Lê Huy Trứ, msee


Figure 10 Satellite orbiting Earth is guided by the spacetime curvature generated by the Earth's mass (Photo: NASA)



tải về 8.85 Mb.
trang12/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33
Figure 10 Satellite orbiting Earth is guided by the spacetime curvature generated by the Earth's mass (Photo: NASA)

Các cỏi “trời” khác ở đâu? Chúng ta không thể tìm thấy trong vũ trụ này, nhưng không phải là không có. Vì cỏi “trời” nằm trong một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, thuộc các chiều kích không gian bị cuốn lại nên người trần không thể thấy, nhưng người có thần thông như Đức Phật thì có thể thấy và đến được. Bằng cách dùng tâm niệm, chỉ một niệm là đến. Đây là phương thức di chuyển chủ yếu trong Tam Giới.

Theo Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate): “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘sát na hiện tiền’).

Như vậy tốc độ hữu hiệu trong vũ trụ mênh mông và trong Tam Giới chắc chắn phải là tốc độ vô hạng của tâm niệm. Chẳng những nó đúng trong thế giới lượng tử mà cũng nghiệm đúng trong thế giới đời thường. Nghĩa là chỉ cần một niệm là đến bất cứ đâu trong Tam Giới, dù cho cõi đó cách xa Địa cầu 14.8 tỷ năm ánh sáng, khoảng cách không gian hoàn toàn không còn ý nghĩa. Chính vì vậy nên Phật còn có danh hiệu là Như Lai, nghĩa là không đi không đến, tất cả mọi cõi giới đều là do tâm tạo, khoảng cách không gian vật lý trong vũ trụ chỉ là ảo tưởng, không có thật. Đó là điều chắc chắn, vật lý lượng tử cũng xác nhận như thế, các nhà khoa học đã nhiều lần thí nghiệm về hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) thì nhận thấy hai photon vướng víu (entangled,) khi một photon bị tác động thì tức thời photon kia bị tác động tương ứng tức thời bất kể khoảng cách là bao xa, điều đó chứng tỏ khoảng cách không gian là không có thật. Năm 2008, Nicolas Gisin của Đại học Geneva tiến hành đo thử tốc độ truyền tín hiệu nếu giả sử điều đó là có xảy ra giữa hai photon vướng víu (entangled,) thì thấy tốc độ đó gấp hơn 10 triệu lần tốc độ ánh sáng, một sự kiện hoàn toàn không tưởng, nó làm sụp đổ định đề của Einstein nói rằng tốc độ của ánh sáng là nhanh nhất trong vũ trụ.

Khoa học còn lâu mới đạt tới điễm cực tiễu (infinitesimal, epsilon) và cực đại (infinity) để tìm thấy cái nhất thể (singularity) chứ đừng nói đến nhất thể tuyệt đối (oneness.) Vì cái singularity mà họ tìm kiếm đó chỉ là one of multi-singularities, the causes of multiple effects, which caused multiverses, one of multiple big bangs. Mà cái nhất thể (singularity) đó cũng là Không, It is only one of empty sets { { } { } { } { } }..., and the infinite empty sets are the emptinesses of oneness, a part of a whole trong chơn như tam muội.)

Những gì mà khoa học khám phá và giải thích. Phật Thích Ca đả “kiến” và nói về thuyết bất khả tư nghị của thuyết nhị nguyên (dualism,) bất nhị (non-dualism,) lý nhất thể (oneness), cái Không (Emptiness,) Singularity, vô lượng vũ trụ, Indra Jewel Web, cause & effect, sátna, spacetime, tốc độ ánh sáng, nguyên tữ, quarks, quantums, ... Như trong trường hợp information lost khi đi qua wormhole để đến một vũ trụ khác. Có nghĩa là khoa học của con người còn lâu mới có thể chế ra một time travel machine để đi qua blackhole hay wormhole. Vì muốn đi qua cái đường hầm vật chất thì phi thuyền lẫn cơ thể chúng ta phải bị rả tan ra từng nguyên tử, rồi thì lượng tử nhỏ, rồi tái hợp, sinh tồn lại nơi mình muốn qua với đầy đủ 100%, không dư (3 cái lỗ tai) không thiếu (một cánh tay,) hay nếu mình travel với một người khác thì không có chuyện “râu ông nọ cám cằm bà kia” khi mình bướt qua điễm đến như trong Star Trek vậy. Thật là kinh khũng nếu một nữa cơ thể chúng ta ở hai nơi trong hai vũ trụ nhưng chúng ta không “chết.” Từ xưa tới nay, nói đến chuyện trên thế gian nơi chúng ta đang sống, cũng không ai có thể biết hết chứ đừng nói chuyện xa hơn về vũ trụ. Xa vời viễn vông hơn nữa là nói đến vũ trụ thứ 2,3...vô lượng cỏi, vô lượng vũ trụ. Muốn thấy và biết (đại ngộ đại giác) thì phải đi qua những cái đường hầm (blackhole, wormhole) đó với một tốc độ nhanh hơn ánh sáng mà đạo Phật gọi là thần thông. Khi đả đạt được vô thượng đại chánh giác, ngộ được nhất thể chơn không (emptiness,) vô cực, vi tiễu,...bến nào cũng không trụ, bờ nào cũng vượt qua như là energy có thể hợp tụ, đi xuyên qua vật chất. Mà khi không gian quyện vào thời gian trỡ thành Một (Nhất Thể, oneness,) cao hơn nữa là khi mà “không có không gian lẫn thời gian,” không có nơi đến, không có nơi đi, ngay cả nơi hiện tại cũng không có, tất cả điều vô thường trong từng sátna (impermanent in the billions of second) thì đâu cần travel nữa, đâu cần chờ cái gì đến từ quá khứ, đâu cần sống với hiện tại, đâu cần mong đi tới đâu trong vị lai, mà không có quá khứ, thì làm gì có hiện tại và tương lai (no cause, no effect!) Vậy thì vượt qua đâu nữa, trụ ở đâu nữa? Khi quán được những điều trên, hành giả sẻ đạt được đại giác đại ngộ, vô thượng đẳng giác, có được trí tuệ (huệ) thần thông quãng đại, vượt trên cả giới hạn của vật chất, không gian và thời gian. Đó là tinh thần của bài kệ,

Không đến!

Không đi!

Không ở!

Không về!

(Lê Huy Trứ)

    1. Cực Ngu Cực Khôn


Vậy thì những chuyện vô công rỗi nghề, khám phá điên khùng tưỡng tượng trên trời đó của các khoa học gia, các nhà bác học, các hiền triết, các thánh nhân, và các bật thiện tri thức để làm gì? Động lực nào đả thúc đẩy họ, và họ làm với mục đích gì? Vì họ muốn quên mình để phục vụ nhân loại hay vì họ vị kỷ cá nhân muốn được nổi danh và giàu có? Thực tế hơn, những nổ lực tìm tòi, nghiên cứu, và khám phá không ngừng đó của nhân loại, từ khi khai thiên lập địa tới ngày hôm nay, có ích lợi gì cho cái bản tánh vị lợi, và ích kỷ cho cuộc sống giá áo túi cơm của chúng ta không? Câu trã lời là, “Không! Nó không ích lợi gì cho những kẽ ngu muội cả, nói ra còn hại cho họ nữa. Ngược lại những khám phá trên là ấn chứng quý báu cho những tiện ngộ, đốn ngộ, và đại ngộ của các bật thiện tri thức, các nhà bác học, các hiền triết, khoa học gia, và những người đả giác được an tâm kiến tánh và ngộ được chơn như diệu pháp trong như huyễn tam muội.”

Phật nói, “Trí Tuệ của Như Lai như hằng hà lá rừng ở trên núi, nhưng những điều Như Lại dạy chỉ như vài cọng lá này trong tay ta.” Đa số những kẻ ngu muội tưởng cái đống rừng lá trên non kia chả ích lợi gì cho cái đầu óc vị lợi và ích kỷ của họ cả. Đa số những người này thiếu cái điều kiện tiên quyết (prerequisite) để ghi danh vào đại học Phật Giáp để học Pháp. Trái lại, vì tham dục tốc đạt giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau, tai qua nạn khỏi, mạnh khoẻ, thành công và hạnh phúc; đó mới thật sự lý do và mục đích mà họ theo đạo Phật. Ngược lại, có nhiều kẻ “nữa tĩnh nữa điên, nữa ngu nữa dại” như Albert Einstein, các khoa học gia, bật hiền triết, thánh nhân, bật thiện tri thức, và các Tổ là những kẻ ‘ngu muội’ mới chạy theo cái đám lá trong rừng đó. Có phải họ là những kẻ ngu si - bỏ cái “có”(hữu) theo cái “không”(hư) - trong đó có cả Đức Phật Thích Ca và Phật Hoàng Trần Nhân Tông, bỏ đi làm kẻ vô gia cư (homeless,)mong tìm đạo pháp để cứu độ chúng sinh, và quên mình để phục vụ nhân loại?

Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ 7, Thần Hội lễ bái cầu xin sám hối. Lục Tỗ lại nói, “Ngươi nếu tâm mê chẳng thấy cần phải hỏi thiện tri thức để chỉ đường, ngươi nếu tâm ngộ tức tự thấy tánh, phải y pháp tu hành. Nay ngươi mê chẳng thấy tự tâm, lại đến hỏi ta thấy hay không thấy, ta thấy tự ta biết, chẳng dính dáng cái mê của ngươi, ngươi nếu tự thấy, cũng chẳng dính dáng cái mê của ta, sao chẳng tự thấy tự biết, mà lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy!”

Vậy thì, ai khôn ai, ai dại, ai hiền ai ngu, ai điên, ai tĩnh đây? Cực hiền như cực ngu, cực ngu như cực khôn, quả thật là quá đúng. Bodhisattva Vidyuddeva said, “Knowledge (vidyaa) and ignorance (aavidyaa) are dualistic. The natures of ignorance and knowledge are the same, for ignorance is undefined, incalculable, and beyond the sphere of thought. The realization of this is the entrance into non-duality.” Tôi tạm phóng dịch: Kiến thức (vidyaa) và ngu muội (aavidyaa) là nhị nguyên. Tự tánh cả hai đều giống nhau mà ngu muội là không định nghĩa được, không đo lường được, và nó vượt ngoài cái vòng cầu của ý thức. Nhận ra như vậy là đả bướt vào vô tự quan của Tâm Pháp Bất Nhị với sự cứu cánh của chư Phật, vi diệu đối với từng lớp, từng thành phần, thảy đều đặng Tri Kiến Phật, thảy đều Giải Thoát Môn, không kể kẻ nghèo người giàu, bất luận bậc trí tuệ, hoặc kẻ kém trí tuệ, miễn là Tín Tâm liền sở đắc Chân Lý Bất Nhị.
    1. Đại Y Dược Vương


Phật vì từ bi hỹ xả, cho nên tùy theo căn cơ, trình độ, phước hạnh, và duyên phận của mỗi chúng sinh mà dạy Pháp. Vì vậy ngài mới bào chế ra 84,000 Rx prescriptions cho mỗi bệnh nhân vì bệnh ngu muội của mỗi người mỗi khác nhau tuy cùng điều mắc bệnh vô minh. Chúng sinh bản tánh giống nhau nhưng tâm trí bất đồng. Ngài như lương y, như từ mẫu săn sóc và chính xác cân đo lượng thuốc trị bịnh riêng cho từng người, chứ không thể hồ đồ phước thầy may chủ, đem đàn mà gảy tai trâu được. Tưởng cũng nên biết, vì Pháp là thuốc trụ sinh cho nên không bệnh thì không nên uống, mà hết bệnh rồi thì không cần uống nữa. Coi chừng bị ‘lờn’ thuốc hay ‘ghiền’ Pháp. Vì Pháp là prescription Rx cho nên, sau khi được bác sĩ chẫn bệnh, cho toa và pick up tại Pharmacy, khi uống thuốc phải uống cho đúng “đô” và liên tục đúng theo lời dặn của bác sĩ chứ không thể mua Rx at counters nơi các siêu thị để tự chửa bệnh được. Những loại ma túy như LSD, bạch phiến, ... nếu xài nó chỉ trong vòng vài phút, có thể đưa ta tới cảnh giới của các bật thiền sư tu luyện hàng chục năm. Khác biệt là sau khi phi (get high) họ không muốn trỡ về với đời sống hiện hữu nữa mà vẫn muốn sống trong cỏi “thiên đường” muốn gì được nấy. Vì sở vì trụ nên họ tiếp tục dùng ma túy để mơ tiên. Như Beatles, sau khi nỗi danh vẫn chưa thõa mãn với tài sáng tác nhạc của mình, qua Ấn Độ để học đạo mong tìm những rung động mới lạ để sáng tác. Nhạc Beatle trở thành hay hơn sau khi họ tập thiền định cùng thêm xữ dụng drugs, kết qủa là bị mang bệnh ghiền, hại đến bản thân. Trong khi thiền định đúng đường lối, trì chí lâu năm và nhờ luôn rèn luyện trí tuệ với một tâm hồn đạo đức cao, những bật thiện tri thức đạt được quả huệ và thần thông. Họ có đủ khả năng để làm chủ được trí huệ và không trụ vào thần thông; họ thật sự giác ngộ. Cho nên, Phật pháp chỉ cần cho những người còn mê muội, như cần thuốc an thần (pháp để định tâm, và khi đả an tâm rồi thì phải bỏ nó - bỏ Pháp (thuốc an thần) đi không thì sẻ bị trụ (ghiền bệnh vô minh.)
Trong 84,000 pháp môn của Phật Giáo, tôi chưa thấy pháp môn nào dùng được cho những người điên (mental health?) Có thể người điên không cần Pháp vì họ đả kiến tánh không trụ vào nhục thân, biết cái thân không phải là mình, cõi ta bà này không thật. Họ sống trong trong cõi thật của họ mà ta gọi là ảo tưởng, điên? Vì vậy, khi bác sĩ cho họ uống thuốc an thần, họ buông thõng (relax, calm down) vì đả tìm thấy tâm (định tâm.) Còn khi họ “tĩnh” thấy đời là mộng huyễn thì ta nghĩ là họ “điên.” Những người này, ta không thể dùng ngôn ngữ loài người, thuốc men, và tâm lý học để chữa cho họ “tĩnh” lại được. Mà họ có bao giờ “điên” đâu mà chữa. Chúng ta chỉ có thể giải thích, họ bị di truyền, có máu điên từ cha mẹ, ông bà...Chỉ có psychiatrists và prescriptions mới giúp được họ mà thôi. Cho nên, nếu ta cố tâm đưa họ vượt bến điên, qua bờ tĩnh thì đối với họ, ta đang điên khùng, bắt họ đi từ bờ tĩnh qua tới bến điên. Theo tôi, cái âm họ nghe và cái sắc họ thấy là nguồn gốc của vấn đề. Nếu quán định được cái âm sắc đó thì mình có thể giúp họ và họ cũng có thể giúp mình. Muốn hiễu họ thì phải điên như họ, muốn họ hiễu mình thì họ phải tĩnh như mình. Chúng ta nên buông xả lý luận ở đây nếu không muốn bị điên loạn, tẫu hoã nhập ma vì không biết khi nào mình điên, lúc nào mình tĩnh.
Tóm lại, có một bật thiện tri thức Bà La Môn đả chất vấn Phật về vũ trụ, chơn như, và không (emptiness) nhưng Phật im lặng không trã lời. Có những người phàm phu hỏi ngài về bễ khỗ và Phật đả giải thích với “đám lá trên tay” như phương thuốc cấp thời chữa bệnh khỗ đau. Có những bật đại Bồ Tát hỏi Phật về những đám “rừng lá trên núi” đó và Phật đả giãng dạy với 84,000 pháp môn, rất rõ ràng được ghi lại qua các kinh điễn của Phật Giáo.


  1. tải về 8.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương