Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang17/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33

An Tâm Kiến Tánh


Huệ Năng (zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, là người phương nam, Việt Nam (?), đắc đạo lúc chưa xuất gia, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, môn đệ và pháp tự của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.
Lục Tổ Huệ Năng tuy thấy cái "Không" nhưng không chấp Không, vì cũng còn thấy Tự Tánh diệu dụng với năm câu "đâu ngờ ... Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt, Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ. Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động. Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp."
Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ đây:
Hữu tình lai hạ chủng,

Nhơn địa quả hườn sanh,

Vô tình diệc vô chủng,

Vô tánh diệc vô sanh.
Dịch nghiã:
Hữu tình được gieo giống,

Nhơn gieo quả ắt sanh,

Vô tình thì vô chủng,

Vô tánh cũng vô sanh.
Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi tự độ!” Trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. Phật Pháp phải tùy duyên, tùy nghi mà thuyết pháp. Tuy nhiên, phải ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm: chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, mới kiến được bổn lai diện mục. Huệ Năng dạy: Truyền thọ thì không [cần thiết,] chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát vì truyền thọ là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị. Như trong Kinh Niết Bàn, Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường. Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy.
Lục Tỗ ở nơi gốc cây Bồ Ðề khai giảng Pháp môn Ðông Sơn của Ngũ Tổ, ngài dạy: Huệ Năng đắc pháp nơi Ðông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa như chỉ mành, hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, là do quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghe cái nhơn đắc pháp và Pháp Ðốn Giáo kể trên. Giáo Pháp là do bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng. Người muốn nghe Giáo Pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trong sạch), nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt.

Figure 15 Lục Tổ Huệ Năng


Nhục thân, kim cương bất hoại, của thiền sư Huệ Năng đặt tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Ở đây cũng lưu giữ nhục thân của sư Hám Sơn và Đan Điền.
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ 7, Tăng Trí Thường người ở Quí Khê, tỉnh Tín Châu, xuất gia lúc còn nhỏ tuổi, quyết chí cầu kiến tánh. Một hôm đến tham lễ, Lục Tỗ hỏi, “Ngươi từ đâu đến, muốn cầu việc gì?”

Đáp, “Đệ tử gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa Thượng Đại Thông, nhờ chỉ dạy cái diệu nghĩa kiến tánh thành Phật, nhưng chưa hết nghi ngờ, nên từ xa đến đảnh lễ, mong Hòa Thượng khai thị.

Sư hỏi, “Hòa Thượng Đại Thông nói thế nào? Ngươi thử nói xem.”

Đáp, “Trí Thường đến đó trải qua ba tháng chưa được chỉ dạy, trong lòng tha thiết vì Pháp, nên một hôm vào trượng thất hỏi: Thế nào là bản tâm bản tánh của Trí Thường?”

Hòa Thượng hỏi, “Ngươi thấy hư không chăng?”

Đáp, “Thấy!”

Hỏi, “Ngươi thấy hư không có tướng mạo chăng?”

Đáp, “Hư không vô hình đâu có tướng mạo!”

Hòa Thượng nói, “Bản tánh của ngươi cũng như hư không, chẳng có một vật để thấy gọi là chánh kiến, chẳng có một vật để biết gọi là chơn tri, chẳng có xanh vàng dài ngắn, chỉ thấy bổn nguyên thanh tịnh, giác thể sáng tròn, gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến của Như Lai.”
Đệ tử dù nghe nói như vậy mà tâm còn chưa lãnh hội, xin Hòa Thượng khai thị.
Sư nói, “Cái thuyết của Đại Thông vẫn còn tri kiến nên khiến ngươi chẳng lãnh hội. Nay ta cho ngươi một bài kệ:
Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,

Đại tự phù vân giá nhựt diện,

Bất tri nhất pháp thủ không tri,

Huờn như thái hư sanh thiểm điện.

Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,

Thố nhận hà tằng giải phương tiện.

Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,

Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.
Dịch nghĩa:
Chẳng thấy một pháp thành vô kiến,

Như mây đen che khuất mặt trời.

Chẳng biết một pháp thành vô tri,

Lại như hư không sanh điện chớp.

Như thế vẫn còn chấp tri kiến,

Nhận lầm chưa hiểu thấu phương tiện.

Ngươi phải trong niệm tự biết quấy,

Ánh sáng tự tánh thường hiển hiện.
Trí Thường nghe xong hoát nhiên tâm ngộ, bèn nói kệ rằng:
Vô đoan khởi tri kiến,

Trước tướng cầu Bồ Đề.

Tình tồn nhất niệm ngộ,

Ninh việt tích thời mê.

Tự tánh giác nguyên thể,

Tùy chiếu uổng thiên lưu.

Bất nhập Tổ sư thất,

Mang nhiên thú lưỡng đầu.
Dịch nghĩa:
Khi không khởi tri kiến,

Chấp tướng cầu Bồ Đề.

Tình chấp một niệm ngộ,

Khó siêu nhiều kiếp mê.

Bản thể tự tánh giác,

Tùy chiếu vọng lưu chuyển.

Chẳng vào thất Tổ sư,

Si mê chạy hai đầu.
(Hai đầu : Nhị biên tức là biên kiến)
Một hôm Trí Thường hỏi Sư, “Phật thuyết pháp Tam thừa, lại thuyết Tối Thượng Thừa là thế nào? Đệ tử chưa rõ, xin thầy dạy bảo.”
Sư nói, “Ngươi chỉ nên tự xét bản tâm, chớ chấp trước pháp tướng bên ngoài, pháp chẳng bốn thừa, tâm ngươi tự có sai biệt. Thấy nghe tụng niệm là Tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừa; y pháp tu hành là Đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lìa các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa. Thừa nghĩa là hành, chẳng ở nơi tranh biện, ngươi nên tự tu, chớ hỏi ta vậy, trong bất cứ lúc nào, tự tánh tự như như”.
Trí Thường lễ tạ nguyện làm thị giả trọn đời Sư.
Đa số chúng ta tâm còn chưa thấy, thì làm sao kiến tánh, giác được thần thông chuyễn vật của Phật để ngộ được cái nhất thể tuyệt đối đó? Trong vòng 800 năm về trước, nhà thần học Maulana viết, “Nếu chỉ cần nhất thời bỏ được cái ngã của mình thì cái bí mật của những bí mật sẻ mở màng cho chính mình. Cái bộ mặt vô danh ẩn dấu trong cùng của vũ trụ xuất hiện trong tấm gương ý thức của mình.” As the mystic Maulana Rumi wrote around 800 years ago, "If you could get rid of yourself just once, the secret of secrets would open to you. The face of the unknown, hidden beyond the universe would appear on the mirror of your perception."
Chúng ta tu hành vì mong muốn (tham) được chứng đắc nên tập an tâm để kiến tánh thành Phật nhưng làm như vậy lại lọt vào vọng tâm rồi bởi vì Diệu Tâm sẳn có, không cần phải khi kiến tánh mới đắc được. Thấy được Tự Tánh mới là mục đích của Thiền Tông, chứ không phải chỉ thâm hiểu chữ "Không" là đủ. Trong một bài giảng, LụcTổ cũng nhắc nhở: "Chớ nghe ta nói 'Không' mà liền chấp 'Không.' Nếu để tâm trống không mà tĩnh tọa là chấp cái Vô Ký Không."

Chư Tổ đã dạy rằng, “Vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ.” Người đệ tử Phật phải tin rằng mình đã sẵn có diệu tâm Phật tánh, Tri Kiến Phật đả sáng tỏ, không phải do tu mới thành, do chứng mới đắc. Pháp Sư Ấn Tông hỏi Lục Tổ là Ngũ Tổ Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào. Lục Tổ trả lời, "Ngài không có truyền thọ gì, chỉ cần Kiến Tánh, chẳng cần Thiền Định để Giải Thoát." Lục Tổ nói, “Kẻ mê niệm Phật cầu vãng sanh nơi khác, người ngộ tự tin nơi tâm. Khi nơi tâm mình tịnh tức là cõi Phật tịnh. Nếu ngộ được pháp vô sanh thì cõi Tây Phương cách đây chẳng xa, chẳng ngộ tự tâm mà niệm Phật thì con đường vãng sanh còn xa xôi. Muốn thấy Phật phải tìm ở nơi tánh, chớ nên cầu ở bên ngoài. Chỉ cần tâm được thanh tịnh, thì tự tánh tức là Tây Phương vậy. Muốn tu hành thì ở nhà tu cũng được, chẳng cần ở chùa.” Lục Tổ còn dạy bài tụng Vô Tướng để chỉ pháp tu hành tại gia mà vô tướng là đối với sắc tướng mà tâm lìa sắc tướng. Ðối với tất cả các pháp niệm, niệm chẳng trụ tức (vô trụ) là không bị trói buộc. Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước. Kẻ mê chấp pháp tướng, cứ nói thường ngồi chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là một hạnh Chánh Định. Trước hết, lập Vô Niệm làm tông, Vô Tướng làm thể, Vô Trụ làm gốc.
Lục Tỗ nói: Nay ta ở chùa Ðại Phạn thuyết pháp đốn giáo này, nguyện cho pháp giới chúng sanh nghe được pháp này liền kiến tánh thành Phật. Đó là bài VÔ TƯỚNG TỤNG cho mọi người tự giữ lấy, không kể xuất gia, tại gia, nên y theo bài tụng mà tu hành, nếu chẳng tự tu mà chỉ ghi nhớ lời ta cũng chẳng ích lợi gì.
Bài tụng rằng:
Thuyết thông cập tâm thông, Như nhựt xử hư không, Duy truyền kiến tánh pháp, Xuất thế phá tà tông. Pháp tức vô đốn tiệm, Mê ngộ hữu trì tật, Chỉ thử kiến tánh môn, Ngu nhơn bất khả tất. Thuyết tức tuy vạn ban, Hợp lý hườn quy nhất. Phiền não ám trạch trung, Thường tu sanh huệ nhựt, Tà lai phiền não chí. Chánh lai phiền não trừ, Tà chánh câu bất dụng, Thanh tịnh chí vô dư. Bồ đề bổn tự tánh, Khởi tâm tức thị vọng, Tịnh tâm tại vọng trung, Ðản chánh vô tam chướng, Thế nhơn nhược tu đạo, Nhất thiết tận bất phương. Thường kiến tự kỷ quá, Dữ đạo tất tương đương. Sắc loại tự hữu đạo, Các bất tương phương não, Ly đạo biệt mích đạo, Chung thân bất kiến đạo. Ba ba độ nhất sanh,

Ðáo đầu hườn tự áo. Dục đắc kiến chơn đạo, Hạnh chánh tức thị đạo. Tự nhược vô đạo tâm, Ám hành bất kiến đạo. Nhược chơn tu đạo nhơn, Bất kiến thế gian quá, Nhược kiến tha nhơn phi, Tự phi khước thị tả, Tha phi ngã bất phi, Ngã phi tự hữu quá, Ðản tự khước phi tâm, Ðả trừ phiền não phá. Tắng ái bất quan tâm, Trường thân lưỡng cước ngọa. Dục nghĩ hoá tha nhơn, Tự tu hữu phương tiện. Vật linh bỉ hữu nghi, Tức thị tự tánh hiện. Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích bồ đề, Cáp như cầu thố giác. Chánh kiến danh xuất thế, Tà kiến danh thế gian, Tà chánh tận đả khước,

Bồ đề tánh uyển nhiên. Thử tụng thị đốn giáo, Diệc danh đại pháp thuyền, Mê văn kinh lũy kiếp. Ngộ tắc sát na gian.

Dịch nghiã:
Thuyết thông lại tâm thông (1), Như mặt trời giữa không, Chỉ truyền pháp kiến tánh,

Hoằng Pháp phá tà tông. Pháp vốn chẳng đốn tiệm, Mê ngộ có nhanh chậm, Pháp môn kiến tánh này, Kẻ ngu chẳng thể tri. Thuyết tuy muôn ngàn lối, Ðúng lý chỉ là một, Nhà phiền não đen tối, Thường nên sanh huệ nhựt, Tà khởi phiền não tới, Chánh đến phiền não trừ, Tà chánh đều chẳng chấp, Thanh tịnh đến cùng tột. Tự tánh vốn bồ đề, Khởi tâm tức là vọng, Tịnh tâm ở trong vọng, Niệm chánh chẳng tam chướng, Người đời muốn tu đạo, Tất cả đều chẳng ngại, Thường tự thấy lỗi mình, Với đạo tức tương ưng. Muôn loài tự có đạo, Mỗi mỗi chẳng ngại nhau, Ngoài tâm đi tìm đạo, Suốt đời chẳng thấy đạo. Bôn ba qua một đời, Sau cùng tự áo não. Muốn được thấy chơn đạo,

Hạnh chánh tức là đạo, Nếu tự chẳng đạo tâm, Ðen tối chẳng thấy đạo. Nếu là người chơn tu, Chẳng thấy lỗi thế gian, Nếu thấy lỗi của người, Trái lại thành tự quấy. Người quấy ta chẳng quấy, Thấy quấy thành tự lỗi. Hễ bỏ tâm chấp quấy, Phiền não tự tan rã. Thương ghét chẳng quan tâm, Duỗi thẳng hai chân nằm. Muốn hoá độ chúng sanh, (2) Tự phải có phương tiện, Khiến họ hết nghi ngờ, Tức là tự tánh hiện. Phật pháp tại thế gian, Chẳng rời thế gian giác, Lià thế tìm bồ đề, Cũng như tìm sừng thỏ. Chánh kiến gọi xuất thế, Tà kiến gọi thế gian, Tà chánh đều quét sạch, Tánh bồ đề rõ ràng. Tụng này là đốn giáo, Cũng gọi đại pháp thuyền. Lúc mê tu nhiều kiếp, Ngộ chỉ một sát na.
GHI CHÚ:
(1) Thuyết thông lại tâm thông, Như mặt trời giữa không. Thuyết thông chưa chắc là tâm thông, tâm thông tự nhiên thuyết cũng thông. Vậy thế nào là tâm thông? Trên phù hợp ý Phật, dưới khế hợp đương cơ mới được gọi là tâm thông, khi tâm đã thông rồi mới có thể giống như mặt trời giữa hư không. Mặt trời giữa không chẳng có nhờ cậy dính mắc gì cả, nên chiếu soi khắp nơi chẳng thiếu sót. Nếu mặt trời có nhờ cậy bằng một sợi chỉ buộc treo lên, thì sợi chỉ ấy sẽ che khuất mặt trời, làm cho sự chiếu soi của mặt trời có chỗ thiếu sót vậy. Như Giáp Sơn Hoà Thượng ra hoằng pháp, Tăng hỏi: Thế nào là Pháp thân? Giáp Sơn đáp: Pháp thân chẳng tướng. Hỏi: Thế nào là Pháp Nhãn? Ðáp: Pháp Nhãn chẳng bệnh. Khi đó có Ðạo Ngô Thiền Sư nghe xong liền cười, Giáp Sơn xuống toà hỏi Ðạo Ngô rằng: Giáp Sơn vừa trả lời Tăng này, chắc có chỗ không đúng khiến Thượng Tọa bật cười, xin Thượng Tọa từ bi chỉ dạy cho. Ðạo Ngô nói: Hoà Thượng ra hoằng pháp chưa có Thầy. Giáp Sơn nói: Nay xin lễ Thượng Tọa làm Thầy. Ðạo Ngô nói: Thầy của Hoà Thượng là Huê Ðình Thuyền Tử. Giáp Sơn đến Huê Ðình gặp Thuyền Tử được khai ngộ, trở về nơi cũ hoằng pháp. Ðạo Ngô lại sai một vị Tăng đến hỏi: Thế nào là Pháp Thân? Giáp Sơn vẫn đáp rằng: Pháp Thân chẳng tướng. Hỏi: Thế nào là Pháp Nhãn? Ðáp: Pháp Nhãn chẳng bệnh. Tăng lập lại với Ðạo Ngô. Ðạo Ngô nói: Ông ấy nay đã triệt ngộ. Lời Giáp Sơn đáp Tăng trước, Ðạo Ngô chê cười cho là thuyết thông tâm chẳng thông; lời đáp Tăng sau cũng giống như lời đáp trước mà Ðạo Ngô lại tán thán, cho là tâm thông thuyết thông. Chỗ này chớ nên dùng ý thức để phân biệt; nếu dùng ý thức tìm hiểu thì chỉ có thể thuyết thông, chẳng thể tâm thông. Muốn tâm thông cần phải tham ngộ mới được.
(2)Muốn hoá độ chúng sanh, Tự phải có phương tiện, Khiến họ hết nghi ngờ, Tức là tự tánh hiện. Hai chữ phương tiện này chẳng phải giống như những người lạm dụng để cầu thêm danh lợi, hoặc che giấu tội lỗi; cũng chẳng phải dùng để độ người sơ cơ. Phương tiện ở đây là xuất phát từ Bát Nhã, phải người kiến tánh mới có Phương tiện này, mà dùng để khiến cho đương cơ từ NGHI đến NGỘ. Từ NGHI đến NGỘ: tùy theo người, từ một sát na cho đến năm, mười năm không chừng, cũng như: Ngài Huệ Minh vừa nghe, ngộ liền, Ngài Giáp Sơn, trong vài phút được ngộ, Ngài Pháp Nhãn, một tháng được ngộ, Tổ Hoài Nhượng, tám năm mới ngộ. Không phải mau ngộ là cao, chậm ngộ là thấp. Người chứng ngộ mới đoạn dứt được NGHI CĂN (Nguồn gốc nghi ngờ đối với vạn pháp.) Ðoạn dứt NGHI CĂN tức là KIẾN TÁNH. Nên nói: Tức là tự tánh hiện (kiến tánh.) (PHÁP BẢO ÐÀN KINH, Tỳ Kheo Thích Duy Lực, Dịch và Lược Giải)



    1. tải về 8.85 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương