Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang39/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47

Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong quá trình đẩy mạnh đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi cần tiếp tục xu hướng nới lỏng “tiền kiểm” để tăng thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp tham gia và rút khỏi thị trường. Nhưng thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ đối với công tác xây dựng và thực hiện các VBQPPL thì ngược lại, cần xiết chặt hơn cả yêu cầu “tiền kiểm” và cả “hậu kiểm”, với sự tham gia đóng góp rộng rãi, dân chủ của người dân, doanh nghiệp và cán bộ địa phương, hạn chế thấp nhất các VBQPPL ‘trên trời”, bị sai phạm cả về hình thức, thẩm quyền và nội dung…


Tái cơ cấu ngành ngân hàng là một trong những nội dung quan trọng và là một trong 3 trụ cột trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Vấn đề mấu chốt lớn nhất trong tái cơ cấu ngành ngân hàng hiện nay chính là giải quyết nợ xấu và sở hữu chéo. Để hỗ trợ quá trình này và cải thiện môi trường đầu tư, cần sớm bổ sung và hoàn thiện những quy định pháp lý đủ hiệu lực và rõ ràng về việc chế tài những vi phạm về sở hữu chéo và vượt trần sở hữu của cá nhân, tổ chức; cho phép các nhà đầu tư được quyền thành lập công ty mua bán nợ, thực hiện mua bán nợ, cùng với việc sở hữu và xử lý tài sản thế chấp là bất động sản. Đồng thời, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu mới về hội nhập, bảo đảm an toàn trong cho vay và bảo lãnh ngân hàng, thu hồi nợ vay…Ngoài ra, nghiên cứu giảm hoặc bỏ thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp bán tài sản bảo đảm không thu hồi đủ vốn vay; sửa Bộ luật Dân sự về tăng lãi suất chậm thi hành án, chậm trả nợ để buộc người có nghĩa vụ trả nợ chấp hành nghiêm túc, nhanh chóng, xóa nghịch lý con nợ càng chây ỳ, kéo dài thời hạn trả nợ thì lại càng có lợi cho mình.

Yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư đối với DNNN thời gian tới đòi hỏi cần xử lý hiệu quả hơn mối quan hệ giữa sở hữu và quản lý; tạo thêm sức ép và những động lực thúc đẩy DNNN kinh doanh vị lợi nhuận phải bình đẳng hơn với các DN khác về vốn, đất đai, phải “tự thân vận động” trong thời kỳ cơ chế thị trường khốc liệt hiện nay; đổi mới cơ chế tuyển chọn và giám sát bãi miễn, miễm nhiệm người đứng đầu DN khi DNNN làm ăn thua lỗ, không hoàn thành kế hoạch kinh doanh…Đặc biệt, ngăn chặn tình trạng DNNN độc quyền lạm dụng vị thế độc quyền, chạy theo lọi ích trước mắt, cục bộ, làm méo mó môi trường kinh doanh, coi tăng giá là biện pháp duy nhất (dễ nhất) để bù lỗ, bù đắp sự yếu kém trong quản lý kinh doanh.



Theo Quyết định số 690/QĐ-TTG ngày 11/5/2014, lần đầu tiên đã hình thành một thể chế nhà nước mới là Ban Chỉ đạo (BCĐ) điều hành giá do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban. Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban, với các thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan. BCĐ có nhiệm vụ nghiên cứu, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét, phê duyệt hoặc quyết định, chỉ đạo các Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố điều hành và thực hiện những chủ trương, định hướng lớn, các chính sách và biện pháp bình ổn giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu; xử lý một số vấn đề khác liên quan đến điều hành giá, bảo đảm quản lý nhà nước về giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Đặc biệt, trong cơ chế hoạt động của BCĐ có điểm mới tích cực, đề cao dân chủ hóa và trách nhiệm cá nhân, đáng chú ý là: tổ chức thảo luận, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, hiệp hội các ngành hàng, tổ chức và các cá nhân có liên quan về những chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, điều hành giá khi cần thiết; khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao; đồng thời, mỗi thành viên BCĐ được bảo lưu ý kiến cá nhân và gửi trực tiếp lên Thủ tướng...

Thể chế quản lý giá mới là bước tiến mới và tạo kỳ vọng mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đột phá thể chế, khắc phục các ngộ nhận và lỗ hổng trong nhận thức và hành động, hoàn thiện cơ chế quản lý giá theo hướng: hài hoà lợi ích, bảo đảm tính minh bạch và có thể dự báo được của giá cả, sự cạnh tranh ngày càng đầy đủ và sự tuân thủ các quy luật, nguyên tắc, quy trình, tín hiệu thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế và thông lệ thế giới; tạo động lực và định hướng phát triển thị trường, góp phần kiềm chế vững chắc lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát cả độc quyền nhà nước và tư nhân; hạn chế các hành vi và hệ lụy chuyển giá, gian lận về giá, tình trạng “lỗ giả-lãi thật” và ngược lại. Đồng thời, yêu cầu hoàn thiện thể chế quản lý giá cũng cần tránh các can thiệp vào giá mang đậm tính hành chính chủ quan, duy ý chí, tạo bình ổn giá hình thức, khiên cưỡng bằng cơ chế xin-cho hoặc kéo dài sự chênh lệch giá trong nước-nước ngoài, bán buôn-bán lẻ bởi độc quyền kinh doanh và sự hạn chế của hệ thống lưu thông phân phối và thông tin thị trường... làm tăng chi phí cơ hội và tạo rủi ro chính sách cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, làm tăng mức bù lỗ của ngân sách nhà nước, tình trạng buôn lậu qua biên giới, hoạt động đầu cơ, tham nhũng và gian lận thương mại khác, gây tổn hại môi trường kinh doanh lành mạnh, đổ gánh nặng chi phí và rủi ro lên vai nguời tiêu dùng hoặc nhà nước, trong khi gạt bỏ những nhà đầu tư hiệu quả, khiến nhiều nguồn lực đầu tư bị tắc nghẽn, tạo căng thẳng, ách tắc và méo mó cung-cầu, giá cả bất ổn vì lợi ích nhóm, độc quyền và lối tư duy nhiệm kỳ, đầu cơ phong trào, bầy đàn và tự phát, cũng như sự lạm dụng, mập mờ giữa nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, và nhiều bức xúc xã hội.

Hoàn thiện thể chế quản lý giá là hoàn thiện cơ chế phối hợp cả 2 bàn tay thị trường và bàn tay nhà nước, mở rộng quyền lực quyết định của người tiêu dùng và giám sát xã hội đối với giá. Đây vừa là nội dung trọng tâm và nhiệm vụ ưu tiên, vừa là giải pháp, cũng như thước đo về sự minh bạch của môi trường đầu tư và cơ chế thị trường, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tạo động lực mới thúc đẩy hành trình tiến tới công bằng, hài hòa về lợi ích xã hội theo yêu cầu phát triển bền vững trong quản lý KT-XH nói chung, quản lý giá nói riêng.



Một vấn đề trọng tâm khác là tiếp tục cải cách môi trường đầu tư thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công và kiểm soát nợ công; nhất là cần tăng năng lực kiểm soát lợi ích nhóm trong quản lý các dự án đầu tư công ở địa phương, giảm thiểu cơ chế xin - cho và nhu cầu ảo vốn đầu tư công, làm ảnh hưởng lớn tới cân đối ngân sách của Nhà nước và nền kinh tế; tăng cường trách nhiệm cá nhân khi để xảy ra sai phạm trong đầu tư công và chậm triển khai các dự án đầu tư, cũng như kiểm soát trần nợ công để nợ công không phải là quả bom nổ chậm đe dọa sự ổn định môi trường vĩ mô và hiệu quả chung nền kinh tế.

Bên cạnh đó, một vấn đề đáng quan tâm là Luật quy hoạch hiện nay chưa có, chất lượng quy hoạch và dự án kế hoạch đầu tư công còn bị buông lỏng, sự phân nhiệm và quy trách nhiệm chưa rõ ràng, quy trình đấu thầu dự án đầu tư công rất chặt chẽ về hình thức, song cũng dễ tạo hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu... cũng dễ dẫn tới tình trạng lãng phí, lạm dụng, tiêu cực, dòng vốn đầu tư công bị lệch hướng và có thể gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Dự án Hầm đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đã được lập quy hoạch và thông qua thiết kế kỹ thuật, với chiều dài hơn 13,4km, trong đó phần hầm dài gần 4km và tổng dự toán ban đầu khoảng 20.000 tỷ đồng. Sau khi phân tích thực địa, hướng tuyến của hầm đã được điều chỉnh theo phương án mới, dù làm tăng 1km chiều dài đường, nhưng lại giảm được 2 km chiều dài hầm. Nhờ vậy, cho phép giảm mức đầu tư dự án thực tế chỉ còn 15.603 tỷ đồng (tức tiết kiệm tới 22% vốn dự toán ban đầu) và giảm nguy cơ rủi do xây dựng và vận hành gắn với độ dài hầm và điều kiện địa hình, địa chất phức tạp… Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 4.015 dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã được quy hoạch và cấp phép đầu tư, với tổng mức đầu tư ước tính 4.486.674 tỷ đồng và tổng diện tích đất theo quy hoạch là 102.228 ha. Kết quả rà soát cho thấy có 19% số dự án, với tổng diện tích đất khoảng 20.664 ha đang“đắp chiếu”, trong khi tồn kho nhà ở cao cấp còn lớn và thị trường nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hàng triệu nguời dân. Theo kế hoạch lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tới năm 2020, cả nước sẽ có 19.285 quy hoạch được lập (trong đó, quy hoạch của xây dựng và đô thị chiếm 63%, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chiếm 22%, quy hoạch sử dụng đất chiếm 15%) và đòi hỏi số vốn đầu tư cả triệu tỷ đồng. Việt Nam hiện có 51 văn bản luật (trong đó có Luật Quy hoạch đô thị thông qua ngày 17-6-2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010) và 7 pháp lệnh của Quốc hội, kèm theo 56 văn bản nghị định, thông tư, quyết định của Trung ương, địa phương liên quan điều chỉnh hoạt động quy hoạch. Tuy nhiên, việc thiếu Luật Quy hoạch tạo khuôn khổ pháp lý chung cho công tác quy hoạch, cũng như “cuộc đua quy hoạch” bị chi phối ít nhiều bới “tư duy nhiệm kỳ” và tính “lãng mạn” trong công tác quy hoạch đã, đang và sẽ còn dẫn tới tình trạng số lượng quy hoạch lập ngày càng nhiều, nhưng thiếu cả cơ sở khoa học, lẫn tầm nhìn dài hạn; thiếu sự đồng bộ, thống nhất và sự liên kết, phối hợp liên ngành, phát triển vùng, miền với địa phương giữa các loại quy hoạch trên một lãnh thổ, cũng như tình trạng chồng lấn, mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể vùng - tỉnh, quy hoạch tổng thể vùng - quy hoạch ngành, các quy hoạch ngành với nhau và ngay trong cùng một ngành; không gắn với nguồn lực thực tế…. Điều này kéo theo tình trạng lãng phí do đầu tư chồng chéo và giảm chức năng dẫn đường cho phát triển hiệu quả bền vững, thiếu kiểm soát tính thống nhất lãnh thổ theo chiến lược và kế hoạch của từng giai đoạn, cả cấp vĩ mô và vi mô, quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Nhiều quy hoạch sau khi phê duyệt không được thực hiện; hoặc triển khai thực hiện không đúng quy hoạch, song vẫn không bị kiểm tra, giám sát, xử lý và cũng không có đánh giá quy hoạch sau khi hết kỳ quy hoạch. Lỗ hổng từ chất chất lượng quy hoạch, thiết kế dự án không chỉ làm mất cân đối và tăng nợ công, giảm hiệu quả đầu tư xã hội, mà còn là sự ứ đọng các nguồn lực đất đai, lao động và làm tăng áp lực bảo đảm an sinh xã hội, tăng rủi ro mất việc làm và thu nhập của người dân. Nâng cao chất lượng quy hoạch, thiết kế không chỉ thể hiện sự chủ động, năng lực kỹ thuật và trách nhiệm xã hội, mà còn thể hiện cách tư duy mới và cách làm mới, tích cực, đề cao tính tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế lớn và hiệu quả tổng thể trong các dự án xây dựng ở nước ta. Nói cách khác, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả các nguồn lực xã hội trước hết cần bắt đầu từ hoàn thiện cơ sở luật pháp và nâng cao chất lượng quy hoạch, thiết kế dự án. Nếu trong công tác xây dựng, triển khai hàng trăm, hàng ngàn quy hoạch và dự án lớn nhỏ trên cả nước quán triệt được tinh thần, cách nghĩ, cách làm mới, bịt được các lỗ thủng chất lượng quy hoạch, thiết kế, giảm thiểu hiện tuợng đầu tư quá mức, không cần thiết, tình trạng đội vốn, điều chỉnh vốn sau đấu thầu, thì tiết kiệm đầu tư cho NSNN và hiệu quả sử dụng các nguồn lực và năng suất lao động xã hội chắc chắn sẽ được cải thiện…

Thế giới đang bước vào thời đại mà sự phát triển các tiềm năng và tự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xã hội trong một thế giới ngày càng “phẳng”, hòa hợp và thân thiện hơn với môi trường đang và sẽ ngày càng được coi là 3 trụ cột hợp thành chủ yếu, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của văn minh nhân loại đương đại. Quá trình đó đòi hỏi vừa tiếp tục đề cao bàn tay thị trường, vừa không thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt có tính mù quáng, “bầy đàn” cao của thị trường tự do, bị méo mó bởi đầu cơ, lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn. Đồng thời, vừa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tăng cường vai trò của luật pháp, chế tài, điều tiết nhà nước, thiết lập các định chế quốc gia và quốc tế quản lý các quá trình phối hợp và trao đổi hệ thống thông tin công khai, minh bạch, phát triển các công cụ dự báo, cảnh báo và trừng phạt các sai trái và gian lận; vừa không duy ý chí, giáo điều, cực đoan, quá nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của nhà nước; luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền có tính 2 mặt của các biến cố và chính sách kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Bàn tay điều chỉnh của nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, vừa tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển, nhất là không lạm dụng sức chịu đựng và đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng.../.



HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÔNG NHẰM

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ DOANH TẠI VIỆT NAM

PGS. TS Nguyễn Văn Trình

Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2015, năm bản lề tạo cú hích cho các năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, từ đầu năm đến nay Chính phủ đã và đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách thể chế, trong đó, tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế quản lý công ở các ngành, các cấp chính quyền trên tinh thần cắt giảm đến mức tối đa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều thuận lợi nhất cho đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý công thời gian qua, cần tiến hành đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý công tại Việt Nam trong thời gian tới. Sau đây là những kiến nghị giải pháp của tác giả xung quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý công tại Việt Nam, các ý kiến này chỉ mang tính chất cá nhân và chỉ là tài liệu tham khảo trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015 với chủ đề “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.

Các ý kiến tập trung vào các vấn đề thuộc về quản lý tài chính công, quản lý dịch vụ công trên tinh thần thu hút tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư vào các dịch vụ công cơ bản. Ngoài ra, ý kiến cũng đề cập đến vấn đề phân cấp quản lý công và quản lý đạo đức công vụ, chống tham nhũng trong khu vực công.

1. Về cơ chế quản lý tài chính công

Trước hết, theo quan điểm riêng của tác giả, điểm mấu chốt, trọng tâm và là linh hồn của quản lý công là quản lý tài chính công, bởi vì, vấn đề quản lý tài chính luôn quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công tác quản lý tại tất cả các cấp quản lý. Hiện tại, quản lý tài chính công ở Việt Nam chủ yếu thực hiện “quản lý theo dòng tiền”, nghĩa là quản lý việc phân bổ ngân sách theo kế hoạch tài chính được xây dựng bởi các cấp tài chính từ Trung ương đến địa phương và theo các danh mục chi đã được định sẵn hàng năm. Cách quản lý này có ưu điểm là cơ quan quản lý ngân sách chủ động do nắm nguồn thu, chi tài chính và cân đối được ngân sách. Tuy nhiên, cơ chế quản lý này cũng có nhược điểm là khó kiểm soát được chất lượng thu, chi và từ đó dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí và không hiệu quả trong sử dụng ngân sách nhà nước.

Từ cơ sở những ưu và nhược của cơ chế quản lý tài chính công ở trên, trong thời gian tới việc quản lý tài chính công cần được đổi mới theo hướng chuyển từ “quản lý theo dòng tiền” sang “quản lý chất lượng và số lượng đầu ra” của dòng tiền. Nghĩa là không cấp tài chính theo danh mục các dịch vụ và nhiệm vụ chi hàng năm mà khoán chi theo mục tiêu và giao trách nhiệm quản lý tài chính cho các ngành, các cấp thực hiện. Nếu đơn vị nào tiết kiệm được tài chính mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra thì được hưởng khoản tiết kiệm đó. Nếu chi vượt thì không được cấp bù mà phải tự trang trãi khoản chi vượt đó. Khi đó, người đứng đầu các cấp bộ, ngành, địa phương, đơn vị sẽ bị sa thải và được thay bằng người quản lý khác. Các cấp bộ, ngành, địa phương, đơn vị cũng được tự chủ trong việc quyết định nhân sự của bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình miễn sao thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong khoản ngân sách đã được thông qua.

Cơ quan thực hiện quản lý tài chính công là Ủy ban Ngân sách của Quốc hội. Ủy ban này có thẩm quyền triệu tập tất cả các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách trong cả nước để trình kế hoạch ngân sách của mình trước Ủy ban và có quyền chất vấn các cơ quan này trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách. Ủy ban sẽ kiểm soát ngân sách nhà nước dựa trên chiến lược trung và dài hạn của Chính phủ đã được Quốc hội thông qua.

Quy trình xây dựng ngân sách theo cơ chế này như sau: (1) Ủy ban Ngân sách của Quốc hội triệu tập các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trình bày kế hoạch ngân sách của mình cho Ủy ban xem xét xem có đi chệch mục tiêu trung và dài hạn của Chính phủ không. Sau đó các đơn vị dự toán sẽ điều chỉnh cho phù hợp mục tiêu và chuẩn bị bảo vệ trước Ủy ban; (2) các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo vệ kế hoạch ngân sách trước Ủy ban. Các mục tiêu của bộ, ngành, địa phương phải phù hợp mục tiêu chung của Chính phủ và phải là mục tiêu trung hạn (3 năm) và dài hạn.

2. Về cơ chế quản lý dịch vụ công

Để tạo môi trường đầu tư kinh danh thông tháng trong lĩnh vực dịch vụ công, Chính phủ đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế mới, trong đó, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công theo hướng thu hút tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và cung cấp các dịch vụ công. Ở đây, Chính phủ nên thực hiện đấu thầu và hợp đồng cung cấp các dịch vụ công với các thành phần kinh tế, dựa trên nguyên tắc cạnh tranh và lợi ích (chất lượng dịch vụ) của xã hội. Trên tinh thần đó, tác giả bài viết có ý kiến sau:

Trong thời gian tới tất cả các dịch vụ công nên được các bộ, ngành, địa phương tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng với các tất cả các đơn vị thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, công việc cung cấp dịch vụ đạt được chất lượng tốt, được người dân chấp nhận, thì các đơn vị đang cung cấp dịch vụ đó sẽ được tiếp tục thực hiện, ngược lại các đơn vị này sẽ bị hủy ngay các hợp đồng cung cấp dịch vụ công mà họ đang thực hiện.

Đến lượt mình, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải thỏa thuận và ký hợp đồng trách nhiệm với Thủ tướng Chính phủ về chức trách của mình. Các thông tin về chi tiêu ngân sách đều được công khai và mọi người dân đều có thể truy cập vào trang Web của các bộ, ngành, địa phương để biết thông tin về việc chi tiêu ngân sách. Đồng thời Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách phải tăng trách nhiệm giải trình báo cáo. Cuối năm các bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải đệ trình hóa đơn đã chi tiêu cho Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước để kiểm tra và Cơ quan kiểm toán thực hiện kiểm toán các khoản chi. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ký vào bản báo cáo ngân sách và trình Quốc hội xem xét phê duyệt quyết toán. Năm năm một lần sẽ kiểm tra lại tổng chi ngân sách, so sánh với giá quốc tế để xem có thực hiện giá dịch vụ công bằng, đúng đắn và hợp lý không.

Việc hoàn thiện cơ chế quản lý công đòi hỏi nhất thiết phải tiến hành xã hội hóa triệt để việc cung cấp các dịch vụ công. Điều này cho phép thu hút mọi nguồn lực xã hội cho cung cấp dịch vụ công và hạn chế tối đa nguồn chi ngân sách nhà nước cho khu vực công, nhờ đó góp phần giảm bội chi ngân sách, giảm nợ công và tiến đến cân bằng ngân sách.

Kinh nghiệm quản lý tài chính công của Úc đã chỉ rõ điều này. Để quản lý tốt đầu tư công nước Úc đã đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công, hiện nay Chính phủ chỉ sở hữu cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cầu, đường và quản lý nguồn nước. Tất cả các tài sản khác đều được bán cho tư nhân. Việc làm này đã giúp hệ thống tài chính công của Úc được quản lý tốt hơn trước. Kết quả cụ thể ở bang Victoria về cải cách quản lý dịch vụ công và tài chính công là từ chỗ trước đây bang luôn bị thâm hụt ngân sách, nhưng hiện nay bang Victoria đã thặng dư ngân sách. Giảm nợ công từ 31% xuống còn 10,6% GSP, sau đó giảm còn 0% GSP. Được tổ chức Fich Rating nâng mức đánh giá xếp hạng về an toàn tài chính từ mức AA- lên mức AAA. Hệ số tài chính của bang được đánh giá là tốt nhất thế giới. Bộ máy nhà nước giảm, tinh gọn. Doanh nghiệp nhà nước giảm từ 8 đơn vị xuống còn 0 đơn vị, trên cơ sở các dịch vụ công đều được chuyển giao cho các đơn vị tư nhân thực hiện.



3. Phân định rõ chức năng quản lý công ở Trung ương và địa phương

Hệ thống chính quyền nước ta hiện nay có bốn cấp: Chính phủ Trung ương; chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chính quyền quận, huyện; chính quyền phường, xã. Trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, việc phân chia chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý công nên theo hướng ba cấp quản lý như sau: Chính phủ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề chung của cả nước như: Vấn đề về tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô; văn hóa - xã hội; an ninh - quốc phòng; vấn đề lao động và việc làm; vấn đề môi trường…

Chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tập trung giải quyết các vấn đề thuộc về phúc lợi xã hội trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: giáo dục, y tế, giao thông, trật tự xã hội… Trên cơ sở đó nên thực hiện việc giảm bớt chức năng quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chức năng nhiệm vụ này chỉ nên tập trung cho Chính phủ thực hiện.

Chính quyền cơ sở phường, xã chỉ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề của địa phương như thu gom rác thải, nước thải, cung cấp nước sạch, bảo trì, duy tu hệ thống đường xá địa phương… Chính quyền phường, xã cũng không nên thực hiện chức năng quản lý kinh tế trên địa bàn mà chỉ tập trung nguồn lực cho công tác quản lý trật tự, an sinh xã hội trên địa bàn.

Việc phân cấp quản lý công như trên sẽ giảm được một cấp quản lý trung gian là quận, huyện mặc dù vẫn tồn tại một chính quyền. Đồng thời, xây dựng cấp chính quyền quận, huyện thành đơn vị nối dài cánh tay của cấp chính quyền tỉnh, thành đến với cấp chính quyền cơ sở phường, xã.

4. Tăng cường quản lý đạo đức và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực công

Để môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, nhất thiết phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng và nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức trong lĩnh vực công.

Đối với lĩnh vực công, đạo đức được chú trọng nhất là không tham nhũng, hối lộ. Cụ thể cần chống các hành vi sau:

- Lấy tài sản công: ví dụ như việc lập danh sách khống các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách để rút tiền ngân sách của nhà nước…;

- Ra quyết định không đúng để vụ lợi: ví dụ như tuyển dụng người thân không theo chuẩn; ký hợp đồng với các công ty thân hữu;…

- Có công ty gia đình riêng: tìm mọi cách để đưa đối tác khách hàng của mình về cho công ty gia đình;…

- Các hoạt động phi pháp khác, các hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức…

Trong thời gian qua, để hạn chế nguy cơ tham nhũng, Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện luật pháp phòng, chống tham nhũng, cũng như bộ máy thực hiện phòng chống tham nhũng:

- Ban hành Luật phòng, chống tham nhũng;

- Ban hành Luật bảo vệ người chống tham những;

- Thành lập các cơ quan thực hiện công tác phòng chống tham nhũng: Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; Ủy ban Nội chính; Ủy ban Kiểm tra Đảng; Thanh tra Chính phủ;…

Để công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy phòng chống tham nhũng, cụ thể sau:

Quốc hội nên thành lập Ủy ban chống tham nhũng độc lập. Ủy ban này thực hiện chức năng điều tra tất cả các hành vi liên quan đến tham nhũng trong tất cả các cơ quan nhà nước kể cả các lực lượng vũ trang, thành viên quốc hội, thành viên chính phủ, tòa án, viện kiểm sát. Thành viên của Ủy ban này được lựa chọn từ những nhiều nguồn như công an, quân đội, viện kiểm sát, tòa án, quan chức chính phủ và là những người xuất sắc về chuyên môn, có đạo đức tốt nhất, nghĩa là không có tai tiếng gì (những người trong sạch nhất). Các hoạt động của Ủy ban đều được công khai cho quần chúng nhân dân biết, vì vậy bản thân các thành viên của Ủy ban không thể có những hành vi tham nhũng. Hoạt động của Ủy ban không bị tác động chi phối của bất kỳ ai, kể cả những lãnh đạo cấp cao nhất. Cần chú ý là Ủy ban này không có quyền bắt giữ những người vi phạm mà khi phát hiện vi phạm sẽ yêu cầu các cơ quan quyền lực khác có chức năng và trách nhiệm bắt giữ người vi phạm như công an, tòa án thực hiện việc bắt giữ này./.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương