka) là một ân hưỡng cao quý trên cỏi đời của chúng sinh. Cái khổ (suffering) mà đa số chúng ta hiểu và kinh nghiệm chỉ là một phần của Dukka, ngôn ngữ nhân loại không thể diễn tả hay dịch sát nghĩa chữ Dukka này được.
Theo Prof. Lê Sỹ Minh Tùng, “Sau cùng, chúng ta cố gắng chứng cho được bốn sự thật nầy thì sự chấp ngã, chấp pháp, tham, sân, si sẽ dần dần tan biến.” Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, Tứ Niệm Xứ chỉ là Ngã Tướng Pháp. Ngã là cái hình dáng (self, cái ta) mà Pháp (Đạo?) là phương pháp để có thể nhìn thấy nó và có thể biết đó là vật gì (Tướng.) Vô ngã là chân không (hư vô, emptiness) vô sinh vô diệt. Cho nên không có cái gì tụ để mà tan biến. Không nhân, không có môi trường, không nghiệp lực, không nguyên nhân, không điều kiện (conditions) để gheo nhân thì làm sao có qủa được? Không sở, không trụ. No cause, no effect!
Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi thì cảnh cũng vô ngã và tâm thức cũng vô ngã (vô ngã tướng.) Tất cả như mộng, như huyễn, do đó không còn cái chi để mà thù ghét, mà thương yêu, mà vui vẻ, mà buồn rầu, mà tham muốn, mà ước mơ, mà sợ hải, mà lo âu để mà phải chịu trầm luân trong cảnh luân hồi sanh tử của khổ đau (Dukka) nữa.
  1. Vô Thượng Bồ Đề, Vô Thượng Niết Bàn


Đức Phật Thích Ca vẫn sống trong ta bà thế giới này mà Ngài vẫn có Vô thượng Bồ Đề, Vô Thượng Niết Bàn. Thế giới này đối với Ngài là cõi Phật Tịnh độ. Ngày xưa đức Phật xuất thân là vị Thái tử quyền uy danh vọng cao sang thế mà khi xuất gia thì Ngài bố thí tất cả để trở thành người khất sĩ đắt đạo, cứu độ chúng sinh. Ngài kiêm nhường tự xưng mình là Như Lai và chúng ta có thể hiễu ngắn gọn Như Lai là gì ở dưới đây.

Đức Thế Tôn hỏi Duy Ma Cật, “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai bằng

cách nào?”

Duy-ma-cật thưa,“Như tự quán cái tướng thật của thân, quán Phật cũng như vậy. Con quán Như Lai như thế này:... vô tận vô biên hợp thành pháp thân, thân Như Lai vô cùng vô tận như hư không. Lúc trước, ngài chẳng lại, lúc sau, ngài chẳng đi, hiện nay, ngài chẳng trụ...” (Phẩm Thứ Mười Hai, THẤY PHẬT A-SÚC, Kinh Duy Ma Cật, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến, dịch và chú giải.)
    1. Phật Hoàng Trần Nhân Tông




tải về 8.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương