Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Lợi ích nhóm và tính độc lập của cơ quan quản lý



tải về 3.48 Mb.
trang41/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   47

Lợi ích nhóm và tính độc lập của cơ quan quản lý

Luật và quy định là hàng hoá công cộng nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và đất nước, chứ không phục vụ cho một nhóm lợi ích. Trong trường hợp này, BXD là cơ quan soạn thảo các văn trên và hiểu rõ các quy định mâu thuẫn nhau và hậu quả của chúng. Có lẽ, lý do hợp lý duy nhất giải thích cho hành động này của BXD là Bộ vừa là cơ quan quản lý ngành đồng thời là chủ sở hữu của doanh nghiệp bất động và công ty xây dựng nhà nước. BXD không thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách độc lập bởi chính Bộ cũng là chủ sở hữu một số nhà thầu và các công ty phát triển nhà. Vấn đề này không chỉ tồn tại ở lĩnh vực nhà ở mà còn ở nhiều ngành khác khiến việc quản lý nhà nước không thể độc lập để đảm bảo tính không thiên vị trong các quy định và các quy định phục vụ lợi ích công thay vì lợi ích nhóm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một cách chung nhất, do năng lực soạn thảo thông tư của các bộ yếu kém nhưng bóc tách ra, “còn có cả yếu tố lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, ngành và cũng không loại trừ có tiêu cực tham nhũng chi phối mà tôi hay nói là lobby đen”, theo đúc kết của TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, sau 10 năm hoạt động của cục này198.

Các khuyến nghị đối với Luật BHVBQPPL:

Giải quyết gốc rễ vấn đề này – việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” – sẽ là thách thức lớn đối với Luật BHVBQPPL. Chừng nào vấn đề chưa được giải quyết cơ bản, Việt Nam sẽ không thể có được những văn bản quy định hoàn toàn khách quan và minh bạch. Chính tính chất xung đột quyền lợi cố hữu này làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải áp dụng các yêu cầu thực thi nghiêm ngặt hơn và phải có cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn trong Luật BHVBQPPL, cụ thể là:

- Yêu cầu các cơ quan phải tiến hành chính thức phiên điều trần công khai về các quy định quan trọng hoặc khi có yêu cầu của một số lượng công dân/doanh nghiệp nhất định;

- Yêu cầu các cơ quan công bố toàn bộ các thông tin liên quan, báo cáo và ý kiến góp ý đối với các dự thảo quy định; và

- Tạo điều kiện cho công chúng theo dõi các phiên họp về dự thảo quy định bằng cách thông báo trước về các phiên họp này. Cách công khai toàn bộ phiên họp này đã được áp dụng tại nhiều nước theo quy định Minh bạch công khai trong hoạt động chính phủ (Sunshine act) đã được áp dụng ở nhiều nước để giảm ảnh hưởng của nhóm lợi ích trong quá trình xây dựng văn bản.


  1. Lấy ý kiến nhân dân chưa hiệu quả

Luật BHVBQPPL hiện hành yêu cầu các cơ quan soạn thảo công bố dự thảo quy định trên trang web của mình để lấy ý kiến ​​công chúng trong vòng 60 ngày trước khi ban hành. Một khảo sát của VCCI và USAID STAR năm 2011 cho thấy, trung bình chỉ có 1/3 trong tổng số dự thảo các quy định về kinh doanh được đăng tải theo yêu cầu này. Điểm số trung bình cho chỉ số lấy ý kiến trên trang web được đánh giá ở mức 2,6 trên thang điểm 10, vì hầu hết các trang web đều không thuận lợi đối với người dùng199. Mới đây, luật sư Ngô Việt Hòa, Công ty Luật Russin & Vecchi nhận xét: "Một phần có lẽ vì bản thân các trang web của bộ không mang tính đại chúng cao, phần khác vì dường như doanh nghiệp đã không còn mấy hứng thú với việc đóng góp ý kiến do họ không chắc tiếng nói của mình có được lắng nghe”200.

Trên thực tế không một trang web có thông tin phản hồi về các ý kiến góp ý của các doanh nghiệp và công dân. Mặc dù Luật BHVBQPPL đòi hỏi các cơ quan phải tóm tắt các ý kiến đã nhận được nhưng báo cáo này ít khi được công khai và Việt Nam chưa có văn hóa nhìn nhận các ý kiến đóng góp một cách xây dựng. Một thực tế đã được chứng minh ở Việt Nam là khi nhà nước nghiêm túc trong việc lấy ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp, Nhà nước sẽ nhận được rất nhiều các ý kiến ​​hữu ích. Việc sửa đổi Hiến pháp là một ví dụ.



Khuyến nghị đối với Luật BHVBQPPL của Việt Nam: dưới đây là một số khuyến nghị để tăng cường hiệu quả lấy ý kiến nhân dân:

- Thiết lập một cổng thông tin duy nhất có giao diện dễ sử dụng với người dùng để đăng tải toàn bộ các dự thảo luật và quy định để lấy ý kiến ​​công chúng.

- Yêu cầu tất cả các tài liệu hỗ trợ, các báo cáo thẩm tra, báo cáo đánh giá tác động, và ý kiến người dân cũng phải được công khai trên cổng thông tin này.

- Cơ quan ban hành phải có trách nhiệm trả lời và tóm tắt các ý kiến đóng góp và trả lời công khai nhưng ý kiến đóng góp này, đồng ý với ý kiến nào, không đồng ý với ý kiến nào và nguyên nhân tại sao. Văn bản này phải được công khai trên trang Trang web xây dựng pháp luật của Chính phủ.

- Thực thi yêu cầu về minh bạch công khai của luật thật tốt qua quy trình kiểm tra và thẩm định ban hành văn bản.


  1. Thẩm quyền lập quy và Công văn

Ví dụ trên cho thấy các vấn đề nghiêm trọng trong triển khai ủy quyền lập quy. Đầu tiên, là BXD và Chính phủ Chính ban hành quy định nằm ngoài phạm vi uỷ quyền của QH, theo nhận xét của Chủ tịch Ủy ban Pháp luật Quốc Hội trong buổi điều trần. Thứ hai, thông tư đưa ra các quy định không rõ ràng đối với vấn đề quan trọng mở đường cho việc ban hành công văn với nội dung trái luật. Điều này xảy ra ngay cả khi Luật BHVBQPPL năm 2008 đã yêu cầu các Bộ chỉ được ban hành quy định hướng dẫn thi hành khi được luật cho phép và các văn bản quy định cấp dưới phải tuân theo luật. Hiệu quả thi hành Luật BHVBQPPL rõ ràng là rất yếu và điều này đặt lại vấn đề về sự thiếu kiểm soát chất lượng và cơ chế khiếu nại các quy định trái phép nêu tại phần 1.

Việc sử dụng và lạm dụng công văn đã và đang được coi là vấn nạn của hệ thống pháp luật. Công văn vừa tốt vừa xấu. Chúng xấu khi đó là “các công văn siêu luật” có tác dụng hơn cả luật201. Còn chúng sẽ là tốt khi được sử dụng để đưa ra các quyết định và ý kiến cho phép cơ quan giải quyết nhanh chóng hơn các yêu cầu của doanh nghiệp. Quá trình ban hành công văn ở Việt Nam rất xa với chuẩn. Công văn không phải lấy ý kiến công chúng, không cần thẩm định và không phải công bố bởi đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ trên là một minh chứng rõ ràng cho thấy quy định của Công văn có thể vô hiệu hóa cả Luật và làm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Đó là văn bản có giá trị hàng tỷ đô la.

Các định nghĩa và các thủ tục lập quy cứng nhắc như hiện tại đã buộc các cơ quan phải sử dụng tới hình thức công văn. Theo Luật BHVBQPPL năm 2008, Chỉ có cơ quan cấp bộ mới có thể ban hành quy định dưới hình thức thông tư. Các Tổng cục, cục, và vụ trực thuộc đang quản lý các ngành/lĩnh vực quan trọng như thuế và hải quan và một số cơ quan nhà nước quan trọng khác không thể ban hành VBQPPL để điều tiết ngành/lĩnh vực đó. Để ban hành VBQPPL, họ phải thực hiện một quy trình dài để Bộ chủ quản sẽ là cơ quan ban hành các quy định đó. Tuy nhiên các cục/vụ lại phải phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường, và chính vì thế trong một số trường hợp họ phải ban hành công văn – đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn nhưng không minh bạch. Việc lạm dụng hình thức công văn đã dẫn tới những vụ việc đáng tiếc như trên. Nếu Luật BHVBQPPL mới không giải quyết được vấn đề công văn vì công văn không văn bản quy phạm pháp luật, thì Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội quan trọng để cải thiện hệ thống pháp luật.

Hầu hết các quốc gia đều cho phép các cơ quan quản lý ban hành quy định để điều tiết các lĩnh vực mà mình có trách nhiệm giám sát. Lấy Hoa Kỳ làm ví dụ. Ở Hoa Kỳ có 624 đơn vị ban hành quy định trực thuộc 16 Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thuế vụ Mỹ, Hải quan Hoa Kỳ, và Ủy ban Chứng khoán… đều có thể ban hành các quy định riêng theo quy trình minh bạch để ban hành văn bản dưới luật như thông báo, tham vấn cũng như công bố dự thảo cũng như bản chính thức của các quy định đó. Quy định cuối cùng sẽ chịu sự giám sát của Quốc Hội (gửi quốc hội xem xét trong vòng 30 ngày và chỉ được ban hành nếu quốc hội không phản đối) và có thể bị khiếu kiện ra tòa. Các quy định quan trọng của các cơ quan sẽ phải được thẩm định độc lập của Văn phòng tổng thống. Ở Việt Nam chừng nào các cơ quan quản lý quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, ủy ban chứng khoán,… không có thẩm quyền ban hành các quy định một cách minh bạch thi họ buộc phải dựa vào công văn (công cụ không minh bạch) để ban hành quy định của mình. Việc không xử lý vấn đề công văn tại Luật BHVBQPPL là hành vi trốn tránh xử lý một tồn tại/vấn nạn cực kỳ quan trọng của hệ thống pháp luật và chất lượng thể chế.

Cần lưu ý rằng nội dung của phần lớn các công văn đều là những quyết định và ý kiến của các cơ quan về việc áp dụng pháp luật và quy định trong một trường hợp cụ thể. Đây là những tài liệu quan trọng cho doanh nghiệp và người dân. Hầu hết các nước đều công bố các quyết định này và cho phép người dân cũng như doanh nghiệp khiếu nại về các quyết định đó tới một cơ quan tài phán hoặc ra tòa. Hai ví dụ điển hình của việc này là Quyết định của Thếu vụ Hoa Kỳ và Hải quan Hoa Kỳ tại http://apps.irs.gov/app/picklist/list/writtenDeterminations.htmlhttp://rulings.cbp.gov/.

Quá trình lập quy hiện nay chưa hiệu quả, mất thời gian và vì thế công văn sẽ nhanh hơn rất nhiều. Luật Tố tụng hành chính Hoa Kỳ (có quy định về thẩm quyền lập quy của các Bộ ngành ở Hoa Kỳ) có những quy tắc linh hoạt để cho phép các cơ quan có thể ban hành quy định ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp trên cơ sở các thủ tục minh bạch rõ ràng. Các hình thức quy định này theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ là quy định trực tiếp – direct final rules hoặc quy định tạm thời trực tiếp – interim final rules”. Cụ thể là, các cơ quan ban ban hành tại Hoa Kỳ có thể ban hành quy định trực tiếp bằng cách đăng tải trên Công báo một dự thảo của quy định và thông báo rằng quy định này sẽ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, trừ khi có ý kiến phản đối. Nếu có ý kiến phản đối, quy định sẽ bị thu hồi và cơ quan ban hành sẽ phải thực hiện thủ tục lập quy thông thường. Cơ quan ban hành tại Hoa Kỳ cũng có thể ban hành các quy định chính thức tạm thời bằng cách đăng tải quy định đó trên công báo liên bang và công chúng có thể cho ý kiến sau khi ban hành. Cơ quan ban hành có thể sửa đổi các quy tắc chính thức tạm thời dựa trên ý kiến góp ý và đăng mới một quy định chính thức cuối cùng sau đó. Các quy định lập quy linh hoạt này chỉ áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp202.

Định nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể phải được tinh chỉnh lại cho dễ thực hiện. Theo định nghĩa hiện nay, VBQPPL là (i) do cơ quan có thẩm quyền ban hành; (ii) tuân thủ các thủ tục thích hợp; và (iii) có chứa quy tắc áp dụng chung. Có rất nhiều trường hợp văn bản chỉ đáp ứng tiêu chí (iii) vì thế không được coi là VBQPPL nhưng văn bản đó vẫn được thi hành như công văn nói trên. Cách tiếp cận đơn giản hơn là liệt kê tất cả các hình thức VBQPPL và tốt hơn cả là quy định rằng VBQPPL bao gồm Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và các quy định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định. Đồng thời nghiêm cấm việc dùng văn bản không phải là VBQPPL đề ban hành quy phạm pháp luật. Biện pháp này cần đi kèm với việc mở rộng quyền lập quy cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và kèm với cơ chế kiểm soát chất lượng hiệu quả như trình bầy tại phần 1.

Khuyến nghị đối với Luật BHVBQPPL của Việt Nam: để giải quyết vấn đề lạm dụng thẩm quyền lập quy, dưới đây là các khuyến nghị về những nội dung mới cần được bổ sung vào Luật BHVBQPPL.

- Định nghĩa VBQPPL bằng cách liệt kê các văn bản này và quy định rằng chỉ có những văn bản dưới hình thức đó mới có hiệu lực pháp lý. Đồng thời nghiêm cấm việc dùng văn bản không phải là VBQPPL đề ban hành quy phạm pháp luật.

- Mở rộng quyền lập quy cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và kèm với cơ chế kiểm soát chất lượng hiệu quả như trình bầy tại phần 1.

- Đưa vào áp dụng các công cụ pháp lý trong những trường hợp khẩn cấp chẳng hạn quy định trực tiếp, quy định trực tiếp tạm thời.

- Công bố mọi công văn trên một cơ sở dữ liệu có thể tra cứu và có cơ chế khiếu nại các văn bản này.

Kết luận:

Việt Nam đã đi một chặng đường dài trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và Luật BHVBQPPL đã đóng góp rất tích cực vào sự nghiệp này. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý và quy định vẫn còn những vấn đề tồn tại quan trọng do thiếu giám sát, kiểm soát quyền lực, và sự tham gia có hiệu quả của nhân dân. Những tồn tại này sẽ làm suy yếu nhà nước pháp quyền và năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Hiến pháp mới yêu cầu kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước và tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động của nhà nước203. Nguyên tắc quan trọng này của Hiến pháp sửa đổi này cần được thể hiện trong Luật BHVBQPPL sửa đổi để giúp tăng chất lượng thể chế và năng lực cạnh tranh. Các khuyến nghị trong bài viết này là những biện pháp cụ thể để cụ thể hóa nguyên tắc này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và làm luật ở Việt Nam sửa đổi phù hợp Luật BHVBQPPL hiện hành nhằm cải thiện chất lượng thể chế cũng như khả năng cạnh tranh của Việt Nam.



Phụ lục 1

1. Luật Nhà ở Số 56/2005/QH11

Điều 70. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.

2. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:

a) Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó;

b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;

c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.

3. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:

a) Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào;

c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.



2. Nghị định 71/2010/ND-CP

Điều 49. Phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Phần sở hữu riêng và các thiết bị sử dụng riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm:

a) Phần diện tích bên trong căn hộ (kể cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó) của chủ sở hữu căn hộ; phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán cho riêng từng chủ sở hữu căn hộ hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân khác;

b) Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư (chủ đầu tư giữ lại, không bán và cũng không phân bổ giá trị phần diện tích thuộc sở hữu riêng này vào giá bán căn hộ cho các chủ sở hữu căn hộ);

c) Các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ, trong phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ hoặc của các chủ sở hữu khác.

Chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu các phần diện tích khác trong nhà chung cư quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gọi chung là các chủ sở hữu nhà chung cư.

2. Phần sở hữu chung nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm phần diện tích và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư được quy định như sau:

a) Phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, đường thoát hiểm, hệ thống bể phốt, lối đi bộ, sân chơi chung và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư;

b) Phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Nơi để xe (xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh) được xây dựng theo quy chuẩn xây dựng và có thể bố trí tại tầng hầm hoặc tại tầng một hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đối với khu vực để xe ô tô thì phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng do chủ đầu tư quyết định thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư hoặc thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở.

Phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản này được dùng để sử dụng chung cho các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư.

3. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung nhà chung cư quy định tại Điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.

3. Thông tư 16/2010/TT-BXD

Điều 21. Hợp đồng về nhà ở (trích)

1. Các giao dịch về nhà ở phải được lập thành văn bản (gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở, Bộ Luật dân sự, Điều 63 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, tuân thủ các mẫu và nội dung của hợp đồng quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ); khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; dự kiến về mức phí phải đóng góp để phục vụ công tác quản lý vận hành nhà chung cư; nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp trên cơ sở mức đóng góp kinh phí không vượt quá mức giá (giá trần) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Kèm theo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư do chủ đầu tư ban hành và danh mục vật liệu xây dựng bên trong và bên ngoài căn hộ.



4. Công văn 397/TTr-TH do Thanh tra xây dựng, BXD ban hành 7/11/ 2013

Với phương thức thông thủy thì diện tích sàn của căn hộ (phần sở hữu riêng) không bao gồm diện tích sở hữu chung như quy định trong Điều 49.2.a của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ (bao gồm tường và cột chịu lực …) bên trong căn hộ.

Đối với phương pháp tính từ tim tường, diện tích sàn sẽ không phải trừ các diện tích trên.”

Phụ lục II: Một số tài liệu tham khảo

CẦN “TIỀN KIỂM” THÔNG TƯ

Chỉ khi có cơ chế “tiền kiểm” tốt, việc soạn thảo thông tư theo “quy trình khép kín” như hiện nay mới từng bước được phá bỏ và thông tư mới trở về đúng vị trí của mình - hướng dẫn thực hiện pháp luật một cách rõ ràng và có hiệu quả.

Tuần cuối tháng 8 vừa rồi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp nhận các tin vui chính sách từ các động thái mang tính “sửa sai”của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi bảy thông tư khác trong một nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế. Trong một diễn biến khác, Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định đình chỉ hiệu lực của Thông tư 20/2014/TT-BKHCN ngày 15-7/2014 quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng chỉ vài ngày trước khi văn bản này chính thức có hiệu lực (1/9/2014).

Quy định về ngưỡng 1 tỉ đồng đầu tư máy móc, thiết bị để đăng ký phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng vừa được bãi bỏ. Trong ảnh: Sản xuất thực phẩm chay tại một doanh nghiệp.

Thẩm quyền lập pháp của bộ: theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư - văn bản có nội dung chủ yếu về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật - là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thuộc thẩm quyền ban hành của bộ.

Nhưng luật pháp là một chuyện, còn trên thực tế, các bộ lại tận dụng rất tốt quyền lập pháp hạn chế này để ban hành nhiều chính sách quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân. Các thông tư bị hủy bỏ/đình chỉ gần đây của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ là một trong rất nhiều minh chứng cho nhận định này.

Không phải ngẫu nhiên mà như một thông lệ, người dân thường tìm đến thông tư như nguồn tham khảo đầu tiên khi có vướng víu với pháp luật thay vì các văn bản pháp lý cao hơn như nghị định và luật. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trên nhiều diễn đàn, giới chuyên gia, doanh nhân than phiền về việc vẫn có chuyện thông tư đè nghị định, vượt luật, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh.

Thực ra đã và đang có những nỗ lực để hạn chế sự lạm quyền của bộ. Ví dụ, những người soạn thảo đã đưa vào Luật doanh nghiệp 2005 quy định bộ, cơ quan ngang bộ không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tại điều 7.5

Nhưng chỉ hạn chế quyền ban hành “giấy phép con” của các bộ là không đủ. Ngoài giấy phép, các bộ còn can thiệp vào hoạt động kinh doanh và cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau.

Do đó, có lẽ đã đến lúc cần một quy định mang tính khái quát hơn, đại loại, các bộ không được đưa ra các quy định hạn chế, cản trở quyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp mới tới đây.

Ngoài ra, để tránh các bộ sử dụng thông tư như là một kênh làm chính sách chủ yếu, cần có quy định rõ ràng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về các nội dung cụ thể mà văn bản thông tư không được quy định.

Kiểm soát việc xây dựng, ban hành thông tư:

Thông tư có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và người dân vì trong nhiều trường hợp, thông tư vượt ra khỏi tầm “kỹ thuật” như tính chất mà pháp luật quy định cho nó.

Điều đáng nói là với tầm ảnh hưởng như thế, thông tư được soạn thảo gần như hoàn toàn theo một “chu trình khép kín”, chủ yếu trong nội bộ của bộ quản lý chuyên ngành mà có rất ít sự can thiệp từ bên ngoài.

Nếu việc soạn thảo nghị định yêu cầu các bộ phải lấy ý kiến các bộ khác (trong trường hợp có liên quan) cũng như ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp thì thông tư - do được coi là việc nội bộ của bộ quản lý chuyên ngành - các bộ không phải thực hiện các bước này.

Quy định bắt buộc đăng tải dự thảo thông tư trên mạng trước khi ban hành ít nhất 60 ngày để những ai quan tâm tham gia ý kiến có lẽ là cơ hội quý báu để “người ngoài” có cơ hội phản biện, đóng góp đối với nội dung dự thảo một thông tư nào đó.

Trên thực tế, cơ hội quý báu này cũng ít khi được tận dụng hiệu quả. Việc đăng tải thông tư trên mạng (chủ yếu là tại trang web của bộ chịu trách nhiệm soạn thảo) thường không thu hút nhiều ý kiến đóng góp. Một phần có lẽ vì bản thân các trang web của bộ không mang tính đại chúng cao, phần khác vì dường như doanh nghiệp đã không còn mấy hứng thú với việc đóng góp ý kiến do họ không chắc tiếng nói của mình có được lắng nghe một cách cầu thị hay không. Thêm vào đó, với khối lượng lớn các thông tư được ban hành hàng năm, rất khó để công chúng theo dõi, tham gia ý kiến đối với từng thông tư, chưa nói đến từng quy định cụ thể. Chưa kể, trong nhiều trường hợp, rất khó để hiểu các ẩn ý đằng sau các quy định được dự thảo.

Chính vì thiếu kênh phản biện hiệu quả từ bên ngoài mà nhiều thông tư của các bộ chỉ bị hủy bỏ/đình chỉ khi đã hoặc sắp có hiệu lực trên cơ sở các vướng mắc thực tiễn mà báo chí, dư luận phản ánh.

Việc ban hành văn bản, thấy sai, không phải chỉ cần bỏ là xong. Cách hành xử này sẽ dẫn đến các hệ lụy “trừu tượng” nhưng nghiêm trọng. Ví dụ như, niềm tin của giới kinh doanh vào hệ thống pháp luật, mà cụ thể ở đây là tính ổn định và có thể dự đoán.

Vậy nên, có lẽ cần xem xét lại quy trình soạn thảo thông tư theo hướng đẩy mạnh hoạt động “tiền kiểm”, nghĩa là phải lập ra các rào cản phản biện, thay cho cách tiếp cận tập trung “hậu kiểm”, nghĩa là chỉ kiểm tra, phản biện sau khi văn bản đã được ban hành và thực thi như hiện nay.

Các rào cản “tiền kiểm” có thể bao gồm: (i) khuyến khích sự tham gia phản biện của các “nhóm lợi ích” - đối tượng chịu sự tác động của văn bản thông qua việc lấy ý kiến các hiệp hội nghề nghiệp; (ii) tính đến cơ chế sử dụng các phản biện độc lập trong việc đánh giá tác động văn bản; (iii) tăng vai trò giám sát của cơ quan lập pháp (Quốc hội) trong hoạt động ban hành văn bản của cơ quan hành pháp.



Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

CHẤT KỸ TRỊ TRONG QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VỚI MỤC TIÊU

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Vũ Hoài Bắc

Chủ tịch Công ty tư vấn GHC

Trong phát biểu chỉ đạo về cải thiện môi trường kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh “việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục phải cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, đo đếm được, không nói chung chung”. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đưa ra quan điểm rõ ràng: “Việt Nam không thể chấp nhận vị trí hiện tại về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chúng ta có thể làm được, không có lý do gì không cải thiện được môi trường kinh doanh, ít nhất cũng phải bằng mức trung bình của các nước Asean - 6 vào cuối năm 2015. Đến năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 ” 204. Đây là quan điểm rất rõ ràng và chúng ta có thể làm được nhiều hơn vậy.

Trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại”, Acemoglu và Robinson đã chỉ ra rằng nguyên nhân các quốc gia thất bại là do thể chế và nguyên nhân quyết định sự thịnh vượng hay nghèo đòi của một quốc gia cũng là thể chế. Năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách đổi mới nhằm chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách đã đem lại những khuyến khích có tính thị trường, giải tán nông nghiệp tập thể, loại bỏ kiểm soát giá cả hàng nông sản và cho phép nông dân tiêu thụ hàng hóa của họ trên thị trường… Những cải cách này cùng với những bước chuyển biến tích cực sau đó về cải cách thể chế đã khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài đem lại những thành quả tăng trưởng kinh tế rất tích cực và nâng tầm vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam chưa có được những cải cách thể chế có hiệu lực và tầm vóc đủ lớn nhằm tranh thủ tốt các cơ hội mà tiến trình hội nhập quốc tế đem lại cũng như kế thừa và phát huy quán tính tích cực từ những cải cách thể chế trước đó. Kết quả của báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do diễn đàn kinh tế thế giới công bố cho năm 2014 – 2015 như sau:

Chỉ tiêu

Xếp hạng trên 144 nước

Điểm số (1-7 là cao nhất)

Thể chế

92

3.5

Thể chế công

85

3.5

Luật về sở hữu

104

3.4

Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho xuất, nhập khẩu

109

3.2

Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp thuế hàng năm

121

2.6

Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận được kết quả tư pháp thuận lợi

104

3.5

Hiệu quả của Chính phủ

117

2.9

Gánh nặng của Chính phủ

91

3.2

Gánh nặng của quy định của Chính phủ

101

3.1

Tính minh bạch của quá trình soạn thảo chính sách của Chính phủ

116

3.5

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương