Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang14/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33

Vô Lượng Công Đức


Chính nhờ Chân Như luôn luôn ở trong cuộc đời mà hành giả có thể tích tập, khai triển mọi đức tính của Bồ Tát như tôn trọng, khoan dung, từ bi, bình đẳng, nhẫn nhục, lạc quan, trì chí, … Mà vô lượng công đức của một bậc giác ngộ là kiến dụng của Chân Như. Chân Như là Như Lai Tạng, chứa giữ muôn hạnh muôn đức ấy. Đối với Chân Như, Chân Không Diệu Hữu, thế giới sanh tử này là một đạo tràng thử thách rộng lớn cho hành giả, vì thế giới này là bễ khỗ (dukka) theo nghiệp nhìn bởi “nhục nhãn” của chúng sanh nhưng lại là Chân Như Tĩnh Tịnh được nhìn theo thiên nhãn của bồ tát. Chân Như vẫn luôn có đó, không đến không đi, nhưng còn ẩn giấu chờ hành giả an tâm để kiến tánh, giác được chân như, chứng được niết bàn, thành Phật.
Cho nên hành giả có thể tu bất cứ nơi nào, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, không gian nào, cũng có thể huân tập và bắt gặp Chân Như. Nói theo những thí dụ “sóng và đại dương, bóng và gương” của Luận Khởi Tín thì thấy sóng ở đâu thì đại dương ở đó, thấy ảnh ở đâu thì thấy gương ở đó. Như thế, thế giới này là một đạo tràng của Chân Như. Thế giới Ta Bà là nơi ấn chứng của Giác Ngộ, vì cỏi Chân Như không có chứng đắc.
Đạo vốn không nhan sắc

Mỗi ngày mới mẻ khoe

Ngoài vô biên thế giới

Chỗ nào chẳng phải nhà?
Thiền sư Thường Chiếu (?-1203)
  1. Diệu Pháp Chân Kinh


Theo bách khoa toàn thư (Wikipedia,) “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra,) cũng được gọi ngắn là kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại Thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại Thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200. Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (zh. 大方廣佛華嚴經, sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra, ja. daihō kōbutsu kegonkyō), thường được gọi tắt là kinh Hoa Nghiêm (sa. avataṃsakasūtra hoặc gaṇḍavyūha) là một bộ kinh Đại Thừa, lập giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm Tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại Thừa hay được Thiền Tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.”
Kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm là hai bộ kinh tinh yếu của Phật Giáo Đại Thừa. Kinh Pháp Hoa đặt nặng về pháp, trong khi kinh Hoa Nghiêm thì nhấn mạnh về Phật là vị có đầy đủ tư cách để tuyên thuyết diệu pháp. Kinh Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh quý giá nhất của Đại Thừa. Theo kinh, chính hai bộ kinh nầy do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi Ngài thành chánh giác. Trong khoảng 49 ngày ngồi tư duy dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài ở trong định “Hải Ấn Tam Muội” và hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà “nói” ra bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy để hóa độ cho các vị Bồ Tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Vì kinh Hoa Nghiêm nầy cho hàng Bồ Tát, do đó hàng nhị thừa không thể hiểu biết, huống chi là phàm phu. Chúng ta có thể hiểu đại khái là Phật giảng thuyết kinh nầy cũng như là cuộc hội thảo dành cho các nhà trí tuệ, bác học, đạo đức do đó người có trình độ thấp hơn có tham dự cũng không thể nào hiểu được. Tại vì sao? Bởi vì Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong thiền định; Ngài dùng tâm chuyển vật - vô tự, vô âm, vô sắc; tâm truyền tâm, ấn truyền ấn. Điều nên lưu ý là Phật Giáo Nguyên Thủy không công nhận hai bộ kinh này là Phật thuyết. Họ cho đó là ngụy kinh của các Tỗ Trung Hoa. Có thể 30% dựa vào lời Phật thuyết, 70% là bịa đặt đầy mê tín, dị đoan.
    1. Như Thị Ngã Văn


Tất cả kinh điển các văn tự, Đại Thừa, Tiểu Thừa, mười hai bộ kinh đều do con người viết lại và sao chép từ những bài thuyết giảng qua chính kim khẩu và chuyễn vận thần thông của Đức Phật Thích Ca. Những quyển Kinh Đại Thừa như DIỆU PHÁP LIÊN HOA, KIM CANG, DUY MA CẬT, LĂNG NGHIÊM đều được mở đầu bằng“ Như thị ngã văn (Tôi nghe như thế này)” có nghĩa là mượn lời của Phật để thuyết. Như thị ngã văn là lời ngài A Nan thuật lại. Tất cả kinh Phật đều mở đầu bằng câu này, để chỉ rõ là do ngài A Nan, bậc đa văn đệ nhất, nghe chính từ kim khẩu của Phật thuyết ra và sau đó mới ghi chép lại.
Lục Tỗ dạy cho các đệ tử như Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như, pháp môn TAM KHOA, dùng ba mươi sáu pháp đối, ra vào (khai thị bằng lời nói hay cử chỉ) thường lìa nhị biên, thuyết tất cả pháp chẳng lìa tự tánh. Nếu biết dùng thì thấu đạo và tất cả kinh pháp, ra vào thường lìa nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không. Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp “không” thì sanh trưởng vô minh. Kẻ chấp “không” hay phỉ báng kinh Phật, cho là “chẳng cần văn tự,” đã nói chẳng cần văn tự thì con người cũng không nên có lời nói, cái lời nói tức là tướng văn tự. Lại nói, “Đạo ngay thẳng chẳng lập văn tự”, thật ra hai chữ “chẳng lập” cũng là văn tự vậy! Vừa nghe người thuyết pháp, liền phỉ báng cho là dính mắc văn tự, các ngươi phải biết, tự mê còn đỡ, lại phỉ báng kinh Phật. Chớ nên phỉ báng kinh, để tạo nhiều tội chướng. (Pháp Đàn Kinh, Phẩm Phó Chúc Thứ Mười)
Vạn pháp là phương tiện dùng để dạy cho người ngu muội bỗng nhiên thấu hiểu, tâm được khai thức, phá tư tưởng chấp thật của mình để được ngộ như người thiện tri giác. Tưởng củng nên nói rỏ thêm chữ “Ngu Muội”trong Phật Giáo không có nghĩa là ngu dốt, kém thông minh mà có nghĩa là “Vô Minh” bị che lấp, không thấy rỏ chân lý tối thượng - như thị tri kiến. Cho nên khi đa số chúng ta không hiểu được cái nghĩa thâm thúy ở trên, nổi cơn sân vì tưởng bị chê là ngu dốt. Họ đả tự chứng minh cái ngã, cái sân – cái không phải của mình mà cứ tưởng nó là của mình. Đó là bài học bản thân hay nhất về cái tôi sân si cho kẻ ngu muội.
Nếu không có con người thì tất cả muôn pháp vốn tự chẳng có. Vì vậy, kinh điển tự kinh không phải là chân lý tuyệt đối mà chỉ là phương tiện để đạt được cứu cánh, như ngón tay chỉ mặt trăng, hay như con thuyền bát nhã độ ta qua sông. Như tôi đả nói ở trên, Vô Tự Kinh, bất khả tư nghị (không thể giải bàn,) mới chính là chân lý tối thượng, giải thoát của Phật Giáo. Cho nên, tự bất thị không, không bất thị tự. Vô tự là hữu tự, hữu tự là vô tự. Cho nên, t là tự, không là không. Đó là vô nhị (non-dualism.)
Đạo Phật cũng không đòi hỏi Phật tử phải có một niềm tin tuyệt đối mà Faith không phải là tín điều tiên quyết trong Phật Giáo. I would say, “There is no faith in Buddhism but awareness.” Ngược lại, chúng ta phải dùng trí tuệ để chiêm nghiệm những gì Phật dạy. Phó thác, tin tưởng mù quáng, và bám víu vào phương tiện (tín điều và kinh điển,) không giúp ta tự đạt được mục đích – an tâm, kiến tánh, vượt qua bến mê, xa lìa bễ khổ, để tới bờ giác ngộ. Qua rồi thì đừng trụ vào tự kinh, cho dù trên đường tu hành có đạt được chút huệ (thần thông) cũng phải xả bỏ tất cả, vô sở vô trụ. They should be disposable. Đó là lý do, Anan và Ma Ha Ca Diếp trao Vô Tự Kinh cho thầy trò Đường Tăng, sau khi Tam Tạng, Bát Giới, và Sa Tăng bướt xuống con thuyền không đáy. Đứng trên con thuyền không đáy, Tam Tạng thấy cái xác phàm của mình trôi trên sông trong lúc quá giang. Lúc đó là Đường Tăng đả an tâm không sợ chết đuối vì con thuyền không đáy và kiến tánh khi thấy xác phàm tục của mình đả bỏ lại trên sông. Tức khắc, Đường Tăng đả giác ngộ biết mình đang qua bến mê, tới bờ Tây Phương cực lạc trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Although one may have faith that the sutras are pointing to truth, merely "believing in" what they say is of no particular value. The religious practice of Buddhism is not based on fidelity to doctrines, but on the very personal, very intimate process of realizing the truth of the doctrines for oneself. It is realization, not belief that is transformative.” Đức Phật khuyến khích Phật tử mang chính lời Phật dạy ra phân tích mổ xẻ, tìm hiểu kỷ càng, kiểm chứng thận trọng rồi mới chấp nhận, chứ không chấp nhận vì lòng kính ngưỡng. Mà quá trình đánh giá kinh điễn Phật Pháp tương tự như sau: tiếp theo xét xem Phật đang giảng pháp trong lúc nào (thời gian,) ở khung cảnh (không gian,) điều kiện (condition) nào, những ai là thính giả (audience,) ai là người giãng viên chính. Dẫn chứng (references) từ đâu, trước hết phân tích lời giảng xem đâu là ý thật của Phật và xét xem hiểu theo nghĩa đen có sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong lời Phật dạy hay không. Hơn 2,500 năm về trước, Phật Giáo đả hệ thống hoá phương pháp lý luận ở trên tương tự như lý luận, khảo cứu, thực nghiệm, chứng minh, dẫn chứng, phúc trình (reports) của Khoa Học hiện đại.



Tuy nhiên, vì ngôn ngữ và văn tự của chúng sinh không thể dể dàng diễn tả, hay giảng giải được tất cả những tinh yếu của Phật Pháp như tự tánh Bồ Đề, tự tánh Niết Bàn Tĩnh Tịnh trong tất cả mọi chúng sinh. Như Tổ Thiền Tông Mã Minh đả nói, “Trong bản thể của sự vật, chỉ có sự diễn tả, trình bày, biểu đạt ngôn ngữ như một hành vi đang diễn ra, chứ không thật có chủ thể diễn tả và đối tượng diễn tả. Tương tự, dù có hành động nhận thức phân biệt nhưng vốn không thực có chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt.” “There is no teacher of the Dharma, no one to listen, and no-one to understand. It is as if an illusory person were to teach the Dharma to illusory people.” Đây là chỗ mà chư Tổ thường gọi là “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt.” Do đó, những ý niệm về Niết Bàn, về Bản Thể tuyệt đối, về Chân Như đều không phải là thật, chỉ là tên gọi, là giả danh và nó được gọi là “Không.” “If you awaken from this illusion, and you understand that black implies white, self implies other, life implies death--or shall I say, death implies life--you can conceive yourself.” Alan Watts.

Phật dạy, “Vạn Pháp như huyễn,” không có thật. Vì vậy, chúng ta phải tùy thuận, lìa tất cả ý niệm phân biệt chủ quan để nhập chân như. Cho nên, các bậc tôn gỉa đức độ ngày xưa nói rằng, “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nghĩa là dựa vào văn tự của kinh điển mà giải nghĩa đó là oan cho chư Phật, còn rời bỏ kinh điển mà nói cho dù là một chữ cũng là ma nói.
    1. Quán Âm Thần Chú


Theo thiển ý, đa số Kinh Phật thảy đều Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh cho nên muốn thọ kinh điễn phải dùng TTuệ Bát Nhã để tùy thuận quán ngộ cái Âm (sound,) thấy cái Quang (ánh sáng,) ngữi cái hương thơm (perfume) của Phật Pháp. Tụng kinh là tụng Thần Chú, đó là âm thanh của Phật để giãng dạy cho các Bật Bồ Tát, Đấng Phạm Thiên, thần thánh tiên, chúng sinh, súch sinh, ...cùng một lúc trong vô lượng vũ trụ (multi-universes in multi-dimensions bundled in the Web(s) mà Phật Thích Ca đả ví dụ 2,500 năm trước.) Cũng như, khi đang nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp hoặc xem Kinh hay chiêm ngưỡng Phật, thì phãi nhất tâm tín thành thì lời pháp, Kinh Phật thảy đều trỡ thành Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh. Bằng nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp, xem Kinh cùng chiêm ngưỡng Phật mà chẳng có tín tâm thì nghe Pháp, thấy chữ Kinh chẳng biết nghĩa kinh, cũng như biết tượng Phật chớ chưa biết Đức Tánh Từ Bi Hỷ Xả của Phật. Đa số chúng ta đọc kinh mà không thấy, thấy mà không biết, biết mà không hiểu. Tai hại nhất là hiểu sai lạc, tự giảng giải ngu muội. Hại chính bản thân mình, hại lây luôn những người khác.
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy, Ni Vô Tận Tạng, thường tụng Kinh Đại Niết Bàn. Lục Tỗ nghe qua một lần liền biết diệu nghĩa của kinh. Ni cầm kinh hỏi chữ. Tỗ nói, “Hỏi nghĩa thì được, hỏi chữ thì chẳng biết.” Ni nói: “Chữ còn chưa biết, làm sao hiểu nghĩa?” Sư nói “Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự.” Ni ngạc nhiên kính phục.
Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tỗ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng. “Đảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm người tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì?”
Tăng Pháp Đạt đáp: “Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ.”
Sư nói, “Dẫu ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi.”
Pháp Đạt nghe kệ xong bèn tạ lỗi rằng, “Từ nay trở đi sẽ khiêm tốn cung kính tất cả. Đệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa Thượng trí huệ mênh mông, xin nói sơ lược nghĩa lý của kinh.”
Sư nói, “Pháp Đạt, pháp vốn thông đạt, chỉ tại tâm ngươi chẳng đạt. Kinh vốn chẳng nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm Kinh này lấy gì làm tông chỉ?”
Pháp Đạt nói, “Đệ tử căn tánh ngu độn, xưa nay chỉ biết y văn niệm tụng, chẳng biết tông chỉ.”
Sư nói, “Ta chẳng biết chữ, người lấy kinh tụng thử một bộ, ta sẽ giảng thuyết cho.”
Pháp Đạt liền lên tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Sư nói, “Hãy ngừng, Kinh này vốn lấy nhân duyên xuất thế làm tông chỉ, dù nói nhiều thí dụ cũng chẳng ngoài việc này. Thế nào là nhân duyên? Kinh nói, “Chư Phật Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời.” Một đại sự tức là TRI KIẾN PHẬT vậy. Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê chấp không, nếu được ở nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp này, ngay trong một niệm tâm liền sáng tỏ, ấy là khai ngộ TRI KIẾN PHẬT vậy. Phật tức là GIÁC, chia làm bốn cửa: Khai GIÁC TRI KIẾN, Thị GIÁC TRI KIẾN, Ngộ GIÁC TRI KIẾN, Nhập GIÁC TRI KIẾN. Nếu nghe khai thị liền được ngộ nhập tức GIÁC TRI KIẾN, do đó bổn lai chơn tánh liền được hiển hiện.
Người nên cẩn thận, chớ hiểu lầm ý Kinh, nghe nói: “Khai thị ngộ nhập” bèn cho là tri kiến của Phật (tha Phật) chẳng có phần mình; nếu hiểu như thế là phỉ báng Kinh Phật vậy. Đã nói Phật thì TRI KIẾN PHẬT đã sẵn đầy đủ, đâu cần phải khai thị nữa! Người phải tin rằng nói tri kiến Phật là ở nơi tự tâm của ngươi chẳng phải Phật bên ngoài. Bởi vì tất cả chúng sanh tự che khuất ánh sáng của tự tánh, tham ái cảnh trần, phan duyên bên ngoài nhiễu loạn bên trong, cam chịu trần lao hành hạ, làm nhọc Đức Thế Tôn từ chánh định ra, khổ tâm khuyên dạy bằng đủ mọi cách, khiến ngừng nghỉ các duyên, chớ nên hướng ngoại tim cầu, tức chẳng khác với Phật , nên nói là khai tri kiến Phật. Ta cũng nên khuyên tất cả mọi người thường nên khai tri kiến Phật nơi tự tâm. Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng lành tâm ác, tham sân ganh tỵ, gièm xiểm, nịnh bợ, ngã mạn, hiếp người, hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu được trong tâm ngay thẳng, thường sanh trí huệ chiếu soi tự tâm, dứt ác làm lành, tức là tự khai tri kiến Phật vậy, ngươi nên niệm niệm khai tri kiến Phật chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu người chỉ luôn luôn lấy công phu tụng niệm làm thời khóa, chẳng khác nào con mao ngưu tiếc đuôi! (Con mao ngưu có đuôi rất đẹp, gặp thợ săn chỉ giấu đuôi mà không giấu đầu).
Pháp Đạt nói, “Nếu như vậy tức là chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh sao?”
Sư nói, “Kinh có lỗi gì, đâu làm chướng niệm của ngươi! Chỉ vì mê ngộ tại người, tổn ích do mình mà thôi. Miệng niệm tâm hành tức là chuyển được kinh, miệng niệm tâm chẳng hành tức bị kinh chuyển.” Hãy nghe kệ đây:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụng kinh cửu bất minh,

Giữ nghĩa tác thù da.

Vô niệm niệm tức chánh,

Hữu niệm niệm thành tà.

Hữu vô câu bất kế,

Trường ngự bạch ngưu sa.

Dịch nghĩa:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụng lâu chẳng hiểu thấu,

Nghịch ý nghĩa trong kinh.

Vô niệm (không chấp thật) niệm tức chánh,

Hữu niệm (có chấp thật) niệm thành tà.

Hữu vô đều chẳng chấp,

Tự tánh luôn luôn hiện.
Tăng Pháp Đạt nghe xong thoạt chảy nước mắt, ngay nơi đó khai ngộ, nói với Sư, “Pháp Đạt xưa nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, lại bị Pháp Hoa chuyển.”

Sư nói: “Ngươi sau này mới được gọi là ông Tăng tụng Kinh vậy.”

Pháp Đạt từ đó lãnh hội huyền chỉ, cũng chẳng dứt tụng Kinh.
INCLUDEPICTURE "http://chanhtuduy.com/wp-content/uploads/2012/12/Anh-17-Quan-Am-Tu-Thu1.jpg" \* MERGEFORMAT

Figure 11 Đức Quán Âm Tứ Thủ, Bổn Tôn của nhiều thế hệ hành giả Mật giáo


    1. tải về 8.85 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương