Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang42/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

Đã có rất nhiều bài viết của các học giả có những phân tích sâu sắc về thực trạng của việc cải cách thể chế tại Việt Nam và những hệ lụy của nó, do vậy tôi không đề cập đến vấn đề thực trạng cải cách thể chế của Việt Nam trong bài viết này. Tuy nhiên, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với Acemoglu và Robinson, khi hai ông cho rằng nguyên nhân chính là “Thể chế, thể chế, thể chế”. Có một quan điểm do ông Đằng Hoàng Giang chia sẻ trên Báo Tuổi trẻ: “Quản trị nhà nước - Phải đo lường được để cải thiện”205, một cách tiếp cận về vấn đề thể chế mà tôi khá tâm đắc. Theo đó, tôi cho rằng nên chăng để tạo được sự đột phá trong thực tế về cải cách thể chế cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta nên bắt đầu từ giải pháp then chốt đó là năng lực quản trị nhà nước - “cách thức chính quyền nắm quyền lực và thực thi thẩm quyền để tạo ra các chính sách công, cũng như cung cấp các dịch vụ và sản phẩm công” hoặc là “tập hợp các quy trình để chọn, giám sát và thay thế chính quyền, năng lực của chính quyền trong việc vạch ra và thực hiện những chính sách và khung quản lý các tương tác giữa người dân và nhà nước” (Daniel Kaufmann và Aart Kraay). Trong quản trị nhà nước ở điều kiện, đặc thù của Việt Nam, năng lực kỹ trị trong quản trị nhà nước trở thành một vấn đề có tính chất cơ bản và tác động đến hiệu quả thực tế.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên những quốc gia thành công chính là quản trị tốt. Với nền tảng quản trị tốt, một đất nước dù lớn hay nhỏ, phong phú hay nghèo nàn về tài nguyên quốc gia vẫn có thể phát triển vượt bậc. Nếu không thiết lập được nền quản trị tốt, thì dù nguồn tài nguyên trù phú thì quốc gia vẫn có thể thất bại. Theo GS.Tommy Koh, Đại sứ Thái Lan ở Singapore, chính quản trị là yếu tố then chốt giúp Singapore thành công như ngày hôm nay. Ông đúc kết lại 5 nguyên tắc của quản trị tốt: (1) Trọng dụng nhân tài; (2) Hài hòa giữa tôn giáo và tín ngưỡng (3) Chính phủ minh bạch; (4) Pháp quyền; (5) Tính toàn diện.

Làm thế nào để kỹ trị tốt và đạt được một nền tảng quản trị nhà nước tiên tiến?

Singapore là một đảo quốc có diện tích 660 km2, dân số xấp xỉ 5 triệu người, nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên cũng như xuất phát điểm kinh tế. Vào năm 1960, GDP của Singapore là 0,7 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 427 USD/năm. Đến năm 2005, GDP của Singapore là hơn 116 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 USD/năm. Hiện nay, Singapore là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2 ở Châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng ngũ các nước phát triển hàng đầu thế giới. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2015, Singapore là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới.

Lý Quang Diệu, người đã kiến tạo nên đất nước Singapore hiện đại cho rằng: “Không có cách nào để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khó khăn nhất”. Với quan điểm đó, ông đã tập hợp những người giỏi nhất để làm việc trong các cơ quan Chính phủ. Ông cho rằng “Rất cần thiết phải bồi dưỡng một thế hệ ở trên đỉnh của xã hội, sao cho thế hệ ấy có đủ phẩm chất cần thiết để dẫn dắt và đem lại cho người dân cảm hứng và động lực để đi tới thành công. Nói tóm lại, chính là tầng lớp tinh hoa… Tất cả những người có tiềm năng phát triển rực rỡ phải được như vậy. Đó chính là mũi nhọn trong xã hội, những con người để gửi gắm tốc độ tiến bộ của chúng ta”. Họ đã tạo ra một bộ máy hành chính ưu việt và được quản trị hiệu quả. Ngay từ những ngày đầu lập quốc, Lý Quang Diệu đã áp dụng mô hình của Tập đoàn Shell để đánh giá đội ngũ công chức của Chính phủ. Bộ máy công chức được tổ chức theo nguyên tắc kỷ luật, hiệu quả, hợp lý và dựa trên năng lực. Cán bộ công chức được tuyển dụng, đề bạt cất nhắc căn cứ vào khả năng, chuyên môn thực tế chứ không chỉ dựa vào tiêu chuẩn bằng cấp hoặc là con ông cháu cha. Mọi cán bộ cấp cao đều phải được đào tạo bắt buộc và thường xuyên. Lý Quang Diệu cho rằng “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết, hiệu suất làm việc của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ngoài việc áp dụng mô hình đánh giá của Shell, Lý Quang Diệu chia sẻ: “Tập đoàn đa quốc gia Shell Oil đã cho tôi ý tưởng từ cụm từ “năng lực trực thăng”. Có nghĩa người đó có thể thấy một vấn đề trong tổng thể, có thể nhìn vào chi tiết cần giải quyết và tập trung vào đó. Khả năng đó gọi là “năng lực trực thăng” (Plate.T, 2010). Đó là năng lực mà đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần phải có và đó cũng là cách ông tư duy khi tiến hành các chính sách: “Số phận của Singapore không chỉ phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Johor, ở Indonesia hay ở ASEAN mà còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Mỹ - với trật tự thế giới như hiện nay”

Từ những 1966, Singapore đã thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư. Từ năm 1991, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nội địa”, mục tiêu biến Singapore thành một trung tâm thương mại quốc tế lớn. Hệ thống chính sách kinh tế của Singapore được tập trung giải quyết bởi một Ủy ban liên bộ của Chính phủ, do Phó thủ tướng đứng đầu, dưới nó là các ủy ban chuyên trách như IDB (Ủy ban phát triển đầu tư thương mại), HDB (Ủy ban phát triển nhà ở)… Theo cơ chế tổ chức này tránh được sự riêng rẽ, cứng nhắc trong từng bộ, đồng thời tạo được sự phối hợp đồng bộ trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế đất nước.

Từ rất sớm, giới lãnh đạo của Singapore đã coi dịch vụ công như một lực lượng tích cực. Họ tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ không hiệu quả, nếu thiếu vắng năng lực địa phương trong việc thực thi các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia. Người được tuyển dụng vào dịch vụ công được coi là đã có một công việc danh giá. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, lựa chọn cơ bản dựa trên thành tích đánh giá qua kiểm tra trực tiếp. Hiện nay, công chức Singapore có mức lương cao nhất thế giới.206

Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, nước ngoài, sở hữu) trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà nước không bảo hộ. Nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp các ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho người dân. Ví dụ như công ty vận tải biển Neptune và Công ty Bus Services là hai tập đoàn lớn ở Singapore. Nhà nước Singapore chú trọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp. Nhà nước rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực với quan điểm: “Mọi cố gắng bằng không khi dân không được giáo dục và đào tạo một cách bài bản và chuẩn mực”. Vì vậy, chính sách của Chính phủ tập trung vào giải quyết vấn đề sử dụng thiết bị, phương tiện một cách có hiệu quả nhất chứ không phải ào ạt đầu tư, hiện đại hóa các phương tiện, thiết bị khi chưa đồng bộ với lực lượng sử dụng nó. (Tiến Bách, 2007).

Trường hợp thứ hai mà tôi muốn đề cập đến ở đây đó là Malaysia. Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh (Doing Business 2015) cho thấy môi trường kinh doanh của Malaysia đứng thứ 18 trong số 189 nền kinh tế thế giới. Ở khu vực châu Á, Malaysia đứng thứ 4 chỉ sau Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc. Báo cáo đưa ra 10 tiêu chí để đánh giá môi trường kinh doanh bao gồm thành lập doanh nghiệp; Cấp phép xây dựng, Cấp điện; Đăng ký tài sản; Vay vốn tín dụng; Bảo vệ nhà đầu tư; Đóng thuế; Thương mại quốc tế; Thực thi hợp đồng; Giải quyết doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sự cải thiện trong môi trường kinh doanh của Malaysia hiện nay phần nào đã phản ánh mức độ hiệu quả của chương trình Chuyển đổi chính sách quốc gia tầm nhìn 2020 thông qua hai chương trình trọng tâm: Chương trình chuyển đổi chính phủ (Government Tranformation Programme-GTF); Chương trình chuyển đổi kinh tế (Economic Tranformation Programme).

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Chính phủ Malaysia đã liên tục tiến hành những cuộc cải cách hành chính và tiến hành xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước. Chương trình cải cách được thực hiện đồng thời trên các lĩnh vực: kế hoạch, ngân sách và hệ thống tài chính; hệ thống dịch vụ công cấp liên bang; cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự, đất đai. Các quyết định kịp thời về việc tăng lương, giảm bớt bậc lương, cấp các khoản vay nhà đất với với lãi suất thấp cho các công chức chính phủ đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ giới công chức và góp phần không nhỏ cho thành công trong cải cách hành chính ở tất cả các cấp. Tiếp đó từ giữa thập kỷ 70, Malaysia tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống dịch vụ công bằng việc thành lập các cơ quan một cửa với tiêu chí nhanh chóng, lịch sự, trật tự và thuận lợi. Trong thập kỷ 80, TS.Mahathir nhận chức thủ tướng, đánh dấu những cải cách to lớn trong lĩnh vực hành chính và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa đất nước Malaysia. Chính phủ bắt đầu áp dụng chính sách tư nhân hoá từ năm 1983. Chính sách này là một dạng chiến lược thực hành phát triển trong đó nhiều hoạt động trước đây dựa vào khu vực công giờ đây được chuyển sang cho khu vực tư nhân. Trong thời kỳ này, khoảng 20 dự án chủ chốt được tư nhân hoá dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có những phương thức như: (1) bán cổ phần; (2) bán tài sản; (3) cho thuê tài sản; (4) hợp đồng quản lý; (5) Hợp đồng xây dựng - hoạt động - chuyển giao (BOT) và xây dựng sở hữu hoạt động (BOO); (6) Thuê quản lý. Việc tư nhân hoá đã có những đóng góp nhất định trong việc đạt được mục tiêu giảm bớt gánh nặng hành chính và tài chính của Chính phủ đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Kết quả là Malaysia được xem như là một mẫu hình cho nhiều quốc gia khác. Do đó, mặc dù có nhiều lời chỉ trích trong những năm sau này nhưng việc tư nhân hoá có thể xem là một cải cách mạnh mẽ và thành công, đã đem lại cho Malaysia những thành tựu kinh tế rực rỡ, giúp hiện thực hóa mục tiêu Malaysia trở thành quốc gia phát triển vào 2020. 

 Cùng với tiến trình tư nhân hoá, Chính phủ Malaysia thực thi hai chính sách trong cùng thập niên này, đã mang lại những thành công mới trong việc quản trị đất nước. Thứ nhất là chính sách "hướng Đông" bắt đầu áp dụng vào đầu thập niên 80. Với chính sách này, người Malaysia trong khi học hỏi những cái hay từ phương Tây được khuyến khích hướng về phía Đông để học hỏi tiếp thu những tinh hoa về đạo đức và văn hoá làm việc, đặc biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Malaysia còn gửi người sang học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm tại hai nước này, kể cả các quan chức cấp cao. Thứ hai là chính sách phát triển các tập đoàn được đưa ra từ cuối thập kỷ 80. Chính sách này dựa trên cơ sở cho rằng sự phát triển thành công của quốc gia đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác giữa hai khu vực kinh tế công – tư và việc kiên trì nhận thức rằng đất nước cũng tương tự như một tập đoàn hoặc một doanh nghiệp cùng sở hữu bởi hai khu vực kinh tế. Chính sách này được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các uỷ ban hiệp thương nhằm trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết giữa hai khu vực, hoặc thông qua các chương trình đạo tạo tại Viện hành chính công quốc gia (INTAN), các cơ sở đào tạo và Chính phủ các bang. Chính phủ còn tích cực hỗ trợ kinh tế tư nhân trong giao lưu thương mại quốc tế. Mối quan hệ độc đáo giữa hai khu vực này đã phát huy được hiệu quả rất tốt trong quá trình tư nhân hoá. Thập niên 80 kết thúc một cách tích cực đối với khu vực công với việc điều chỉnh tăng lương. Việc điều chỉnh tăng lương lần này không có một uỷ ban nào được thành lập mà do chính Cục Công vụ tiến hành và rất toàn diện. Việc điều chỉnh chính thức mang tên Sistem Saraan Baru (SSB) gọi là Kế hoạch chi trả mới (NRS).207 Nguyên tắc cơ bản của kế hoạch này là những cá nhân xuất sắc được tăng nhanh mức lương. Một kế hoạch phức tạp cũng được đưa ra liên quan đến bậc thang thành tích hàng năm của các quan chức bao gồm trung bình, tốt, rất tốt và xuất sắc. Những ai đạt mức xuất sắc sẽ được tăng gấp đôi mức lương, thưởng một tháng lương và có triển vọng sự nghiệp tốt.

Trong thập niên 90, Thủ tướng tuyên bố về tầm nhìn 2020 nhằm đưa Malaysia trở thành một quốc gia phát triển. Thời kỳ này bắt đầu với việc Chính phủ tuyên bố ngày 31/10 là ngày Công vụ còn gọi là Ngày chất lượng (Hari Q) với mục tiêu là củng cố giá trị của nền văn hoá chất lượng trong tổ chức. Ngày chất lượng được tổ chức hàng năm với sự tham gia của ngày càng nhiều các công sở ở mọi cấp. Nhiều cuộc nói chuyện cởi mở về chất lượng cùng hoạt động khác liên quan đến năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc trong tổ chức được tiến hành. Bên cạnh việc tổ chức Ngày chất lượng, Chính phủ còn ban hành không dưới 18 Thông tư Hành chính Phát triển liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề chất lượng và năng suất bao gồm các chiến lược quản lý chất lượng, và quản lý chất lượng tổng thể. Bên cạnh đó, Chính phủ phát động “Phong trào văn hóa làm việc hoàn hảo” nhằm thay đổi ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực hành chính công. Để triển khai thực hiện phong trào này, nhiều chiến lược, chương trình cải tiến được triển khai thực hiện: Tiếp cận mô hình Quản lý chất lượng toàn diện (TQM); Đào tạo kỹ năng cho nhân viên để họ có thể quản lý hiệu quả các chương trình cải tiến; Hợp lý hóa, đơn giản hóa, giảm bớt thủ tục và những quy định được cho là rườm rà đối với các tổ chức trong lĩnh vực tư nhân; Triển khai các chương trình tin học hóa để nâng cao hiệu quả và năng suất của hệ thống công quyền nhằm hướng tới một nền dịch vụ công ít giấy tờ208.

Năm 1995, Chính phủ Malaysia đã quyết định về việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 trong dịch vụ công. Chính phủ tin rằng tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ góp phần đáng kể vào việc cải tiến chất lượng và phát triển văn hóa làm việc hoàn hảo trong lĩnh vực hành chính công. Theo luật tổ chức của Malaysia thì một trong các chức năng cơ bản của dịch vụ công là tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực tư nhân, vì vậy chính phủ đặt mục tiêu là tất cả các cơ quan công quyền đều được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 dần chuyển đổi sang áp dụng ISO 9001:2000. Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ Malaysia đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào công việc qua việc hình thành siêu hành lang đa phương tiện MSC và thành phố ảo Cybercity nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ công ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới.

Để đạt mục tiêu năm 2020, từ năm 2009, Malaysia đã đặt ra các chương trình chuyển đổi trong đó trọng tâm của chương trình này là “chuyển đổi chính phủ”. Mục tiêu của GTP là thay đổi cách thức làm việc của chính phủ, giải quyết những vấn đề thực tế bằng các giải pháp cụ thể, từ đó hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cụ thể:



Chương trình tập trung vào những vấn đề cần sự quan tâm ưu tiên của chính phủ và được chia thành 7 nhóm các kết quả cần đạt được ở cấp quốc gia với các mục tiêu đi kèm chỉ số đo lường cụ thể: (1) Nâng cao chi phí sinh hoạt cho người dân; (2) Giảm tội phạm; (3) Đấu tranh chống tham nhũng; (4) Đảm bảo chất lượng giáo dục; (5) Nâng cao mức sống cho những hộ gia định có thu nhập thấp; (6) Phát triển nông thôn; (7) Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông công cộng ở khu vực thành thị. GTP được gắn với trụ cột chính: Nhân dân trên hết: ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất đối với người dân và Kết quả ngay - những thay đổi nền tảng mang tính quốc gia để đạt được những kết quả nhanh và hiệu quả. Hỗ trợ cho hai trụ cột của GTP đó kết quả chủ yếu cấp quốc gia (NKRAs) và kết quả chủ yếu cấp Bộ ban ngành (MKRAs). 250 viên chức hàng đầu của chính phủ cùng với đại biểu của khu vực tư nhân và cả các doanh nghiệp xã hội đã được triệu tập vào phiên họp trong vòng 6 tuần để cùng phối hợp tìm kiếm những giải pháp then chốt cho từng nhóm kết quả cần đạt được của quốc gia. Mỗi một nhóm kết quả đều có các chỉ số đo lường cụ thể đi cùng với trách nhiệm giải trình, được thể hiện minh bạch, công khai từ chính phủ xuống tới các bộ ban ngành. Mỗi một bộ trưởng đều có chỉ số đánh giá để đo lường các kết quả đạt được. Các chỉ số này sẽ được đánh giá sáu tháng một lần để đảm bảo rằng các chỉ số đều đang đi đúng hướng209.

Tôi lấy hai ví dụ của Singapore và Malaysia để làm bài học tham chiếu cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà những nội dung trong đó không chỉ giúp chúng ta đặt ra những mục tiêu phát triển và sẽ thách thức chất lượng phát triển cũng như năng lực cải cách thể chế trong không gian kinh tế mới này. Cần thấy rằng sự thành công của Singapore cũng như Malaysia hiện nay có được là do họ đã thể hiện một năng lực kỹ trị rất chuyên nghiệp và hiện đại vào toàn bộ công tác quản trị nhà nước. Họ mạnh dạn áp dụng những thông lệ quản trị hiện đại trên thế giới, tiếp thu những tinh hoa và giá trị quản trị tiên tiến ở cả Đông lẫn Tây trên tất cả các khía cạnh quản trị, văn hóa, nguồn nhân lực... Ý nghĩa từ những quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà tôi trích dẫn mở đầu bài viết này rất gần gũi với những câu chuyện thành công của Malaysia và Singapore. Như James Harington, một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị tổ chức đã nói: “Cái gì mà không đo được thì không hiểu được, không hiểu được thì không kiểm soát được, không kiểm soát được thì không cải thiện được”.

Ngân hàng thế giới (WB) đo lường hiệu quả quản trị của các quốc gia thông qua bộ chỉ số WGI (worldwide governance Indicator: WGI) gồm các tiêu chí: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình; Ổn định chính trị; Khủng bố; Hiệu quả quản trị; Chất lượng của quy định; Quy định pháp luật; Kiểm soát tham nhũng210. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là PAPI). Đây là công cụ đo lường mức độ hiệu quả thực thi chính sách tới các cấp cơ sở với phạm vi áp dụng rộng nhất tại Việt Nam. Được tổng hợp từ trải nghiệm thực tiễn của người dân. Chỉ số PAPI đưa ra những chỉ báo về hiệu quả tương tác giữa người dân và chất lượng cung ứng dịch vụ công tới người sử dụng của chính quyền các cấp. Nếu như nhìn vào biểu đồ so sánh xu thế thay đổi qua 3 năm của các trục chỉ số: (1) Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; (2) Công khai minh bạch; (3) Trách nhiệm giải trình với người dân; (4) Kiểm soát tham nhũng; (5) Thủ tục hành chính công; (6) Cung ứng dịch vụ công; có thể thấy rằng chất lượng quản trị và hành chính công nhìn chung đang từng bước được cải thiện nhưng rất chậm so với thực tế và những thách thức của Việt Nam hiện nay.



Nguồn Báo cáo PAPI, 2013

Chúng ta cũng có bộ đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Theo báo cáo PCI 2013, những tỉnh có PCI cao có chi phí gia nhập thị trường thấp; Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin lien quan đến kinh doanh được công khai; Chi phí không chính thức thấp; Chi phí thời gian cho thanh tra, kiểm tra và thực hiện các thủ tục hành chính thấp; Môi trường kinh doanh bình đẳng; Lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; Chính sách và dịch vụ đào tạo lao động tốt; Giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp công bằng, hiệu quả211.



Nguồn, Báo cáo PCI 2013

Để nâng cao được năng lực cạnh tranh cấp quốc gia thì trước hết cần phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, khuyến khích nhân tố đổi mới, tinh thần mạnh dạn đổi mới và đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng kỹ trị trong quản trị nhà nước. Điều này đang đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức, trong đó:

- Đổi mới tư duy bằng hành động và ngay từ cách tiếp cận vấn đề: Lịch sử và thực tế hiện này của Việt Nam cho thấy chính những mối quan ngại về về ý thức chính trị đang xung khắc với quyết tâm đổi mới tư duy, hạn chế những sáng kiến có tính đột phá, đồng thời làm suy yếu động lực học hỏi, lĩnh hội, vận dụng những cái mới, những bài học thực tế từ những quốc gia có sự khác biệt về hệ thống chính trị. Ví dụ về vấn đề doanh nghiệp nhà nước, trong khi Việt Nam đã định hình vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, nhưng nội hàm của vai trò này trong thực tế không rõ ràng, thiếu các tiêu chuẩn thước đo và khuôn khổ pháp lý để đảm bảo tính tuân thủ và sự vận hành theo mục tiêu… Chính điều này đã kìm hãm tiềm năng phát triển một nền kinh tế thị trường lành mạnh, với nhiều giá trị đích thực và công bằng, được thừa nhận theo những thông lệ tốt của quốc tế. Những điều như vậy sẽ tiếp tục tạo ra những tình huống xung đột với mục tiêu hội nhập quốc tế, tạo rủi ro cho việc tranh thủ những cơ hội có lợi cho sự phát triển đất nước như những gì TPP có thể đem lại cho chúng ta.



- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách thực chất và toàn diện: Sự đổi mới tư duy sẽ vừa chi phối vừa phụ thuộc vào hiệu quả cũng như hiệu lực đổi mới nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, việc sử dụng con người vẫn phụ thuộc nhiều vào bằng cấp một cách máy móc. Tư duy về quy hoạch cán bộ của Việt Nam còn những điểm xơ cứng, chưa được cải tiến phù hợp với môi trường, tính chất của mục tiêu phát triển con người, xa rời những thông lệ tốt của quốc tế, dễ khuyến khích nhóm lợi ích từ sớm, làm suy yếu ý thức dấn thân vì những ý tưởng mới, có tính đột phá, đồng thời khuyến khích sự cẩn trọng, thu mình quá mức… dẫn đến không phát huy toàn diện tiềm năng con người. Vấn đề ý thức chính trị - một khái niệm không dễ dàng định lượng hay định tính rõ ràng lại là một tiêu chuẩn cơ bản để giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm các chức vụ có trọng trách, điều này chưa thực sự khuyến khích nhân tâm, nhân tài Việt Nam trong nước cũng như quốc tế trong việc xây dựng một nền hành chính quy tụ nhưng tinh hoa, nhân tài. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, chính tư duy cởi mở huy động mọi nhân lực, tài lực không những ở Việt Nam mà cả quốc tế đã đưa dân tộc vượt qua những thử thách to lớn, tạo nên những thành quả kỳ vĩ. Nếu công cuộc đổi mới tư duy hiện nay không khai thông những thay đổi có tính chất căn bản, nếu không cải cách văn hóa sử dụng và phát huy con người còn chịu hảnh hưởng của tư duy thời bao cấp, chúng ta khó vượt qua chính mình, khó có thể định hình lợi thế, bản sắc của nguồn tài nguyên con người Việt Nam để có được một nền hành chính ưu việt và theo đó tạo nên một môi trường kinh doanh năng động. Chúng ta đều đã thấy rõ những câu chuyện từ “ý chí Hàn Quốc” hay “tinh thần Nhật Bản” trong nỗ lực vươn mình trở thành cường quốc trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, công nghiệp cho đến văn hóa, xã hội. Rõ ràng, chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia ở giai đoạn “dân số vàng” như Việt Nam phải được xem lợi thế cạnh tranh toàn diện và quan trọng hàng đầu. Điều này không chỉ thách thức việc đổi mới nền giáo dục có tinh thần phản biện cao, có tinh thần thực tiễn, khoa học và khách quan mà còn phụ thuộc vào thành quả, quyết tâm đổi mới tư duy ở cấp vĩ mô.

- Áp dụng nhanh, nhân rộng hơn nữa những thông lệ quản trị nhà nước hiện đại ở cấp địa phương, phân quyền hợp lý và quản trị theo mục tiêu các chương trình cải cách: Dù có những rủi ro và khó tránh một số bất cập trong triển khai nhưng sự chậm trễ, dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đã đặt ra những cái giá phải trả đắt hơn. Những thành quả cải cách thể chế, hành chính quản trị nhà nước ở cấp địa phương cần được đánh giá khách quan, được sàng lọc và khuyến khích thí điểm, nhân rộng… để khai thông cho những tham chiếu quyết sách tầm quốc gia. Sự thay đổi, đột phá của địa phương cũng sẽ khai thông thuận lợi cho những tư duy cấp tiến trong một trật tự hệ thống cũ, vượt qua rào cản từ các nhóm lợi ích đi ngược lại với xu hướng cải cách, tạo sự đoàn kết tích cực, góp phần làm minh bạch hóa tính khả thi, nội dung, mục tiêu, nội hàm của cải cách. Nhìn lại lịch sử đổi mới của Việt Nam, những chuyển biến tích cực, quan trọng đều xuất phát từ những sáng tạo phá rào cụ thể của địa phuong. Cách tiếp cận này phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng như nền tảng văn hóa Việt Nam bởi nó chứa đựng ít hơn những trở lực, quan ngại về tính ổn định hệ thống. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không được phép đồng nghĩa với sự chậm trễ xuất phát từ những nặng nề của khối hành chính đồ sộ cũng như những cứng nhắc về quan điểm phát triển từ cấp trung ương. Cách tiếp cận đó cần được triển khai thành những chương trình hành động cụ thể, được quản trị theo mục tiêu, giảm thiểu sự can thiệp vào quá trình dù là từ trung ương hay địa phương. Bài học thành công của một Singapore nhỏ bé về diện tích, số dân không những áp dụng tốt cho việc quản trị quy mô cấp tỉnh ở Việt Nam mà chứa đựng nhiều logic mang tầm chiến lược quốc gia. Những tư duy kỹ trị hệ thống, triết lý, sách lược, công cụ kỹ trị hiện đại, chế độ trọng dụng nhân tài… đã tạo lập cho Singapore một tầm hưởng lớn lao, sâu sắc ở tầm khu vực lẫn quốc tế.

- Tranh thủ tối đa những yếu tố “sức mạnh của thời đại” để kích hoạt và tạo những áp lực cải cách: Mục tiêu của Việt Nam trong tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO), các hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… là những kích hoạt rất tích cực và khách quan cho những cải cách về hành chính, thể chế, tái định dạng môi trường kinh doanh của Việt Nam. Những cam kết liên quan đến TPP không những giúp chúng ta định hình, định lượng những lợi ích phát triển mà còn đặt ra những thách thức và phương tiện cũng như chất lượng phát triển. Một số nội dung trong đó, dù đã được thể hiện rõ ràng trong những tuyên bố cấp cao, các chính sách, nghị quyết... vẫn sẽ tiếp tục nảy sinh những mâu thuẫn thực thi giữa các nội dung TPP, logic tư duy và hiệu quả thực hành của chúng ta trong những vấn đề cụ thể … Chính những điều này sẽ càng thách thức to lớn việc xây dựng một hệ thống quản trị nhà nước tiên tiến, có chất kỹ trị phù hợp với thực tế, hoàn cảnh và tương thích với những thách thức cũng như cơ hội phía trước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Acemoglu, D; A.Robinson Jame (2013), Tại sao các quốc gia thất bại, Nhà xuất bản trẻ

Kaufmann, D; Kraay,A; Mastruzzi, 2010, The worldwide Governance Indicators: Methodology and Analytical Issues

Tiến Bách, (2007) Chính sách cạnh tranh của các nước trên thế giới, Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Số 6

Daniel Kaufmann, Brookings Institution Aart Kraay and Massimo Mastruzzi (2010). “The worldwide Governance Indicators: Methodology and Analytical Issues”

Sajid Anwar and Choon Yin Sam (2006) “ Private sector Coporate governance and the Singaporean government-linked corporations”

VCCI, USAID (2014). “PCI 2013 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013: Hồ sơ 63 tỉnh, thành phố Việt Nam”

The legal, regulatory and institutional framework for enforcement issue in Lattin America: A comparison of Argentina, Brazil, Chile, Colombia and Peru ( 2004)

GS.TS Edmud Malesky (2014). “PCI 2013 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013: Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp “

A World Bank group flagship report ( 2015). “ Doing business 2015 going beyond efficiency: Comparing business regulation for domestic firms in 189 economies“

Corporate governance framework delivering customer outcomes through good governance, performance and accountability 2014 – 2018

Donald R. Snodgrass. “Successful economic development in a multi-ethnic society: The Malaysian case”

Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc Việt Nam và Empowered lives Resilient nation (2014). “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam PAPI 2013”

Đậu Anh Tuấn (2014). “ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2013 “

TS. Edmund Malesky Đại học Duke, Hoa Kỳ ( 2013). “ Năng lực cạnh tranh và khả năng dự đoán quy định, chính sách: Góc nhìn từ điều tra PCI-FDI”

Forum for a new World Governance (2010). “ World governance index: Why should world governance be evaluated, and for what Purpose?”



Organization for Economic Co-operation and Development – OECD (2004). “ OECD Principles of corporate governance- 2004 Edition”

Sree Kumar and Sharon Siddique (2010). “ The Singapore success storu: public- private alliance for investment attraction, innovation and export development”



Organization for Economic Co-operation and Development – OECD (2005). “ OECD guidelines on corporate governance of state-owned enterprises”.

Professor Tommy Koh (2009). “Lecture on: The principles of good governance”. The workshop on good governance 7 october 2009, Ministry of Foreign Affairs of Thailand, Bangkok.

Professor Klaus Schwab – World Economic Forum, Professor Xavier Sala-iMartín – Columbia University (2013). “ The global competitiveness report 2013-2014”.

Chao-Wei Lan (2011). “ Singapore’s export promotion strategy and economic growth (1965-84).

Sean Heather and Alan Wolff (2012), Establisng Rules of the Road – Commercial SOE & private actors, Australia.

Nỗi lo mang tên... thông tư


Nguyên Lê

Thứ Bảy,  25/10/2014, 15:55 (GMT+7)

 

 

 



 


(TBKTSG) - Rốt cuộc thì ngày 29-8-2014, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Thông tư 20 quy định về điều kiện nhập máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, chỉ một ngày trước ngày thông tư có hiệu lực, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vì không... thực tế.







Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương