Lê Huy Trứ, msee


Giác Ngộ Thành Phật Vô Sở Vô Trụ



tải về 8.85 Mb.
trang20/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33

Giác Ngộ Thành Phật

  1. Vô Sở Vô Trụ


Kinh Kim Cang được xem là bộ kinh trọng yếu của Đại Thừa Phật Giáo. Kinh dùng trí tuệ Bát Nhã sắc bén chặt đứt sạch mọi vọng chấp (chấp ngã, chấp pháp hay chấp bốn tướng,) đốn tận gốc vô minh phiền não của chúng sanh từ vô thỉ đến nay. Nên kinh này được ví như ngọc kim cương có thể chặt đứt mọi sắt thép cứng rắn mà không bị hư hoại. Vì công năng phá chấp đặc biệt này, kinh Kim Cang đã được tu sĩ cũng như giới cư sĩ, nhất là giới nghệ nhân hành trì và truyền bá rộng rãi.
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” được xem là cốt lõi của toàn bộ kinh này. Vì hầu như suốt bộ kinh Kim Cang, đức Phật dù đề cập đến nhiều khía cạnh nhưng hầu như chỉ để khai triển và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu này. Hiểu được “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là ta đã nắm bắt tông chỉ của kinh Kim Cang, và hiểu được câu này là ta đã biết cách trụ tâm và hàng phục tâm. Theo Phật muốn trụ tâm và hàng phục tâm, hành giả không nên trụ chấp ở một pháp tướng nào dù đó là Đức Phật hay quả vị vô thượng chánh đẳng giác. Hành giả trực nhận chơn tâm bằng tâm “vô trụ,” như tâm vô trụ của các vị Thiền Sư, “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”
Câu “vô sở vô trụ” không những là chỉ yếu để tu hành, mà nó còn có năng lực chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và hỹ xả, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống. Dù câu nói này đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tầng lớp trong xã hội biết đến, tuy nhiên nói thì dể chứ buông xã và an tâm thật không dễ dàng mà thực hành được. Mà “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là những danh từ suông (như huyễn) vì trong cuộc sống thực tế, con người khó có thể thực hành để đạt được tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, có nghĩa là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Tâm như mọi người đang sống nhưng không có tham, sân, si, mạn, và nghi.
    1. Không Có Thành Cái Gì Hết


Giác Ngộ trong Phật Giáo có ý nghĩa như thế nào. Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc có câu:
須菩提白佛言。世尊。佛得阿耨多羅三藐三菩提。為無所得耶。如是如是。須菩提。我於阿耨多羅三藐三菩提。乃至無有少法可得是名阿耨多羅三藐三菩提

Tu Bồ Đề hỏi Phật, “Bạch Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara samyak sambodhi – Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được, không được gì cả) không ?”
Đúng vậy, đúng vậy. Này Tu Bồ Đề, ta chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cho đến một pháp nhỏ bé nào cũng không có được, mới gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.”
Như vậy, chứng tỏ giác ngộ chỉ là ảo tưởng, không có thật, là vọng tưởng. Trong thế giới tương đối, có mê lầm mới có giác ngộ, còn trong bản thể niết bàn thì không có giác ngộ, cũng không có mê lầm. Đó là thực tướng tánh Không mà kinh điển Phật Giáo luôn đề cập, tiêu biểu là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra.) Quyển kinh này rất ngắn, chỉ có 260 chữ, nhưng đã nêu rõ yếu chỉ của Phật giáo: Ngũ Uẩn, Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức, Sinh Lão Bệnh Tử, Khổ Tập Diệt Đạo, các mâu thuẫn của nhị nguyên mâu thuẫn như Sắc Không, Hữu Thường Vô Thường, Hữu Ngã Vô Ngã, Hữu Vi Vô Vi, Hữu Cực Vô Cực, v.v… đều không có thật.
Tuy Nhiên, Trí Tuệ của chúng sinh là thật tánh, có khả năng trực nhận chân lý mà Tự Tánh thanh tịnh hay Phật Tánh của trong mình. Mà Tự Tánh luôn luôn vắng lặng thanh tịnh thì cần gì phải chứng đắc Niết Bàn. Cho nên, Tu Bồ Đề, Phật Tánh là có sẳn trong Tâm không phải tu hành đắc đạo mới có. Khi mê vọng điên đảo thì không biết mình có Phật Tánh thanh tịnh. Lúc thức tỉnh thì nó hiện ra cũng như trong túi luôn có viên ngọc quý Ma Ni mà không biết, chỉ cần thò tay vô lấy thì sẽ hết điên đảo, khổ đau ngay. Trong Chân Không Diệu Tánh, Phật Tánh thì luôn sẳn có cho nên chứng đắc chỉ là cách nói, có nghĩa là trở lại với cái Bản Lai Diện Mục của chính mình mà thôi. Vì thế Tâm Kinh mới có câu, ”Vô trí diệc vô đắc” và “Dĩ vô sở đắc cố” là vậy.
Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật Thích Ca dạy rằng, “Như Lai không chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác gì cả.” Sở dĩ Ngài không chứng mà thế gian đều tôn trọng Ngài là vì Như Lai không có tướng ngã, không có tướng nhơn, không có tướng chúng sinh và cũng không có tướng thọ giả. Như Lai nhìn vạn pháp đều bình đẳng không thương, không ghét, không giận không hờn, không thiên không vị. Và Như Lai luôn sống trong thiện chính pháp chớ không lọt vào trong qủy đạo của ác tà pháp cho nên người đời gọi Như Lai chứng quả Vô Thượng Bồ Đề chớ thật ra Như Lai có chứng đắc gì đâu? Tuy Như Lai nói không chứng đắc mà thật ra Như Lai có chứng đắc (không mà có.) Cái chứng đắc nầy là vô thực và vô hư tức là không phải thật và cũng không phải là không. Bởi vì cái mà Như Lai chứng đắc thì không tướng không sắc, không có không gian thời gian, không có cực đại cực tiễu, không có văn tự ngôn ngữ nào để có thể diễn đạt. Thế thì cái mà Như Lai chứng đắc là không thật có nhưng nếu không thật thì phải là hư? Cũng không hoàn toàn như vậy, cái quả chứng đắc của Như Lai là chân như tam muội. Có nghĩa là, Như Lai có đầy đủ trí tuệ để nhận thức chân lý hoàn toàn đúng, đúng theo tự tánh Bồ Đề và tự tánh thanh tịnh Niết Bàn của sự vật hiện tượng, đúng theo Thật Tánh của con người, đúng theo Pháp Tánh của vạn pháp. Cho nên, Như Lai không còn vô minh phiền não khổ đau, tâm luôn thường trụ Niết Bàn. Thế thì quả chứng đắc chính là vô hư tức là không phải là không có. Cho nên Tâm Kinh mới có câu, ”Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” có nghĩa là Có tức là Không và Không mới chính là Có vậy.

Quán Niết Bàn

Nếu các pháp chẳng không
Thì vô sanh vô diệt (vô Niết Bàn)
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
“Hữu” còn chẳng Niết Bàn
Huống là nơi “vô” ư


Giải thích: Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả chủng tử đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt. Hý luận diệt, nên thông đạt “thực tướng vô tướng” của các pháp.
  1. Con Đường Tìm Giác Ngộ Của Đức Phật


Con đường tìm cầu giác ngộ đã được Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni trải qua với 5 năm tầm sư học đạo và 6 năm tu khổ hạnh (từ năm ngài 19 tuổi sau khi cưới vợ được 3 năm và sinh đứa con trai là La Hầu La (Rahula) cho đến khi ngài chứng đạo dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni Liên Thiền vào năm ngài 30 tuổi.)

Kinh điển Phật Giáo kể lại rằng Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa (Kosala Akya Siddhartha) gọi tắt là Thích Ca, sau 6 năm tu khổ hạnh cùng với 5 anh em Kondana (Kiều Trần Như,) Bhadhya (Bạt Đề Lợi Gia,) Vappa (Ác Bệ,) Mahanama (Ma Ha Câu Nam,) và Asaji (A Xá Bệ Thê,) cơ thể chỉ còn da bọc xương, đi đứng không vững, sức khoẻ kiệt quệ, ngài thấy rằng khổ hạnh không thể giải quyết được vấn đề, nên quyết định ăn uống lại bình thường. Năm người bạn đồng tu cho rằng Thích Ca đã thoái chí, bèn rời bỏ ngài, đến vườn Nai ở Isipatana gần Thành phố Ba La Nại để tiếp tục tu khổ hạnh. Họ nói rằng, Thái tử Siddhartha đã trở về với cuộc sống tiện nghi và dục lạc vật chất.

Ở lại cô đơn, Thích Ca quyết tâm tự mình phấn đấu để tìm ra con đường giải thoát tối hậu trong suốt 49 ngày tham thiền nhập định. Ngài lấy lại sức, nhờ uống bát sữa, do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường. Sau đó, ngài tắm ở sông Ni Liên Thiền (Neranjara.) Tối đến, Ngài đến ngồi dưới gốc cây Pippala (cây Bồ Đề,) để đánh dấu sự kiện thành đạo vĩ đại của Ngài. Ngài suy tư về lẽ sống chết, về những nguyên nhân tích tập dẫn tới luân hồi sanh tử và con đường giải thoát, dẫn tới Niết Bàn. Ngài nhớ lại, thấy rõ các kiếp sống trước đây của mình, một kiếp, hai kiếp cho tới hàng trăm ngàn kiếp. Ngài nhớ lại, thấy rõ các chu kỳ thành hoại của một thế giới, nhiều thế giới. Ngài thấy rõ các chúng sanh, tùy theo nghiệp nặng nhẹ, thiện ác do mình tạo ra, luân hồi như thế nào trong các cõi sống, từ thời vô thủy cho tới ngày nay. Ngài thấy rõ, biết rõ nên tự bản thân Ngài đã đoạn trừ hết mọi tham ái, lậu hoặc, và vô minh. Ngài đã được Giải Thoát, Giác Ngộ, và thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thành Phật.

Như vậy, chúng ta thấy rằng Tất Đạt Đa từ lúc mới sinh cho tới trước khi chứng đạo, cũng là một chúng sinh mê lầm như bao nhiêu chúng sinh khác. Tới khi giác ngộ, có đầy đủ lục thông, mới biết rằng Tam Giới chỉ là ảo mộng, không có một cái gì là thật cả. Ban đầu Thích Ca chưa vội đứng lên đi thuyết pháp ngay vì còn chờ nhân duyên, vả lại thật ra có chúng sinh nào đâu để mà giáo hóa chứ, toàn thể chúng sinh trong Tam Giới cũng chỉ là ảo tưởng. Nhưng các vị vua trời nhìn thấy ánh hào quang rực rỡ của ngài, biết là Phật đã xuất hiện. Ngay cả bên phương Đông xa xôi (Trung Quốc) có người nhìn hiện tượng thiên văn trên trời, biết được bên phương Tây (Thiên Trúc) có một đại thánh nhân xuất hiện. Các vị vua trời đã thỉnh cầu ngài vì sự mê muội đau khổ của chúng sinh mà tìm cách giáo hóa. Từ đó Thích Ca đã đi du thuyết khắp nơi ở vùng phía bắc Ấn Độ, trên địa phận của hai tiễu bang Uttar Pradesh, Bihar và phần phía Nam của nước Nepal ngày nay, trong một khu vực rộng khoảng 340,000 km2 .

Figure 18 Phật Thích Ca Mâu Ni đạt vô thượng đẳng giác



Tóm lại, trong mê muội ảo mộng giữa ban ngày thì có vũ trụ vạn vật thiên hình vạn trạng. Còn trong giác ngộ thì chỉ có tánh Không mà thôi, không một cái gì là có thật. Để điều hòa giữa hai trạng thái mâu thuẫn đó, Bồ Tát Long Thọ, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai Công Nguyên, đề ra Trung Quán Luận. Con người không thể chấp vào tánh Không, vì nó trái với hiện thực cuộc sống, cũng không thể chấp vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không sao kể xiết. Trung Quán tức là Ưng Vô Sở Trụ (không có chỗ trụ) cũng chỉ là giả lập, bởi Không cũng không được (vô sở đắc) Giả (thế giới ảo hóa) cũng không được thì há Trung (ở giữa) mà có chỗ được (sở đắc) hay sao. Chẳng qua là giả lập để điều hòa cho khỏi thiên lệch mà thôi. Ưng vô sở trụ chính là thực tại bất định xứ (non-local) của lượng tử mà khoa học ngày nay đã phát hiện. Ưng vô sở trụ cũng chính là thực tại bất định xứ của mọi vật thể mà khoa học ngày nay thì còn mù mờ chưa hiểu thấu, nhưng các nhà thông thái đã chứng minh rằng cố thể vật chất cũng có những tính chất giống y như lượng tử (bất định xứ hay vô sở trụ) chỉ vì sức nặng, sức ỳ của vật chất (lực quán tính) có nguồn gốc sâu xa là tập quán cố chấp của chúng sinh nên thấy dường như cố thể vật chất là có định xứ (local, locality.) Các nhà khoa học thiên văn biết rất rõ rằng thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh, các thiên thể đều vô sở trụ tức không thể xác định vị trí, không thể xác định tọa độ một cách tuyệt đối, chỉ có thể xác định vị trí một cách tương đối. Bởi vì trong vũ trụ không thể có một điểm tựa tuyệt đối. Người ta chỉ có thể xác định vị trí dựa vào một hệ qui chiếu nhất định và hệ qui chiếu đó cũng chỉ là giả lập, cũng giống như các kinh tuyến, vĩ tuyến chỉ là những đường tưởng tượng được giả lập để xác định tọa độ của một vật thể trên địa cầu.


  1. tải về 8.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương