Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang21/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33

Tứ Diệu Đế


Nhân sinh quan Phật Giáo Nguyên Thủy được thể hiện qua học thuyết về Tứ Đế hay còn gọi là Tứ Diệu Đế, hoặc Tứ Thánh Đế.

Đạo Phật không phải là tôn giáo của bi quan và yếm thế nhưng nhận thức rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là hầu như tuyệt đối. Do đó, vì vô minh cho nên con người ở đâu, làm gì, ở trong điều kiện nào cũng cảm thấy cuộc đời thật là đau khổ không còn tồn tại nào khác hơn. Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh, “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển.”
    1. Khổ Đế


Phật xác nhận đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi khổ là sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa cách), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).
    1. Nhân Đế (Tập Đế)


Nhân Đế là triết lý về nguyên nhân sinh ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên,” tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người. 12 nhân duyên gồm:


1. Vô minh: không sáng suốt; đồng nghĩa với mê tối, ít hiểu biết, không sáng suốt. Không hiểu được đời là bể khổ, không tìm ra nguyên nhân và con đường thoát khổ.

2. Duyên hành: ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối.
4. Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác
(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
5. Duyên lục nhập: quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêu hủy, đón nhận.
6. Duyên xúc: sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác. Đó là sắc, thinh, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào.
7. Duyên thụ: sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra cảm giác.
8. Duyên ái: yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác động của thế giới bên ngoài.
9. Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra.
10. Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11. Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi chết.

Mê muội không thấu hiểu Tứ Diệu Đế cũng được gọi là Vô Minh. Phật đã mô tả cái tập quán mê muội đó của con người bằng thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, trình bày cái mắt xích mê muội đầu tiên là Vô Minh cho tới cái mắt xích cuối cùng là Lão và Tử (già và chết) dưới đây:

Figure 19 Sơ đồ Thập Nhị Nhân Duyên từ Vô Minh cho tới Lão Tử




Figure 20 The Wheel of Life



    1. tải về 8.85 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương