Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


THỰC HIỆN CUỘC CÁCH MẠNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH TẠI VIỆT NAM, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 2 TRIỆU DOANH NGHIỆP KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025



tải về 3.48 Mb.
trang40/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47

THỰC HIỆN CUỘC CÁCH MẠNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH TẠI VIỆT NAM, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 2 TRIỆU DOANH NGHIỆP KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025

CEO.Đặng Đức Thành

Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Nhà Kinh tế (VEC)

Ủy viên Ban chấp hành phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam khởi đi từ sau Đại Hội Đảng lần VI 1986, đã tạo nên những chuyển động ấn tượng bước đầu trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh.



Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Phát triển Việt Nam năm 2013, GDP Việt Nam đạt gần 175 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm đã tăng hơn 20%, đạt khoảng 1.960 USD so với mức 1.600 USD năm 2012.

  • Tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ còn khoảng dưới 10%.

  • Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và các mặt hàng nông nghiệp khác: Hồ tiêu, gạo, cà phê, chè, cao su, thủy sản, dệt may, da giày và đồ gỗ.

  • Đời sống của nhiều bộ phận dân cư đã và đang tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội gần đây cho thấy tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, xu hướng thay đổi tích cực có chiều hướng chựng lại .Số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động ngày một tăng: chín tháng đầu năm có 52.525 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi đó 51.244 doanh nghiệp giải thể, phá sản, 18.873 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn mặc dù đã cầm cự được trong mấy năm vừa qua, nhưng đến nay, đang có dấu hiệu “ngoắc ngoải”, khả năng ngưng hoạt động, giải thể, phá sản hoàn toàn có thể xảy ra. Đã có 213.000 doanh nghiệp kê khai lỗ không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp, chiếm 68,6% tổng số doanh nghiệp nộp tờ khai; chỉ số hàng tồn kho tăng 13,4% cao hơn so với năm 2013. (187)

  1. Vì sao thực lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng? Có thể nêu các yếu tố sau đây:

  1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn chậm cải thiện và có vị trí xếp hạng khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực. Báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 - 2015: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 2 bậc, từ vị trí 70 lên 68 trong 148 nền kinh tế. Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2014, Việt Nam xếp hạng 78 trên 189 nước.

  2. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ năm 2008, cộng với bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài chậm khắc phục; xáo trộn thị trường; chi phí giá nguyên liệu tăng cao; doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro thách thức …

  3. Sức cạnh tranh của thị trường ngày càng quyết liệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 01-2007) đến nay. Bên cạnh đó là lực lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng về quy mô, về số lượng.

  4. Một thời gian dài doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lãi suất ngân hàng rất cao (so với khu vực và thế giới, từ năm 2008 đến năm 2012 lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay xoay quanh 13%/năm) đến năm 2014 lãi suất ngân hàng giảm còn 10%/năm, song vẫn còn cao so với các nước ASEAN, chỉ với lãi suất khoản 6%/năm. Lãi suất ngân hàng cao làm hao mòn vốn tự có của doanh nghiệp, trong khi tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, hoặc lợi nhuậnthấp kéo dài.

  5. Đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn về nguồn vốn và đa phần sử dụng vốn từ kênh ngân hàng.Trong đó các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

  6. Trình độ quản trị của doanh nghiệp Việt Nam chưa theo kịp với những chuẩn mực quốc tế.

  1. Trong đêm tối, thị trường kinh doanh vẫn le lói “những điểm sáng doanh nghiệp”: xuất hiện những doanh nghiệp phát triển bền vững trong hơn 10 năm qua, bất chấp những thách thức, trở lực, khó khăn của bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước các năm vừa qua; bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ tháng 10 năm 2008

Điểm chung của các doanh nghiệp này dường như họ có “nguồn lực vô hạn”. Bằng cách liên tục tìm kiếm, huy động nguồn lực bên ngoài để tăng vốn và tìm cách khai thác, sử dụng có hiệu quả những đồng vốn này. Từ những đồng vốn ít ỏi ban đầu, đến nay có công ty vốn đã lên đến hàng trăm triệu USD. Với việc vận dụng những chiến lược đầu tư, kinh doanh khôn ngoan họ đã bắt đồng tiền “đẻ” ra tiền. Sử dụng nguồn vốn “mạnh” để thay đổi máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để đầu tư cho sáng tạo mẫu mã sản phẩm, qui trình sản xuất với năng suất tối ưu và cạnh tranh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh…

“Những điểm sáng các doanh nghiệp” đó có thể nêu ra đây là: Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk; FPT; Công ty Cổ phần Kinh Đô; Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang; PNJ; Công ty chứng khoán SSI; Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức; Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật; Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong; Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen; …

Có rất nhiều bài học rút ra từ sự thành công của các công ty kể trên nhưng tập trung có thể khái quát một số bài học thành công giống nhau:


  1. Các doanh nghiệp đã xác lập được chiến lược kinh doanh đúng đắn từ đầu, đồng thời tập trung xây dựng ngành cốt lõi của công ty.

  2. Các công ty thành công đều thực hiện nghiêm ngặt công khai minh bạch công bố thông tin, niêm yết sớm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó tạo dựng được lòng tin nơi nhà đầu tư nên luôn huy động vốn thành công (trên thị trường chứng khoán – các công ty hầu hết ít sử dụng vốn vay ngân hàng) phục vụ kịp thời cho phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

  3. Thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển bền vững thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) xuyên suốt trong toàn bộ chiến lược kinh doanh của mình.

  4. “Vận may” của các công ty này có được phải từ sự lao động sáng tạo miệt mài của ban điều hành công ty; trong số đó công ty ít nhất cũng phải hơn 15 năm; nhiều công ty phải trên 25 năm lao động sáng tạo, quan trọng hơn hết là vững vàng vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới; cùng ảnh hưởng từ những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước các năm qua chậm được khắc phục.

Đổi mới và sáng tạo phải là phương châm và là tiêu chí hàng đầu cho mọi hoạt động của công ty. Do vậy mà, ở hầu hết các doanh nghiệp nêu trên Bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) đều được doanh nghiệp tập trung và chú trọng đầu tư đúng mức.

  1. Thực hiện quản trị doanh nghiệp hiện đại theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế

  1. Cơ hội và thách thức trước sự hội nhập kinh tế quốc tế cuối năm 2015 với TPP và AEC

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN với quy mô trên 600 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 3.000 tỷ USD.

Thông qua Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam phải cắt giảm thêm đến 90% biểu thuế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc.

Với Cộng đồng ASEAN, theo lộ trình hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thông qua mở rộng thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời giúp doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực. Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Áp lực hội nhập buộc Việt Nam phải tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp đang đứng trước những thuận lợi chưa từng có để mở rộng thị trường. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh tăng lên rất mạnh. Những ngành đang duy trì chính sách bảo hộ như ô tô, sữa, mía đường, chăn nuôi, thép… sẽ phải chịu sức ép nặng nhất.

Việc hội nhập sâu rộng đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ luật chơi, hiểu sâu hơn về đối tác và văn hóa của họ, nhu cầu ngoại ngữ thật cần thiết…


  1. Làm gì để doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh và bền vững ?

  1. Về phía doanh nghiệp

Cần học tập từ sự thành công của các công ty đã kể trên, từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, từ bài học sử dụng vốn: không tập trung vốn vay ngân hàng mà tìm cách đa dạng hóa mọi nguồn vốn.

Từ việc thực hiện quản trị doanh nghiệp hiện đại (thực hiện các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế) công khai minh bạch công bố thông tin, thực hiện kiểm toán định kỳ hàng năm…

Hướng đến báo cáo phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cũng như sự thuyết phục với nhà đầu tư khi hội nhập với thị trường quốc tế.

Như vậy, rất cần sự “tự thân vận động” của từng doanh nghiệp, cần tái cấu trúc lại doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững.



  1. Về phía nhà nước

Theo phân tích của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Việt Nam: “Xét về yếu tố thể chế kinh tế, Việt Nam xếp hạng 92 thế giới, đứng thứ 9 trên 10 quốc gia của khu vực ASEAN, chỉ hơn Myanmar. Nhóm về yếu tố sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 87 thế giới; chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao của Việt Nam ở vị trí 96; mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới của Việt Nam xếp hạng 99.” (188)

Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh mang tính thuận lợi hơn, bớt chi phí hơn, giảm chi phí cho doanh nghiệp, khắc phục điểm yếu thực thi chính sách

Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam năm 2014 do Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức ngày 05-12-2014 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết đẩy mạnh cải cách: “Năm 2015 sẽ là năm thực hiện cải cách mạnh thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ chống tham nhũng hiệu quả hơn theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền tự do dân chủ của người dân theo Hiến pháp, công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.” (189)



Kiến nghị chính sách:

  1. Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng (không phải bằng biện pháp hành chính mà sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ) điều chỉnh cơ cấu tín dụng của các tổ chức tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh; nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… giảm bớt tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhà nước (tập đoàn, tổng công ty…)

  2. Thực hiện cuộc cách mạng khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, xây dựng và phát triển 2 triệu doanh nghiệp kinh doanh từ nay đến năm 2025.

  3. Khơi dậy tinh thần doanh nhân Việt, phát động “Khởi nghiệp kinh doanh quốc gia”.

  4. Tập trung triển khai đến từng địa phương (tỉnh, thành phố) Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về nâng cao vai trò doanh nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  5. Xây dựng và hình thành một hệ thống chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kiên trì thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện ổn định, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh.

  6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam yên tâm làm ăn chân chính.

Kết luận: Với sự nỗ lực miệt mài lao động sáng tạo của doanh nghiệp; đồng thời sự quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Chính phủ; doanh nghiệp Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ và bền vững./.

CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH VÀ QUY TRÌNH LẬP QUY TẠI VIỆT NAM

Phan Vinh Quang190

Thành hay bại đề do những tiểu tiết

The Devil is in the details, but so is salvation.”

Hyman G. Rickover

Tóm tắt: bài viết này phân tích một nghiên cứu điển hình để nhằm đưa ra khuyến nghị chính sách sửa đổi Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) để cải thiện chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ở Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào việc triển khai một điều trong Luật Nhà khiến phát sinh hàng loạt vụ tranh chấp lên đến hàng tỷ USD giữa người mua và chủ đầu tư do sự thiếu nhất quán giữa quy định trong luật, văn bản dưới luật và công văn do Bộ Xây dựng (BXD) ban hành. Nghiên cứu điển hình này lột tả những vấn đề cơ bản của hệ thống pháp luật của Việt Nam. Qua bài viết này, tác giả muốn đưa ra một số khuyến nghị đối với Luật BHVBQPPL bao gồm (i) thành lập một cơ quan quản lý chất lượng văn bản độc lập có đủ thẩm quyền và chuyên môn thực hiện chức năng điều phối và đề xuất hủy, dừng các quy định trái pháp luật và không có hiệu quả; (ii) tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp khiếu kiện các quy định trái pháp luật tại một Hội đồng thẩm tra khiếu kiện văn bản và tòa án; (iii) giảm xung đột lợi ích trong quá trình lập quy bằng cách tăng cường các yêu cầu minh bạch hóa và tăng cường tính độc lập của các cơ quan quản lý; (iv) tăng cường sự tham gia của người dân; và (v) mở rộng thẩm quyền lập quy cho các cơ quan quản lý và có những phương án lập quy linh hoạt hơn trong những trường hợp khẩn cấp cùng với với các biện pháp kiểm soát chất lượng hơn và cơ chế khiếu nại tốt hơn.

Giới thiệu: Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tăng cường tính minh bạch của hệ thống pháp luật và nhà nước pháp quyền kể từ năm 2001 khi minh bạch hóa pháp luật đã trở thành một trong các yêu cầu của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Trước đó, việc có được một dự thảo luật hay dự thảo văn bản dưới luật để góp ý là một điều rất đỗi khó khăn với người dân và doanh nghiệp và nhiều quy định có hiệu lực thi hành mà không hề được đăng tải trên công báo. Hiện tại, ở Việt Nam, tất cả dự thảo luật và quy định đều phải được lấy ý kiến công chúng và phải được đăng công báo trước khi chính thức có hiệu lực. Mặc dù có những tiến bộ này Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015, vẫn xếp Việt Nam đứng thứ 116 trong số 144 quốc gia về tiêu chí minh bạch trong hoạch định chính sách và đứng thứ 101 về gánh nặng tuân thủ quy định của chính phủ. Hình 1 cho thấy xếp hạng Việt Nam trong 2 chỉ số này gần như là thấp nhất trong khu vực (chỉ hơn Compuchia ở một chỉ số) và thấp hơn nhiều so với với Trung Quốc và ASEAN. Việc xếp hạng thấp ở 2 chỉ số này làm giảm xếp hạng năng lực lực cạnh tranh của Việt Nam hiện xếp 68 trong bảng xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Hình 1: Xếp hạng minh bạch trong hoạch định chính sách và gánh nặng tuân thủ quy định của chính phủ



Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015

Nghiên cứu kỹ hơn các số liệu có thể thấy Việt Nam đã tụt hạng ở chỉ số minh bạch trong hoạch định chính sách, từ vị trí 58 năm 2008 rớt xuống 116 năm 2014. Trong thời gian này, số lượng VBQPPL tăng đáng kể như Hình 2. 87% sự gia tăng này là tăng các thông tư bởi các bộ ngành từ 217 năm 2008 lên 627 năm 2013. Thông tư là hình thức văn bản không được thẩm định bởi các cơ quan độc lập và trong thời gian qua gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nghiên cứu tình huống này làm rõ các vấn đề này bất cập đối với quy trình làm luật và lập quy của Việt Nam đồng thời đề xuất những sửa đổi đối với Luật BHVBQPPL trên tinh thần của Hiến pháp sửa đổi.

Hình 2: Minh bạch hóa trong Hoạch định chính sách và Số lượng VBQPPL



Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và www.luatvietnam.vn

Nghiên cứu điển hình: nghiên cứu này đánh giá việc thực hiện một điều trong Luật nhà ở liên quan tới cách đo diện tích căn hộ để bán. Đây là vấn đề gây căng thẳng giữa người mua và các chủ đầu tư từ năm 2010, do các quy định khác nhau trong luật và các văn bản dưới luật về cách đo diện tích căn hộ. Luật quy định chỉ được bán diện tích bên trong căn hộ diện tích thông thủy (do tường bao, cột, hộp kỹ thuật là thuộc sở hữu chung). Tuy nhiên thông tư và công văn hướng dẫn thi hành luật lại cho phép các chủ đầu tư tính cả hộp kỹ thuật, trụ và tường bao vào diện tích bán (diện tích thông thủy và diện tích không để ở). Hình 3 dưới đây tóm tắt lại các quy định trong Luật, nghị định, thông tư và công văn hướng dẫn về cách tính diện tích căn hộ để bán. Quy định chi tiết tại các văn bản này được trình bày trong Phụ lục 1.

Hình 3: Thực thi Luật nhà ở: bất cập ở chi tiết (the devil is in the details)



Luật nhà ở Số 56/2005/QH11

Tháng 12/2005, Quốc Hội Việt Nam (QH) đã thông qua Luật nhà ở do BXD chủ trì soạn thảo. Luật nhà ở có hiệu lực ngày 1/7/2006 và quy định tại Điều 70 rằng diện tích bán căn hộ là diện tích bên trong căn hộ và diện tích cột, tường bên ngoài và hộp kỹ thuật thuộc sở hữu chung và không được bán. Luật ủy quyền cho Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn thi hành 11 điều khoản trong luật191 nhưng trong đó không có Điều 70 nói trên. Luật dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006 sau khi Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn.

- Nghị định 71/2010/ND-CP

Nghị định của Chính phủ cũng do BXD chủ trì soạn thảo để hướng dẫn thi hành Luật, song mãi tới ngày 23/6/2010 mới được ban hành và có hiệu lực ngày 8/8/2010 – tức là khoảng 3 năm sau khi Luật có hiệu lực. Điều 49 của Nghị định về cơ bản lặp lại quy định của Điều 70 của Luật song lại cho phép chủ đầu tư tự quyết định việc coi diện tích nơi để xe ô tô là diện tích chung hay riêng mặc dù Luật đã quy định phần diện tích để xe thuộc sở hữu chung.



- Thông tư 16/2010/TT-BXD và công văn không được công bố

Ngày 1/9/2010, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 16 hướng dẫn thi hành Nghị định. Thông tư có hiệu lực ngày 15/10/2010. Thông tư có một điều khoản nhỏ192 quy định về 2 phương pháp tính diện tích nhà chung cư (1) kích thước thông thuỷ của căn hộ, hoặc (2) tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ. BXD cũng ban hành công văn nêu rõ phương pháp tính tim tường bao gồm cả diện tích cột và hộp kỹ thuật là phần thuộc sở hữu chung theo quy định của Luật. Mặc dù công văn không phải là văn bản pháp lý có tính ràng buộc, nhưng trên thực tế hầu hết các chủ đầu tư đều căn cứ vào thông tư và công văn để bán nhà theo phương pháp tim tường nhằm tăng diện tích bán (và tăng lợi nhuận cũng như doanh thu). Chênh lệch diện tích giữa hai cách đo khoảng 10%.



Hình 4: Sự khác nhau giữa hai phương pháp tính

Khi nhận nhà trong thời điểm thị trường đi xuống, nhiều người mua nhận thấy diện tích thông thủy trong nhà mình nhỏ hơn nhiều so với diện tích nêu trong hợp đồng. Ví dụ, chị Trịnh Thúy Mai mua một căn hộ ở tòa Keangnam Hà Nội mua 206m² căn hộ với giá $3,000 USD/m². Khi nhận nhà, chị đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy diện tích sản sử dụng của căn hộ thực tế chỉ là 176 m². 30m² còn lại là các công trình thuộc diện tích sử dụng chung như hệ thống cột và hộp kỹ thuật. Theo bà Mai “Theo ước tính, tôi phải trả VND1,56 tỷ [tương đương khoảng US$70.000] cho phần diện tích không thể sử dụng. Chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà Keangnam trả lại số tiền vượt quá nhiều lần, nhưng không có hồi âm”.193



Chính sự mâu thuẫn giữa các quy định trong Luật và quy định hướng dẫn thi hành là lý do phát sinh rất nhiều xung đột giữa người mua nhà và chủ đầu tư. Lý lẽ của người mua dựa trên quy định của Luật và Nghị định còn chủ đầu tư lại viện dẫn tới Thông tư và các công văn của BXD. Vụ việc được báo cáo lên Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp (BTP) – là các các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thi hành và cả hai cơ quan này đều đã yêu cầu BXD sửa đổi Thông tư song BXD đã từ chối. Cuối cùng, vụ việc được đưa lên Quốc Hội và Ủy ban pháp luật tổ chức phiên điều trần. Một số ý kiến từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội và một số ý kiến từ Bộ Tư pháp đều nói rằng Thông tư 16 trái với Luật, Nghị định và đã vượt quá phạm vi ủy quyền của Luật194. BXD cho rằng “Thông tư đúng luật và chỉ là chưa hợp lý”. Năm ngày trước phiên điều trần BXD đã ban hành Thông tư 03 sửa đổi lại Thông tư 19 và chỉ cho phép áp dụng một cách tính thông thủy theo quy định của Luật và Nghị định195. Tuy nhiên, Thông tư 03 không có hiệu lực hồi tố nên các hợp đồng ký trước thời điểm 8/4/2014 sẽ không được sửa đổi. Vụ việc dừng tại đó – người mua đã thắng trong vụ việc này nhưng lại thua về đại cục. Một số người đã kiện chủ đầu tư ra tòa. Không hiểu tòa sẽ ra phán quyết như thế nào trong trường hợp này.

Các hệ lụy đối với Luật BHVBQPPL: vụ việc cho thấy những bất cập của quy trình ban hành văn bản dưới luật cũng như cơ chế phân công trách nhiệm thực thi luật hiện tại ở Việt Nam, dẫn tới tình trạng không nhất quán giữa các quy định trong luật và văn bản dưới luật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và không ngạc nhiên khi Việt Nam có thứ hạng thấp về chất lượng văn bản và minh bạch của hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi Luật BHVBQPPL là cơ hội để giải quyết vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

  1. Kiểm soát chất lượng kém hiệu quả

Việc thiếu các biện pháp kiểm soát chất lượng có hiệu quả là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các quy định kém chất lượng mà không bị khiếu kiện hoặc bãi bỏ. Trong trường hợp trên, Nghị định đã thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật vì đã cho phép các chủ đầu tư sở hữu một phần diện tích đỗ xe là phần diện tích sở hữu chung theo quy định của Luật. Thông tư lách quy định của Luật (vì cho phép áp dụng 2 cách tính diện tích), và sau đó Công văn cũng trái với Luật khi hướng dẫn cách diện tích tim tường. Những hoạt động lập quy này không bị phát hiện và vẫn tồn tại trong nhiều năm với cơ chế kiểm soát hiện tại cho đến khi những vấn đề này được đưa lên Quốc Hội và Ủy ban pháp luật phải tổ chức phiên diều trần. Không phải vụ việc nào cũng có đủ thời gian và nguồn lực để được QH chú ý bằng phiên điều trần. Rất nhiều thông tư và công văn kiểu này hiện đang là là “cơn ác mộng” cho doanh nghiệp và làm xấu đi hình ảnh của hệ thống pháp luật Việt Nam.196

Theo cơ chế kiểm soát hiện tại, BTP và VPCP cùng chia sẻ trách nhiệm giám sát và kiểm soát hoạt động lập pháp và lập quy. Cơ chế kiểm soát này không hiệu quả và đã để những vấn đề nghiêm trọng như thế này tồn tại trong một thời gian dài và ý kiến của cả Bộ tư pháp và Văn phòng chính phủ đều không được BXD tuân thủ. Với cơ chế hiện nay, người dân và doanh nghiệp không có cách nào để phản đối và khiếu nại một cách nhanh chóng, hiệu quả đối với các quy định trái luật. Khi số lượng thông tư được ban hành nhiều như vậy, Quốc hội không thể kiểm soát được kết quả thực hiện việc ủy quyền lập pháp của mình. Khi mà hoạt động kiểm soát chưa được thể chế hóa và chưa mạnh, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc nêu ra những bất cập, song báo chí không có quyền để loại bỏ các quy định trái phép đó.

Theo thông lệ quốc tế để có cơ chế giám sát chất lượng văn bản pháp luật một cách hiệu quả cần có 4 cơ chế kiểm soát chất lượng văn bản. Đó là giám sát của cơ quan chính phủ, giám sát của Quốc hội, giám sát của cơ quan tư pháp, và giám sát của công luận qua báo đài. Ngoại trừ sự giám sát của công luật qua báo, đài, hình thức giám sát bởi cơ quan chính phủ và Quốc hội tại Việt Nam rất yếu. Việc giám sát của hệ thống tư pháp đối với văn bản quy phạm pháp luật hiện chưa được thực hiện do tòa án không thụ lý khiếu nại những văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm quy định của luật.

Để dễ hiểu ta có thể hình dung nhà nước là người sản xuất quy định, còn công dân là người tiêu dùng các quy định đó, thì vụ việc này là bằng chứng cho thấy nhà sản xuất đã không có biện pháp kiểm soát chất lượng phù hợp đối với thông tư và công văn của Bộ. Nhà sản xuất cũng không có “chính sách đổi trả” hiệu quả để người dùng có thể trả lại hàng (yêu cầu bãi bỏ các quy định kém chất lượng và trái luật). Khi không có cơ chế này, người sử dụng đôi khi buộc phải tìm đến những biện pháp tốn kém và không an toàn như biểu tình… để phản đối những quy định không phù hợp197. Đây không phải là cách giải quyết tốt. Nếu không có biện pháp kiểm soát và chính sách "đổi trả" phù hợp, các quy định kém chất lượng sẽ trở nên phổ biến trên thị trường, và đánh tụt hạng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam.



Các khuyến nghị đối với Luật BHVBQPPL:

Luật BHVBQPPL mới cần tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với thông tư và công văn của các bộ ngành và xây dựng cơ chế hiệu quả để người dân và doanh nghiệp có thể khiếu kiện những quy định bất hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế và năng lực cạnh tranh. Các khuyến nghị chính sách dưới đây sẽ giúp tăng cường mục tiêu nói trên:

- Thành lập một Cơ quan điều phối và quản lý chất lượng văn bản độc lập với các bộ và đủ quyền lực và năng lực chuyên môn điều phối và kiểm soát chất lượng các văn bản quan trọng bao gồm thông tư và xử lý các quy định trái pháp luật. Cơ quan này có thể được tại Văn phòng chính phủ dựa trên việc nâng cấp và củng cố một số cơ quan hiện đang đảm nhận chức năng này tại VPCP và BTP (Vụ pháp chế của VPCP và Vụ Kiểm soát và Kiểm tra VBQPPL của tại VPCP).

- Cho phép các công dân và doanh nghiệp khiếu nại các quy định ra Hội đồng thẩm tra khiếu kiện văn bản và tòa á. Hội đồng này có thể nằm trong Cơ quan điều phối và kiểm soát chất lượng văn bản nêu trên.

- Yêu cầu mọi quy định phải được trình lên Quốc hội 30 ngày trước khi ban hành. Văn bản sẽ được ban hành nếu Quốc hội không phản đối trong thời hạn 30 ngày.


  1. Каталог: Uploads -> Articles04
    Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
    Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
    Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
    Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
    Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
    Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

    tải về 3.48 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương